Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Vatican đã công khai bác bỏ giáo lý về sự hiện hữu của hỏa ngục (limbo)

Kính thưa quí độc giả,
Những chuyện tào lao nhảm nhí về thiên đàng, hỏa ngục như thế này mà vẫn còn có nhiều người tin như kinh Tin Kính. Bertrand Russell cho rằng Thiên Chúa Giáo đã được xây dựng trên nền tảng của sự hù dọa. Sợ đau khổ, sợ chết, ham muốn sống vĩnh cữu luôn luôn là nỗi ám ảnh, làm động cơ cho mọi hành động của con người. Bài viết Vấn Đề Hòa Ngục dưới đây đang chứng minh sự hù dọa này của Thiên Chúa Giáo, và còn có thể tìm thấy đầy dẫy ở trong bài giảng hiện nay của Lm. Nguyễn Văn Toản, dòng Chúa Cứu Thế, ở nguồn https://www.youtube.com/watch?v=y76xpzkIXrs&list=UUXwGYQwAIsGVLPPtgD4BPOA
Kinh sách Công Giáo trong hai ngàn năm qua đã từng dạy chúng ta về sự hiện hữu của Lâm-Bô (limbo), một nơi chốn tối tăm dành cho những em bé qua đời khi chưa kịp rửa tội và những người tốt lành sống trước khi đức Giê-Su nhập thế. Ngày nay, Vatican đã công khai bác bỏ giáo lý về sự hiện hữu của Lâm-Bô. Pope to end doctrine of Limbo. Nguồn: http://www.religionnewsblog.com/16159/pope-to-end-doctrine-of-limbo
Giáo Hoàng John Paul II đã khẳng định rằng làm gì có thiên đàng ở trên chín tầng mây, làm gì có hỏa ngục ở dưới lòng đất. Còn đương kim Giáo Hoàng Francis thì tuyên bố người vô thần cũng được cứu rỗi để lên thiên đàng. Đấy là những thay đổi quan điểm và lập trường của Giáo Hội Công Giáo về tín lý, đức tin, luân lý, và đạo đức mà người tín hữu bắt buộc phải tin là Hội “Thánh” không thể sai lầm (infallibility).

Còn nữa, sự thành công và phát triển của khoa học đã bắt buộc Giáo Hoàng Benedict XVI phải tuyên bố rằng “Giáo hội đã chấp nhận tiến hóa như là một lý thuyết khoa học” và Giáo Hoàng John Paul II vào tháng 10 năm 1996 cũng đã tuyên bố “những khám phá mới đã dẫn chúng ta tới việc nhìn nhận lý thuyết tiến hóa hơn là một giả thuyết” sau hơn 100 năm chống phá. Và ngày nay, Giáo Hội Công Giáo La Mã cũng không còn dạy thuyết sáng tạo cho các tín đồ nữa. (Trần Tiên Long: Lại Phải Trả Lời Ông Chu Tất Tiến (Về bài Lời Cuối Cho Ngài Học Gỉa TTL). Nguồn: http://giaodiemonline.com/2011/06/chutattien.htm và nguồn http://giaodiemonline.com/2012/01/nguybien.htm)
Chúng ta có bao giờ tự hỏi tại sao thế giới đang hoan hô đương kim Giáo Hoàng Francis làm cách mạng? Làm cách mạng là đạp đỗ cái đang có để xây dựng một cái khác hoàn toàn mới. Đó chẳng phải đơn giản chỉ là vá víu, sửa đổi. Những giáo lý, tín lý, và cả những quan điểm, lập trường của giáo hội Công Giáo về những vấn đề xã hội như hôn nhân đồng tính, đồng tính luyến ái, ngừa thai, phá thai… đã quá lỗi thời, không còn phù hợp với dòng tiến hóa tư tưởng của nhân loại ở thế kỷ 21 này. Lâu đài thần học Công Giáo đã được xây dựng trên một nền cát trắng hơn 2.000 năm nay đang dần dần bị xụp đổ trước sóng gió của tiến bộ và văn minh.

Những bằng chứng rành rành như vậy mà vẫn còn có những kẻ không chịu mở mắt to ra mà nhìn. Xin bó tay, chấm cơm!

