Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Những Quyển Sách Phê Bình Thiên Chúa Giáo La Mã

Nhìn rõ vấn đề tôn giáo trong xã hội, học giả Paul Blanshard đã viết như sau trong cuốn Nền Tự Do Của Mỹ và Quyền Lực Ca-Tô American (Freedom and Catholic Power), trang 4, như sau:

"Anh không bao giờ nên chỉ trích tôn giáo của người khác" , cái giáo lý nghe có vẻ vô hại đó, phát xuất từ những tình cảm cao quý, nhưng thật là nguy hại cho lối sống dân chủ. Nó không để ý đến bổn phận phải bênh vực sự thật trong mọi ngành tư duy của mọi công dân tốt. Nó không xét đến sự kiện là phần lớn cái mà con người gọi là tôn giáo cũng là chính trị, lành mạnh xã hội và kinh tế. Giữ yên lặng về "tôn giáo của người khác" có thể đưa đến nền y tế hạng hai, nền giáo dục thấp kém, và chính quyền phản dân chủ."
Học giả Paul Blanshard
(You should never criticize another man's religion", that innocent-sounding doctrine, born of the noblest sentiments, is full of danger to the democratic way of life. It ignores the duty of every good citizen to stand for the truth in every field of thought. It fails to take account of the fact that a large part of what men call religion is also politics, social hygiene and economics. Silence about "another man's religion" may mean acquiescence in second-rate medicine, inferior education and anti democratic government.)

NHỮNG LỜI CHÂU NGỌC VỀ THÁNH KINH.

Robert G. Ingersoll

http://www.positiveatheism.org/hist/lewis/lewing03.htm
http://www.infidels.org/library/historical/robert_ingersoll/
http://en.wikipedia.org/wiki/Robert_G._Ingersoll
Tác giả: Robert G. Ingersoll, danh nhân Hoa Kỳ: Đại Tá, Chưởng Lý bang Illinois, Nhà Tư Tưởng Tự Do, Nhà Nhân Bản. Nhận định :

Cuốn Thánh Kinh không phải là cuốn sách để cho già cũng như trẻ đáng đọc. Nó chứa những trang sách mà không một ông mục sư nào ở Mỹ dám đọc trước cộng đồng dân Chúa bất kể là phần thưởng dành cho ông ta là cái gì. Có những chương mà không một người cha nào muốn đọc cho con nghe. Có những câu chuyện không thể kể; và sẽ có ngày cả nhân loại sẽ phân vân là sao mà một cuốn sách như vậy lại có thể gọi là được Thiên Chúa mạc khải.
Chúng ta thường xuyên được bảo rằng Thánh Kinh là nền tảng của sự khiêm tốn và đạo đức; trong khi thật ra thì những trang sách trong đó chẳng có gì là khiêm tốn và đạo đức [Xin dọc những lời tự nhận rất huênh hoang và những lời vô đạo đức của Giê-su trong Tân Ước. ], mà nếu một mục sư đọc chúng trên bục giảng thì ngay lập tức ông ta sẽ bị tố cáo là đồ khốn nạn dơ dáy (unclean wretch). Mọi phụ nữ sẽ bước ngay ra khỏi nhà thờ, và nếu nam giới có ở lại thì chỉ với mục đích là nghiêm khắc trừng phạt ông mục sư đó
 (chastising that minister).



Có phải tốt hơn là hãy chấp nhận Thánh Kinh được viết bởi những người man rợ trong một thời đại man rợ, thô thiển không? Có phải đúng hơn là có những tên Do Thái ngu đần nào đó đã viết lên những lời tầm thường đó. Những Ki Tô hữu bảo tôi rằng chính Thiên Chúa là tác giả của những điều đê tiện và ngu xuẩn (vile and stupid) này. [Và ngày nay, Mục sư Nguyễn Hữu Ninh vẫn dạy các tín đồ Tin Lành rằng Thiên Chúa là tác giả của những điều đê tiện và ngu xuẩn này. ]
Sự kiện là, những điều hay trong một cuốn sách không chứng minh được là cuốn sách đó đã được Thiên Chúa mạc khải (hay “hà hơi” theo mục sư Nguyễn Hữu Ninh), nhưng những điều xấu xa và sai lầm trong đó đích thực đã chứng minh rằng đó không phải là một cuốn sách đã được mạc khải.
Vấn đề thực sự không phải là cuốn Thánh Kinh có được mạc khải hay không, mà là nó có đúng hay không. Nếu nó đúng, nó không cần phải được mạc khải. Nếu nó đúng thì không có gì khác biệt là nó đã được viết bởi một người hay một ông thần; và nếu nó không đúng thì không thể bảo nó là do sự mạc khải của thần mà viết lên. Một bản cửu chương (multiplication table) thì cũng có ích, cũng đúng như là một thần đã xếp đặt những con số trong đó. Nếu Thánh Kinh thực sự đúng, không cần phải đề cao nó là do sự mạc khải của thần.

