Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Kinh Thánh Có Thể Viết Lại Hay Không? (Phượng Hoàng GV)

Cách đây không lâu, tuần báo Time (July 14-2008) tiết lộ một câu chuyện có thật, có thể làm đảo lộn hết kinh thánh của Công Giáo 
Bản tin có tựa đề là : “Was Jesus’ Resurrection a Sequel ? “- tạm dịch là “Có phải sự Phục sinh của Jesus là một sự tiếp tục ?”
Có nghĩa là các học giả nghiên cứu về Kinh Thánh sau khi nghiên cứu xong một phiến đá có khắc chữ trên đó, cho rằng chuyện phục sinh của Chúa Jesus sống lại sau 3 ngày thọ nạn trên thập giá là một sự tạo dựng.…
Đây là một bảo vật sưu tập được của một nhà tài phiệt người Thuỵ sỉ gốc Do Thái – ông David Jeselsohn. Ông mua được tảng đá nầy tại bờ sông Jordan, gần biển chết (Dead Sea) của một nông dân đào lên được, cách đây gần 10 năm trường và đem về cất tại nhà riêng ở Zurich (Swiss).
Ông David Jeselsohn và phiến đá
Ông David Jeselsohn và phiến đá
Sau đó tin nầy lộ ra trên báo chí Thuỵ Sĩ, nhiều học giả chuyên về Bible từ Jerusalem bay sang Thuỵ sỉ để xem được phiến đá nầy … Thế là phiến đá được gọi là “Gabriel khải huyền – Gabriel’s Revealation = Hazon Gabriel = Jeselsohn Stone” (nghĩa là đại thiên thần Gabriel khải huyền).
Phiến đá nầy cao khoảng 3 feet (gần 1 mét) . Trên đó có 87 hàng chữ viết cổ Hebrew bằng loại mực in, một loại mực mà ngày xưa người ta dùng viết trên The Dead Sea Scroll. Đại ý đó là những lời tiên tri, do một người viết trên phiến đá nầy … ghi rằng sẽ có một vị cứu rỗi bị đế quốc La Mã giết và 3 ngày sau sống lại.
Hàng chữ thứ 19 đến hàng chữ thứ 21 có đoạn ghi như sau : “Trong 3 ngày, Ta- Gabriel- ra lệnh cho nhà ngươi 3 ngày sống lại
Các nhà học giả Trung Đông và Hoaky dùng phương pháp định tuổi của tảng đá nầy và chất mực in trên đá… cho biết vào khoảng trước chục năm 1 A.D . Trước khi Chúa Jesus sanh ra trước chục năm …
Trong kinh Hebrew cũng có đoạn Thiên thần Gabriel nói rằng Một Vị Cứu Rỗi (Messiah) sau chết 3 ngày sẽ sống lại (phục sinh) để cứu dân Do Thái, nhưng kinh Do Thái không nói rõ vị Messiah nầy là ai. Nay với phiến đá của David Jeselsohn người ta mới biết, vị Cứu rỗi (Messiah) đó là Simon.
Giới nghiên cứu Bible tại Trung Đông và tại Hoa Kỳ đã thực hiện nhiều chuyến viếng thăm phiến đá này một thời gian khá lâu. Người giỏi về đọc chữ viết cổ Hebrew, người nghiên cứu về loại mực viết thời cổ xưa đó, người nghiên cứu về tuổi của đá, người nghiên cứu về lịch sử Do thái thời La mã cai trị Jerusalem, tất cả họ đều đồng ý rằng phiến đá nầy nói lên sự thật mà mọi người đã nghi ngờ cả nghìn năm nay về ai là Vị Cứu Rỗi (Messiah) của dân Do Thái … Dĩ nhiên với lời ghi trên phiến đá nầy thì người ta biết được vị đó chính là Simon có tên trong sử sách.
Simon lãnh đạo quân giải phóng Do Thái khỏi ách thống trị La Mã, đã bị bắt sống và bị hành hình đóng đinh chết trên thập tự giá vào năm 4 B.C … trước 4 năm Chúa Jesus sinh ra.
Đây là sự trung hợp với một quan tài vuông bằng đá mỏng (bone-storage box) mà nắp quan tài có ghi chữ Hebrew : “James Son of Joseph Brother of Jesus” (James con của Joseph, em của Jesus) … Khi quan tài nầy được bào xới đem lên mặt đất, người ta chỉ thấy vài mảnh xương trong đó.
Thật ra, thợ đào lên rất nhiều quan tài vuông loại nầy, nhưng quan tài vuông quan trọng nhất là quan tài của James mà hàng chữ ghi như vừa nói trên.
Sự kiện này đã bị Tòa thánh Vatican phản bác dữ dội. Họ cho rằng ngày xưa có nhiều tên James, Joseph và Jesus … đâu phải là em của Jesus of Nazareth. Thế là người ta chịu thua.
Bạn có thể vào Google Search tìm cụm từ 1st Century Ancient Tablet hay Gabriel Tablet thì rõ hơn…
________________
Chú thích:
1- Thiên thần Gabriel là nhân vật chánh trong kinh thánh Công giáo và kinh Muslim … Thiên thần Gabriel chúc mừng Đức Mẹ sẽ có Jesus đầu thai xuống thế làm con Đức Mẹ và cứu rỗi nhân loại … Thiên thần Gabriel hiện ra bắt Mohammed phải biết đọc biết viết…và Mohammed viết ra kinh Koran theo lời của Thiên thần Gabriel nầy từ đầu  đến cuối.
2- Phiến đá nầy được giáo sư Dr. David Jeselsohn (Thụy sí gốc Do Thái) mua lại từ tay một người Jordan chuyên bán cổ vật … Vào thời gian đó, giáo sư không quan tâm nhiều đến chuyện động trời nầy. Qua phân tích thì được biết phiến đá nầy được viết cùng thời gian với Dead Sea Scroll, những cuộn giấy giấu trong lu hũ.

