Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Tự do tôn giáo là gì? Bài 3

Trong bài viết hôm nay tôi muốn đề cập tới tình hình tự do tôn giáo ở khu vực Đông Nam Á. Ở đó các nước là láng giềng gần của Việt Nam. Qua đó chúng ta có thể có một cái nhìn khách quan và đánh giá công bằng hơn về thực trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam.




Để khách quan, tôi xin giới thiệu với bạn đọc một phóng sự của dpa (Deutsche Presse-Agentur), thông tấn xã lớn nhất của CHLB Đức, vừa phát đi hôm 21/08/2013 từ Manila. Tác giả là nữ nhà báo Girlie Linao. Tên bài trong tiếng Đức là “Religiöse Intoleranz in Südostasien auf  dem Vormarsch“, có thể dịch là: Sự bất khoan dung về tôn giáo đang trên đà tiến bước ở Đông Nam Á.
 
Những dòng đầu tiên của phóng sự là đánh giá tổng quát: Các Phật tử chống lại người Hồi giáo, người Hồi giáo chống lại người theo đạo Thiên chúa giáo, người Hindu chống lại các Phật tử. Ở châu Á sự  bất khoan dung về tôn giáo và tranh chấp ngày càng gia tăng. Các kẻ tuyên truyền hằn thù đang khuấy động bạo lực, những người trong nhóm tiểu số đang rơi vào tầm ngắm.
 
Sau đó tác giả kể lại một sự việc xảy ra trong tháng 8/2013: Một số nhà sư Phật giáo đã bị xua đuổi khỏi một khu nghỉ mát ở Malaysia vì họ đã sử dụng một phòng cầu nguyện của người Hồi giáo. Ông chủ của khách sạn đã bị bắt. Không phải vì ông ta đã xua đuổi các nhà sư Phật giáo, mà là ông ta đã cho phép các nhà sư sử dụng phòng cầu nguyện. Ông ta đã phạm tội làm dơ bẩn đạo Hồi giáo. Đây không phải là trường hợp cá biệt. Ở khu vực Đông Nam Á, các tôn giáo thiểu số, phần lớn cũng là dân tộc tiểu số, ngày càng nhiều bị tấn công. Chính phủ của các quốc gia ở đây không làm gì được để ngăn cản bạo lực, mặc dù quyền tự do hoạt động tôn giáo được ghi vào phần lớn các hiến pháp trong vực này.
 
Về tình hình ở quốc gia Philippines tác giả đã đăng trích lời của bà chủ tịch Trung tâm Hồi giáo và Dân chủ ở Philippines, Amina Rasul “Chúng ta sẽ chứng kiến một loạt các cuộc xung đột vì một nền độc lập. Nếu như chúng ta không giải quyết các vấn đề này”. Theo bà chủ tịch này thì sự đột biến chính trị, cuộc chiến trên phạm vi toàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố và sự không cân bằng kinh tế khêu gợi nỗi kinh hoàng, ngờ vực và khuynh hướng cực đoan trong dân chúng.
 
Tình hình ở quốc gia Myanmart: Một ví dụ nghiêm trọng cho sự bùng phát những cuộc xung đột như thế là nước Miến Điện (trong tiếng Đức tác giả gọi tên cũ Birma). Sau nhiều năm thống trị của lực lượng quân sự, một chính phủ dân sự thân với quân đội, năm 2011 đã đảm nhận việc chèo chống  đất nước. Từ năm 2012 đã xảy ra nhiều cuộc bạo lọan do những phần tử dân tộc chủ nghĩa theo đạo phật gây ra. Nạn nhân là các thiểu số đạo Hồi, chủ yếu ở khu vực Rohingya . Hơn 200 người bị giết, hàng nghìn người bị xua đuổi. Nhiều người cho rằng, đảng cầm quyền USDP có nhúng tay vào vụ việc.
 
