Quỷ Sa-tăng trong Kinh thánh
Nếu như mọi tồn tại trên thế giới – cả trên trời, mặt đất và biển cả - đều là sản phẩm của Chúa thì Sa-tăng cũng vậy. Ban đầu, đó là một trong ba tổng lãnh thiên thần do Chúa trời tạo ra, có tên là Lucifer, có nghĩa là ngôi sao mai ngời sáng. Lucifer cùng với hai tổng thiên thần khác là Michael và Gabriel giúp Chúa trời cai quản thiên giới. Vị thiên thần này không những có quyền lực lớn mà còn có hình dung tuyệt đẹp, được Chúa vô cùng yêu thương, giao nhiều trọng trách. Điều đó khiến Lucifer dần dần trở nên kiêu ngạo và ngông cuồng, cảm thấy mình không thua kém gì Chúa trời. Ông ta đố kỵ với Chúa, thèm khát địa vị của ngài, thèm khát quyền lực tối thượng.
Ấp ủ tham vọng thoán vị, Lucifer rủ rê các thiên thần tạo phản lật đổ Chúa trời và lạ thay, có đến 1/3 số thiên thần đi theo ông ta. Một cuộc chiến khủng khiếp diễn ra trên thiên đường và kết cục là vị tổng thiên thần sa ngã tự coi mình cao hơn Chúa đã thất bại, bị ném xuống 18 tầng địa ngục và trở thành chúa quỷ. Từ đó, ông ta được gọi là Sa-tăng, có nghĩa là sự hủy diệt.
Nếu như mọi tồn tại trên thế giới – cả trên trời, mặt đất và biển cả - đều là sản phẩm của Chúa thì Sa-tăng cũng vậy. Ban đầu, đó là một trong ba tổng lãnh thiên thần do Chúa trời tạo ra, có tên là Lucifer, có nghĩa là ngôi sao mai ngời sáng. Lucifer cùng với hai tổng thiên thần khác là Michael và Gabriel giúp Chúa trời cai quản thiên giới. Vị thiên thần này không những có quyền lực lớn mà còn có hình dung tuyệt đẹp, được Chúa vô cùng yêu thương, giao nhiều trọng trách. Điều đó khiến Lucifer dần dần trở nên kiêu ngạo và ngông cuồng, cảm thấy mình không thua kém gì Chúa trời. Ông ta đố kỵ với Chúa, thèm khát địa vị của ngài, thèm khát quyền lực tối thượng.
Ấp ủ tham vọng thoán vị, Lucifer rủ rê các thiên thần tạo phản lật đổ Chúa trời và lạ thay, có đến 1/3 số thiên thần đi theo ông ta. Một cuộc chiến khủng khiếp diễn ra trên thiên đường và kết cục là vị tổng thiên thần sa ngã tự coi mình cao hơn Chúa đã thất bại, bị ném xuống 18 tầng địa ngục và trở thành chúa quỷ. Từ đó, ông ta được gọi là Sa-tăng, có nghĩa là sự hủy diệt.
Sa-tăng được coi là kẻ đã hóa thân thành con rắn để quyến rũ A-đam và Eva phản lại lời răn của Chúa: không được ăn trái cây hiểu biết về sự tốt xấu. Họ đã ăn trái cây đó, để từ chỗ ngây thơ, trong trắng hoàn toàn như một đứa trẻ, họ đã có tri thức đầu tiên, lần đầu tiên biết về sự tốt và xấu, lần đầu tiên thấy xấu hổ về sự trần truồng của mình và những dục vọng của xác thịt. Hiểu biết đó khiến họ bị đẩy ra khỏi vườn địa đàng, và con cháu đời đời mang tội với tổ tông.
Quỷ vương Sa-tăng cũng từng cám dỗ cả Chúa Jesu khi ngài ở trong hoang mạc, trước thời điểm ngài xuất hiện công khai truyền đạo. Sứ mệnh của Jesu là hiến mình trên thập giá để cứu chuộc loài người, nhưng Sa-tăng hứa sẽ đem cho ngài toàn bộ quyền lực và vinh quang của cõi thế gian, và dĩ nhiên là quỷ đã thất bại. Sau này, quỷ vương còn nhiều lần tiếp tục trổ tài lung lạc các môn đồ của Chúa trên hành trình truyền đạo.
Theo nghĩa biểu trưng, Sa-tăng không phải là con quỷ tìm cách ăn thịt người, mà là hiện thân cho sự sa ngã của linh hồn, là sự buông mình theo cám dỗ của dục vọng đen tối. Khi con người vướng vào tội lỗi, chứng tỏ họ đã bị quỷ dữ - tức cái ác, cái xấu – lung lạc và chiếm hữu.