Thật ra thì, chân lý không cần phải được mạc khải. Không có gì phải cần đến sự mạc khải trừ sự giả mạo hay sai lầm [nghĩa là muốn sự giả mạo trở thành chân thật, sự sai lầm trở thành đúng bằng cách khoác cho nó bộ áo “do Thiên Chúa mạc khải”. ]. Ở đâu mà sự thật chấm dứt, ở đâu mà xác suất (probability) ngưng lại, thì ở đó sự mạc khải (hay “hà hơi”) bắt đầu. Một sự kiện không bao giờ đi cùng với một phép lạ. Chân lý không bao giờ cần đến sự trợ giúp của phép lạ.
Sự mạc khải của cuốn Thánh Kinh tùy thuộc sự cả tin của người đọc. Đã có một thời, những điều viết trong đó về địa chất, về thiên văn, lịch sử thiên nhiên, đều được cho là do sự mạc khải của thần và do đó không thể sai lầm; thời đại đó đã qua. Đã có một thời, những quan niệm về luân lý đạo đức trong đó đã làm hài lòng những con người nắm quyền thống trị tư tưởng của nhân loại; thời đại đó đã qua. 



Có một người thông minh nào trên thế giới ngày nay còn có thể tin được câu chuyện vườn Eden? Nếu bạn thấy người nào còn tin như vậy, hãy gõ lên trán anh ta, bạn sẽ nghe thấy một tiếng vang [vì đầu óc hắn ta rỗng tuếch. ]. Có một người thông minh nào mà ngày nay còn có thể tin là Thiên Chúa đã tạo ra người đàn ông từ đất sét, và người đàn bà từ một cái xương sườn, rồi đặt hai người vào trong một cái vườn, và đặt một cái cây ở giữa vườn? Không có chỗ nào ngoài cái vườn để đặt cái cây đó hay sao, nếu ông ta không muốn cho họ ăn trái cây trên cây đó? Có còn người nào ngày nay còn có thể tin vào chuyện con rắn (xúi Adam và Eve ăn trái cấm)? Tôi thật thương hại bất cứ ai, trong thế kỷ 19 này, còn tin vào những chuyện trẻ con như vậy.
Tại sao Adam và Eve bất tuân điều cấm của Thiên Chúa? Tại sao họ bị cám dỗ? Bởi ai? Bởi quỷ (hiện thân thành con rắn). Ai tạo ra quỷ? Thiên Chúa. Ông ta tạo ra quỷ để làm gì? Tại sao ông ta không nói cho Adam và Eve biết về con rắn? Tại sao ông ta không canh chừng con quỷ mà lại đi canh chừng Adam và Eve? Tại sao ông ta không gây ra nạn hồng thủy trước, và dìm chết con quỷ, trước khi ông ta tạo ra Adam và Eve?


Cảnh tra tấn người dị giáo
Vậy mà, những người tự cho là mình thông minh – giáo sư đại học và viện trưởng các học viện [Ki Tô] danh tiếng – đã dạy trẻ con và lớp trẻ rằng chuyện vườn Eden là một sự kiện lịch sử tuyệt đối. Cái ông Thiên Chúa này của họ, đứng chờ xung quanh cái vườn Eden – biết rằng cái gì sẽ xảy ra – đã tạo nên Adam và Eve với mục đích duy nhất là điều xảy ra sẽ phải xảy ra, rồi sao nữa? Bắt tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm, và chúng ta không hề có mặt ở đó. Adam và Eve là đại diện của những người chưa được sinh ra. Trước khi tôi bị ràng buộc vào một đại diện, tôi muốn có cơ hội để bỏ phiếu chọn anh ta hay không? Và nếu tôi ở đó (vườn Eden), và biết mọi trường hợp đã xảy ra, tôi đã bỏ phiếu “không chấp nhận”. Tuy vậy, trách nhiệm vẫn về phần tôi.
Chúng ta được Thánh Kinh và Giáo hội dạy, vì sự “sa ngã” này của Adam và Eve, “tội lỗi và cái chết đã đi vào nhân loại”. Theo như vậy thì, ngay sau khi Adam và Eve ăn trái cấm, Thiên Chúa bắt đầu bày đặt ra những phương pháp để tiêu diệt sự sống của các con cái của ông ta. Ông ta đã “sáng tạo” ra mọi bệnh tật – nóng sốt, ho hắng và cảm cúm – tất cả những sự đau đớn cho thể xác và sự truyền nhiễm của bệnh dịch hạch, bệnh sốt rét và những vi khuẩn, để cho khi thở chúng ta hít vào những tên sát nhân mà chúng ta không thể nhìn thấy; và, sợ rằng có người sống thọ, Thiên Chúa phát minh ra động đất và núi lửa, bão tố và sấm sét; và các vi sinh vật tràn ngập vào tim óc, quá nhỏ đến nỗi mắt không nhìn thấy được.. Tất cả chỉ vì Adam và Eve không nghe lời ông ta. 



