Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Tự Do Tôn Giáo là gì? Bài 1

Rất có thể tôi là người Việt duy nhất ở hải ngoại, luôn luôn vắt óc vì câu hỏi: Tự do tôn giáo là gì? Đó có phải là một hành động vi phạm nhân quyền? mỗi khi xách cặp đến công sở. Những người chưa biết tôi, sẽ cho đó là một suy đoán quá phóng đại.




Tự do tôn giáo là gì?  Bài 1
 
Hồ Ngọc Thắng từ CHLB Đức
 
Rất có thể tôi là người Việt duy nhất ở hải ngoại, luôn luôn vắt óc vì câu hỏi: Tự do tôn giáo là gì? Đó có phải là một hành động vi phạm nhân quyền? mỗi khi xách cặp đến công sở. Những người chưa biết tôi, sẽ cho đó là một suy đoán quá phóng đại. Nhưng sự suy đoán đó có cơ sở, bởi vì đó là lĩnh vực công tác của tôi từ hơn hai thập kỷ qua trong một Cơ quan Liên bang trực thuộc Bộ nội vụ Công hòa Liên bang Đức. Là một quan chức chính phủ và là người gốc châu Á duy nhất trong cương vị này  tại CHLB Đức, tôi  được giao một nhiệm vụ quan trọng như các đồng nghiệp Đức khác: Tiến hành phỏng vấn, điều tra, xem xét và tự quyết định cho phép người nước ngoài lưu vong vì lý do chính trị hay tôn giáo tại CHLB Đức. Một phần công việc của tôi là đại diện cho cơ quan trọng các thủ tục tranh cãi trước tòa án hành chính, khi người nước ngoài không đồng ý với quyết định của Cơ quan Liên bang. Vì vậy hàng ngày tôi đọc và nghiên cứu một lượng lớn các bản tin thời sự của các hãng thông tấn, các phóng sự của các tạp chí, các điện tín của các Đại sứ quán Đức ở nhiều quốc gia gửi vể cho bộ ngoại giao, các giám định của các viện nghiên cứu, lời kể trực tiếp của những người xin lưu vong chính trị…v…v… Trong khuôn khổ bài viết này và các bài tiếp theo, tôi trình bày quan điểm của cá nhân tôi và trên cương vị là một kiều bào ở hải ngoại.
Cộng hòa Liên Bang Đức là một trong những quốc gia bị ảnh ảnh hưởng trực tiếp lớn nhất của các cuộc khủng hoảng chính trị, nhân đạo, xung đột vì lý do tôn giáo hoặc lãnh thổ trên toàn cầu. Một khoản tiền hàng tỷ Euro cho mỗi năm và hàng vạn quan chức từ trung ương đến địa phương đã và đang được huy động để giải quyết hậu quả trước mẳt và lâu dài của các xung đột đó của thế giới. Nhưng, CHLB Đức cũng thu được nhiều thắng lợi trong việc thực thi đường lối đối ngoại và đối nội. Trong khi một số nước cố tình thể hiện mình là bạn và rất trung thành với Hoa Kỳ, thì CHLB Đức kiên quyết thực hiện đường lối ôn hòa trên tinh thần độc lập, tự chủ. Nếu ai theo dõi thái độ bỏ phiếu của CHLB Đức tại LHQ và vai trò của CHLB Đức trong cuôc chiến tại Syrien, Libyen, Irak và Serbien sẽ nhận thấy điều này. Tại một vài nước láng giềng của Đức, trong mấy năm qua đã xảy ra các bạo loạn chống cảnh sát, đốt phá xe cộ do những người nhập cư gây ra. Nhưng điều đó đã không xảy ra tại CHLB Đức. Một trong những nguyên nhân thắng lợi đó là sự theo dõi sát sao tình hình tại các điểm nóng, phân tích chính xác các nguồn tin để đưa ra những biện pháp ứng xử kịp thời.
Tôi có đủ thời gian và cơ hội để biết rõ, ban lãnh đạo của Cơ quan Liên Bang nơi tôi làm việc liên tục hơn hai thập kỷ qua đã không ân hận một chút nào vì đã tuyển chọn tôi, một người đã tốt nghiệp đại học luật tại một trường đại tổng hợp lâu đời và nổi tiếng của nước Đức, rất am hiểu văn hóa phương Đông, phương Tây, sử dụng đều  thành thạo tiếng Đức và tiếng Việt. Vì vậy tôi giám quả quyết, bài viết của tôi không phải là một bài viết của một “ếch ngồi dưới giếng”. Để trả lời câu hỏi trên tôi xin kể một câu chuyện đã xảy ra cách đây không lâu: Tất cả các phiên dịch viên làm việc trong cơ quan chúng tôi đều làm việc trên cơ sở hợp đồng, được gọi khi có nhu cầu, thù lao trả theo giờ. Nếu một phiên dịch lần đầu làm việc với tôi, tôi sẽ hỏi qua lý lịch người đó và