3- Sau nầy lịch sử gọi Simon là Simon of Paraea …vì Simon sanh tại thành phố Paraea , y như Jesus, gọi là Jesus of Nazareth, vì Jesus sanh tại Nazareth, ngoại ô rất xa thành phố Jerusalem … Có nghi vấn cho rằng gia đình Jesus là người gốc Palestine chớ không phải nguyên gốc Jewish sanh tại Jerusalem (giống như một người Việt sanh ra tại New York thuộc Hoa Kỳ sau 1975 … không phải chánh gốc từ xứ An Nam ta).
4- Đã có sự hoán đổi người thật Simon phạm tội hình sự bị La Mã giết vì ý đồ giải phóng dân tộc Jewish, là để cảnh cáo dân Israel, thành Jesus of Nazareth chết vì nhân loại. Trong bộ luật hình sự của đế quốc La Mã và quốc triều Israel thân La Mã không có tội hình sự để tử hình một ông đạo sĩ nào cả.
Ngay cả đạo sĩ John Baptist, chuyên dùng nước sông Jordan để rửa tội những người tò mò khi sang dòng sông cạn Jordan nầy, cũng không bị chính quyền Jerusalem thân La Mã kết án ông ta. Sự chết chém của Jonh Baptist do lệnh của Vua Herod Antipas hứa với con gái cưng khi nhà vua say rượu … là một chuyện hư cấu y như Hollywood dựng câu chuyện KingKong nguồn gốc từ phim ảnh Nhật với Khủng Long Godzilla từ biển cả đi vào đất liền
5- Đến khi giáo triều Catholic mạnh lên sau khi đế quốc La Mã sụp đổ, thì họ dựng câu chuyện Chúa Jesus of Nazareth cũng bị chính quyền đô hộ La Mã thời đó, tử hình Ngài. Thế là một hệ thống giả tạo lịch sử được dàn dựng nên là Chúa Jesus of Nazareth chết vì Cứu chuộc Tội lỗi thiên hạ, và 3 ngày sau Ngài sống lại và lên trên Trời.
Nghìn năm sau nầy, những thêu dệt tinh vi và không tài nào tẩy xóa để trả lại sự thật cho lịch sử của dân Do Thái mà người giải phóng dân tộc Jewsish là Simon. Câu chuyện hư cấu Simon thành tội đồ Jesus of Nazareth trở thành sự thật vì được lập đi lập lại hàng triệu lần vào đầu óc trẻ thơ. Khi trẻ thơ ấy trờ thành người lớn, già cả và câu chuyện hư cấu ấy sẽ đi vào cõi vỉnh hằng có thật đời đời.
Simon of Peraea có thật, chết vì bị đế quốc La Mã đóng đinh trên thập giá, và không sống lại sau 3 ngày. Jesus of Nazareth - đã chết, cũng không sống lại sau 3 ngày.
6- Hiện nay phiến đá “Gabreil’s Stone = Hazon Gabriel = the Jeselsohn Stone “ được lưu trữ tại Israel Museum ở Jerusalem. Du khách hay học giả nghiên cứu tự do đến thăm viếng ngày đêm , không có sự cấm cản nào cả…
Còn kinh thánh, truyện hư cấu Jesus of Nazareth chết 3 ngày sau sống lại … được lưu trữ trong Thư Viện Vatican Library = Bibliotheca Apostolica Vaticana … thì không cho ai đến xem bản chánh nguyên bổn cả.
Nằng nặc đòi xem sự thật … thì sẽ bị Tòa thánh truất phép thông công lập tức, và cộng đồng giáo dân Công giáo sẽ tránh xa kẻ ấy như kẻ bị cùi hủi vậy.

