Vatican được biết đến là một trung tâm quyền lực lớn và lâu đời trên thế giới với tính cách đặc thù của nó, vừa là giáo quyền của tòa Thánh Vatican, vừa là thế quyền của quốc gia Vatican. Tòa Thánh Vatican cũng là cơ quan lãnh đạo nhà nước Vatican. Đây là cơ quan tối cao của đạo Ca Tô Rô Ma, trong đó người đứng đầu là Giáo Hoàng được đạo Ca Tô Rô Ma phong là người được Chúa Trời ủy thác đại diện cho Ngài dưới trần gian “chăn coi” tín đồ Ca Tô Rô Ma toàn cầu. Với số tín đồ đông đảo trải rộng trên khắp thế giới, -mặc dù ngày nay người bỏ đạo Ca Tô tăng dần, đặc biệt tại các nước Âu Mỹ-, và với tài chánh dồi dào, họ tích cực tham gia vào những mưu đồ chính trị của nhiều quốc gia, với mục đích bảo vệ quyền lợi và khuếch trương thanh thế của đạo Ca Tô Rô Ma trên thế giới.
Nhìn vào hoạt động làm tiền và hành vi can dự vào chính trị- thường là cửa sau với mưu đồ đen tối- của Giáo hội Vatican, không ít người cho rằng đây không phải là cơ quan thuần túy tôn giáo, mà là một tổ chức có tính thế tục, vừa hoạt động chính trị, vừa kiếm tiền, như 2 bánh xe hỗ trợ nhau trong mục tiêu phát triển thế lực. Nói cách khác, họ hoạt động như một “quốc gia” Vatican thế tục, nhưng dùng danh nghĩa tôn giáo “giáo hội Ca Tô” làm vỏ bọc.
Vậy thì tiền của Giáo hội Vatican có được từ đâu?
Dưới đây là khái quát về cách kiếm tiền của Vatican.
Vào thời kỳ trung cổ, Vatican đã áp dụng những luật như thu nhận tài sản cung nạp từ những kẻ có tội để được khoan hồng, tức là phạm nhân sẽ được khoan hồng bằng cách đóng một số tiền theo yêu cầu của tòa án cho Vatican. Cũng có nhiều tội nhân không được khoan hồng, mà còn bị tịch thu tài sản. Họ thường là những người không theo hoặc có ngôn hành chống đối đạo Ca Tô. Ngoài ra còn có thuế từ người dân do nhà vua của nước đó qui định. Việc tích lũy tài sản và dùng tài sản để làm ra tiền đã có từ thời trung cổ.
Ngày nay, thuế giáo hội còn tồn tại ở một số nước như Đức, Áo, Đan Mạch và một vài nước ở xứ Bắc Âu. Ngoài thuế giáo hội ra, Vatican còn thu góp tiền bạc từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đây là tóm tắt những nguồn thu chính.
1) Thuế giáo hội
Loại thuế này được truyền thừa từ thời trung cổ, lúc bấy giờ được gọi là “thuế một phần mười”, tức là tín đồ có nghĩa vụ phải nộp cho giáo hội, mà họ tự xưng là cơ quan đại diện cho Chúa, 1/10 số tiền tín đồ thu nhập được trong cuộc sống. Ngày nay, nước vẫn còn giữ thuế giáo hội ở mức cao là Đức, khoảng 8-9%. Đan Mạch chỉ khoảng 0.8%. Áo qui định mức thuế thay đổi tùy theo ngành nghề. Tại Đức, số tiền thu được từ thuế giáo hội chiếm khoảng 70% tổng thu nhập của giáo hội Ca Tô Đức. Cũng vì mức thuế cao, nên có nhiều người đã từ bỏ làm tín đồ Thiên chúa để tránh thuế.
2) Tiền cung hiến
Tiền cung hiến được chia ra làm 2 loại là “cung hiến thông thường” và “cung hiến một phần mười”.
- Cung hiến thông thường: là cung hiến không định kỳ như quyên góp trong những dịp lễ tại nhà thờ. Theo Thánh Kinh, nếu tín đồ cung hiến tài sản cho nhà thờ càng nhiều thì họ sẽ được Thiên Chúa ban cho nhiều lợi lộc. Có nghĩa là nếu tín đồ nào càng cung hiến nhiều tài sản, tiền bạc thì sẽ nhận được nhiều phước lành.
[Ta nghĩ thế này: người gieo ít sẽ gặt hái được ít, người gieo nhiều sẽ gặt được nhiều](Ⅱ Corinthians 9: 6).
