Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

ĐỂ ÁP CHẾ NGƯỜI DA ĐEN, TÍN ĐỒ CƠ ĐỐC GIÁO DA TRẮNG ĐÃ SỬ DỤNG KINH THÁNH VÀ LÁ CỜ LIÊN MINH RA SAO?

ĐỂ ÁP CHẾ NGƯỜI DA ĐEN,
TÍN ĐỒ CƠ  ĐỐC GIÁO DA TRẮNG ĐÃ S DỤNG
KINH THÁNH VÀ LÁ CỜ LIÊN MINH RA SAO?

Carol Kuruvilla / The Huffington Post


Vào ngày 4 tháng giêng, năm 1861, Giám Mục Công giáo A.Verot bước lên tòa giảng trong nhà thờ Thánh Augustine, thuộc bang Florida, để bênh vực người da trắng đượcquyền có nô lệ.
Trong bài giảng, Giám Mục Verot nóí rằng thánh Tông đồ Phao Lồ đã dạy dân nô lệ phải tuân phục chủ nhân ông “như một phương cách cần thiết” để được cứu rỗi. Ngài đã dẫn chứng thánh thư đoạn Colossians 3:22. Ngài nói, Hỡi các tên nô lệ, phải tuân phục ông chủ các ngươi bằng chính xương thịt, chứ không chỉ qua loa để làm vửa lòng, phải [phục vụ] với tất cả tấm lòng, và phải biết kính sợ Thượng Đế.”  

Không còn phải che đậy nữa, hàng trăm vị Mục sư Cơ đốc giáo cũng đã dùng cùng một luận cứ như Giám Mục Vernot, đã áp dụng Kinh Thánh nhằm biện minh cho chế độ nô lệ trong suốt cuộc chiến tranh Nam Bắc tại Mỹ. Nhưng cuộc thảm sát 9 đồng bào da đentrong tuần qua tại nhà thờ Emanuel Atrican Methodist Episcopal thuộc thị xã Cherleston, bang South Carolina [Hoa Kỳ], lại một lần nữa, buộc người da trắng Mỹ phải xét lại mối liên hệ lịch sử giữa Hội thánh da trắng với chủ nghĩa kỹ thị chủng tộc - và vì sao luận điệu hùng hồn đầy hận thù như lời giảng của Vernot nhờ phát ra từ toà giảng lại có sức lôi cuốn như vậy.  

Theo giáo sư Stout, vốn đang dạy Lịch sử Tôn giáo Mỹ tại đại học Yale, thì những ngườiCơ đốc giáo miền Nam không những chỉ ủng hộ chế độ nô lệ mà chính Giáo hội Cơ đốc giáo Miền Nam là trụ cột của Liên Minh và họ cố kìm những người Mỹ gốc Phi châu trong vòng nô lệ. Vị giáo sư này đã tuyên bố với báo Huffington rằng Nếu tách Hội thánh ra khỏi bài toán [lịch sử lúc đó] ắt chúng ta đã không có nội chiến. Các giáo sĩ Miền Nam đã tin chắc rằng chế độ nô lệ không phải là tội lỗi.

Sau khi thua trận, những người da trắng Miền Nam và các vị lãnh đạo tôn giáo đã cố làm mới bộ mặt Hội thánh bằng cách níu kéo một mối đạo không còn chính nghiã - lập luận rằng Miền Nam đã chiến đấu có chính nghĩa vì họ không nhằm kìm kẹp dân nô lệ,  vì quyền lợi của Liên Minh, hay  tự vệ chống trả bọn xâm lược Phương Bắc. Họ bắt đầu tôn sùng các anh hùng liệt sĩ Liên Minh và trân qúi lá cờ của mình.

