Sưu tầm những bài viết xã hội,tôn giáo cho bạn đọc,chủ blog ko chịu trách nhiệm về nội dung,cũng như k phản ánh quan điểm tôn giáo,chánh trị của chủ blog
Chúng ta vẫn nhìn thấy nó hằng ngày, các logo và biểu tượng, hầu hết mọi người đều ko để ý tới chúng và ko bao giờ tìm hiểu ý nghĩa thật sự đằng sau nó. Sau tất cả nó đều có những điểm chung về 1 biểu tượng mang tính quyền lực... Illuminati
Vậy tại sao biểu tượng Illuminati lại có trên logo của nhiều tập đoàn trên thế giới? Cũng giống như chữ vạn của Đức Quốc Xã những biểu tượng đó nhằm thể hiện lòng trung thành với hội kín này. Illuminati thực là những gia đình, dòng họ, những kẻ giàu có và quyền lực nhất thế giới này và những tập đoàn này, ko nằm ngoài sự kiểm soát đó. Dù cho chúng ta có thể nói rằng những logo này có thể là bất cứ nghĩa gì đi chăng nữa. Nhưng trong nhiều trường hợp chúng ko đơn giản như bạn tưởng
Logo của Chase Bank:
Thoạt nhìn thì không có gì, nhưng sự thật nó lại ẩn chứa biểu tượng của Đức Quốc Xã. Logo này lần đầu được tạo ra năm 1961, là ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ, nhiều người sẽ nói nó chả liên quan gì tới Đức Quốc Xã nhưng ko. Chase là nhãn hiệu của Đức trong thế chiến II rồi chuyển sang Mỹ và tài trợ cho Đức Quốc Xã. Người Đức đã ăn cắp nhãn hiệu này từ những người Do Thái rồi bán chúng cho Chase với cái giá rẻ mạt
Như vậy các bạn đã thấy 1 ví dụ nho nhỏ về biểu tượng của các tập đoàn có gắn liền với 1 tổ chức quyền lực nào đó. Bây h hãy nhìn sang hãng Mỹ chính gốc - Google Chrome
Biểu tượng này thực chất là con số 666 - con số quái vật trong kinh khải huyền, con số chống lại Chúa
Chrome là trình duyệt của Google. Cái tên Chrome đến từ một nhân viên Google, anh này rất thích những chiếc xe tốc độ. Biểu tượng này trông giống cái trục bánh xe, ám chỉ rằng đây là 1 trình duyệt có tốc độ lướt web cao. Nhưng ngoài ra, nó cũng giống ống kính camera, nó có thể ám chỉ rằng "chúng tôi đang theo dõi bạn"
Tiếp đến lần lượt là logo của AOL, CBS và the Time Warner. Tất cả logo này đều trông giống hình con mắt - con mắt của Horus. Một trong những biểu tượng Illuminati mà chúng ta có thể thấy ở bất cứ đâu, ngay cả trên đồng Dollar Mỹ
Đó chỉ là 1 vài ví dụ nhỏ trong vô vàn ví dụ về Illuminati hoặc hội kín trên logo các tập đoàn, dưới đây còn là của 1 số thương hiệu nổi tiếng như Starbucks, Walt Disney, hay nước uống Monster...
Các ngôi sao được thần tượng và suy tôn đôi khi chẳng khác gì một tôn giáo. Nhiều người lại không cho rằng đây là biểu hiện tâm lý bình thường ở con người. Họ bắt đầu lật lại lịch sử âm nhạc thế giới, xâu chuỗi các bằng chứng sự kiện và rút ra kết luận động trời: showbiz thế giới bị thao túng bởi một thế lực đen tối mang tên Illuminati. Bạn có tin không?
Illuminati trở lại?