Với lòng tốt vô tận (infinite goodness), Thiên Chúa phát minh ra bệnh nhức xương và đau khớp xương, chứng khó tiêu (dyspepsia), ung thư và chứng đau thần kinh, và vẫn còn tiếp tục phát minh ra những chứng bệnh mới. Như vậy cũng chưa đủ, ông ta còn làm cho các bà mẹ phải đau đớn (khi sinh đẻ), và qua lòng thương yêu của ông ta, sự chết sẽ đến với mọi người. Ông ta nguyền rủa cả thế giới. (He cursed the world). Nhưng tất cả những cái này chỉ là bước mở đầu cho sự trả thù của một ông Thiên Chúa chí thiện (Good God). Quý vị có thể nói đến một cách không rõ ràng, nhưng không bao giờ có thể quan niệm nổi những sự khủng khiếp vô cùng tận của cái giáo lý gọi là “Sự sa ngã của con người”. (the infinite horrors of the doctrine called “The fall of man”).
Theo Thánh Kinh thì Thiên Chúa đã chọn lựa dân tộc Do Thái để loan báo một sự kiện vĩ đại: rằng ông ta là ông Thần duy nhất trên thế gian. Để đạt được mục đích này, ông ta hiện ra nhiều lần trước mặt Môi-se (Moses) – từ trên mây xuống núi Sinai, trong bụi cây bốc lửa, và làm hàng ngàn phép lạ để giáo dục và giữ dân Do Thái. Ông ta rẽ nước biển ngay trước mắt họ. Ông ta làm cho bánh rơi từ trên trời xuống để nuôi họ. Ông ta làm cho nước phọt ra từ tảng đá để cho họ uống cho đỡ khát. Những kẻ thù của ông ta đều bị tiêu diệt một cách rất lạ lùng; và trong 40 năm, cái ông Thiên Chúa này đích thân cai trị dân Do Thái. Tuy nhiên, sau tất cả những phép lạ này, một số người trong dân của ông ta lại vẫn cứ tin vào các Thần Cây, Thần Đá hơn là tin vào ông ta.
Cái ông Thiên Chúa này, với tất cả quyền năng và sự sáng suốt, lại không thể thuyết phục được một số dân du mục man rợ rằng ông ta thì mạnh hơn là các hình tượng của dân Ai Cập. Ông Thiên Chúa này không muốn cho dân Do Thái của ông ta có đầu óc suy tư và óc tìm hiểu. Đối với những người có đầu óc, sự trừng phạt là tử hình. Ở đâu mà ông Thiên Chúa này trị vì, sự tự do trí thức không được biết đến. Ông ta chỉ trông cậy vào bạo lực; đòi hỏi sự thờ phụng ông ta bằng gươm giáo và ngọn lửa thiêu đốt; ông ta xử sự như một điệp viên (spy), một phán quan của tòa án xử dị giáo (inquisitor), một quan tòa (judge), và một đao phủ (executioner). 

DỤNG CỤ TRA TẤN : CHIẾC GHẾ ĐINH

Khi tôi đọc lịch sử của dân tộc Do Thái, từ nô lệ đến chết chóc, với những bạo chúa v..v.., tôi phải thú nhận là tôi thật thương xót họ. Họ bị gian lận, lừa dối và đối đãi rất tệ hại. Cái ông Thiên Chúa của họ rất dễ nổi nóng, vô lý, tàn ác, hận thù và bất lương. (Their God was quick-tempered, unreasonable, cruel, revengeful and dishonest). Ông ta luôn luôn hứa hẹn nhưng không bao giờ giữ lời. Ông ta phí thì giờ về những chi tiết nhỏ nhặt, trẻ con, và phóng đại những việc ông ta làm. Tôi không thể quan niệm được một cá tính nào đáng ghét hơn là cá tính của cái ông Thiên Chúa của người Do Thái. Ông ta long trọng hứa với dân Do Thái là mang họ ra khỏi Ai Cập đến một nơi tràn đầy sữa và mật ong.

Ông ta làm cho họ tin tưởng rằng trong tương lai gần, mọi khổ nạn của họ sẽ qua đi, và họ sẽ trở về vùng đất Canaan với vợ con, quên đi những sự cực khổ ở Ai Cập. Sau khi hứa hẹn đi, hứa hẹn lại (again and again) với đám dân du mục Do Thái khốn khổ là ông ta sẽ dẫn họ đến vùng đất hứa tràn đầy thực phẩm và vui sướng, cái ông Thiên Chúa này, quên hết mọi điều hứa hẹn của mình, và nói với đám dân khốn khổ đang ở dưới quyền ông ta: “Súc vật của các ngươi sẽ cùng các ngươi đi vào vùng sa mạc hoang dại và con cái các ngươi sẽ lang thang cho đến khi súc vật của các ngươi chết hết”. Lời nguyền rủa trên là kết luận của mọi vấn đề. Trong vùng sa mạc của thần chết và tối tăm, tất cả những lời hứa hẹn của Thiên Chúa đều phai nhạt. Trong sự cực khổ và thất vọng của đám dân du mục, tất cả những hi vọng về tự do và định cư đều biến mất [cho đến năm 1947. TCN]. Hàng triệu dân Chúa bỏ thây trong sa mạc, và mỗi xác chết là một nhân chứng của sự bất lương của Thiên Chúa (each corpse certified to the dishonesty of God). Những điều quá độc ác và vô tâm như vậy thật đã ra ngoài mọi ý niệm về công lý của tôi. [Theo ông Đỗ Mạnh Tri trong cuốn Ngón Tay Và Mặt Trăng thì tất cả những khổ nạn của dân Do Thái đều nằm trong chương trình giáo dục của Thiên Chúa. TCN]

