Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Thánh Kinh Nói Thế Nào Về Tấm Khăn Liệm?

Nguyên văn Anh ngữ được viết bởi một tín đồ Ki-tô ngoan đạo, đăng trên trang mạng bibleabookoftruth.com quảng cáo cho thánh kinh như là "quyển sách của sự thật". Tác giả dành ra nửa bài để chứng minh những dấu vết trên tấm khăn liệm hoàn toàn không trùng khớp với những điều mô tả trong thánh kinh. Còn nửa bài sau, tác giả đi sâu về niềm tin vào thánh kinh và thái độ (mà trang mạng này tin rằng) tín đồ Ki-tô phải có đối với những chuyện mà ông cho rằng không đúng như thánh kinh, mà tấm vải liệm ở Turin là một trường hợp cụ thể. Chúng tôi dịch phân nửa đầu.

Luke 24:12: "Peter đứng dậy và chạy đến ngôi mộ và cúi xuống nhìn vào, anh nhìn thấy chỉ có các mảnh / dải vải (bằng gai sợi) mà thôi, và anh ta về nhà, thắc mắc về những gì đã xảy ra ".
Giăng 20: 5-7: "John cúi xuống, thấy những mảnh vải (bằng gai) nằm đó, nhưng ông không đi vào. Sau đó Peter đã đến theo sau và đã đi vào ngôi mộ, thấy những mảnh vải nằm đó; nhưng mảnh vải liệm đã dùng để quấn xung quanh đầu Giêsu đã không nằm chung với các mảnh vải khác, mà được cuộn lại nằm một chỗ".
Chúng ta phải luôn luôn dựa vào Lời Chúa chỉ cho chúng ta sự thật, và mô tả của kinh thánh về mảnh khăn liệm Chúa Giêsu, sự tra tấn và đóng đinh Ngài không phù hợp với các dấu vết trên tấm khăn liệm ở Turin.
Có bốn câu trong thánh kinh cho chúng ta biết, trước tiên Giêsu được cuộn lại trong tấm vải liệm trong một thời gian ngắn trong tiến trình đưa Ngài từ thập tự giá đến ngôi mộ.
"Joseph lấy xác Giêsu xuống khỏi thập giá và quấn trong một miếng vải sạch và tốt, đặt Ngài trong ngôi mộ mới của riêng mình, mà Joseph đã đục trong đá."(Matthew 27:59; Mark 15:46; Luke 23:53)
- John nói thêm:
"Nicôđêmô mang đến một hỗn hợp của nhựa thơm và lô hội, nặng khoảng một trăm (Latin) pounds.
Họ đem xác Giêsu buộc trong những mảnh vải ướp cùng với các loại hương có mùi thơm theo phong tục người Do Thái để chuẩn bị việc chôn cất.  
Có một khu vườn ở nơi Ngài bị đóng đinh, và một ngôi mộ mới trong vườn, trong đó chưa có ai đã mai táng." (Giăng 19:39 đến 41).
Những câu này cho chúng ta biết Chúa Giêsu đã được chôn cất trong một khu vườn bên ngoài Jerusalem. Một khi được vào bên trong ngôi mộ, Chúa Giêsu đã được Nicodemus và Joseph Arimathea chôn cất đúng cách. Xác của Ngài lúc đó đã được rửa sạch như Kinh Thánh nói Ngài đã xức dầu với các loại hương, nhựa thơm và lô hội, sau đó Ngài được quấn bằng các mảnh vải dài, theo phong tục của người Do Thái, như được ghi trong Kinh Thánh. Họ có thể đã xé mảnh vải ban đầu thành các dải dài. Chúng ta có thể nhìn thấy qua kinh thánh rằng Chúa Giêsu ban đầu được cuộn trong vải và sau đó bị quấn trong một số mảnh/dải vải để chôn cất. Điều đó rất khác với những gì chúng ta biết về tấm vải liệm này.
Các tấm vải liệm ở Turin là một mảnh với khuôn mặt của nạn nhân in rõ ràng. Người trong vải này không được cuốn trong tấm vải liệm, mà được đặt cẩn thận trên một nửa của tấm vải liệm sau đó nửa khác được khoanh lại trên đầu và cơ thể của người đó. Joseph Arimathea và Nicodemus đem xác Giêsu quấn trong những tấm vải lanh (số nhiều). John thấy những tấm vải lanh (số nhiều) nằm ở đó, nhưng mảnh quấn đầu không nằm cùng chỗ với những mảnh vải lanh khác, mà cuộn tròn lại ở một góc riêng biệt. Quấn vòng quanh như thể người ta quấn quanh đầu Đức Giêsu. Rất hữu lý, một tấm vải liệm không thể ở một lúc hai nơi riêng biệt, và cũng không thể vừa là một mảnh vải liệm nguyên, và vừa là nhiều mảnh vải cùng một lúc.