Illuminati chắc không phải cái tên xa lạ, đặc biệt với các fan của Dan Brown. Vào thời mà con người đặt hoàn toàn lòng tin vào tôn giáo, khoa học phát triển đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhà thờ, bởi khoa học có thể lý giải những vấn đề tự nhiên trái hoàn toàn so với “lời của Chúa”. Nhà thờ Thiên chúa giáo lo lắng những con chiên sau khi biết về khoa học sẽ dần quay lưng với tôn giáo, họ bắt đầu cấm cản việc bàn luận và nghiên cứu khoa học. Các nhà khoa học lỗi lạc thời bấy giờ lập thành hội kín lấy tên là Illuminati (Khai sáng). Sau khi bị nhà thờ phát hiện và nhiều lần tìm cách thanh trừng một cách tàn bạo các hội viên, Illuminati dần biến đổi tính chất, trở thành một tổ chức Phản chúa, thờ phụng quỷ satan và có thái độ chống đối nhà thờ rất rõ ràng, được biết đến như một mạng lưới rộng rãi đã len lỏi vào các tầng lớp cao như chính trị gia, nghệ sĩ có tiếng… (the elite) trong xã hội.
Mặc dù Illuminati được ghi nhận đã biến mất từ lâu, nhưng người ta chưa bao giờ thôi tò mò về hội kín này, về âm mưu lập lại trật tự thế giới mới của họ, rằng tổ chức ấy có thể vẫn còn hoạt động và đang âm thầm điều khiển thế giới. Nền công nghiệp giải trí xưa nay luôn nắm giữ quyền lực khó lý giải – nó cuốn hút con người và ảnh hưởng đến cuộc sống, suy nghĩ của họ; khi ai đó nắm quyền điều khiển toàn bộ showbiz, họ có thể dễ dàng điều khiển con người.Và tất cả những điều được kể sau đây là giả thuyết về một nền âm nhạc hiện đại đang bị thao túng bởi Illuminati.
Mối quan hệ dự án MKUltra, Walt Disney và… Britney Spears
Britney được coi là một minh chứng điển hình cho thấy sự can thiệp của Illuminati vào showbiz. Ngoài Britney Spears, những cái tên hot nhất showbiz đều bị đưa vào nghi vấn: Lady Gaga, Beyonce, Katy Perry, Rihanna, Jay-Z, Kanye West, Eminem. Illuminati cũng bị nghi ngờ đứng sau một loạt cái chết không rõ ràng ở trong showbiz: Michael Jackson, Whitney Houston, Nicole Anne Smith và Bob Marley.
Mọi chuyện bắt đầu năm 13 tuổi khi Britney gia nhập Disney – một đế chế đầy quyền lực trong làng giải trí. Giả thiết Illuminati cho rằng Disney là một phần của dự án gây tranh cãi MKUltra (Mind Kontrolle Ultra) của CIA. Đây là một dự án có thật, được Cục tình báo CIA tiến hành từ năm 1953 và bị buộc phải dừng lại do tính chất tàn bạo của nó. MKUltra tiến hành chọn lựa nạn nhân, thử nghiệm các biện pháp tẩy não và điều khiển họ bao gồm sốc điện, thôi miên, hành hạ thể xác và tiêm thuốc. Disney được cho là có mối quan hệ mật thiết với chính phủ Mỹ, thế nên Disney Entertainment có thể cũng là một phần của MKUltra. Tức là những ngôi sao nhí được lựa chọn giữa một cuộc sống bình thường, hoặc sự nổi tiếng được đánh đổi bằng linh hồn họ. Nếu đồng ý, các sao nhí sẽ trở thành đối tượng của các thí nghiệm tẩy não, hành động như những con rối, hát và trình diễn những gì người ta yêu cầu. “Người ta” ở đây không ai khác ngoài tổ chức Illuminati. Họ muốn thông qua các ngôi sao để bí mật truyền đạt những thông điệp của mình bằng lời bài hát hoặc biểu tượng ẩn giấu trong các clip ca nhạc.
Một trong những hình xăm đầu tiên của Britney là hình bướm trên bàn chân. Hình xăm bướm/hoa hồng được cho là một dấu hiệu của Illuminati để nhận dạng các nạn nhân trong tay họ. (theo nhà nghiên cứu Thuyết Âm mưu Fritz Artz Springmeier).