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Cách Làm Tiền Của Vatican

Vatican được biết đến là một trung tâm quyền lực lớn và lâu đời trên thế giới với tính cách đặc thù của nó, vừa là giáo quyền của tòa Thánh Vatican, vừa là thế quyền của quốc gia Vatican. Tòa Thánh Vatican cũng là cơ quan lãnh đạo nhà nước Vatican. Đây là cơ quan tối cao của đạo Ca Tô Rô Ma, trong đó người đứng đầu là Giáo Hoàng được đạo Ca Tô Rô Ma phong là người được Chúa Trời ủy thác đại diện cho Ngài dưới trần gian “chăn coi” tín đồ Ca Tô Rô Ma toàn cầu. Với số tín đồ đông đảo trải rộng trên khắp thế giới, -mặc dù ngày nay người bỏ đạo Ca Tô tăng dần, đặc biệt tại các nước Âu Mỹ-, và với tài chánh dồi dào, họ tích cực tham gia vào những mưu đồ chính trị của nhiều quốc gia, với mục đích bảo vệ quyền lợi và khuếch trương thanh thế của đạo Ca Tô Rô Ma trên thế giới.
Nhìn vào hoạt động làm tiền và hành vi can dự vào chính trị- thường là cửa sau với mưu đồ đen tối- của Giáo hội Vatican, không ít người cho rằng đây không phải là cơ quan thuần túy tôn giáo, mà là một tổ chức có tính thế tục, vừa hoạt động chính trị, vừa kiếm tiền, như 2 bánh xe hỗ trợ nhau trong mục tiêu phát triển thế lực. Nói cách khác, họ hoạt động như một “quốc gia” Vatican thế tục, nhưng dùng danh nghĩa tôn giáo “giáo hội Ca Tô” làm vỏ bọc.  
 Vậy thì tiền của Giáo hội Vatican có được từ đâu?
Dưới đây là khái quát về cách kiếm tiền của Vatican.
Vào thời kỳ trung cổ, Vatican đã áp dụng những luật như thu nhận tài sản cung nạp từ những kẻ có tội để được khoan hồng, tức là phạm nhân sẽ được khoan hồng bằng cách đóng một số tiền theo yêu cầu của tòa án cho Vatican. Cũng có nhiều tội nhân không được khoan hồng, mà còn bị tịch thu tài sản. Họ thường là những người không theo hoặc có ngôn hành chống đối đạo Ca Tô. Ngoài ra còn có thuế từ người dân do nhà vua của nước đó qui định. Việc tích lũy tài sản và dùng tài sản để làm ra tiền đã có từ thời trung cổ.
Ngày nay, thuế giáo hội còn tồn tại ở một số nước như Đức, Áo, Đan Mạch và một vài nước ở xứ Bắc Âu. Ngoài thuế giáo hội ra, Vatican còn thu góp tiền bạc từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đây là tóm tắt những nguồn thu chính.
1) Thuế giáo hội
 Loại thuế này được truyền thừa từ thời trung cổ, lúc bấy giờ được gọi là “thuế một phần mười”, tức là tín đồ có nghĩa vụ phải nộp cho giáo hội, mà họ tự xưng là cơ quan đại diện cho Chúa, 1/10 số tiền tín đồ thu nhập được trong cuộc sống. Ngày nay, nước vẫn còn giữ thuế giáo hội ở mức cao là Đức, khoảng 8-9%. Đan Mạch chỉ khoảng 0.8%. Áo qui định mức thuế thay đổi tùy theo ngành nghề. Tại Đức, số tiền thu được từ thuế giáo hội chiếm khoảng 70% tổng thu nhập của giáo hội Ca Tô Đức. Cũng vì mức thuế cao, nên có nhiều người đã từ bỏ làm tín đồ Thiên chúa để tránh thuế.
2) Tiền cung hiến
Tiền cung hiến được chia ra làm 2 loại là “cung hiến thông thường” và “cung hiến một phần mười”.
- Cung hiến thông thường: là cung hiến không định kỳ như quyên góp trong những dịp lễ tại nhà thờ. Theo Thánh Kinh, nếu tín đồ cung hiến tài sản cho nhà thờ càng nhiều thì họ sẽ được Thiên Chúa ban cho nhiều lợi lộc. Có nghĩa là nếu tín đồ nào càng cung hiến nhiều tài sản, tiền bạc thì sẽ nhận được nhiều phước lành.