DỤNG CỤ TRA TẤN

Khi chúng ta nghĩ tới những người Do Thái khốn nạn, sợ hãi, giết nhau, bị giết chóc, rắn cắn, bệnh truyền nhiễm, lừa dối, lột hết của cải...chúng ta phải cám ơn trời đất là chúng ta đã không phải là dân tộc được Thiên Chúa chọn lựa (how thankful we should be that we are not the chosen people of God) [Việt Nam ta, trừ một số mất gốc, nhờ hồng phúc tổ tiên, cho nên không rơi vào số phận của những kẻ nô lệ tin tưởng và thờ phụng Thiên Chúa, một vị Thần độc ác ngoài sức tưởng tượng của con người tiến bộ ngày nay. TCN]. So sánh với Thiên Chúa (Jehovah), Pharaoh (vua Ai Cập) là kẻ nhân từ, và cách hành xử độc đoán của Ai Cập là sự giải thoát cho những người phải chịu đựng ý tưởng về tự do của Thiên Chúa .
Đọc Ngũ Kinh, tôi cảm thấy vô cùng phẫn nộ, ghê sợ và đầy sự thương hại. Không có gì đáng buồn thảm hơn là lịch sử của một dân tộc du mục thiếu ăn, lang thang trong sa mạc, làm mồi cho đói khát, bệnh tật. Cực kỳ ngu đần và mê tín, bị thống trị bởi sự lừa dối, đạo đức giả, họ là trò chơi của giới giáo sĩ. Thiên Chúa là kẻ thù lớn nhất của họ, và họ chỉ có một người bạn, đó là cái chết. Chúng ta không thể nào quan niệm nổi một sinh vật nào quá chừng đê tiện, đáng ghét, và kiêu căng hơn là vị Thần của người Do Thái. (It is impossible to conceive a more thoroughly despicable, hateful, and arrogant being, than the Jewish God) [Thảm thay, đây cũng lại là chính vị Thần mà những người Ki Tô Giáo Việt Nam, Ca Tô cũng như Tin Lành, gọi là Thiên Chúa và thờ phụng. ] Trong những huyền thoại của dân gian, không có Thần nào như hắn ta. Chỉ có hắn là chưa từng bị đau khổ cùng cực về thể xác cũng như tinh thần, chưa từng chảy nước mắt. Hắn chỉ thích thú với máu đổ và sự đau đớn của con người. Tình cảm con người không nghĩa lý gì đối với hắn. Hắn ta không biết gì là tình yêu thương, ca nhạc, hạnh phúc. Là một người bạn giả dối, một quan tòa bất công, một kẻ khoác lác (a braggart), đạo đức giả, độc đoán, hận thù, ghen tuông, ưa trả thù, hứa hão, ưa nguyền rủa, ngu đần, đồng bóng, đồi bại và ghê tởm (infamous and hideous) – đó là Thiên Chúa trong Ngũ Kinh. [Chúng ta không nên lấy làm lạ khi thấy trong Tân Ước, Thiên Chúa Con, alias Giê-su, cũng có không ít cùng những đặc tính được mô tả ở trên. Cũng giả dối, khoác lác, đạo đức giả, độc đoán, ác độc, hận thù, ưa trả thù, hứa hão, ưa nguyền rủa, ngu đần v..v.. Việc chứng minh rất dễ dàng. Chỉ cần mở cuốn Tân Ước ra là thấy ngay. Tôi sẽ trình bày chi tiết dẫn chứng từ Tân Ước trong một bài khác. ]
Trong nhiều năm, (trong thế giới Ki Tô) người ta đã cho rằng 10 điều răn trong Cựu Ước là nền tảng của mọi ý tưởng về công lý và luật pháp. Nhiều nhà luật học nổi danh đã phải cúi đầu trước thành kiến phổ thông, và đã méo mó nghề nghiệp đến độ cho rằng luật của Môi-se là suối nguồn của mọi ý tưởng về công chính. Không có gì sai lầm một cách ngu đần hơn. Hàng ngàn năm trước khi Môi-se sinh ra đời, dân Ai Cập đã có một bộ luật. Họ đã có những luật chống phỉ báng, giết người, ngoại tình, ăn trộm, ăn cướp, luật đòi nợ, tôn trọng hợp đồng, bồi thường, chuộc đồ, và hầu như về mọi khía cạnh của đời sống xã hội.