Giáo Hoàng dũa giáo triều thê thảm nhân mùa Giáng Sinh

"Giáo hội mắc 15 căn bệnh"
“Giáo triều mắc 15 căn bệnh”
Mùa Giáng Sinh năm nay, Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô có hai việc được thế giới nhắc đến.
Thứ nhất, về mặt đối ngoại, cả hai chính phủ Mỹ và Cuba đều xác nhận việc hai nước nối lại bang giao một phần là nhờ sự trung gian tiếp tay thu xếp của GH Phan-xi-cô.
Thứ Hai, về mặt đối nội, GH Phan-xi-cô công khai phê phán giáo triều đang phục vụ mình.
Hôm thứ Hai, trước mặt những người đứng đầu các cơ quan trong giáo triều đến chúc mừng Ngài nhân dịp Giáng Sinh, GH Phan-xi-cô đã kể ra 15 thứ bệnh mà giáo triều đang mắc phải, ngoài “7 mối tội đầu” của người Công Giáo.
Giống như nhà vua có triều đình, các giáo hoàng có những cá nhân và tổ chức, gọi chung làgiáo triều (Cura)  giúp mình lãnh đạo 1.2 tỉ người trên trái đất, trong đó có phủ Quốc Vụ Khanh, các thánh bộ, các hội đồng, các ủy ban v.v…
GH Phan-xi-côphê phán gay gắt các hồng y, giám mục, tu sĩ trong giáo triều đã thâu tóm quyền lực và của cải, có cuộc sống “giả hình” hai mặt, quên rằng họ có nhiệm vụ phải phục vụ lời Chúa, mang tin mừng của Chúa đến cho mọi người.
GH Phan-xi-cônhấn mạnh rằng kế hoạch cải tổ sâu rộng Giáo Hội phải đi kèm với việc cải tổ tận gốc rễ giáo triều.
Bá quan văn võ – trong đó có khoảng 60 hồng y và 50 giám mục – có mặt tại sảnh đường lót đá cẩm thạch Sala Clementina hôm thứ Hai hầu như đều xanh mặt khi nghe GH Phan-xi-cô kể ra từng bệnh trong 15 thứ bệnh của giáo triều.
Xin xem chi tiết 15 thứ bệnhtại đây.
Trước tiên là bệnh tưởng mình là bất tử, miễn nhiễm, hoặc thậm chí là không thể thiếu được.
GH Phan-xi-cô ví những tin đồn, những lời nói ra nói vào trong giáo triều là một hình thức “khủng bố” và e ngại loại khủng bố này có thể “lạnh lùng giết hại thanh danh các bạn đồng nghiệp và những người anh em của mình.”
GH Phan-xi-côcảnh giác các bè phái trong giáo triều giống như “những u ung thư đe dọa đến sự hài hòa của cơ thể” và cuối cùng cơ thể này có thể chết dưới tay “hỏa lực của quân bạn.”
GH Phan-xi-cô nhắc nhở một số người trong giáo triều mắc bệnh “Alzheimer’s tinh thần,” quên béng lời của Chúađã kêu gọi mình lúc ban đầu, khi vâng lời gia nhập hàng ngũ tu sĩ.
“Giáo triều được kêu gọi luôn luôn tự hoàn thiện mình và phát triển trong sự hiệp thông, sự thánh thiện và có kiến thức để hoàn thành sứ mệnh của mình,” Ngài nói. “Nhưng, giống như cơ thể con người, giáo triều có thể gặp khó chịu trong người, rối loạn chức năng, bệnh tật.”
Sau đó, GH Phan-xi-cô khuyên họ nên dùng mùa Giáng Sinh năm nay đề sám hối, đền tội, và giúp Giáo Hội lành mạnh hơn, thánh thiện hơn trong năm 2015.
Các nhà theo dõi tình hình Vatican nói rằng họ chưa từng thấy một bài nói chuyện mạnh mẽ, gay gắt của một giáo hoàng nào giống vậy. Họ nghĩ rằng đây là kết quả của cuộc điều tra bí mật mà người tiền nhiệm – Bê-nê-đíc-tô – đã ra lệnh thực hiện, sau khi có vụ rò rỉ văn thư của giáo hoàng năm 2012.