tôi đều kể là đã sinh ra tại Việt Nam và nhận bằng tú tài ở miền Bắc Việt Nam. Một hôm, một phiên dịch, công dân của một nước châu Á, ở quê anh ta đạo hồi là quốc đạo, đến gặp tôi. Để bắt chuyện, anh ta hỏi tôi theo đạo nào. Tôi trả lời, ba mẹ tôi không theo một đạo nào, tôi cũng thế. Anh ta liền hỏi tôi: Thế thì về mặt tâm linh ông sống thế nào. Tôi nói: Ông cha tôi từ bao đời nay thờ cúng ông bà tổ tiên. Anh ta hỏi tiếp: Thế gia đình ông tin ai? Tôi đã giải thích thế này: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được khai sinh qua bản tuyên ngôn đọc lập của Hồ Chí Minh vào ngày 02.09.1945. Từ ngày đó cả họ hàng tôi chỉ tin vào chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Anh ta liền nói: Hóa ra ông là một người vô thần. Với nhiều người theo đạo hồi thì cụm từ “Người vô thần” là một lời nguyền rủa. Ở một số nước theo đạo hồi, tình trạng “vô thần” của một cá nhân là một trọng tội, có thể bị trừng phạt nặng tới mức tử hình. Tôi đã giải thích cho anh ta nghe: Đại gia đình tôi sống hàng trăm năm nay trong tình trạng vô thần. Chúng tôi không theo một tôn giáo nào, không phải vì chúng tôi chị cấm đoán hay cản trở tham gia tôn giáo. Đó là truyền thống gia đình và cũng là một sự lựa chọn hoàn toàn tự do và tự giác của chúng tôi.
Bảo vệ tự do tôn giáo, trước tiên là phải bảo vệ sự tự do tham gia hay không tham gia một tôn giáo nào. Sự tự do lựa chọn đó phải bảo vệ bằng văn bản pháp luật và sự thực thi quy định đó trong cuộc sống hàng ngày. Theo kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Viêt Nam năm 2009 thì 81,69 % dân số Việt Nam không  tôn giáo. Một sự thực không thể chối cãi đó là đại đa số người dân Việt Nam tự nguyện không tôn giáo. Quyền tự do tôn giáo này  là một trong những nhân quyền quan trọng nhất  trong một quốc gia, trong một cộng đồng dân tộc. Nếu xét về phương diện này thì không thể kết luận là quyền “tự do tôn giáo ở Việt Nam có vấn đề”. Có thể vì những động cơ khác nhau hay cách nhìn nhận khác nhau mà có nước, tổ chức và cá nhân trong thời gian gần đây đưa ra sự quả quyết này. Trong phần lớn các lập luận để phê bình nhà nước Việt Nam về tự do tôn giáo họ đã mập mờ trong việc phân biệt tự do tham gia tôn giáo và tự do cho những người tham gia một tôn giáo. Khi xem xét sự tự do cho những người tham gia một tôn giáo ở Việt Nam, thì những người phê bình cũng rất mập mờ trong việc xem xét.
Các cơ quan nhà nước và các tòa án hành chính Đức, khi xem xét việc vi phạm tự do tôn giáo nói riêng và vi phạm nhân quyền nói chung thì họ trước hết đưa ra câu hỏi: Có thực sự vi phạm không? Câu hỏi tiếp theo phải là: Vi phạm có hệ thống hay vi phạm riêng lẽ? Sau khi đã có kết luận là không có sự vi phạm một cách có hệ thống, thì họ sẽ đi sâu nghiên cứu vi phạm riêng lẽ đó. Câu hỏi đầu tiên là: Sự vi phạm là hành động tự quyết của một quan chức hay anh ta thực thi một mệnh lệnh của một cơ quan hay một tổ chức.Trong thời gian  vừa qua họ phê phán Việt Nam chủ yếu vì một số vụ án. Những bị can, bị cáo trong các vụ án đó lại là thành viên của một tổ chức  tôn giáo. Theo quan điểm của công an, viện kiểm sát và tòa án thì những người bị truy tố là vì họ vi phạm một điều trong bộ luật hình sự, chứ không phải vì họ là thành viên một tổ chức tôn giáo.  Những bị cáo thì đưa ra lời bào chữa là thủ tục xét xử chỉ vì mục đích trừng trị chính trị.  Các quốc gia, tổ chức , cá nhân khi phê bình Việt Nam chủ yếu là dựa vào các lập luận của bị cáo.
 
Trong bài tiếp theo tôi sẽ đưa ra những suy nghĩ của tôi về tự do tôn gíáo cho những người tham gia một tôn giáo ở một số quốc gia trong đó có Việt Nam.
 
source: http://kbchn.net/tin-tuc/tu-do-ton-giao-la-gi-bai-1.aspx#.Um54NxCYvak