Tuy nhiên, khi mà lá cờ Liên Minh vẫn phấp phới trong khu hành chánh thủ đô bang South Carolina, thì nó vẫn còn là biểu tướng phân biệt chủng tộc đáng lên án 

Các nhà vận động da đen cùng nhiều người khác coi đó như biểu tượng của áp chế và là một nhắc nhở về một chính quyền chỉ muốn kìm hãm mãi mãi dân da đen trong vòng nô lệ. Trong bài viết đăng trên báo Atlantic, tác giả T-Nehisi Coates gọi lá cờ của Liên Minh là  “biểu tượng sự thống tri của dân da trắng

Những người bênh vực lá cờ Liên Minh thường viện lý rằng nó tượng trưng cho ‘một di sản chứ đâu phải là sự thù hận.’ Tôi đồng ý như vậy  đó là di sản lấn át của người da trắng không phải bắt đầu bởi sự thù hận mà là động cơ dẫn tới cướp bóc.
Lập luận hùng hồn về quyền-uy-da-trắng-được-Chúa-tán-đồng nầy lại được lập đi lập lại tại các thánh đường ở khắp Miền Nam.

Trong khi Thiên Chúa bị loại ra khỏi đoạn mở đầu của hiến pháp Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, thì  các nhà lãnh đạo của Liên Minh Miền Nam lại cố tình gợi lại quyền uy củaThiên Chúa này trong hiến pháp của họ. Thật rõ ràng là ngay từ khởi thủy họ đã coi Cơ đốc giáo là một thành tố của liên minh nhằm duy tri chế độ nô lệ.

Các vị lãnh đạo Cơ đốc giáo miền Nam muốn nhắc lại sự hiện hữu của chế độ nô lệ trong kinh Cựu Ước cùng các thánh ngôn của thánh Tông Đồ Phao Lồ nhầm dạy dỗ những kẻ nô lệ phải biết vâng lời các chủ nhân ông. Giáo sư Sout cho biết trong khi một số mục sư cho rằng chế độ nô lệ là một tội lỗi cần thiết thì nhiều vị khác còn đi xa hơn khi nói rằng dân da đen sẽ còn tiếp tục làm nô lệ trên thiên đường. Họ đã truy cứu ngược lại cơ sở thần học về sự tích ông Nôê (Noah) và người con tên Ham vì cho rằng đã chế diễu cha hắn mà bị đày xuống trần gian làm nô lệ.

Sau cuộc nội chiến, Hội thánh đã lên tiếng quá chậm chạp chống lại tệ phân biệt chủng tộc, và phải cho tới sau khi có phòng trào vận động nhân quyền, tệ nạn kỳ thi chủng tộc mới từ từ biến khỏi các tòa giảng tại Miền Nam.

Năm 1845, Hội Nghị Bắp-Tít miền Nam đã tách ra vì hội thánh Bắp-Tít miền Bắc từ chối không cho các chủ nô lệ đượtrở thành các nhà truyền giáo. Ngày nay, chi phái Tin Lành lớn nhất Hoa Kỳ là Hội thánh SBC (Hội thánh Bắp-Tít Miền Namđã dành nhiều thời gian để xét lại quá khứ của mình. Năm 1995, Hội thánh đã thông qua một nghị quyết chính thức xin lỗi vì đã ủng h cũng như đã vinh danh cá nhân và cơ chế kỳ thị chủng tộc trong cuộc đời chúng ta.

Qua những cuộc thảm sát tai Charleston, ông Russel Moore, chủ tịch Ủy Ban Đạo Đức và Tự do Tôn giáo của Hội Thánh Cơ đốc Miền Nam, đã kêu gọi tín hữu Cơ đốc giáomiền Nam hãy từ bỏ mối quan hệ văn hóa với lá cờ Liên Minh.

Tuần qua, ông Moore viết trong một bài bình luận rằng “Lá cờ chiến đấu của Liên Minh là tượng trưng cho Jim Crow, người giám thách thức phong trào nhân quyền, cũng nhưcủa Dixiecrat, người chống lại sự hoà hợp các sắc dân, và của sự khủng bố trong nước thuộc nhóm Ku Klux Klan và Hội Đồng Công Dân Da Trắng trong lich sử cận đại quá khủng khiếp của chúng ta. Những người Cơ đốc giáo da trắng phải suy xét là lá cờ kia đã nói gì với anh chị em da đen trước Thiên Chúa, nhất là sau hành động của bọn khủng bố da trắng chống lại những anh chị em da đen” .