Ông Al-Hat U Aye Lwin thuộc Trung tâm đạo Hồi của Miến Điện cũng nói rằng, trong quá khứ lực lượng quân sự đã sử dụng tôn giáo để duy trì quyền lực. Ông ta nói  “chúng ta sẽ bị tràn ngập bởi các tờ truyền đơn bài bác đạo Hồi”. Những chiến dịch gây hận thù như của nhà sư Phật giáo cực đoạn Wirathu được nảy mầm trên những mảnh đất mầu mỡ. Trong thời khắc giao thời, khi mà nhiều người tự hỏi mình, tương lại sẽ đem lại cho mình điều gì, ông ta khuấy động nỗi lo ngại là đất nước vào một lúc nào đó sẽ bị đạo Hồi làm chủ bởi vì người đạo Hồi sinh sôi nảy nở nhiều. Trong khi đó người theo đạo Hồi chỉ chiếm vài phần trăm dân số.
 
Ở quốc gia Sri Lanka,  “Khi con người lo lắng thì sự bất khoan dung cũng nảy sinh”, cựu quan chức chính phủ Devanesan Nesiah ở SriLanka cũng nói vậy. Sau khi cuộc nội chiến khốc liệt được kết thúc trong năm 2009 thì áp lực cũng tăng rất lớn đối với những thành phần thiểu số. Người Sinhala, chiếm đại đa số dân số và cũng là người chiến thắng trong nội chiến và chính phủ cũng không nhận thấy có lý do gì cho sự khoan dung đối với người Tamil và phong trào ly khai của họ đã thất bại. Phần lớn, người Sinhala theo đạo phật, còn người Tamil thì đạo Hindu. Những cuộc tấn công của “lực lượng yêu nước” chống lại các thiểu số tôn giáo càng ngày càng tăng.
 
Tình hình ở quốc gia Indonesia: Nếu các tên tội phạm không bị trừng phạt và chính phủ không hành động thì sự leo thang tiếp nối của các xung đột sẽ xảy ra. Điều đó có thể xảy ra ở Indonesia, một quốc gia mà phần lớn người dân theo đạo Hồi, đó là lời cảnh báo của Tổ chức nhân quyền “Human Rights Watch”. Sau những lần tấn công các cơ sở đạo Thiên chúa giáo và Phật giáo, tổng thống Susilo Bambang Yuhoyono đã kêu gọi, phải cần nhiều  hơn nữa sự tôn trọng và khoan dung. Nhưng chủ yếu cũng chỉ dừng lại ở lời kêu gọi mà thôi. Bạo lực chống lại các giáo phái Hồi giáo thiểu số phần lớn không bị xử lý.
 
Tình hình ở quốc gia Malaysia: Malaysia, nơi mà một phần ba dân số có nguồn gốc Trung Quốc hay Ấn độ, thì đặc quyền của người  Mã Lai theo đạo Hồi giáo được xác định trong bản hiến pháp. Đối với những người thiểu số thì một bầu không khí bất ổn luôn luôn tăng thêm, đó là kết quả của cuộc trưng cầu ý kiến do Trung tâm Merdeka thực hiện trong năm 2011. Trong cuộc chiến giành giật các phiếu bầu cử của cử tri Mã Lai thì mỗi chính trị gia tìm mọi cách thể hiện mình ngoan đạo Hồi hơn ứng cử viên đối lập. Qua đó cuộc sống xã hội ngày càng đậm sắc chuẩn mực Hồi giáo, đó là lời phát biểu của học giả chính trị học Faris Noor của trường “School  of International Studies” ở Singapur.
 
Sự Hồi giáo hóa ngày càng mạnh mẽ của xã hội đã bộc lộ rõ ràng trong các cuộc tranh luận vẫn tiếp diễn ra chung quanh câu hỏi, liệu những người không theo đạo Hồi có được phép sử dụng từ Allah. Những người thiểu số ngày càng cảm thấy mình bị xúc phạm. Sự hợp tác tốt hơn nữa giữa các nhân vật lãnh đạo và các nhóm tôn giáo khác nhau và sự hổ trợ nhiều hơn nữa cho các nhóm đa tôn giáo là cần thiết cho một bầu không khí tốt hơn, đó là suy nghĩ của nữ công dân Philippines, bà Amina Rasul. “Chúng ta cần một lượng lớn những người đi tiên phong để đấu tranh”.  
 