Theo nghiên cứu, các nạn nhân của MKUltra thường rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần, tâm lý bất ổn khi họ bước vào tầm tuổi 30. Có những lúc nạn nhân không điều khiển được cảm xúc và hành động của mình. Điều này thể hiện rất đúng với trường hợp Britney Spears. Trong một cuộc phỏng vấn ngay sau khi chia tay Justin Timberlake, Britney đã có những biểu hiện khó hiểu: lúc đầu cô tỏ ra bình tĩnh, sau đó bỗng vui vẻ, nói những điều không liên quan, rồi cuối cùng bật khóc. Tất cả diễn ra trong khoảng chưa đầy một phút.
Britney rơi vào khủng hoảng cùng cực vào khoảng năm 2006-2007, tức là khi cô ấy 25 tuổi. Những hành động mất kiểm soát có thể là một bằng chứng cho thấy Britney quá mệt mỏi vì “bị kiểm soát”, vì những áp lực từ phía Illuminati và đang cố gắng thoát ra ngoài. Đỉnh điểm là việc Brit cạo tóc năm 2007. Trong video được ghi lại, Britney nói với một phóng viên “Anh sẽ muốn làm người vô gia cư hơn là phải sống như tôi đấy”. Britney được đưa đến kiểm tra tại bệnh viện Cedars-Sinal vì ai cũng cho rằng cô đã sử dụng chất gây nghiện trước đó, nhưng kết quả xét nghiệm cho thấy Brit không hề. Điềm đáng chú ý là, bệnh viện Cedars-Sinai cũng là nơi Michael Jackson từng nhiều lần lui tới (Michael Jackson cũng được nghi là một nạn nhân của Illuminati). Hơn thế nữa, bệnh viện này cùng một hệ thống với bệnh viện Mount Sinai ở New York, chính là nơi CIA từng thực hiện các thí nghiệm điều khiển não bộ con người.
Trên nóc bệnh viện có ngôi sao 6 cánh – biểu tượng của những kẻ thờ quỷ Satan (tức Illuminati). Trùng hợp thay, Britney cũng từng đeo vòng với biểu tượng này.
Britney thường xuyên tìm cách truyền thông điệp về cuộc sống thực của mình ra bên ngoài, nhưng các nỗ lực ấy luôn bị chặn lại dưới danh nghĩa của hãng đĩa. Năm 2006, Britney đăng một track mang tên Rebellion (Cuộc nổi loạn), với lyrics rất khó hiểu “Hãy cận thận với cả người gần gũi nhất với bạn/cẩn thận với thứ chất độc họ cho bạn uống/hay những thứ tà thuật mà họ làm”. Rebellionkhông được đưa vào album, nhưng vì một lý do nào đó, Britney luôn cố gắng để bài hát được lên top trên website của cô. Tương tự, theo ý tưởng ban đầu của Britney, Gimme more là câu chuyện về một “Britney ngây thơ tóc vàng” bị bắt cóc và đánh đập bởi “Britney ác-tóc đen”. Britney muốn thể hiện hai con người đối lập trong mình và mong muốn được giải thoát khỏi cái tôi hiện tại. Thế nhưng hãng đĩa đã cắt sạch sẽ những phần sáng tạo ấy và thay vào đó bằng một MV Gimme more nhạt như ta thấy ngày nay.
Dấu vết Illuminati
Nếu bạn gõ ngược lại chữ Illuminati(itanimulli) rồi thêm đuôi .com vào, địa chỉ ấy sẽ dẫn đến trang web của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) !? Chính vì những sự trùng hợp lạ lùng như thế mà số người tin vào giả thiết Illuminati ngày càng tăng. Những dấu hiệu của Illuminati có thể dễ dàng nhận ra trong rất nhiều MV hot của showbiz và cử chỉ của người nổi tiếng.
Các biểu tượng nổi bật của Illuminati là :
– Con mắt khai sáng trong Kim tự tháp
Đây là biểu tượng quen thuộc của Jay-Z và nhiều ngôi sao khác. Jay-Z được cho là có liên quan mật thiết đến Illuminati, và cũng là người dẫn Beyonce vào tổ chức này. Một cái tên liên quan khác là Rihanna. Mối quan hệ giữa ba người này thì ai cũng biết.
– Đầu quỷ Satan
Tên của con Beyonce và Jay-Z là Ivy Blue Carter được diễn giải như sau: I.V.Y. = Illuminati’s Very Youngest/ B.L.U.E. = Born Living Under Evil. Blue Ivy đọc ngược lại là (Eulb Yvi) = “Lucifers Daughter” trong tiếng Latin.