Khi đó, ĐứcGH Bê-nê-đíc-tô16 đã chỉ định 3 vị hồng y tin cẩn để xem tại sao một người giúp việc cho giáo hoàng lại có trong phòng riêng của mình những thứ giấy tờ về tình hình tài chính của Giáo Hội mà chỉ có giáo hoàng mới được xem. Người giúp việc này, khi cung cấp các thông tin đó cho một nhà báo, đã hành động một mình hay có sự chỉ đạo của ai đó trong giáo triều, và nếu có thì nhằm mục đích gì, có phải mụcđích hạ uy tín của giáo hoàng hay không? Báo cáo của 3 vị hồng y đã được trình cho hai vị giáo hoàng còn sống.
Trong thông điệp Giáng Sinh năm ngoái, GH Phan-xi-cô đã nhắc sơ qua về những chuyện này, và năm nay đã không ngần ngại phàn nàn về những mưu đồ quyền lực quan liêu, thăng tiến sự nghiệp bất chấp lợi ích của người khác. GH Phan-xi-cô nhấn mạnh, trong vòng một năm qua, giáo triều đã có những thay đổi, nhưng các thay đổi bề mặt, hời hợt đó không phải là những gì mà Ngài mong đợi,
Ông Alberto Melloni, nhà sử học về giáo hội Công Giáo đang cộng tác cho nhật báo Corriere della Sera, nói rằng đây là bài nói chuyện trước giờ chưa từng nghe nơi một giáo hoàng. Ông cho biết, “Nếu Ngài phải dùng giọng như vậy bởi vì biết đó là cần thiết.”
Ông Melloni ghi nhận thêm, trước khi GH Phan-xi-cô lên ngôi, giáo triều Vatican có thể nói là một cơ chế đầy quan liêu, muốn làm gì thì làm, không chịu phục tùng một ai, “toàn bộ giáo triều hành động giống như họ là giáo hoàng vậy.”
Cố GH Gioan Phao-lô, người vừa được phong thánh, quá bận rộn với những chuyến du hành, đến độ không để ý nhiều đến những chi tiết về thủ tục hành chính, về sau Ngài lại đau yếu liên miên. Qua đến GH Bê-nê-đíc-tô, công việc quản lý giáo triều được giao cho một người phụ tá, người này về sau cũng được xác định là có vấn đề.
Một nhà sử học về giáo hội Công Giáo khác, Linh mục Robert Wister của trường đại học Seton Hall, nghĩ rằng bài nói chuyện của GH Phan-xi-côchủ yếu muốn yêu cầu giáo triều tự vấn lương tâm, suy gẫm những tội lỗi của mình trước mặt Chúa, trước khi đi xưng tội. “Có lẽ Ngài tin rằng chỉ có một lời khiển trách nghiêm khắc mới có thể xoay chuyển tình hình giáo triều,” Linh mục Wister phát biểu.
Trước khi chấm dứt bài nói chuyện, GH Phan-xi-côkêu gọi các vị lãnh đạo trong giáo hội hãy cầu nguyện để “các vết thương tội lỗi mà mỗi người chúng ta mang trong tâm hồn được chữa lành.”
Bài nói chuyện của GH Phan-xi-cô được soạn cẩn thận với những trích dẫn và tham chiếu. Chỉ có một sốít hồng y hiện diện mỉm cười trong lúc Ngài nói. Khi chấm dứt, chỉ có một đợt vỗ tay nhẹ nhàng. Sau đó, Ngài bắt tay chào từng hồng y một, nhưng không khí Giáng Sinh không tưng bừng như mọi năm.
Nếu nói một cách công bằng, giáo triều đang trải qua một giai đoạn khó khăn. Giống như hai người tiền nhiệm gốc Ba Lan và Đức, đương kim giáo hoàng gốc châu Mỹ Latinh phải làm việc với một giáo triều mà đa số là người Ý.
GH Phan-xi-côđang cùng với 9 hồng y đồng cảm đang lập các kế hoạch cải tổ toàn bộ cấu trúc quan liêu, sáp nhập nhiều cơ quan để có hiệu quả và đáp ứng với thời đại hơn.
Ngài đã từng nói rằng dù kế hoạch cải tổ cơ cấu đang diễn tiến tốt, nhưng khó nhất và tốn thời gian nhất là “cải tổ tinh thần” của những người can dự.
Lĩnh vực tài chính của Vatican cũng đang giữa chương trình đại tu bổ. Hồng y George Pell, người nắm tay hòm chìa khóa cho GH Phan-xi-cô đã ra những quy định về kế toán và ngân sách cho những tổ chức, cơ quan trước đây vốn độc lập, không quen với chuyện bị ai kiểm tra sổ sách.