[Ta nghĩ thế này: người gieo ít sẽ gặt hái được ít, người gieo nhiều sẽ gặt được nhiều](Ⅱ Corinthians 9: 6).
[Tất cả hãy không vì miễn cưỡng, không vì bị cưỡng ép, mà hãy cung hiến bằng tâm của chính mình. Thiên Chúa hằng yêu thương những người cung hiến với niềm vui] (Ⅱ Corinthians 9: 7)
● - Cung hiến một phần mười: là loại cung hiến có tính định kỳ và số tiền cung hiến cũng được qui định là nộp cho giáo hội 1/10 lợi tức thu nhập của tín đồ. Dựa theo Thánh Kinh thì 1/10 số tiền thu nhập được của tín đồ là tài sản của Thiên chúa.
[Abram đã hiến 1/10 tất cả tài sản của mình cho người (Thiên Chúa)] (Genesis 14:20).
Nói một cách rốt ráo thì tất cả vật chất, con người, tài sản của con người trên thế gian này đều do Chúa tạo ra, nên thảy đều là tài sản của Chúa.
3) Tiền quyên góp riêng cho Giáo hội Vatican
Ngoài hai loại tiền cung hiến trên, còn có tiền quyên góp riêng cho Giáo hội Vatican, dưới danh nghĩa là “ Đóng góp cho Thánh Phêrô”. Đóng góp này được phát động rộng rãi trên qui mô toàn thế giới. Giáo hội hô hào từ trẻ con đến người lớn đều nên đóng góp tự nguyện (nhưng trên thực tế là khuyến dụ có tính cưỡng ép), với lý do cho rằng đây là hành vi chứng tỏ tất cả tín đồ đều được tham gia vào việc làm của người đại diện Chúa.
 [Trong tất cả họ không có người nào nghèo khó.Tất cả những người có tài sản đất đai, nhà cửa đều bán những tài sản này, mang tiền bán được mang đến đặt dưới chân của các tông đồ của Chúa. Nếu cẩn thiết, phân chia cho các tông đồ theo từng nhu cầu] (Tông Đồ Hành Lục 4:34:25).
Ước tính hiện nay số tín đồ Ca Tô Rô Ma trên toàn thế giới có khoảng trên 1 tỷ người. Nếu mỗi người đóng góp 10 Mỹ kim/năm thì với cách tính đơn thuần, GH Vatican thu được khoảng 10 tỉ Mỹ kim/năm.
Tất cả những loại tiền cung hiến cho giáo hội Ca Tô Rô Ma kể trên đều được Vatican chủ trương là chính đáng, vì tất cả đều căn cứ vào Thánh Kinh. Cung hiến 1/10 là nhiệm vụ của tín đồ đối với Thiên Chúa. Càng cung hiến nhiều thì càng được Chúa ban nhiều ân sủng.
Nếu là người bình thường khi đọc qua lý dụ trên đây thì không thể nào không liên tưởng đến chiêu trò dụ dỗ, mà thời nay gọi là “ làm ăn ác đức”.
Phần lớn số tiền Vatican nhận được dưới danh nghĩa cung hiến từ tín đồ, ngoài việc trang trải cho những sinh hoạt và hoạt động quản lý của Vatican, còn được sử dụng vào các mưu lược chính trị và đầu tư kiếm tiền. Ngoài ra, một số tiền lớn được phân chia cho nhiều chức sắc của Giáo hội để họ cho vay lấy lãi. Những chức sắc được phân phát tiền thì tìm cách trốn thuế. Điều này có nghĩa là một phần số tiền cung hiến cho “Chúa” từ tín đồ được sử dụng cho lợi ích riêng của nhóm người quyền thế trong Giáo hội.
Ngoài ra, còn có những khoản thu nhập khác như lệ phí cung nạp khi được Vatican phong thánh, hoặc những loại tiền kín thông qua các tổ chức hoặc hợp pháp, hoặc bất hợp pháp hoạt động ngoài vòng pháp luật, ngoài tầm kiểm soát của chính phủ của nước liên hệ, mà chỉ có ngân hàng Vatican mới biết rõ.
Trên đây là sơ lược về cách làm tiền của giáo hội Vatican, cũng là nhà nước Vatican.
Với hình thái làm tiền như trên thì người bình thường không thể nào hình dung được đây là cách làm tiền của một Giáo hội tôn giáo đại diện cho Thiên Chúa (cũng từ tưởng tượng), mà nó như là một công ty làm tiền thế tục bằng những chiêu trò ác đức.
3/2016
Tham khảo:

Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017

Tôn giáo ở Nhật Bản

Theo truyền thống Nhật Bản, tôn giáo không phải là một tổ chức tách biệt với cuộc sống hàng ngày mà gắn liền với mọi khía cạnh trong cuộc sống kinh tế và xã hội. Các lễ nghi theo suốt cuộc đời một con người, từ lúc sinh ra đến lúc lập gia đình và xuống cõi âm. Tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực như tư tưởng, kiến trúc, văn hóa-nghệ thuật của người Nhật.


Ba tôn giáo lớn của Nhật Bản là Thần đạo, Phật giáo và Thiên chúa giáo. Theo niên giám tôn giáo năm 1997 do Cục văn hóa soạn, tổng số người theo các đạo lên tới 207 triệu 758 nghìn người. Số người theo Thần đạo là 102 triệu 213 nghìn, chiếm 49,2%, số người theo đạo Phật là hơn 91 triệu 583 nghìn, chiếm 44,1%, theo đạo Thiên chúa 3 triệu 168 nghìn, chiếm 1,5%, 5,2% còn lại theo các tôn giáo khác. Nhìn vào số lượng tín đồ, nhiều người không khỏi ngạc nhiên vì cao gần gấp đôi dân số Nhật. Niên giám tôn giáo nêu lý do rằng, dựa trên cơ sở truyền thống lịch sử và tính dân tộc, việc 1 người được coi là tín đồ của 2 đạo rất phổ biến.


Thần đạo là tôn giáo độc đáo của Nhật Bản. Thời xưa, người Nhật có quan niệm rằng trên đất nước mình có nhiều vị thần. Họ coi tất cả những vật chất hay hiện tượng mang tính thần bí, đáng kính sợ đều là những vị thần. Ngoài ra, người Nhật tin rằng mỗi dòng họ, mỗi xã đều có vị thần tổ tiên, vị thần xã riêng. Vì vậy, trong tiếng Nhật có cụm từ “tám trăm vạn vị thần”. Cách suy nghĩ này hiện nay vẫn còn tồn tại.


Trên toàn Nhật Bản, nơi đâu cũng có đền Ujigami. Ujigami vốn là vị thần dòng họ và đền Ujigami vốn là đền của 1 dòng họ riêng vì ngày xưa ở Nhật Bản, những người thuộc 1 họ sống tập trung ở 1 khu vực. Xã hội Nhật Bản đã thay đổi nhiều và ít có trường hợp những người cùng dòng họ sống tập trung. Trong bối cảnh đó, Ujigami biến thành vị thần của từng xã, khu vực. Nếu trong một khu vực nào đó có người dân tộc Nhật sinh sống thì đền Ujigami đương nhiên coi họ là tín đồ của đền này. Chính vì vậy, số lượng tín đồ Thần đạo tương đương với dân số Nhật Bản.


Giống như các dòng họ khác, Hoàng gia cũng có vị thần riêng. Đó là Amaterasu-o-mi-kami – thần Mặt trời. Trong thần đạo, vị thần của Hoàng gia được coi là vị thần của dân tộc Nhật Bản. Thần đạo có nhiều vị thần quan trọng khác như Ameno-minakanushino-kami là vị thần xuất hiện đầu tiên trên thế giới, Izanagi-no-mikoto và Izanami-no-mikoto là hai vợ chồng vị thần sinh ra đất đai Nhật Bản. Thần đạo có đặc điểm coi cái gì đáng kính sợ, thần bí đều là thần, nên có các vị thần liên quan đến thiên nhiên như thần gió, thần sấm. Gió thổi là do vị thần gió sử dụng bao gió, sấm động là do vị thần sấm đánh trống, v,v… Núi Phú sĩ và các núi cao khác cũng được coi là thần. Có một số trường hợp, những người có cống hiến lớn, sau khi qua đời trở thành thần. Cách suy nghĩ này hơi giống như ở Việt Nam.


