Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

"Truyền giáo qua hôn nhân của con cái"

Phát triển tín đồ là quyền của mọi tôn giáo, tổ chức tôn giáo. Tuy nhiên, phát triển tín đồ bằng hôn nhân, và ép buộc con trẻ sinh ra khi chưa có nhận thức về bản chất tôn giáo mà chúng sẽ theo đuổi?. Đó có phải là tự do tôn giáo hay cưỡng ép tôn giáo, phát triển tôn giáo qua thủ đoạn "hôn nhân" là vi phạm quyền tự do hôn nhân và tự do theo và không theo tôn giáo nào của bất kỳ công dân nào. TG & DT đăng lại bài viết trên Vietcatholic.org để bạn đọc tường minh về những "thủ đoạn" cải đạo kém văn minh của một tổ chức tôn giáo lớn nhất hành tinh.
Sáng chúa nhật 24.10, ngày Khánh nhật Truyền giáo. Tổng giáo phận Huế tổ chức gặp mặt các thành phần HĐGX theo từng Hạt. Riêng hạt Thành phố Huế được tổ chức tại giáo xứ Đức Mẹ Hằng cứu giúp ( Dòng Chúa Cứu thế Huế ).


Khai mạc với thánh lễ đồng tế sốt sắng và trang trọng, sau là chương trình gặp gỡ và thảo luận tại Nhà Mục vụ giáo xứ với sự tham dự của cha Chưởng ấn Antôn Dương Quỳnh cũng là quản xứ chính tòa Phủ Cam kiêm quản hạt thành phố Huế, cha G.B Lê Thanh Hoàng đặc trách Ban Truyền giáo, cha G.B. Nguyễn Minh Sang bề trên DCCT Huế, cha Emilianô Đổ Minh Liên dòng Thánh Tâm Huế và quý cha đặc trách giáo lý hạt thành phố Huế, với sự tham dự của gần 200 thành viên các HĐGX thuộc hạt thành phố.


Buổi gặp gở đồng thời thảo luận đề tài “Truyền giáo qua hôn nhân của con cái”. Đây là một đề tài nóng hổi mà đã xảy ra gây nhiều trăn trở trong các gia đình tại rất nhiều giáo xứ.


Mở đầu chương trình, cha Antôn Dương Quỳnh chia sẽ: “ Sau 3 năm cần mẫn rao giảng tin mừng nước trời cho lương dân. Trước khi về trời, Chúa Giêsu quy tụ các môn đệ và nói: “Các con hãy đi khắp nơi, loan truyền lời Chúa cho mọi loài thụ tạo. Này Thầy ở với các con mọi ngày cho đến tân thế”. 


1/ Khi chọn các tông đồ,


Chúa Giếu nói: “Hãy đi theo Ta, Ta sẽ biến các con trở nên những kẻ chài lưới linh hồn người ta”. Khi dạy các tông đồ, Ngài nói: “Lúa chin đầy đồng, các con hãy xin chủ sai thợ đến gặt lúa”. Khi dạy về đàn chiên, Ngài nói: “Còn có những con chiên khác không thuộc đàn chiên này, ta cũng phải đưa chúng về, để chỉ có một đàn chiên và một chủ chăn”.


Giáo hội nhận ra rằng, mục đích của Chúa Giêsu thành lập Giáo hội là để giáo hội tiếp tục rao giảng Tin mừng của Ngài.


2/Bản chất của giáo hội là Truyền giáo: 


Nếu không truyền giáo, giáo hội sẽ mất lý do tồn tại trên thế gian này. Một giáo hội không phát triển có nghĩa là giáo hội ấy đang chết.

Ý thức được mệnh lệnh quan trọng ấy của Chúa Giêsu, giáo hội đã nhiệt tâm truyền giáo bằng nhiều hình thức khác nhau:

- Hình thức Thừa sai: gởi tín hữu đến một vùng, chung sống và hòa nhập với người bản địa. Sử dụng tiếng nói của họ để loan báo Tin mừng.

- Hình thức truyền giáo bằng việc rao giảng tin mừng cho một khu dân cư, thành lập giáo đoàn. Sau đó tiếp tục đi nơi khác.

- Hình thức mở trường học, trạm y tế, bệnh việnđể giới thiệu lòng nhân ái của Chúa đối với lương dân.

- Hình thức truyền giáo qua văn chương, báo chí, truyền hình.

- Truyền giáo bằng cách vào nhà lương dân thăm hỏi người già, người ốm đau già cả cô đơn. Chia sẽ cảnh tang sầu, chia vui với những thành đạt.



3/Triển khai việc truyền giáo qua hôn nhân của con cái:


Tổ chức hôn phối cho con cái, dự hôn phối của con cháu hoặc đi ăn cưới của bạn bè lương dân là một cơ hội để truyền giáo.

Khi có những người lương xin phép chuẩn hôn phối ai giữ đạo nấy. Phải có những lời hứa từ cả hai bên:

Bên không công giáo phải tuyên hứa:

- Tôi tự do ưng thuận kết hôn với …

- Tôi chấp nhận hôn nhân một vợ một chồng.

- Tôi chấp nhận hôn nhân không thể phân ly.