Giải mã bí ẩn về con số 666 của quỷ Sa-tăng
Con số đáng sợ trên xuất hiện ở trong quyển cuối cùng của bộ kinh Tân Ước hay còn gọi là sách Khải huyền. Nó được coi là dấu ấn hiện thân của quỷ Sa-tăng. Do đó, con số 666 là biểu tượng của sự không hoàn hảo đối lập với con số 7 – dấu ấn của Chúa Trời. Những con số của Chúa trời được cho là hoàn hảo bởi vì một tuần có 7 ngày, 7 lưỡi lửa, 7 linh hồn...
Ngoài ra, 666 còn được coi là con số tượng trưng cho một cuộc tấn công chống lại Jesus Christ. Trong tiếng Hy Lạp, chữ Christ khi được viết bằng tay sẽ có hình dạng khá giống những vật nhọn hay mũi tên. Nó được coi là một vũ khí nhằm chống lại Chúa trời.
Ngoài ra, con số 666 còn được cho là hiện thân của con rắn thuộc quỷ Sa-tăng – loài vật đã dụ dỗ Adam và Eva ăn trái cấm. Chính vì hai con người trần thế lén ăn vụng trái cấm nên Chúa đã nổi giận đuổi họ khỏi vườn địa đàng rồi đày người đàn ông xuống trần gian. Vì vậy, người ta cho rằng, con số 666 có khả năng là biểu tượng của sự cám dỗ, khiến con người lầm đường lạc lối và phạm phải những sai lầm khủng khiếp khó cứu vãn tình thế.
Theo một truyền thuyết cổ khác, nếu đem cộng 3 con số 6 sẽ tạo ra một kết quả và suy đoán đáng kinh ngạc: 6+6+6 = 18. Và con số 18 tượng trưng cho 18 trinh nữ hay còn được gọi là những thiên thần đồng trinh được dâng lên trong những lễ tế quỷ Sa-tăng. Những người tin theo truyền thuyết này cho rằng, nếu họ tìm được đủ 18 trinh nữ và thực hiện việc tế lễ theo đúng phong tuc tap quan thì quỷ Sa-tăng sẽ trở về từ địa ngục.
Theo một truyền thuyết cổ khác, nếu đem cộng 3 con số 6 sẽ tạo ra một kết quả và suy đoán đáng kinh ngạc: 6+6+6 = 18. Và con số 18 tượng trưng cho 18 trinh nữ hay còn được gọi là những thiên thần đồng trinh được dâng lên trong những lễ tế quỷ Sa-tăng. Những người tin theo truyền thuyết này cho rằng, nếu họ tìm được đủ 18 trinh nữ và thực hiện việc tế lễ theo đúng phong tuc tap quan thì quỷ Sa-tăng sẽ trở về từ địa ngục.
Giải mã bí ẩn về con số 666 của quỷ Sa-tăng
Một số người tin rằng, con số 666 là dấu ấn của quỷ Sa-tăng nên chỉ đem lại điềm gở, tai họa cho con người.
Tuy nhiên, một số người lại cho rằng, con số 666 không phải là hiện thân của quỷ Sa-tăng mà là số 616. Các nhà khoa học tìm thấy một bộ sưu tập các tài liệu cổ ở Ai Cập trong đó có bản thảo lâu đời nhất của sách Khải huyền chỉ ra rằng, 616 mới đúng là con số của quỷ Sa-tăng. Theo thời gian, không biết vì lý do gì đã dẫn đến sự thay đổi.
Dù vậy, người ta vẫn tin 666 mới là con số của quỷ bởi nó có vẻ huyền bí, hấp dẫn và dễ nhớ hơn con số 616.
Giáo sư khoa nhân chủng học thuộc Đại học Khoa học và Mỹ thuật Phillips Stevens Jr cho biết: “Khải huyền là một cuốn sách phức tạp và khó hiểu. Các học giả đã tìm thấy nhiều “con quỷ” xuất hiện trong chương 13 và nhiều chương khác của cuốn sách cổ đó”.
Vị giáo sư này cũng nhận định rằng, đây chẳng qua là kiểu mê tín dị đoan và hoàn toàn không tồn tại con số của quỷ. Những cụm từ chỉ con quỷ trong sách Khải huyền đề cập đến rất nhiều loại quỷ khác nhau không cứ gì chỉ có mỗi Sa-tăng.