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Phương tiện truyền thông Việt Nam cần nói cho rõ: Giáng sinh! Ai giáng sinh

Hiện nay ở Việt Nam chúng ta, trên các phương tiện truyền thông, từ báo chí đọc, báo chí mạng, đài phát thanh cho đến đài truyền hình  khắp nơi, mỗi mùa Noel đầu râm ran như bắp nổ từ khóe môi của  các phát thanh viên, biên tập viên là  Giáng Sinh ! Mừng Giáng Sinh…mà không chút  ngượng. Ít ra phải cũng phải nói cho đầy đủ là Giáng Sinh! Ai Giáng Sinh. Vì thế, nếu không sửa đổi thì  nên nói cho rỏ ràng “Mừng Chúa Giáng Sinh” để cho gần 10 triệu tín hữu Gia Tô VN được an ủi phần nào so với hơn 80 triệu đồng bào chung quanh mình không cùng tín ngưỡng!
Mong sao VTV với tư cách là một đài truyền hình quốc gia nên tiên phong chỉnh đốn ngay từ bây giờ để làm gương nhắc nhở các đài phát thanh, truyền hình và báo giới cả nước. Trước hết là các logo, các giao diện hân hoan qua quá mức  ờ trên mạng.
Đó là một câu quen thuộc của những người theo đạo Thiên Chúa, mừng Chúa giáng sinh, mừng Chúa ra đời, một câu hiệu mang tính tôn giáo rõ nét xuất hiện hết sức có ý nghĩa ở những hộ gia đình theo đạo Thiên Chúa và ở nhà thờ.
Tuần lễ cuối của tháng 12 hàng năm vừa là ngày nghỉ Noel của những người theo đạo Thiên Chúa, vừa là dịp chuẩn bị đón năm mới theo Tây lịch (lịch Dương) nên ở các nước phương Tây còn gọi là Tuần lễ giáng sinh, kỳ nghỉ, mùa nghỉ lễ. Tuần lễ này thường được coi trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp thì đây là cơ hội để kích cầu tiêu dùng, quảng bá du lịch. Tóm lại, phong tục đó cũng có nét tương đồng với văn hóa nghỉ Tết Nguyên Đán ở Việt Nam.Thật không có gì đáng nói, nếu như chúng ta không có thói quen a dua. A dua tức là đang làm cái việc mà không ý thức rõ mình đang làm gì. Gần đến dịp mừng năm mới, đi nhiều nơi đặc biệt là ở các thành phố lớn ở Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh ở các nhà hàng, siêu thị, thậm chí ở một số khu chung cư, trường học và cả bệnh viện có treo dòng chữ "Merry Christmas".
Tôi hỏi cô giáo Hiệu trưởng một Trường Mầm non ở quận Thanh Xuân - Hà Nội sao lại treo câu này, cô bảo thấy đẹp thì treo, chứ bản thân cô cũng không biết ở các nước họ có treo như vậy không. Cá biệt có trường Tiểu học còn cho học sinh tổ chức Noel và "Mừng chúa giáng sinh"...Nếu du khách nước ngoài đến Việt Nam dịp này sẽ cứ tưởng Việt Nam cũng như Philippin nơi có đến hơn 85% dân số theo đạo Thiên Chúa?!
Hiện nay, ở Mỹ và các nước Phương Tây, không mấy ai treo các câu hiệu Merry Christmas như vậy tại Trường học, bệnh viện, hoặc các nơi công cộng. Vì sao? Vì khi treo một câu hiệu mang tính tôn giáo như vậy sẽ rất dễ bị cộng đồng tôn giáo khác, hoặc những người vô thần khởi kiện; trừ những nơi công cộng mà ở đó có đến 100% người theo đạo Thiên Chúa thì việc treo các khẩu hiệu như vậy là "có thể".