Từ “Thần đạo” được đề cập đến trong sách sử đầu tiên là “Nhật Bản Thư Kỷ”, được soạn vào thế kỷ 8, trong đó ghi rằng: ”Thiên Hoàng tin Phật pháp, tôn Thần đạo”. Cũng từ câu này, có thể hiểu từ thời xa xưa tại Nhật Bản, 2 tôn giáo lớn là Thần đạo và Phật giáo đã tồn tại cùng nhau. Năm 552 (hoặc theo một giả thuyết khác là năm 538), Thánh Minh Vương của nhà nước cổ đại tại bán đảo Triều Tiên (Bách Tế) cử phái bộ sang triều kiến Nhật hoàng, tặng tượng Phật cùng một số cuốn kinh Phật giáo. Tại triều đình Nhật Bản lúc bấy giờ, Nhật Hoàng và các dòng họ lớn bàn cãi xem có nên đưa Phật giáo vào hay không. Trong cuộc bàn cãi này, 2 dòng họ lớn là Soga và Mononobe có ý kiến đối lập: dòng họ Soga kêu gọi nên theo vì các nước xung quanh đã theo rồi, còn dòng họ Mononobe cho rằng không nên theo vì Nhật có nhiều vị thần riêng và không cần tôn giáo khác nữa. Tranh cãi không đi đến kết luận được nên Nhật Hoàng ra lệnh cho dòng họ Soga thử thờ Phật giáo. Từ khi đó, nhà nước Nhật Bản vừa theo Thần đạo vừa theo Phật giáo.


Phật giáo được chính thức chấp nhận sau chiến thắng về chính trị và quân sự của dòng họ Soga trước dòng họ Mononobe. Dưới thời trị vì của Thiên hoàng Suiko, nhiếp chính Shotoku-taishi cho xây dựng nhiều chùa chiền, trong đó có chùa Horyu-ji và Shitenno-ji. Chùa Horyu-ji là kiến trúc gỗ cổ nhất trên thế giới còn lại đến đời nay. Trong thời Nara (thế kỷ 8), Phật giáo bắt đầu phát triển mạnh mẽ và nhiều đền chùa được dựng lên nhờ sự ủng hộ của Nhật Hoàng. Nhật Hoàng Shomu (701-756) lên ngôi vua năm 724 quy định lấy Phật giáo là “tôn giáo nhà nước” và xây dựng chùa Todai-ji, trong đó có đặt tượng Đại Phật Nara cao 15m, đồng thời xây dựng các chùa Kokubun-ji và Kokubunni-ji tại từng xứ trên toàn quốc. Nhưng cũng cần phải lưu ý rằng, trong khi đó Hoàng gia vẫn cúng vị thần tổ tiên, tức vẫn theo Thần đạo. Vì vậy hầu hết các đền Thần đạo có chùa phụ thuộc còn các chùa Phật giáo lớn cũng có đền phụ thuộc.


Ở Nhật Bản hiện có 13 tông phái Phật giáo chính. 6 phái được đưa từ Trung Quốc sang Nhật vào thời Nara, trong đó phải kể đến 3 phái là Kegon (Hoa Nghiêm), Hosso (Pháp Tương) và Ritsu (Luật). Trong thời Heian, lần đầu tiên có 2 phái Phật giáo do các nhà sư Nhật Bản thành lập là phái Tendai (Thiên Đài) và phái Shingon (Chân Ngôn).


Từ cuối thời Heian đến thời Kamakura có thêm 7 tông phái nữa là phái Yuzu-nenbutsu, phái Jodo, phái Jodo-shin, phái Ji, phái Nichiren, cùng 2 phái thiền lớn của Nhật Bản Rinzai và Soto. Vào đầu thời Edo, xuất hiện 1 phái thiền khác là phái O-baku, được đưa từ Trung Quốc vào Nhật Bản.


Khi Phật giáo được đưa sang Nhật từ Triều Tiên và Trung Quốc, tại Nhật Bản đã có Thần đạo nên các nhà sư gặp nhiều khó khăn trong quá trình truyền đạo. Để 2 tôn giáo Thần đạo và Phật giáo cùng tồn tại, các nhà sư xây dựng hệ thống tư tưởng “thần phật tập hợp”. Theo tư tưởng này, các vị thần của Thần đạo là hóa thân của các đức phật trong Phật giáo. Ví dụ, vị thần Amaterasu-o-mikami (vị thần chính của thần đạo) là hóa thân của Đức Phật Như Lai mà tên tiếng Nhật là Birushana-butsu hoặc Dai-nichi Nyo-rai (Bì Lô Già Na Phật hoặc Đại Nhật Như Lai). Tư tưởng này tiếp tục đến cuối thời Edo, trước khi chính phủ Minh Trị quy định Thần đạo là tôn giáo nhà nước và đàn áp Phật giáo. Nhưng sau đó, chính phủ Minh Trị cho phép Phật giáo cùng tiếp tục tồn tại vì trong khoảng 1200 năm, Phật giáo đã đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và không thể nào xóa bỏ được ảnh hưởng của Phật giáo.