Chính vì vẻ huyền bí của nó mà có người tin, có người lại cho đó chỉ là trò bịp bợm. Những người tin thì thường kiêng khem những ngày rơi đúng vào chu kỳ 666, hoặc không chọn những con số đó làm số nhà, biển số xe… Thậm chí có người còn kiêng không sinh nở vào những ngày đó vì lo sợ sẽ sinh ra một đứa con là hiện thân của quỷ.
Đặc biệt, một công trình nổi tiếng của Ai Cập còn được coi là hiện thân của quỷ Sa-tăng vì nó có những điểm tương đồng với con số 666. Đó là kim tự tháp kính Lourve. Người dân đồn thổi, công trình này được xây dựng cho quỷ bởi nó được tạo thành từ 666 miếng kính.
Câu chuyện ly kỳ trên xuất hiện từ những năm 1980. Tuy nhiên, lãnh đạo bảo tàng Louvre khẳng định rằng, kim tự tháp trên không hề có liên quan gì đến con số 666. Thực ra, nó được tạo thành từ 673 tấm kính trong đó có 603 tấm hình thoi và 70 tấm hình tam giác.
Dù vậy, nhiều người vẫn tin vào giả thuyết con số của quỷ Sa-tăng “hiện hình” ở kim tự tháp kính Lourve. Họ cho rằng, nếu lấy con số chính thức 673 cộng với cánh cửa Kim tự tháp lớn, cộng thêm 112 miếng kính của Kim tự tháp ngược rồi trừ đi 120 miếng kính của hai kim tự tháp con nằm trong đó thì vẫn cho ra kết quả 666 (674 + 112 - 120 = 666).
Chưa dừng lại ở đó, câu chuyện lại “dậy sóng” trở lại vào năm 2003 khi tác giả Dan Brown nổi tiếng đã viết trong cuốn tiếu thuyết Mật mã Da Vinci lừng danh khắp 5 châu 4 biển với nội dung khá “nhạy". Trong đó, nhân vật chính của tác phẩm là Robert Langdon cho rằng: "Kim tự tháp này đã được xây từ chính xác 666 tấm kính, theo yêu cầu kỳ cục của Tổng thống xuất sắc nhất Nền cộng hòa thứ 5 của Pháp là Francois Mitterrand". Chính vì vậy, chủ đề về con số của quỷ lại gây xôn xao dư luận một thời gian.
Đến ngày 6/6/2006, nhiều người tin rằng đó là ngày của quỷ Sa-tăng hiện về và sẽ có tai họa ập đến. Những tin đồn về ngày khủng khiếp đó lan truyền với tốc độ chóng mặt giống như Ngày tận thế. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, ngày hôm đó không hề xảy ra thảm kịch to lớn nào. Và thế giới vẫn bình yên.
Tuy nhiên, đó chỉ là một trong những lần xác xuất không chuẩn tính theo chu kỳ 666 ngày. Thực tế chỉ ra rằng, có một số sự kiện rơi đúng vào chu kỳ đó nhưng có xác xuất cộng trừ trùng khớp với thời điểm xảy ra những thảm họa kinh hoàng trong lịch sử nhân loại.
Cụ thể, nếu tính từ ngày 1/8/1914 – thời điểm bùng nổ thế chiến thứ nhất, thế giới xảy ra những sự kiện đặc biệt xảy ra với xác xuất cộng trừ vài tuần lễ. Nếu lấy 5 x 666 sẽ ra thời điểm là tháng 9/1923. Tại thời điểm đó, trận động đất mạnh 8,9 độ Richter tàn phá một khu vực lớn ở Tokyo, Nhật Bản đã diễn ra. Thảm họa kinh hoàng này xảy ra vào đúng vào ngày 1/9.
Nếu lấy 11 x 666 sẽ ra thời điểm là tháng 12/1941(lich am duong). Theo lịch sử, Nhật tấn công Trân Châu cảng gây thiệt hại nặng nề cho Hải quân Mỹ vào ngày 7/12/1941. Sự kiện này đánh dấu thời điểm Mỹ chính thức tham gia chiến tranh thế giới thứ hai.
Nếu lấy 17 x 666 sẽ ra thời điểm là tháng 8/1945. Vào ngày 6/8, Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản gây ra thảm họa hạt nhân đầu tiên trong lịch sử.
Nếu lấy 34 x 666 sẽ ra thời điểm tháng 8/1976. Mốc thời gian này đánh dấu sự bùng phát của một loạt thảm họa như bệnh Ebola ở châu Phi và xảy ra trận động đất lớn nhất thế kỷ ở Trung Quốc vào ngày 28/7.