Họ thường bảo với tôi rằng, nếu không có cuốn Thánh Kinh thì không làm gì có nền văn minh nào. Người Do Thái có một Thánh Kinh. Người La Mã không có. Nhưng dân nào có một chính quyền tốt hơn? Chúng ta hãy lương thiện. La Mã không có Thánh Kinh, Thiên Chúa không quan tâm đến đế quốc La Mã. Ông ta không có thì giờ. Tất cả thì giờ ông ta để cho người Do Thái. Nhưng La Mã đã chinh phục thế giới, kể cả dân Thần lựa chọn. Dân tộc có Thánh Kinh bị dân tộc không có Thánh Kinh đánh bại. [Điều này cũng đúng trong thời hiện đại. Mỹ và Pháp đều có Thánh Kinh, Việt Nam không có Thánh Kinh, nhưng đã đánh bại cả hai]. Và chúng ta có thể nói gì về Hi Lạp? Không Thánh Kinh. Hãy so sánh Athens với Jerusalem. Athens là trung tâm nghệ thuật và trí thức của thế giới. [Có lẽ tác giả chỉ biết đến lịch sử Trung Đông và Tây Phương]. Hãy so sánh những huyền thoại của Hi Lạp với những huyền thoại của Do Thái. Huyền thoại Hi Lạp đẹp đẽ biết bao, còn huyền thoại Do Thái thì đầy những hận thù và bất công.
Do Thái đã trở thành thế nào vì có Thánh Kinh? Đền thờ Thần của họ bị phá hủy, thành thị bị chiếm cứ; và họ chưa bao giờ trở nên thịnh vượng cho đến khi họ bị Thần bỏ rơi.
Nền tảng văn minh của chúng ta đã khởi đầu từ nhiều thế kỷ trước khi Ki Tô Giáo xuất hiện. Tất cả những gì đóng góp cho nền văn minh: sự tiến bộ trí thức, lòng can đảm, tổ chức chính phủ, kỹ nghệ v..v.. không đến từ Ki Tô Giáo mà là do sự đóng góp của mọi quốc gia trên thế giới từ xưa.
Có nhiều người cho rằng chính phủ của chúng ta là một chính phủ Ki Tô, đặt nền tảng trên Thánh Kinh, và người nào coi Thánh Kinh như là sai lầm và điên rồ (false and foolish) là phá hủy nền tảng của đất nước. Sự thực là, chính phủ của chúng ta không đặt nền tảng trên quyền của Thiên Chúa mà là trên quyền của con người. Hiến pháp của chúng ta được đóng khung trên sự thiêng liêng của nhân loại chứ không tuyên bố và không ủng hộ tư cách thần thánh của Giê-su. Chính phủ của chúng ta là chính phủ đầu tiên do dân và vì dân. Đây là quốc gia duy nhất mà Thiên Chúa không có quyền gì trong đó. Tuy vậy mà cũng còn có một số người bất lương và hèn nhát đến độ (dishonest and cowardly enough) long trọng quyết định đây là một quốc gia Ki Tô, và định chế tự do của chúng ta được đặt căn bản trên những luật ô nhục của Thần Gia-vê (infamous laws of Jehovah).
Và ở đây, tôi xin nói dứt khoát, khi tôi nói đến Thiên Chúa có nghĩa là tôi muốn nói đến Thần mà Moses mô tả trong Thánh kinh, Thần Gia-vê của người Do Thái. Tôi muốn nói đến Thiên Chúa đã ngăn chận sự tiến bộ của con người; đã tăng gấp bội sự cực kỳ đau đớn về tinh thần cũng như thể xác của phái nữ; và trong cơn giận đã nhận chìm cả thế giới – Thiên Chúa mà trên bàn thờ hắn có đầy máu, Thiên Chúa đã phanh thây những trẻ sơ sinh, cưỡng hiếp gái trinh, nô lệ hóa con người và chất đầy thế giới với những tội ác và sự ác độc; Thiên Chúa đã lập lên thiên đường cho một số nhỏ và hỏa ngục cho tuyệt đại đa số nhân loại.