Có thể chỉ là trò đùa ?
Trong tất cả các MV trước đó, dấu hiệu Illuminati chỉ thấp thoáng khiến cho người ta càng tò mò về ranh giới hư-thực của giả thiết này. Thế nhưng khi Ke$ha ra MV Die young, câu chuyện Illuminatilại nóng hơn bao giờ hết. Die young tràn ngập biểu tượng của Illuminati, phô trương tới mức người ta cảm thấy Illuminati có vẻ như một thứ mốt thời thượng của showbiz, chứ không còn là “phát hiện mang tính kì bí”. Hơn nữa, cái tính tưng tửng của Ke$ha khiến người ta không thể nghĩ cô nàng nằm trong một tổ chức đen tối, mà có thể chỉ là đang đùa giỡn với một trào lưu mới.
Kết luận: Nghĩ sâu xa thì người ta ngày càng tin nhiều vào giả thiết này cũng có thể bởi làng nhạc thế giới đang rơi vào kỉ nguyên bế tắc, và người nghe nhạc không muốn tin rằng “âm nhạc dở đơn giản vì nó dở”. Người ta muốn có một câu chuyện đủ ly kì hấp dẫn cho thiên hạ bàn tán. “Cứ cho làIlluminati có thật và đang tiến hành tẩy não loài người đi, thì có lẽ họ đã thành công rồi. Chỉ cần so sánh lời bài hát cách đây 10 năm (thường rất ý nghĩa) so với bây giờ mà xem”. Nói chung, chẳng có cách nào phủ nhận hoàn toàn nghi vấn, trong khi các bằng chứng đưa ra cũng khá mơ hồ; nênIlluminati có thực sự đang tồn tại hay không, đến nay chỉ là vấn đề Tin hay Không tin mà thôi.
Nguyên văn Anh ngữ được viết bởi một tín đồ Ki-tô ngoan đạo, đăng trên trang mạng bibleabookoftruth.com quảng cáo cho thánh kinh như là "quyển sách của sự thật". Tác giả dành ra nửa bài để chứng minh những dấu vết trên tấm khăn liệm hoàn toàn không trùng khớp với những điều mô tả trong thánh kinh. Còn nửa bài sau, tác giả đi sâu về niềm tin vào thánh kinh và thái độ (mà trang mạng này tin rằng) tín đồ Ki-tô phải có đối với những chuyện mà ông cho rằng không đúng như thánh kinh, mà tấm vải liệm ở Turin là một trường hợp cụ thể. Chúng tôi dịch phân nửa đầu.
Luke 24:12: "Peter đứng dậy và chạy đến ngôi mộ và cúi xuống nhìn vào, anh nhìn thấy chỉ có các mảnh / dải vải (bằng gai sợi) mà thôi, và anh ta về nhà, thắc mắc về những gì đã xảy ra ".
Giăng 20: 5-7: "John cúi xuống, thấy những mảnh vải (bằng gai) nằm đó, nhưng ông không đi vào. Sau đó Peter đã đến theo sau và đã đi vào ngôi mộ, thấy những mảnh vải nằm đó; nhưng mảnh vải liệm đã dùng để quấn xung quanh đầu Giêsu đã không nằm chung với các mảnh vải khác, mà được cuộn lại nằm một chỗ".
Chúng ta phải luôn luôn dựa vào Lời Chúa chỉ cho chúng ta sự thật, và mô tả của kinh thánh về mảnh khăn liệm Chúa Giêsu, sự tra tấn và đóng đinh Ngài không phù hợp với các dấu vết trên tấm khăn liệm ở Turin.
Có bốn câu trong thánh kinh cho chúng ta biết, trước tiên Giêsu được cuộn lại trong tấm vải liệm trong một thời gian ngắn trong tiến trình đưa Ngài từ thập tự giá đến ngôi mộ.