Trước khi 2 phái Tendai và Shingon được thành lập, Phật giáo chỉ được coi là tôn giáo của nhà nước và nhà nước ủng hộ các phái chứ không phổ biến trong dân chúng. Tuy nhiên, hai phái Tendai và Shingon không nhận sự ửng hộ của chính quyền mà cố gắng truyền đạo trong dân. Rồi nhiều phái kế tiếp được thành lập trong bối cảnh liên tiếp xảy ra chiến tranh. Từ cuối thời Heian đến thời Kamakura, thế lực của triều đình dần dần yếu đi còn giới võ sĩ tranh giành nhau để mở rộng thế lực và lãnh thổ của mình, gây nhiều cuộc chiến đe dọa đời sống của người dân. Nhiều phái được thành lập nhằm mục đích cứu độ dân chúng.


Nói riêng về Phật giáo Nhật Bản, Thiền tông (hay Zen) là một tông phái khá đặc biệt. Việc đưa thiền vào Nhật Bản là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử tôn giáo của Nhật Bản. Thiền được nuôi dưỡng trong những nền văn hóa vĩ đại của châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ, đạt tới đỉnh cao ở Nhật Bản để rồi lan sang các nước phương Tây. Khi kỹ thuật đe dọa thống trị thế giới, thiền thức tỉnh nhiều người về những giá trị tinh thần cần thiết cho cuộc sống của con người.


Thiền tông, với giáo lý chủ yếu là tham thiền nhập định để chứng ngộ Phật tính, vốn do nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma khởi xướng. Khi Bồ Đề Đạt Ma 60 tuổi, ngài sang Trung Quốc để truyền bá thiền nhưng vua chúa Trung Quốc bấy giờ không hiểu được nên ngài tới chùa Thiếu Lâm và dạy thiền cho các nhà sư tại chùa đó. Hai phái thiền của NB, tức phái Rinzai (Lâm Tể) và phái Soto (Tào Đỗng), cũng là do nhà sư Trung Quốc sáng lập ra trong thời Đường, rồi đầu thế kỷ 13 du nhập vào Nhật Bản.


Điểm khác nhau giữa 2 phái thiền này với các tông phái Phật giáo khác ở Nhật là gì? Phật giáo là một tôn giáo tìm cách đắc đạo để ra khỏi kiếp luân hồi. Các phái như Jodo, Jodo-shin và Ji đi theo giáo lý “Ta riki” (Tha Lực), tức tín đồ được Phật A Di Đà giúp đỡ để đạt tới điều kể trên. Nói cụ thể, tín đồ chỉ cần niệm câu “Nam Mô A Di Đà Phật” thì sau khi chết được sẽ đầu thai tại “Cực Lạc Tịnh Độ”, nơi cuộc sống không có đòi nghèo, đau khổ, ai cũng đi tu để trở thành phật được. Trong lịch sử Nhật Bản, các phái “Ta riki” được rất nhiều nông dân theo.


Nhưng hai phái thiền thì hoàn toàn khác. Để “giác ngộ” và trở thành phật, bản thân tín đồ phải tịnh tu trong cuộc sống hiện tại. Vì thế, hai phái này được gọi là “Ji riki” (Tự Lực). Một phương pháp chính để tu là ngồi thiền. 2 phái thiền được đưa từ Trung Quốc sáng đúng vào lúc chính quyền Kamakura vừa mới được xây dựng và thế lực của tầng lớp võ sĩ đã được phát triển rất mạnh. Tư tưởng “tự tu để thành chính quả” của 2 phái này được tầng lớp võ sĩ ủng hộ nhiệt liệt. 2 phái này đã phát triển cùng với sự phồn vinh của thời kỳ phong kiến, tức thời đại của tầng lớp võ sĩ trong thời Kamakura, Muromachi và Edo. Các phái thiền này thu hút nhiều người trong tầng lớp võ sĩ và thương nhân. Hiện nay, tại Nhật Bản có khoảng 9 triệu 370 nghìn người đi theo Thiền tông, chiếm khoảng 10% tổng số tín đồ Phật giáo.