Sự thật là, Môi-se (Moses) coi bầu trời như là một vòm cứng, nơi
頔hiên Chúa trú ngụ, và nước được giữ ở trên đó. Đó là tại sao họ thường ngẩng mặt cầu nguyện cho trời mưa. Họ cho rằng có vài thiên thần nào ở trên đó mở ra những cánh cửa để cho lượng nước mà họ mong muốn rơi xuống.
Họ không có cách nào để biết thế nào là mưa. Nước từ đâu mà rơi xuống? Họ không biết gì về sự bốc hơi của nước. Họ không hề tưởng tượng ra được rằng, ánh sáng mặt trời đã âu yếm hôn (amorous kisses) những làn sóng biển, từ đó hơi nước bốc lên để gặp người yêu ở trên không, nhưng rồi thất vọng nên đã biến thành nước mắt rơi xuống thành mưa.
Tôi có thể bị đọa đầy xuống hỏa ngục, nhưng tôi không bao giờ tin là cây cỏ hoa lá trên trái đất lại có trước mặt trời [như đã được mạc khải trong Thánh Kinh] với những tia nắng lung linh, xua đi bóng tối của đêm trường.
Ngày nay, người ta thường cho rằng, trong khi Cựu Ước có nội dung man rợ của thời đại đó, Tân Ước thì hoàn toàn đạo đức, không có một tì vết nào trên những trang Tân Ước. Thật ra, Tân Ước còn ủng hộ chế độ nô lệ hơn là Cựu Ước. Về phần tôi, tôi sẽ không bao giờ, không bao giờ có thể (I never will, I never can) thờ phụng một Thiên Chúa chấp thuận chế độ nô lệ. Một Thiên Chúa như vậy, tôi thật là ghét và không thèm đếm xỉa gì đến ông ta. Tôi chẳng muốn cái thiên đường của ông ta, cũng như chẳng sợ cái hỏa ngục của ông ta.
Chúng ta được bảo rằng, trong Ngũ Kinh, Thiên Chúa, vị Cha chung của chúng ta, đã trao hàng ngàn thiếu nữ còn trinh, sau khi đã giết cha mẹ anh em họ, để cho những con người man rợ thỏa mãn lòng dục của họ [Ingersoll quên rằng chính Thiên Chúa cũng có phần].
Đó là sự “tự do tôn giáo” (religious freedom) của Thiên Chúa; lòng khoan nhượng của Thần Gia-vê (Jehovah). Nếu tôi sống ở Palestine vào thời đại đó, và vợ tôi, mẹ của những con tôi, nói với tôi rằng: “Tôi chán cái ông thần Gia-vê này quá đi; ông ta luôn luôn đòi nợ máu; không bao giờ chán ghét sự giết chóc; luôn luôn nói về quyền năng của ông ta; luôn luôn khoe những việc ông ta làm cho người Do Thái; luôn luôn đòi hỏi sự hi sinh tế thần – chim cu và chiên non – máu, không có gì ngoài máu. Chúng ta hã thờ Thần Mặt Trời. Thần Gia-vê đầy lòng hận thù, xảo quyệt và quá đòi hỏi. Chúng ta hãy thờ Thần Mặt Trời. Mặt trời soi sáng những vẻ đẹp của trái đất, giúp cho hoa tươi nở; nhờ có ánh sáng mặt trời mà em được thấy anh, thấy các con của chúng ta..”

Nếu tôi theo đúng lệnh của Thiên Chúa, tôi sẽ phải giết vợ tôi. Bàn tay của tôi là người đầu tiên, và rồi bàn tay của bao nhiêu người khác, sẽ phải ném đá vợ tôi cho đến chết. Về phần tôi, tôi không bao giờ giết vợ, ngay cả khi một ông Thiên Chúa thực sự của vũ trụ này ra lệnh.

Nếu Thần Gia-vê sống như những thần dân mà ông ta cai trị, và nếu ông ta theo đúng những luật mà ông ta đặt ra, thì ông ta sẽ là người nuôi nô lệ, là kẻ buôn bán trẻ con, đánh đập phụ nữ. Ông ta sẽ phát động những cuộc chiến tranh diệt chủng. Ông ta sẽ là người đa thê, và sẽ phanh thây (butchered) vợ ông ta nếu bà ta theo một tôn giáo khác với ông ta.

Nếu Gia-vê thực sự là Thiên Chúa toàn trí, ông ta phải biết những gì sẽ xảy ra về sau. Ông ta phải biết Thánh Kinh của ông ta là một công sự mà sự đạo đức giả và độc đoán sẽ nằm trong đó, nó sẽ được dẫn chứng bởi những bạo chúa; được dùng để biện hộ cho những tên ăn cướp gọi là Vua, những kẻ đạo đức giả gọi là linh mục hay mục sư v..v..
Ông ta phải biết là ông ta không bao giờ thực hiện lời hứa của ông ta đối với dân Do Thái.. Ông ta hứa hẹn cho họ cả thế giới nhưng chỉ cho họ có sa mạc. Ông ta hứa hẹn cho họ sự tự do nhưng lại cho họ sự nô lệ.. Khi chúng ta đọc xong Cựu Ước, chúng ta bắt buộc phải nói rằng: “Không có một dân tộc nào khốn khổ như là dân tộc mà vua của họ là Thần Gia-vê.”
Nếu chúng ta muốn xét đến những gì đã là ảnh hưởng của Thánh Kinh, chúng ta phải xét đến tình trạng ở Âu Châu khi mà Thánh Kinh được coi là tuyệt đối đúng và có ảnh hưởng nhiều nhất. Ki Tô Giáo là tôn giáo đã chiếm ngự Âu Châu trong thời Trung Cổ. Trong thời đó, nó có quyền lực tuyệt đối.