Đây không phải một phóng sự đầu tiên hay duy nhất về tự do tôn giáo ở châu Á nói chung và ở khu vực Đông Nam Á nói riêng. Cho đến nay đã có  nhiều bài viết được đăng trong những năm qua trong tiếng Đức. Tôi chọn bài này để giới thiệu với bạn đọc bởi vì bài viết còn rất mới và liên quan đến “ hàng xóm sát nách” của Việt Nam. Một số ít người cho rằng hãng thông tấn này thân thiện với chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức.
 
Nhưng dù sao, phóng viên của hãng thông tấn này còn khách quan hơn cái loại phóng viên chửi Việt Nam vô căn cứ. Bài phóng sự của hãng thông tấn xã dpa đã giúp chúng ta so sánh tình hình tự do tôn giáo của một số nước trong khu vực và tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Bài phóng sự cho chúng ta thấy, tình hình tự do tôn giáo ở một số “hàng xóm sát nách”  thực sự tồi tệ. Nếu ai đó nói “tự do tôn giáo ở Việt Nam có vấn đề” là không có cơ sở và không công bằng khi so sánh tình hình trong một khu vực. Nhân tiện đây tôi cũng xin nhắc một chi tiết thú vị, một số chính trị gia ở phương Tây vẫn khen tấm tắc, một số nước ở Đông Nam châu Á có một “nền dân chủ theo đúng nghĩa của nó”.
 
source: http://kbchn.net/tin-tuc/tu-do-ton-giao-la-gi-bai-3.aspx#.Um54PRCYvak

Tự do tôn giáo là gì? Bài 2

Trong bài viết “Tự do tôn giáo là gì? Bài 1” mà KBCHN đã đăng tôi đã trình bày suy nghĩ, nói đúng hơn là quan điểm của cá nhân tôi là: Bảo vệ tự do tôn giáo, trước tiên là phải bảo vệ sự tự do tham gia hay không tham gia một tôn giáo nào. Sự tự do lựa chọn đó phải bảo vệ bằng văn bản pháp luật và sự thực thi quy định đó trong cuộc sống hàng ngày.




Trong bài viết này  tôi đưa ra những suy nghĩ của tôi về tự do tôn gíáo cho những người tham gia một tôn giáo ở một số quốc gia trong đó có Việt Nam.
 
Chúng ta ai cũng biết, trên thế giới có nhiều tôn giáo khác nhau. Một trong những tôn giáo lâu đời và có số lượng người tham gia lớn nhất là đạo thiên chúa giáo. Ở quốc gia A Rập Saudi, việc thực hiện các hành động của đạo thiên chúa giáo nơi công cộng đều bị cấm đoán. Việc nhập khẩu hay in lại kinh thánh (tiếng Đức gọi là Bibel) bị nghiêm cấm. Sẽ bị xử phạt, nếu ai tham gia các nghi lễ của nhà thờ như tụng kinh, lễ rửa tội…Ai bỏ đạo hồi của mình để theo đạo thiên chúa giáo sẽ bị xử tội, có thể tới mức án tử hình. Ở Cộng hòa Hồi giáo Iran thì đạo thiên chúa giáo không bị cấm, nhưng việc truyền đạo lại bị nghiêm cấm và bị trừng phạt.
 
Ở nhiều nước mà đạo hồi là quốc đạo thì khi kết hôn, người không theo đạo hồi bắt buộc phải theo đạo hồi. Tại Cộng hòa Irak thì đạo thiên chúa giáo và đạo tin lành không bị nhà nước nghiêm cấm hay cản trở sự tự do tôn giáo của giáo dân. Nhưng, tình hình đất nước hỗn loạn, cơ quan chính quyền không bảo vệ được nhà thờ và con chiên của hai dòng đạo này. Họ bị các dòng đạo khác đàn áp nghiêm trọng. Từ thực tế đó, cơ quan chuyên trách của CHLB Đức, hiên nay  công nhận và cho phép công dân Irak được lưu vong vì lý do tôn giáo, nếu người nào đó chứng minh được rằng, mình có quốc tịch Irak và theo đạo thiên chúa giáo hay tin lành. Tất nhiên là người đó trước khi có mặt ở Đức chưa bị lấy vân tay ở các nước trong khối EU và Thụy Sĩ.
 