- Tôi sẽ tôn trọng tín ngưỡng bên công giáo.

- Tôi chấp nhận sinh sản con cái và dạy dổ con cái nên người.

- Tôi biết rõ bên công giáo hứa sẽ cố gắng hết sức để con cái tôi được rửa tội và được giáo dục trong giáo hội công giáo.

Bên công giáo tuyên hứa:

- Tôi tự do ưng thuận kết hôn với…

- Tôi chấp nhận hôn nhân một vợ một chồng.

- Tôi chấp nhận hôn nhân không thể phân ly.

- Tôi sẽ trung thành với đức tin công giáo toàn vẹn như Hội Thánh công giáo dạy.

- Tôi sẽ tôn trọng tín ngưỡng của bên không công giáo.

- Tôi chấp nhận sinh sản con cái và giáo dục con cái nên người.

- Tôi sẽ cố gắng hết sức để con cái tôi được rửa tội và được giáo dục trong giáo hội công giáo.

Linh mục có thẩm quyền phải giải thích lời tuyên bố này và phải nghe đương sự tuyên bố.


Chính vì điều này mà bên công giáo kể cả cha mẹ, bà con và chính bản thân người sắp thành hôn, và cả linh mục chính xứ phải rao giảng Tin mừng cho bên lương.


Cha Bênêđictô Ngô Văn Hài đặc trách giáo lý dự tòng hạt thành phố Huế giới thiệu về bốn đề tài thảo luận:

1/ Khi đi ăn đám cưới bên lương, ta nên làm gì ( tác phong, nói năng…)để giới thiệu đạo công giáo cho người lương?

2/ Khi người lương đến nhà thờ dự lễ hôn phối ( của bạn bè, bà con công giáo) ta nên làm gì để giới thiệu đạo công giáo cho họ?


3/ Nếu thấy con cháu mình quen thân với người lương, ta phải nói gì cho con cháu ta và phải tiếp xúc với người bạn lương của con cháu như thế nào để giới thiệu đạo công giáo cho người lương đó?


4/ Đối với một giáo dân được phép chuẩn để lấy người lương, ta phải làm gì đối với đôi vợ chồng này để truyền giáo cho họ?



Toàn thể mọi thành viên tham dự được chia thành 7 nhóm để trao đổi và thảo luận theo từng đề tài, bầu khí thật sôi nổi và nghiêm túc. Sau đó sẽ cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm mình trước cộng đoàn. Hầu hết các nhóm đều có chung những quan điểm như:


- Phải đối xử chan hòa với con cái của những người được phép chuẩn hôn phối, phải sống gương mẫu và siêng năng cầu nguyện cho họ. Phải chứng tỏ cho họ biết không phải theo đạo là bỏ ông bà tổ tiên như họ từng nghĩ.


- Khi đi dự đám cưới bên lương, trước khi ăn ta nên làm dấu thánh giá.

- Cha đặc trách Ban Truyền giáo G.B. Lê Thanh Hoàng nêu ý kiến: nên có những buổi gặp gở với những gia đình trở lại trong hôn nhân hoặc những gia đình chuẩn hôn phối. Khi có những trường hợp con cái chuẩn bị cưới người lương nên báo cho cha sở biết ít nhất là 4 tháng trước khi tổ chức.


- Cha Emilianô Đổ Minh Liên cho rằng các hội đoàn nên có những buổi thăm nom và động viên chân tình.


Trước khi kết thúc buổi gặp mặt và thảo luận, ông Matthêô Nguyễn Đình Lục chủ tịch HĐGX chính tòa Phủ Cam, thay mặt toàn thể thành viên các HĐGX hạt thành phố Huế nói lời cảm ơn Tòa Tổng Giám mục, cha hạt trưởng, cha đặc trách Ban Truyền giáo và quý cha đã quan tâm đến những ưu tư và băn khoăn của giáo dân, tằ dó tổ chức buổi gặp mặt và trao đổi, thảo những đề tài đang được nhiều người quan tâm.


Bế mạc ngày Khánh nhật truyền giáo, cũng là ngày thảo luận những đề tài sốt dẻo nêu trên, vì thời gian có hạn nên cha quản hạt mời gọi những ý kiến của thành viên sẽ gởi về cho ngài. Tất cả mọi ý kiến đều sẽ được nghiên cứu và in thành tập để gởi đến mọi thành viên tham dự hôm nay. Ngài đã ban phép lành trước khi ra về. Mọi người đều cảm thấy phần nào giải tỏa được một số ưu tư từ lâu nay.

Trương Trí10/24/2010/vietcatholic.org


TG & DT: Phát triển tín đồ là quyền của mọi tôn giáo, tổ chức tôn giáo. Tuy nhiên, phát triển tín đồ bằng hôn nhân, và ép buộc con trẻ sinh ra khi chưa có nhận thức về bản chất tôn giáo mà chúng sẽ theo đuổi?. Đó có phải là tự do tôn giáo hay cưỡng ép tôn giáo, phát triển tôn giáo qua thủ đoạn "hôn nhân" là vi phạm quyền tự do hôn nhân và tự do theo và không theo tôn giáo nào của bất kỳ công dân nào.