Sau khi đất nước thống nhất, các chính quyền võ sĩ Kamakura, Muro-machi và Tokugawa ủng hộ Phật giáo, vừa để Phật giáo cùng chính quyền được tồn tại lâu dài, vừa để lợi dụng Phật giáo thống trị dân chúng. Trong thời Edo, tức chính quyền Tokugawa, chính quyền tích cực sử dụng hệ thống chùa chiền Phật giáo để quản lý hộ khẩu của người dân. Chính quyền buộc mọi người phải đăng ký thuộc một chùa nào đó và các chùa lập danh sách tín đồ thuộc chùa mình. Khi dân chúng cần phải làm lễ liên quan đến Phật giáo thì phải nhờ chùa mà mình đã đăng ký. Một mục đích khác là tránh không để dân chúng chạy theo Thiên chúa giáo. Chế độ này giúp số lượng tín đồ Phật giáo tăng lên và các chùa được kết hợp với xã hội rất chặt chẽ, nhưng mặt khác, các chùa đã có số tín đồ nhất định nên không cố gắng truyền đạo nữa. Vì vậy, sức hút về mặt tín ngưỡng của Phật giáo dần dần mất đi, Phật giáo dần dần trở nên hình thức hóa.


So với Thần đạo và Phật giáo, lịch sử của Thiên chúa giáo Nhật Bản tương đối trẻ. Năm 1549, nhà truyền giáo Francisco de Xavier, người Tây Ban Nha sang Nhật và lần đầu tiên giới thiệu tôn giáo này. Thời đó, cả triều đình và chính quyền Muromachi đều không có sức chi phối toàn quốc nữa, các sứ quân daimyo chia đất nước Nhật Bản thành nhiều khu vực và cai trị khu vực của mình. Những người truyền giáo Thiên chúa giáo thời đó không chỉ giới thiệu Thiên chúa giáo mà còn mang đến nhiều máy móc, kỹ thuật, ấn phẩm tiên tiến của phương Tây cũng như những điều mới lạ của các nước đông nam, tây nam Á. Vì vậy có một số sứ quân daimyo cho phép nhà truyền giáo hoạt động tại khu vực của mình để tranh thủ học hỏi kỹ thuật tiên tiến, giao dịch buôn bán, v,v…


Nhưng sau khi thống nhất đất nước, sứ quân Toyotomi Hideyoshi đã cấm các nhà truyền giáo Thiên chúa giáo hoạt động trên lãnh thổ Nhật Bản vào năm 1587, khi đã có khoảng 150 nghìn người theo. Chính quyền Tokugawa sau đó cũng tiếp tục đẩy mạnh chính sách này, nghiêm cấm người Nhật theo Thiên chúa giáo. Năm 1637, tại vùng Shimabara-Amakusa (tỉnh Nagasaki hiện nay) cuộc chiến Shimabara bùng nổ, 37.000 tín đồ Thiên chúa giáo trong khu vực này chiếm thành lũy, giao chiến với quân đội chính quyền. Sau đó, chính quyền tăng cường đàn áp tín đồ Thiên chúa giáo tới mức những người theo đạo này phải che giấïu tín ngưỡng của mình. Sau Minh Trị Duy Tân, chính sách cấm Thiên chúa giáo được hủy bỏ. Nhiều nhà truyền giáo, hầu hết từ Mỹ, đã tới Nhật Bản để phổ biến Thiên chúa giáo và đặt cơ sở tại Nhật Bản.


Từ sau Minh Trị Duy Tân đến khi kết thức Thế chiến 2, vai trò của Thần đạo tăng lên. Trong thời kỳ đó, Thần đạo được coi là tôn giáo nhà nước vì Minh Trị Duy Tân có quan điểm lật đổ chính quyền võ sĩ để tái lập chính quyền của Nhật Hoàng, và như đã nói ở trên, vị thần tối cao của Thần đạo là vị thần tổ tiên của Hoàng gia. Tư tưởng này được sử dụng để tăng cường chi phối dân chúng dưới sự chỉ đạo của Nhật Hoàng. Nhưng, sau Thế chiến 2, chính sách “Thần đạo là tôn giáo của nhà nước” được bãi bỏ và Hiến pháp Nhật Bản hiện nay đảm bảo tự do tín ngưỡng, ai theo đạo nào cũng được.