 
Còn tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Sau đây tôi trình bày những điều “mắt thấy tai nghe” của tôi:  
                
Trước đây tôi về Việt Nam cứ hai hoặc ba năm một lần, nhưng từ 10 năm trở lại đây năm nào cũng có mặt ở quê hương. Một thuận lợi lớn là tôi có bà con ở cả ba miền của đất nước. Nhờ có bà con họ hàng nên tôi dễ dàng tiếp xúc với cuộc sống của người dân địa phương. Tôi đã đi từ Bắc vào Nam từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng đến vùng sâu vùng xa hẻo lánh, ví dụ như đến  tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, miền tây Thanh Hóa, miền tây Nghệ An, Đồng bằng Sông Cửu Long…
 
Các cơ quan nhà nước Đức không giao cho tôi nhiệm vụ điều tra hay xem xét tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam và tình hình nhân quyền của Việt Nam. Là một quan chức chính phủ được giao nhiệm vụ xét và quyết định về đơn xi tị nạn của người nước ngoài vì lý do chính trị hay tôn giáo, nên tôi luôn quan tâm đến các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp của mình.
 
Nhiều người nói, đây là bệnh nghề nghiệp, còn tôi thì gọi là sự quan tâm nghề nghiệp. Khi tới thăm một thành phố hay một vùng nông thôn, tôi cố gắng tìm đến các nhà thờ hay địa điểm sinh hoạt tôn giáo của người bản địa. Có lần tôi cùng vợ, con chứng kiến cảnh hoạt động tôn giáo của giáo dân xứ Bùi Chu-Phát Diệm ở Ninh Bình. Một hình ảnh luôn luôn đập vào mắt tôi là rất nhiều nhà thờ được tu bổ khang trang. Nhiều nhà thờ được xây mới.
 
Tôi đã hai lần đến thăm Chùa Bái Đính ở Ninh Bình trong năm 2010 và 2013. Khi đến thăm chùa này xong, ai giám nói là tự do tôn giáo ở Việt nam có vấn đề. Tôi thường xuyên tìm cách để bắt chuyện với giáo dân thiên chúa giáo và các phật tử. Qua phong cách và quần áo trên người, người dân dễ nhận ra tôi là Việt kiều chứ không phải là công an Việt Nam mặc thường phục, nên họ nói chuyện với tôi rất thoải mái về đời sống tôn giáo của họ.
 
Cho đến hôm nay tôi không phát hiện ra một dấu hiệu nào khả nghi sự vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam. Để đảm bảo tính khách quan khi nhìn nhận vấn đề, tôi đã nhiều lần nói chuyện với người thân của tôi. Mẹ tôi đã ngoài 80, nhưng vẫn còn khỏe và rất minh mẫn. Hai mẹ con tâm sự với nhau rất nhiều, mỗi khi tôi về Việt Nam. Khi hỏi, liệu chính quyền có gây khó dễ cho người dân trong hoạt động tôn giáo, mẹ tôi đã nói thế này: Hồi kháng chiến chống thực dân pháp, có một số người công giáo  làm tay sai, gián điệp cho quân đội Pháp. Vì lẽ đó chính quyền phải cảnh giác với một số người. Bây giờ đất nước mình thực sự độc lập, thống nhất và dân chủ, cản trở tôn giáo để làm gì. Có một số người đội lốt tôn giáo để chửi chính quyền và xã hội. Họ là những người bất mãn với chế độ và nhà nước hoặc là họ hằn học vì một lý do nào đó mà chỉ họ mới biết được. Tôi tin mẹ tôi, tôi biết mẹ tôi không nói dối tôi.
 
Các cơ quan nhà nước  và tòa án của Cộng hòa Liên bang Đức có một đánh giá thống nhất về tự do tôn giáo ở Việt Nam là: Vì tham gia tôn giáo hay hoạt động tôn giáo không một công dân nào bị nhà nước hay xã hội gây khó dễ hay đàn áp. Đánh giá này trước hết dựa vào văn bản pháp luật của Việt Nam. Trước tiên, điều 70 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đảm bảo quyền tự do tham gia và hoạt động tôn giáo của công dân.
 