- "Joseph lấy xác Giêsu xuống khỏi thập giá và quấn trong một miếng vải sạch và tốt, đặt Ngài trong ngôi mộ mới của riêng mình, mà Joseph đã đục trong đá."(Matthew 27:59; Mark 15:46; Luke 23:53)
- John nói thêm:
"Nicôđêmô mang đến một hỗn hợp của nhựa thơm và lô hội, nặng khoảng một trăm (Latin) pounds.
Họ đem xác Giêsu buộc trong những mảnh vải ướp cùng với các loại hương có mùi thơm theo phong tục người Do Thái để chuẩn bị việc chôn cất.
Có một khu vườn ở nơi Ngài bị đóng đinh, và một ngôi mộ mới trong vườn, trong đó chưa có ai đã mai táng." (Giăng 19:39 đến 41).
Những câu này cho chúng ta biết Chúa Giêsu đã được chôn cất trong một khu vườn bên ngoài Jerusalem. Một khi được vào bên trong ngôi mộ, Chúa Giêsu đã được Nicodemus và Joseph Arimathea chôn cất đúng cách. Xác của Ngài lúc đó đã được rửa sạch như Kinh Thánh nói Ngài đã xức dầu với các loại hương, nhựa thơm và lô hội, sau đó Ngài được quấn bằng các mảnh vải dài, theo phong tục của người Do Thái, như được ghi trong Kinh Thánh. Họ có thể đã xé mảnh vải ban đầu thành các dải dài. Chúng ta có thể nhìn thấy qua kinh thánh rằng Chúa Giêsu ban đầu được cuộn trong vải và sau đó bị quấn trong một số mảnh/dải vải để chôn cất. Điều đó rất khác với những gì chúng ta biết về tấm vải liệm này.
Các tấm vải liệm ở Turin là một mảnh với khuôn mặt của nạn nhân in rõ ràng. Người trong vải này không được cuốn trong tấm vải liệm, mà được đặt cẩn thận trên một nửa của tấm vải liệm sau đó nửa khác được khoanh lại trên đầu và cơ thể của người đó. Joseph Arimathea và Nicodemus đem xác Giêsu quấn trong những tấm vải lanh (số nhiều). John thấy những tấm vải lanh (số nhiều) nằm ở đó, nhưng mảnh quấn đầu không nằm cùng chỗ với những mảnh vải lanh khác, mà cuộn tròn lại ở một góc riêng biệt. Quấn vòng quanh như thể người ta quấn quanh đầu Đức Giêsu. Rất hữu lý, một tấm vải liệm không thể ở một lúc hai nơi riêng biệt, và cũng không thể vừa là một mảnh vải liệm nguyên, và vừa là nhiều mảnh vải cùng một lúc.
Tấm vải liệm ở Turin đã đủ chứng minh là một tấm vải liệm thực sự, và nó có thể là tấm vải liệm của một nạn nhân bị treo trên thập tự giá, nhưng nó không phải là mảnh vải liệm đã chôn cất của Chúa Giêsu; đơn giản chỉ là vì Ngài đã không được liệm trong tấm vải một mảnh.
Chính các sự kiện được viết ở trên, có đủ để cho mọi người thấy rằng mảnh vải đặc biệt đó chắc chắn đã không được sử dụng để bọc thân thể của Ngài Giêsu. Những câu từ Kinh Thánh trên đây đã phủ nhận tấm vải liệm ở Turin, nhưng Kinh Thánh còn thậm chí cho chúng ta thêm bằng chứng rằng tấm vải liệm đó đã không được sử dụng cho Ngài Giêsu, sự kiện mà người ta dễ dàng bỏ qua, hoặc có thể chỉ là vì họ không rành Kinh Thánh: Khuôn mặt Ngài Giêsu đãbị hoen ố không còn nhận ra (Ê-sai 52:14); trong lúc gương mặt trên tấm vải liệm Turin cho thấy nạn nhân bị thương nhưng vẫn còn nguyên vẹn. Râu của Ngài bị tách khỏi khuôn mặt (Ê-sai 50: 6); trong lúc râu in trên tấm vải liệm Turin cho thấy còn nguyên vẹn. Bên hông Ngài bị đâm thủng bằng một cây giáo, và các vết thương lớn bằng bàn tay của một người (Giăng 19:34; John 20:27); trong lúc người đàn ông trên tấm liệm bị đâm dưới nách nhưng vết thương nhỏ. Giêsu có các lỗ đinh lớn trong hai bàn tay và cả hai bàn chân của Ngài lớn vừa bằng ngón tay của một người (Giăng 20:27), và với Kinh Thánh nói rõGiêsu có lỗ đinh ở bàn tay Ngài, và Ngài đã đưa bàn tay của Ngài ông Thomas thấy. Người đàn ông trong tấm vải liệm Turin cũng bị đóng đinh nhưng lỗ đinh nhỏ hơn nhiều và ở cổ tay người đó. Là một người con trai Do Thái, Giêsu phải chịu phép cắt bì (Luca 2:21). Nạn nhân trong tấm vải liệm bị đánh trước khi bị đóng đinh cũng như hầu hết các nạn nhân bị đóng đinh. Người Do Thái không bao giờ chôn cất xác chết với tiền, nhưng tấm vải liệm cho thấy có một dấu ấn của một đồng tiền nước ngoài trên một con mắt.