[Tất cả hãy không vì miễn cưỡng, không vì bị cưỡng ép, mà hãy cung hiến bằng tâm của chính mình. Thiên Chúa hằng yêu thương những người cung hiến với niềm vui] (Ⅱ Corinthians 9: 7)
● - Cung hiến một phần mười: là loại cung hiến có tính định kỳ và số tiền cung hiến cũng được qui định là nộp cho giáo hội 1/10 lợi tức thu nhập của tín đồ. Dựa theo Thánh Kinh thì 1/10 số tiền thu nhập được của tín đồ là tài sản của Thiên chúa.
[Abram đã hiến 1/10 tất cả tài sản của mình cho người (Thiên Chúa)] (Genesis 14:20).
Nói một cách rốt ráo thì tất cả vật chất, con người, tài sản của con người trên thế gian này đều do Chúa tạo ra, nên thảy đều là tài sản của Chúa.
3) Tiền quyên góp riêng cho Giáo hội Vatican
Ngoài hai loại tiền cung hiến trên, còn có tiền quyên góp riêng cho Giáo hội Vatican, dưới danh nghĩa là “ Đóng góp cho Thánh Phêrô”. Đóng góp này được phát động rộng rãi trên qui mô toàn thế giới. Giáo hội hô hào từ trẻ con đến người lớn đều nên đóng góp tự nguyện (nhưng trên thực tế là khuyến dụ có tính cưỡng ép), với lý do cho rằng đây là hành vi chứng tỏ tất cả tín đồ đều được tham gia vào việc làm của người đại diện Chúa.
[Trong tất cả họ không có người nào nghèo khó.Tất cả những người có tài sản đất đai, nhà cửa đều bán những tài sản này, mang tiền bán được mang đến đặt dưới chân của các tông đồ của Chúa. Nếu cẩn thiết, phân chia cho các tông đồ theo từng nhu cầu] (Tông Đồ Hành Lục 4:34:25).
Ước tính hiện nay số tín đồ Ca Tô Rô Ma trên toàn thế giới có khoảng trên 1 tỷ người. Nếu mỗi người đóng góp 10 Mỹ kim/năm thì với cách tính đơn thuần, GH Vatican thu được khoảng 10 tỉ Mỹ kim/năm.
Tất cả những loại tiền cung hiến cho giáo hội Ca Tô Rô Ma kể trên đều được Vatican chủ trương là chính đáng, vì tất cả đều căn cứ vào Thánh Kinh. Cung hiến 1/10 là nhiệm vụ của tín đồ đối với Thiên Chúa. Càng cung hiến nhiều thì càng được Chúa ban nhiều ân sủng.
Nếu là người bình thường khi đọc qua lý dụ trên đây thì không thể nào không liên tưởng đến chiêu trò dụ dỗ, mà thời nay gọi là “ làm ăn ác đức”.
Phần lớn số tiền Vatican nhận được dưới danh nghĩa cung hiến từ tín đồ, ngoài việc trang trải cho những sinh hoạt và hoạt động quản lý của Vatican, còn được sử dụng vào các mưu lược chính trị và đầu tư kiếm tiền. Ngoài ra, một số tiền lớn được phân chia cho nhiều chức sắc của Giáo hội để họ cho vay lấy lãi. Những chức sắc được phân phát tiền thì tìm cách trốn thuế. Điều này có nghĩa là một phần số tiền cung hiến cho “Chúa” từ tín đồ được sử dụng cho lợi ích riêng của nhóm người quyền thế trong Giáo hội.
Ngoài ra, còn có những khoản thu nhập khác như lệ phí cung nạp khi được Vatican phong thánh, hoặc những loại tiền kín thông qua các tổ chức hoặc hợp pháp, hoặc bất hợp pháp hoạt động ngoài vòng pháp luật, ngoài tầm kiểm soát của chính phủ của nước liên hệ, mà chỉ có ngân hàng Vatican mới biết rõ.
Trên đây là sơ lược về cách làm tiền của giáo hội Vatican, cũng là nhà nước Vatican.
Với hình thái làm tiền như trên thì người bình thường không thể nào hình dung được đây là cách làm tiền của một Giáo hội tôn giáo đại diện cho Thiên Chúa (cũng từ tưởng tượng), mà nó như là một công ty làm tiền thế tục bằng những chiêu trò ác đức.
3/2016
Nguyên bản tiếng Nhật: 悪徳商法たるキリスト教の献金活動, http://www.rui.jp/ 10/07/10