Để cụ thể hóa quyền hiến pháp này thì Pháp lệnh 2004 về tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định thi hành 2005 được ban hành. Trong đời sống hàng ngày thì quyền tự do này cũng được đảm bảo. Chỉ có ai vừa hoạt tôn giáo vừa hoạt động chống đối, trong tiếng Đức họ dùng cụm từ “oppositionelle Tätigkeit”, mới bị gặp khó khăn với pháp luật. Để phục vụ hoạt động chuyên môn của các cơ quan và tòa án, Bộ ngoại giao Đức đưa ra đều đặn báo cáo về tình hình ở Việt Nam, lần cuối là trong năm 2013. Bản báo cáo này là tài liệu chỉ dùng trong cơ quan chuyên trách nên được xếp vào loại “giữ kín” (trong tiếng Đức là Verschlusssache).
 
Vì lẽ đó tôi không được phép tiết lộ chi tiết về nội dung báo cáo. Tôi biết, tôi không phạm tội tiết lộ bí mật quốc gia, nếu tôi nói: Chương 1.4. của bản báo đề cập chi tiết về tự do tôn giáo ở Việt Nam. Tôi cũng biết, tôi không bị xử lý theo quy định của nghành, nếu tôi nói: Đánh giá của Bộ ngoại giáo Đức về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam là khách quan và chính xác.
 
Các quan chức được giao nhiệm vụ xét đơn tị nạn của người Viêt Nam được cung cấp một loại hồ sơ mà người Việt hay gọi “cẩm nang” phục vụ quyết đinh. “Cẩm nang” này luôn luôn được bổ sung đúng với tình hình thực tế ở Viêt Nam. Trong “cẩm nang” này thì câu hỏi về tự do tôn giáo ở Việt Nam được trình bày khá chi tiết.Các quan chức phụ trách Việt Nam cũng được được bồi dưỡng kiến thức về lịch sử, văn hóa, kinh tế và chính trị Việt Nam. Để có khả năng nhận xét, liệu một người xin tị nạn nói dối hay nói thật, thì các quan chức thường xuyên được nâng cao chuyên môn về lĩnh vực tâm lý học.
 
Hàng năm Bộ nội vụ Liên bang chi một khối lượng tài chính khổng lồ để nâng cao nghiệp vụ quan chức xét và quyết đinh đơn tị nạn, một lượng tiền không nhỏ chi vào việc mời các nhà tâm lý học đến thuyết trình. Rất có thể là các quan chức được đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chu đáo và có trong tay các tài liệu chính xác về tình hình Việt Nam, cho nên những năm gần đây hầu như không có công dân nào của Việt Nam được lưu vong vì lý do tôn giáo. Có người tị nạn khai là phải chạy trốn khỏi Việt Nam vì lý do chính trị, hay tôn giáo nhưng quan chức Đức  họ lật lại các tờ báo mà bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng mua được ra xem. Các bài báo kể tỉ mỉ việc vở nợ của người đó hoặc có người bị truy tố tội lừa đảo, nhận hối lộ hoặc môi giới hối lộ, nhưng khai là hoạt động chính trị .  
 
Hàng tháng, hàng quý, hàng năm, Bộ nội vụ Liên bang Đức đưa ra thông báo báo chí về thống kê số người nộp đơn xin tị nạn và kết quả quyết định. Nhiều năm trước đây, Việt Nam luôn ở trong danh sách “Top 10” có số lượng người xin tị nạn ở Đức. Theo thống kê đã công khai đưa ra cho những năm gần đây thì số lượng đơn xin tị nạn của người Việt rất ít, những người Việt Nam được ở lại Đức chủ yếu không phải vì bị đàn áp do lý do chính trị hay tôn giáo mà vì lý do nhân đạo. Đại đa số những người được ở lại phần lớn vì bệnh tật hiểm nghèo hay hoàn cảnh gia đình éo le rất đặc biệt. Nếu xem chu đáo thống kê công khai của Bộ nội vụ Cộng hòa Liên bang Đức về đơn xin tị nạn của người Việt Nam thì không ai giám quả quyết “tự do tôn giáo ở Việt Nam có vấn đề”.  

source: http://kbchn.net/tin-tuc/tu-do-ton-giao-la-gi-bai-2.aspx#.Um54OhCYvak

Tự Do Tôn Giáo là gì? Bài 1

Rất có thể tôi là người Việt duy nhất ở hải ngoại, luôn luôn vắt óc vì câu hỏi: Tự do tôn giáo là gì? Đó có phải là một hành động vi phạm nhân quyền? mỗi khi xách cặp đến công sở. Những người chưa biết tôi, sẽ cho đó là một suy đoán quá phóng đại.