Sự thật là, trong thời đó, con người vì đã nghiên cứu kỹ Thánh Kinh nên đã giết vợ, giết con. Họ đọc Thánh Kinh rồi dùng những kìm cặp nung đỏ để hành hạ xác thịt con người. Họ đặt Thánh Kinh xuống để có thì giờ đổ chì nóng vào tai đồng loại. Họ ngưng đọc cuốn Thánh Kinh thiêng liêng đó để có thì giờ xâu xé đồng loại, trói chặt họ trong xiềng xíxh, và rồi lại trở lại để đọc Thánh Kinh, để mặc cho nạn nhân của họ chết rục trong ngục tù tối tăm với sự thất vọng. Họ ngưng đọc Cựu Ước để có thì giờ đóng cọc xuống đất, đi kiếm những bó củi và thiêu sống người lành và người lương thiện. Ngay cả những linh mục cũng đã ngưng đọc Thánh Kinh đủ lâu để nói lên những lời giả dối xuyên tạc về đồng bào của họ. Không có một tội ác nào mà những người đọc Thánh Kinh, tin Thánh Kinh, thờ phụng Thánh Kinh không làm. Không có một điều ác ôn nào mà một số người đọc Thánh Kinh, tin Thánh Kinh, và bảo vệ Thánh Kinh không làm. Những người tin Thánh Kinh và bảo vệ Thánh Kinh đã chất đầy thế giới này với những sự vu khống (calumnies and slanders). 

Toà án xử người dị giáo
Tôi không nói rằng đọc Thánh Kinh nhất định phải làm cho người đọc trở thành bất lương, nhưng tôi phải nói rằng, đọc Thánh Kinh không có ngăn ngừa họ khỏi phạm tội [những giáo hoàng, linh mục, mục sư cuồng sát, loạn dâm, và phạm đủ thứ tội là những người đọc và giảng Thánh Kinh nhiều nhất. TCN]. Tôi không nói rằng tin ở Thánh Kinh sẽ khiến cho con người trở thành trộm cướp, nhưng tôi phải nói rằng, vì tin ở Thánh Kinh nên con người đã bạo hành, cầm tù và thiêu sống đồng loại.
Hàng ngàn, hàng ngàn các bà mẹ đã đưa Thánh Kinh cho con cái mà không hề biết trong đó có những gì. Họ chỉ theo truyền thống, và như là một quy luật, con cái họ tiếp tục tôn kính cuốn Thánh Kinh, không phải là họ biết gì về cuốn đó nhưng vì đó là món quà của người mẹ.
Sự kiện là các bà mẹ giới thiệu cuốn Thánh Kinh với con cái không chứng minh được rằng đó là cuốn sách được viết ra do sự mạc khải của Thiên Chúa. Sự kiện này chỉ có thể chứng minh một điều, đó là các bà mẹ đã tin rằng cuốn sách đó là do sự mạc khải của Thiên Chúa Ki Tô. Điều này cũng không chứng minh được những phép lạ trong đó là những sự thực. Dù tất cả các bà mẹ trên thế gian đều trao cho con cái cuốn Thánh Kinh cũng không chứng minh được là những chuyện giết mẹ, giết con, nô lệ hóa các bà mẹ, bán đi con cái, như được viết trong Thánh Kinh, là đúng.
Edmund About đã kể một câu chuyện minh họa niềm tin Chúa của một người Ý hiện đại. Một thanh niên ham mê đánh bạc và luôn luôn thua. Trong phòng hắn ta có một bức hình của bà đồng trinh bồng đứa con nhỏ. Quỳ trước tấm hình, anh ta đưa tay làm dấu cộng mà người ta thường gọi là làm dấu thánh giá, và cầu sự trợ giúp của đứa bé. Nhưng anh ta lại vẫn cứ thua. Trở lại trước tấm hình, anh ta nói với đứa bé là anh ta đã thua hết, chỉ còn lại đồng tiền cuối cùng, và cầu xin đứa bé hãy dùng quyền năng thần thánh giúp anh ta thắng trong canh bạc cuối cùng này. Nhưng rồi anh ta lại thua. Trở lại trước tấm hình, anh ta đưa nắm tay lên mặt đứa bé và hét: “Thằng bé khốn nạn, tao rất vui là mày đã bị người ta đóng đinh trên thập giá ” (Miserable bambino, I am glad they crucified you).
Sự tin cậy vào một hình ảnh, một thánh tích, một cuốn sách, tất cả đều từ một nguồn gốc – thờ vật (fetishism) - Tin rằng một da con rắn, một hình ảnh, một cuốn sách có những thuộc tính siêu nhiên, về phương diện trí thức đều như nhau.
Đối với tôi, muốn thuyết phục những người có đầu óc là cuốn Thánh Kinh chỉ là sản phẩm của con người – những con người man rợ – là bảo họ hãy đọc nó. Hãy đọc nó như mọi cuốn sách khác, nghĩ tới nó như mọi cuốn sách khác, bỏ đi cái băng kính ngưỡng Thánh Kinh đang che mắt, dẹp bỏ mọi sự sợ hãi trong lòng, loại ra khỏi đầu óc sự mê tín, rồi hãy đọc cuốn Thánh Kinh, và các bạn sẽ cảm thấy ngỡ ngàng là tại sao có một thời mình đã cho rằng một đấng siêu nhiên với trí tuệ siêu việt, lòng thiện vô tận, lại là tác giả của những điều ngu xuẩn và bạo tàn như vậy (the author of such ignorance and of such atrocity)? [Ingersoll đã nhận định rất đúng, xin đọc bài của Ruth Hermence Green kỳ tới. Lẽ dĩ nhiên, theo đúng những tiêu chuẩn đọc Thánh Kinh của Ingersoll không phải là dễ vì trước hết phải tẩy hết các độc tố Ki Tô ra khỏi đầu óc như Ingersoll đã đề nghị. TCN]
Trong hầu hết các nền thần học, các huyền thoại và tôn giáo độc thần, các con quỷ còn nhân đạo và nhân từ hơn các Thiên Chúa nhiều. Không có môt con quỷ nào đã ra lệnh cho thuộc hạ của mình giết trẻ con và phanh thây người đàn bà co mang. Tất cả những điều man rợ này đều luôn luôn là lệnh của Thiên Chúa chí thiện. Bệnh dịch cũng do Thiên Chúa nhân từ tạo ra. Nạn đói đáng sợ, với những trẻ sơ sinh bờ môi nhợt nhạt bú người mẹ hấp hối không còn sữa, cũng là tác phẩm của Thiên Chúa đầy lòng thương yêu. Không có một con quỷ nào đã bị lên án là tác giả của những sự tàn bạo ác ôn như trên (such fiendish brutality).
Sự điên dại của các tín đồ Tin Lành Hàn Quốc
http://www.youtube.com/watch?v=7Nj2JTPjlgk&mode=related&search=
Thiên Chúa, theo Thánh Kinh, đã nhận chìm cả thế giới trừ tám người. Già, trẻ, lớn, bé đều bị sóng nước vô bờ nuốt chửng. Cái thảm họa đáng sợ này, trong sự tưởng tượng của đám linh mục ngu đần (ignorant priests), là tác phẩm không phải của quỷ, mà là của cái mà người ta gọi là Thiên Chúa, và tiếp tục thờ phụng một cách ngu đần cho đến ngày nay. (ignorantly worship unto this day).
(Trẻ em Hàn Quốc đã trở thành những tín đồ Tin Lành điên dại như thế nào)
http://www.youtube.com/watch?v=hDoQaCDMtuo&mode=related&search=
Không có một người thông minh nào, không có một người nào mà đầu óc chưa bị nhiễm độc bởi mê tín, tê liệt bởi sợ hãi, có thể đọc Cựu Ước mà không bắt buộc phải đi đến kết luận: Thiên Chúa của chúng ta là một con thú hoang dại (that our God was a wild beast).
Cho tới bao giờ, than ôi! Cho tới bao giờ con người còn thờ phụng một cuốn sách? Cho tới bao giờ con người còn quỳ phục xuống đất trước những truyền thuyết ngu đần của cái quá khứ man rợ? (Hoaw long will they grovel in the dust before the ignorant legends of the barbaric past). Cho tới bao giờ họ còn theo đuổi những hồn ma trong sự tăm tối sâu thẳm hơn là cái chết.
Cho tới bao giờ, than ôi! cho tới bao giờ con người còn nghe lời đe dọa của Thiên Chúa, nhắm mắt lại trước thiên nhiên huy hoàng ngoạn mục? Cho tới bao giờ con người còn là nô lệ, bám víu vào một giáo thuyết sai lầm và độc ác? (a false and cruel creed).
Ngày nay, cả thế giới nên biết rằng cuốn Thánh Kinh chân thật (the real Bible) chưa đã được viết ra mà còn đang viết, tiếp tục viết, và không bao giờ hoàn thành cho đến khi nhân loại không còn tồn tại nữa.