Nạn nhân trên tấm vải liệm này không được rửa sạch, cũng không đượp ướp hương theo truyền thống, hoặc xức dầu trên da của mình như Ngài Giêsu đã được (theo thánh kinh). Có rất ít dấu hiệu của sự tra tấn dã man mà Ngài Giêsu đã trải qua và không có dấu hiệu cho thấy nạn nhân trên tấm vải liệm là người Do Thái. Nó tiết lộ rằng người đàn ông có lẽ là người Assyria hoặc Ba Tư. Phấn hoa từ tấm vải liệm chỉ ra tấm vải liệm có lẽ là từ Thổ Nhĩ Kỳ hay Bắc Syria - không phải ở Jerusalem, và nước Ba Tư đã sử dụng đóng đinh như một bản án.
Tấm vải liệm Turin hoặc là giả hay một trò lừa bịp. Trong suốt thời gian của Constantine, hàng chục biểu tượng tôn giáo đã được thực hiện và tuyên bố được xác thực và thuộc về Chúa Giêsu. Những vật như vương miện gai, đinh, giáo, quần áo, một cuốn rốn, và những tấm vải liệm chôn cất cố tình làm cho giống với những vết thương của Chúa Giêsu phải chịu đựng bằng cách sử dụng cơ thể của người đàn ông bị đóng đinh. Các đao phủ và thợ rèn đã làm việc cùng nhau để làm thành các biểu tượng của họ. Một số người Ki-tô giáo cố tình trải nghiệm như bị đóng đinh, nhờ người khác gây thương tích cho họ như những vết thương trên Ngài Giêsu để họ có thể đạt đến sự "tử vì đạo" bằng đau khổ giống như Chúa Giêsu đã chịu. Các tấm vải liệm có thể đến từ bất kỳ một trong những người đàn ông này muốn bắt chước những đau khổ trên thập tự giá. Lịch sử ghi lại rất kỹ cho thấy rằng một số Kitô hữu đầu tiên mong muốn được tử đạo. Một số Kitô hữu đầu tiên, chịu đóng đinh vì đức tin của họ, đôi khi thúc giục đao phủ cài vòng gai lên đầu họ, đâm họ bằng cây giáo, hay các loại tra tấn khác, tin rằng họ sẽ nhận được phần thưởng đặc biệt (Hêbơrơ 11:35). Sẽ rất dễ dàng bắt chước các vết thương của Ngài Giêsu và tạo ra một tấm vải liệm giả. Các biểu tượng giả đã được thực hiện ở cả Syria và Ai Cập vì lợi ích của các Kitô hữu cả tin, và dường như một số Kitô hữu ngày nay vẫn còn cả tin như ngày xưa. Những kẻ cực đoan vẫn có thể được tìm thấy trên khắp thế giới hôm nay và mỗi Phục Sinh, một số người ngu ngốc chịu đóng đinh. Khi mọi người còn những niềm tin khác với thánh kinh, số người tiếp tục giữ vững niềm tin đó đã biến di tích thành thần tượng của họ và sau đó nó sẽ trở thành một huyền thoại, và chỉ phục vụ để dẫn dắt dân chúng xa rời khỏi Thiên Chúa, chứ không phải về với Chúa.