Tự do tôn giáo là gì?  Bài 1
 
Hồ Ngọc Thắng từ CHLB Đức
 
Rất có thể tôi là người Việt duy nhất ở hải ngoại, luôn luôn vắt óc vì câu hỏi: Tự do tôn giáo là gì? Đó có phải là một hành động vi phạm nhân quyền? mỗi khi xách cặp đến công sở. Những người chưa biết tôi, sẽ cho đó là một suy đoán quá phóng đại. Nhưng sự suy đoán đó có cơ sở, bởi vì đó là lĩnh vực công tác của tôi từ hơn hai thập kỷ qua trong một Cơ quan Liên bang trực thuộc Bộ nội vụ Công hòa Liên bang Đức. Là một quan chức chính phủ và là người gốc châu Á duy nhất trong cương vị này  tại CHLB Đức, tôi  được giao một nhiệm vụ quan trọng như các đồng nghiệp Đức khác: Tiến hành phỏng vấn, điều tra, xem xét và tự quyết định cho phép người nước ngoài lưu vong vì lý do chính trị hay tôn giáo tại CHLB Đức. Một phần công việc của tôi là đại diện cho cơ quan trọng các thủ tục tranh cãi trước tòa án hành chính, khi người nước ngoài không đồng ý với quyết định của Cơ quan Liên bang. Vì vậy hàng ngày tôi đọc và nghiên cứu một lượng lớn các bản tin thời sự của các hãng thông tấn, các phóng sự của các tạp chí, các điện tín của các Đại sứ quán Đức ở nhiều quốc gia gửi vể cho bộ ngoại giao, các giám định của các viện nghiên cứu, lời kể trực tiếp của những người xin lưu vong chính trị…v…v… Trong khuôn khổ bài viết này và các bài tiếp theo, tôi trình bày quan điểm của cá nhân tôi và trên cương vị là một kiều bào ở hải ngoại.
Cộng hòa Liên Bang Đức là một trong những quốc gia bị ảnh ảnh hưởng trực tiếp lớn nhất của các cuộc khủng hoảng chính trị, nhân đạo, xung đột vì lý do tôn giáo hoặc lãnh thổ trên toàn cầu. Một khoản tiền hàng tỷ Euro cho mỗi năm và hàng vạn quan chức từ trung ương đến địa phương đã và đang được huy động để giải quyết hậu quả trước mẳt và lâu dài của các xung đột đó của thế giới. Nhưng, CHLB Đức cũng thu được nhiều thắng lợi trong việc thực thi đường lối đối ngoại và đối nội. Trong khi một số nước cố tình thể hiện mình là bạn và rất trung thành với Hoa Kỳ, thì CHLB Đức kiên quyết thực hiện đường lối ôn hòa trên tinh thần độc lập, tự chủ. Nếu ai theo dõi thái độ bỏ phiếu của CHLB Đức tại LHQ và vai trò của CHLB Đức trong cuôc chiến tại Syrien, Libyen, Irak và Serbien sẽ nhận thấy điều này. Tại một vài nước láng giềng của Đức, trong mấy năm qua đã xảy ra các bạo loạn chống cảnh sát, đốt phá xe cộ do những người nhập cư gây ra. Nhưng điều đó đã không xảy ra tại CHLB Đức. Một trong những nguyên nhân thắng lợi đó là sự theo dõi sát sao tình hình tại các điểm nóng, phân tích chính xác các nguồn tin để đưa ra những biện pháp ứng xử kịp thời.