Nguồn:
www.giaodiem.com
http://www.giaodiem.com/doithoaiIII/10_tcn_gembible.htm
http://images.google.nl/images?q=Inquisition&hl=nl&btnG=Afbeeldingen+zoeken
http://www.infidels.org/library/historical/robert_ingersoll/
http://www-groups.dcs.st-and.ac.uk/~history/Mathematicians/Galileo.html
http://images.google.nl/images?svnum=10&hl=nl&lr=&q=letters+to+an+ex+priest&btnG=Zoeken

Find in a Library: Shattered vows : priests who leave | English ...
Shattered vows : priests who leave. By:, David Rice. Type:, English : Book :
Non-fiction. Publisher:, New York : W. Morrow, ©1990. ISBN:, 0688078052 .
http://www.atheists.org/catalogue/shop/prod5080.php 



http://www.press.uillinois.edu/s00/berryj.html


http://www.press.uillinois.edu/s00/berryj.html


http://www.atheistsunited.org/wordsofwisdom/Nelson/popes.html


http://images.google.nl/images?svnum=10&hl=nl&lr=&q=Vicars+of+Christ&btnG=Zoeken
http://www.pinn.net/~sunshine/book-sum/histgod.html
http://www.westarinstitute.org/Polebridge/Title/5Gospels/5gospels.html
http://www.geocities.com/Area51/Dungeon/4712/torture.html
http://www.reformation.org/inquisit.html