Trong khi ngày nay hầu hết tại các nước phương Tây bên cạnh cây thông và các cách trang trí phù hợp cho mùa lạnh là các câu chúc quen thuộc như "Season's Greetings; Happy Holidays" thì ở Việt Nam ta lại chúc "Mừng Chúa giáng sinh" của riêng người theo đạo Thiên chúa ở mọi lúc, mọi nơi kể cả những nơi như Trường học, Bệnh viện, các điểm vui chơi công cộng, và tại các khu chung cư...mà tôi có thể đảm bảo chắc có những khu chung cư không có đến một người nào theo đạo Thiên Chúa vẫn vô tư treo "Mừng Chúa giáng sinh".
noel1.jpg
Ai từng qua Singapore trước đây cũng từng bắt gặp cái a dua như vậy, tuy nhiên cùng với thời gian các câu hiệu như Merry Christmas ngày cáng ít dần, bức ảnh trên do cộng tác viên của vnexpress.net chụp tại một siêu thị lớn ở Singapore vào đầu tháng 12/2014 là một minh chứng.
noel2.jpg
Còn đây là bức ảnh chụp ngày 15/12/2014 tại khách sạn Nikko Hà Nội tại 84 Trần Nhân Tông. Bạn có suy nghĩ gì về bức ảnh đó? Tất cả trang trí rất đẹp, rất hiện đại để đón khách du lịch mà đâu phải "Mừng Chúa giáng sinh" như biết bao nơi đang treo mà không hiểu hết ý nghĩa của việc mình làm.
Có lẽ khó có khách du lịch nào đến Việt Nam lại vui vẻ tổ chức đêm mừng Chúa Giáng sinh tại Bờ Hồ Hoàn Kiếm, biểu diễn lễ hội Halowen trước tượng Đài Lý Thái Tổ....
noel3.jpg
Còn đây, "Không gian văn hóa Việt" lại có nét na ná nơi nào ở xứ lạnh, không còn cảnh sắc của khí hậu miền nhiệt đới và nền văn minh lúa nước?. 
Có lẽ ngành Giáo dục, ngành Văn hóa đang lo mải miết làm việc gì đó trọng đại, còn những điều vi tế như đã nêu, không mấy ai quan tâm, và nếu có thì cũng coi là "chuyện nhỏ". 
Năm ngoái, chúng tôi còn lạ hơn khi cuối Bản tin Thời sự VTV1 còn chúc tất cả quý vị một đêm Chúa giáng sinh vui vẻ và an lành. Rất nhiều tờ báo còn treo cả logo, statu mừng "Chúa giáng sinh"...
noel4.jpg
Chúng tôi hỏi vài người bạn theo đạo Thiên Chúa có vui vì điều đó không, bạn tôi cho rằng cũng không hẳn là vui vì thường nhà thờ là chốn tôn nghiêm nên việc treo ở nhưng nơi thờ tự sẽ thích hợp hơn. Số đông bạn trẻ đến nhà thờ, chụp ảnh tại các hang đá cũng nên nghiêm túc, có bạn còn lợi dụng cảnh chen chúc, đông đúc để sờ soạng nhau, tranh thủ chen lấn để va chạm với các bạn nữ. Nếu cứ a dua như vậy sẽ làm những người theo đạo Thiên Chúa cảm thấy không vui,...
Nhân dịp Chúa giáng sinh theo quan niệm của những người theo đạo Thiên Chúa, xin chúc các bạn theo đạo Thiên chúa đón một mùa giáng sinh ấm áp.