Tấm vải liệm ở Turin đã đủ chứng minh là một tấm vải liệm thực sự, và nó có thể là tấm vải liệm của một nạn nhân bị treo trên thập tự giá, nhưng nó không phải là mảnh vải liệm đã chôn cất của Chúa Giêsu; đơn giản chỉ là vì Ngài đã không được liệm trong tấm vải một mảnh.
tấm vải liệm Turin
Chính các sự kiện được viết ở trên, có đủ để cho mọi người thấy rằng mảnh vải đặc biệt đó chắc chắn đã không được sử dụng để bọc thân thể của Ngài Giêsu. Những câu từ Kinh Thánh trên đây đã phủ nhận tấm vải liệm ở Turin, nhưng Kinh Thánh còn thậm chí cho chúng ta thêm bằng chứng rằng tấm vải liệm đó đã không được sử dụng cho Ngài Giêsu, sự kiện mà người ta dễ dàng bỏ qua, hoặc có thể chỉ là vì họ không rành Kinh Thánh: Khuôn mặt Ngài Giêsu đãbị hoen ố không còn nhận ra (Ê-sai 52:14); trong lúc gương mặt trên tấm vải liệm Turin cho thấy nạn nhân bị thương nhưng vẫn còn nguyên vẹnRâu của Ngài bị tách khỏi khuôn mặt (Ê-sai 50: 6); trong lúc râu in trên tấm vải liệm Turin cho thấy còn nguyên vẹn. Bên hông Ngài bị đâm thủng bằng một cây giáo, và các vết thương lớn bằng bàn tay của một người (Giăng 19:34; John 20:27); trong lúc người đàn ông trên tấm liệm bị đâm dưới nách nhưng vết thương nhỏ. Giêsu có các lỗ đinh lớn trong hai bàn tay và cả hai bàn chân của Ngài lớn vừa bằng ngón tay của một người (Giăng 20:27), và với Kinh Thánh nói rõGiêsu có lỗ đinh ở bàn tay Ngài, và Ngài đã đưa bàn tay của Ngài ông Thomas thấy. Người đàn ông trong tấm vải liệm Turin cũng bị đóng đinh nhưng lỗ đinh nhỏ hơn nhiều và ở cổ tay người đó. Là một người con trai Do Thái, Giêsu phải chịu phép cắt bì (Luca 2:21). Nạn nhân trong tấm vải liệm bị đánh trước khi bị đóng đinh cũng như hầu hết các nạn nhân bị đóng đinh. Người Do Thái không bao giờ chôn cất xác chết với tiền, nhưng tấm vải liệm cho thấy có một dấu ấn của một đồng tiền nước ngoài trên một con mắt.
coin found on Turin shroud
Nạn nhân trên tấm vải liệm này không được rửa sạch, cũng không đượp ướp hương theo truyền thống, hoặc xức dầu trên da của mình như Ngài Giêsu đã được (theo thánh kinh). Có rất ít dấu hiệu của sự tra tấn dã man mà Ngài Giêsu đã trải qua và không có dấu hiệu cho thấy nạn nhân trên tấm vải liệm là người Do Thái. Nó tiết lộ rằng người đàn ông có lẽ là người Assyria hoặc Ba Tư. Phấn hoa từ tấm vải liệm chỉ ra tấm vải liệm có lẽ là từ Thổ Nhĩ Kỳ hay Bắc Syria - không phải ở Jerusalem, và nước Ba Tư đã sử dụng đóng đinh như một bản án.
Tấm vải liệm Turin hoặc là giả hay một trò lừa bịp. Trong suốt thời gian của Constantine, hàng chục biểu tượng tôn giáo đã được thực hiện và tuyên bố được xác thực và thuộc về Chúa Giêsu. Những vật như vương miện gai, đinh, giáo, quần áo, một cuốn rốn, và những tấm vải liệm chôn cất cố tình làm cho giống với những vết thương của Chúa Giêsu phải chịu đựng bằng cách sử dụng cơ thể của người đàn ông bị đóng đinh. Các đao phủ và thợ rèn đã làm việc cùng nhau để làm thành các biểu tượng của họ. Một số người Ki-tô giáo cố tình trải nghiệm như bị đóng đinh, nhờ người khác gây thương tích cho họ như những vết thương trên Ngài Giêsu để họ có thể đạt đến sự "tử vì đạo" bằng đau khổ giống như Chúa Giêsu đã chịu. Các tấm vải liệm có thể đến từ bất kỳ một trong những người đàn ông này muốn bắt chước những đau khổ trên thập tự giá. Lịch sử ghi lại rất kỹ cho thấy rằng một số Kitô hữu đầu tiên mong muốn được tử đạo. Một số Kitô hữu đầu tiên, chịu đóng đinh vì đức tin của họ, đôi khi thúc giục đao phủ cài vòng gai lên đầu họ, đâm họ bằng cây giáo, hay các loại tra tấn khác, tin rằng họ sẽ nhận được phần thưởng đặc biệt (Hêbơrơ 11:35). Sẽ rất dễ dàng bắt chước các vết thương của Ngài Giêsu và tạo ra một tấm vải liệm giả. Các biểu tượng giả đã được thực hiện ở cả Syria và Ai Cập vì lợi ích của các Kitô hữu cả tin, và dường như một số Kitô hữu ngày nay vẫn còn cả tin như ngày xưa. Những kẻ cực đoan vẫn có thể được tìm thấy trên khắp thế giới hôm nay và mỗi Phục Sinh, một số người ngu ngốc chịu đóng đinh. Khi mọi người còn những niềm tin khác với thánh kinh, số người tiếp tục giữ vững niềm tin đó đã biến di tích thành thần tượng của họ và sau đó nó sẽ trở thành một huyền thoại, và chỉ phục vụ để dẫn dắt dân chúng xa rời khỏi Thiên Chúa, chứ không phải về với Chúa.
...
Lý Thái sưu tầm