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Sự thật về Cha, Con và thánh linh

NHỮNG người tin giáo lý Chúa Ba Ngôi nói rằng Đức Chúa Trời có ba ngôi—Cha, Con và Thánh Linh. Họ cho rằng ba ngôi ngang nhau, đều là toàn năng và không có bắt đầu. Do đó, theo giáo lý Chúa Ba Ngôi, Cha là Đức Chúa Trời, Con là Đức Chúa Trời và Thánh Linh là Đức Chúa Trời, nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời mà thôi.
Nhiều người tin giáo lý Chúa Ba Ngôi thừa nhận rằng họ không thể giải thích giáo lý này. Nhưng họ nghĩ rằng Kinh  Thánh dạy giáo lý ấy. Điều đáng chú ý là trong Kinh Thánh không hề có từ “Chúa Ba Ngôi”. Nhưng ý niệm về Chúa Ba Ngôi có tìm thấy trong Kinh Thánh không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy xem một câu Kinh Thánh mà những người tin giáo lý Chúa Ba Ngôi thường đem ra dẫn chứng.

“NGÔI-LỜI LÀ ĐỨC CHÚA TRỜI”

Giăng 1:1 ghi: “Ban đầu có Ngôi-Lời, Ngôi-Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi-Lời là Đức Chúa Trời”. Sau đó trong cùng chương này, sứ đồ Giăng cho thấy rõ ràng “Ngôi-Lời” là Chúa Giê-su. (Giăng 1:14) Tuy nhiên, vì Ngôi Lời được gọi là Đức Chúa Trời, một số người kết luận rằng Con và Cha phải là một Đức Chúa Trời.
Hãy nhớ rằng phần này của Kinh Thánh lúc đầu được viết bằng tiếng Hy Lạp. Sau đó người ta đã dịch ra nhiều thứ tiếng khác. Tuy nhiên, một số dịch giả Kinh Thánh không dùng câu “Ngôi-Lời là Đức Chúa Trời”. Tại sao không? Căn cứ vào sự hiểu biết về tiếng Hy Lạp dùng trong Kinh Thánh, những dịch giả đó kết luận rằng câu “Ngôi-Lời là Đức Chúa Trời” phải được dịch khác. Như thế nào? Đây là một vài thí dụ: “Ngôi Lời có thần tính”. (A New Translation of the Bible) “Ngôi Lời là một vị thần”. (The New Testament in an Improved Version) “Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời và có bản tính của Đức Chúa Trời”. (The Translator’s New Testament) Theo những bản dịch này, Ngôi Lời không phải là Đức Chúa Trời. * Nhưng vì có địa vị cao trong vòng các tạo vật của Đức Giê-hô-va, Ngôi Lời được gọi là “một thần”. Từ “thần” ở đây có nghĩa là “đấng có quyền năng”.

HÃY TÌM HIỂU THÊM

Phần nhiều người không hiểu tiếng Hy Lạp trong Kinh Thánh. Vậy thì làm sao bạn biết sứ đồ Giăng thật sự có ý nói gì? Hãy nghĩ đến thí dụ này: Một thầy giáo giải thích một đề tài cho học sinh. Sau đó các học sinh hiểu lời giải thích một cách khác nhau và bất đồng ý kiến. Làm sao học sinh có thể giải quyết vấn đề này? Họ có thể đến thầy giáo để hỏi thêm.  Chắc chắn là biết thêm sự thật sẽ giúp họ hiểu đề tài ấy rõ hơn. Tương tự, để hiểu ý nghĩa của Giăng 1:1, bạn có thể đọc kỹ sách Phúc Âm theo Giăng để biết rõ hơn về địa vị của Chúa Giê-su. Biết thêm về đề tài này sẽ giúp bạn đi đến kết luận đúng.
Chẳng hạn hãy xem Giăng viết thêm gì trong chương 1, câu 18: “Chẳng hề ai thấy Đức Chúa Trời”. Tuy nhiên, có người đã thấy Chúa Giê-su, Con Đức Chúa Trời, vì Giăng nói: “Ngôi-Lời [Chúa Giê-su] đã trở nên xác-thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh-hiển của Ngài”. (Giăng 1:14) Thế thì làm sao Con có thể là một phần của Đức Chúa Trời Toàn Năng? Giăng cũng nói Ngôi Lời “ở cùng Đức Chúa Trời”. Nhưng làm sao một người có thể ở cùng một người khác mà đồng thời lại là người ấy? Ngoài ra, như được ghi nơiGiăng 17:3, Chúa Giê-su cho thấy rõ có sự khác biệt giữa ngài và Cha trên trời. Ngài gọi Cha là “Đức Chúa Trời có một và thật”. Và gần cuối sách Phúc Âm của ông, Giăng tóm tắt bằng cách nói: “Các việc nầy đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời”. (Giăng 20:31) Hãy lưu ý Chúa Giê-su được gọi là Con Đức Chúa Trời, chứ không phải Đức Chúa Trời. Chi tiết này trong sách Phúc Âm theo Giăng giúp chúng ta cần phải hiểu câu Giăng 1:1như thế nào. Chúa Giê-su, tức Ngôi Lời, là “một thần”, theo ý nghĩa là ngài có địa vị cao, nhưng không ngang hàng với Đức Chúa Trời Toàn Năng.

KHẲNG ĐỊNH SỰ THẬT

Hãy nghĩ lại thí dụ về thầy giáo và các học sinh. Giả sử một số vẫn còn nghi ngờ dù cho thầy đã giải thích thêm. Họ có thể làm gì? Họ có thể đến hỏi một thầy khác để biết thêm về đề tài ấy. Nếu thầy thứ hai khẳng định lời giải thích của thầy thứ nhất, phần lớn học sinh có thể không còn nghi ngờ nữa. Tương tự, nếu không chắc người viết Kinh Thánh Giăng thật sự nói gì về mối quan hệ của Chúa Giê-su với Đức Chúa Trời Toàn Năng, bạn có thể đọc lời tường thuật của người viết khác để biết thêm. Chẳng hạn, hãy xem xét những gì Ma-thi-ơ viết. Về ngày tận thế, ông trích lời Chúa Giê-su nói: “Về ngày và giờ đó, chẳng có ai biết chi cả, thiên-sứ trên trời hay là Con cũng vậy, song chỉ một mình Cha biết mà thôi”. (Ma-thi-ơ 24:36 Những lời này khẳng định như thế nào Chúa Giê-su không phải là Đức Chúa Trời Toàn Năng?
Chúa Giê-su nói rằng Cha biết nhiều hơn Con. Tuy nhiên, nếu là một phần của Đức Chúa Trời Toàn Năng thì Chúa Giê-su phải biết những gì Cha biết. Vậy thì Con không thể ngang hàng với Cha. Nhưng một số người sẽ nói: ‘Chúa Giê-su có hai bản chất. Ngài nói câu này khi còn làm người trên đất’. Dù có đúng như thế, nhưng còn thánh linh thì sao? Nếu cũng là một phần thuộc về Đức Chúa Cha, thì tại sao Chúa Giê-su không nói thánh linh cũng biết những gì Cha biết?
Nếu tiếp tục học Kinh Thánh, bạn sẽ biết nhiều đoạn Kinh Thánh khác liên quan đến đề tài này. Những đoạn này khẳng định sự thật về Cha, Con và thánh linh.—Thi-thiên 90:2; Công-vụ 7:55; Cô-lô-se 1:15.

Người viết sách 'Tiên tri' trong Kinh Thánh bị động kinh

Ezekiel, người viết sách Tiên tri trong Kinh Cựu ước, có thể đã mắc chứng động kinh do tổn thương ở thùy thái dương của não bộ. Ezekiel có đầy đủ các triệu chứng của căn bệnh này như thường xuyên bị ngất, nói thao thao bất tuyệt hoặc nhìn thấy những ảo ảnh.
s
Nhà tiên tri Ezekiel - tranh của Raphael, 1518.
Bác sĩ Eric Altschuler đã nói như vậy trong buổi họp mới đây của Hội Khoa học thần kinh ở California (Mỹ). Theo đó, nhà tiên tri Ezekiel - "người được Chúa trời ban cho sức mạnh" - có lẽ là một trong những nạn nhân đầu tiên của chứng động kinh mà chúng ta biết đến.
Chứng động kinh xuất hiện khi có sự thay đổi nhất thời của những xung điện trong não bộ. Nó gây ra trạng thái choáng, ảnh hưởng mạnh tới khả năng ý thức, nhận biết chuyển động và cảm xúc của con người. Theo phỏng đoán của Hiệp hội Bệnh động kinh của Anh, trung bình cứ 130 người lại có một người mắc chứng bệnh này.
Bằng chứng
Theo bác sĩ Altschuler, cuốn Tiên tri chính là tấm gương phản ánh chứng động kinh của Ezekiel: Cứ theo những điều kể trong sách thì Ezekiel thường xuyên bị rơi vào trạng thái ngất, choáng (đó là những lúc ông nói những câu thần chú thao thao bất tuyệt), hoặc cũng có lúc ông bị cấm khẩu. Ezekiel cũng hay nhìn thấy các thiên thần (trạng thái ảo giác) và ông liên tục phải nói như bị thúc ép từ bên trong.
Chứng động kinh nhất thời do tổn thương ở thùy thái dương não bộ có thể bao hàm cả hiện tượng lên cơn nhẹ. Những lúc ấy, người bệnh có thể thấy những hình ảnh đầy cảm xúc trong giấc mơ. Mặt khác, theo nhận xét của Altschuler, Ezekiel là người sùng đạo thái quá - hơn hẳn tất cả các nhân vật khác trong Kinh Thánh. Điều này cũng là một điểm đặc thù, liên quan tới chứng động kinh.
Tóm lại, nếu chúng ta biết rằng nhà tiên tri Ezekiel mắc chứng động kinh, thì có thể chúng ta sẽ tìm ra chìa khóa để giải mã những điều mà nhà tiên tri này đã viết.
Khó chẩn đoán chính xác
Một phát ngôn viên của Hiệp hội Bệnh động kinh Anh nói rằng: "Có rất nhiều dạng bệnh động kinh. Và bệnh động kinh do chấn thương ở thùy thái dương có thể ảnh hưởng tới khả năng ngôn ngữ, trí nhớ và các tầng ý thức... Động kinh là một trạng thái rất khó chẩn đoán chính xác - dù với các phương pháp hiện đại nhất".
Theo ông, khả năng để con người trong trạng thái động kinh (do chấn thương thuỳ thái dương) có thể phát triển lòng mộ đạo cuồng nhiệt hoặc nhìn thấy ảo ảnh như Ezekiel là rất hiếm hoi.
Nhà tiên tri Ezekiel
Ezekiel (Yehézq'el) có nghĩa là "người được Chúa trời ban cho sức mạnh" (Kinh thánh Ezek. I, 3; III, 8). Ông là con trai của Buzi. Năm 598 trước Công nguyên, Ezekiel và một số tín đồ khác bị bắt làm tù nhân và bị đuổi khỏi Jerusalem (Các vua, XXIV, 12-16; Ezek. XXXIII, 21; XL, 1). Ông sống lưu vong đến cuối đời ở Tell-Abib, gần Chobar, Babylon. Theo Kinh Thánh, năm 30 tuổi, Ezekiel nhận được chỉ dụ của Chúa trời để trở thành nhà tiên tri, truyền đạo Thiên Chúa. Ông chính là tác giả của cuốn Tiên trinổi tiếng (The Book of Ezekiel), một trong những cuốn quan trọng nhất của Kinh Cựu ước.

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Dấu hiệu người đứng đầu Hội tam điểm



Các xã hội bí mật thường giao tiếp thông qua các biểu tượng, dấu hiệu và cử chỉ, để xác định mình cho các thành viên khác thuộc xã hội bí mật đó. Dưới đây là danh sách các hội viên của hội Tam Điểm (tên tiếng Anh là Masonic, một chi nhánh của Illuminati), những người đã được mô tả với ký hiệu bàn tay ẩn (Hidden hand). Bàn tay ẩn là dấu hiệu của "người đứng đầu" và được sử dụng trong các nghi lễ Tam Điểm khác nhau.


(Dấu hiệu của người đứng đầu trong Second Veil).


Nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử xuất hiện trong các bức ảnh với biểu tượng Tam Điểm trên. Dưới đây là một bức tranh tổng quan:

Đầu tiên là giáo chủ của chủ nghĩa cộng sản, Karl Marx.


Stalin


Harry Truman
Tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ.
 Trong bộ đồng phục đầy đủ dấu hiệu của hội Tam Điểm.


Ronald Reagan Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ.



George Washington



Wolfgang Amadeus Mozart





Napoleon Bonaparte



James Wilkes Booth,
Người ám sát Abraham Lincoln.


Salomon Rothschild





Hosni Mubarak 


Mustafa Kemal Atatürk


Trotsky


Paul von Hindenburg


Friedrich Nietzsche


James A. Garfield
Tổng thống thứ 20 của Hoa Kỳ.


Andrew Johnson Tổng thống thứ 17 của Hoa Kỳ. Victor Hugo, nhà văn Pháp.





Franklin Pierce  Tổng thống 14 của Hoa Kỳ.


Frederic Auguste Bartholdi,
Kỹ sư thiết kế và sản xuất tượng Nữ thần Tự Do, thành phố New York.


Skull and Bones
Hội Illuminati tại Đại học Yale.