Tôi có đủ thời gian và cơ hội để biết rõ, ban lãnh đạo của Cơ quan Liên Bang nơi tôi làm việc liên tục hơn hai thập kỷ qua đã không ân hận một chút nào vì đã tuyển chọn tôi, một người đã tốt nghiệp đại học luật tại một trường đại tổng hợp lâu đời và nổi tiếng của nước Đức, rất am hiểu văn hóa phương Đông, phương Tây, sử dụng đều  thành thạo tiếng Đức và tiếng Việt. Vì vậy tôi giám quả quyết, bài viết của tôi không phải là một bài viết của một “ếch ngồi dưới giếng”. Để trả lời câu hỏi trên tôi xin kể một câu chuyện đã xảy ra cách đây không lâu: Tất cả các phiên dịch viên làm việc trong cơ quan chúng tôi đều làm việc trên cơ sở hợp đồng, được gọi khi có nhu cầu, thù lao trả theo giờ. Nếu một phiên dịch lần đầu làm việc với tôi, tôi sẽ hỏi qua lý lịch người đó và tôi đều kể là đã sinh ra tại Việt Nam và nhận bằng tú tài ở miền Bắc Việt Nam. Một hôm, một phiên dịch, công dân của một nước châu Á, ở quê anh ta đạo hồi là quốc đạo, đến gặp tôi. Để bắt chuyện, anh ta hỏi tôi theo đạo nào. Tôi trả lời, ba mẹ tôi không theo một đạo nào, tôi cũng thế. Anh ta liền hỏi tôi: Thế thì về mặt tâm linh ông sống thế nào. Tôi nói: Ông cha tôi từ bao đời nay thờ cúng ông bà tổ tiên. Anh ta hỏi tiếp: Thế gia đình ông tin ai? Tôi đã giải thích thế này: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được khai sinh qua bản tuyên ngôn đọc lập của Hồ Chí Minh vào ngày 02.09.1945. Từ ngày đó cả họ hàng tôi chỉ tin vào chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Anh ta liền nói: Hóa ra ông là một người vô thần. Với nhiều người theo đạo hồi thì cụm từ “Người vô thần” là một lời nguyền rủa. Ở một số nước theo đạo hồi, tình trạng “vô thần” của một cá nhân là một trọng tội, có thể bị trừng phạt nặng tới mức tử hình. Tôi đã giải thích cho anh ta nghe: Đại gia đình tôi sống hàng trăm năm nay trong tình trạng vô thần. Chúng tôi không theo một tôn giáo nào, không phải vì chúng tôi chị cấm đoán hay cản trở tham gia tôn giáo. Đó là truyền thống gia đình và cũng là một sự lựa chọn hoàn toàn tự do và tự giác của chúng tôi.
Bảo vệ tự do tôn giáo, trước tiên là phải bảo vệ sự tự do tham gia hay không tham gia một tôn giáo nào. Sự tự do lựa chọn đó phải bảo vệ bằng văn bản pháp luật và sự thực thi quy định đó trong cuộc sống hàng ngày. Theo kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Viêt Nam năm 2009 thì 81,69 % dân số Việt Nam không  tôn giáo. Một sự thực không thể chối cãi đó là đại đa số người dân Việt Nam tự nguyện không tôn giáo. Quyền tự do tôn giáo này  là một trong những nhân quyền quan trọng nhất  trong một quốc gia, trong một cộng đồng dân tộc. Nếu xét về phương diện này thì không thể kết luận là quyền “tự do tôn giáo ở Việt Nam có vấn đề”. Có thể vì những động cơ khác nhau hay cách nhìn nhận khác nhau mà có nước, tổ chức và cá nhân trong thời gian gần đây đưa ra sự quả quyết này. Trong phần lớn các lập luận để phê bình nhà nước Việt Nam về tự do tôn giáo họ đã mập mờ trong việc phân biệt tự do tham gia tôn giáo và tự do cho những người tham gia một tôn giáo. Khi xem xét sự tự do cho những người tham gia một tôn giáo ở Việt Nam, thì những người phê bình cũng rất mập mờ trong việc xem xét.
Các cơ quan nhà nước và các tòa án hành chính Đức, khi xem xét việc vi phạm tự do tôn giáo nói riêng và vi phạm nhân quyền nói chung thì họ trước hết đưa ra câu hỏi: Có thực sự vi phạm không? Câu hỏi tiếp theo phải là: Vi phạm có hệ thống hay vi phạm riêng lẽ? Sau khi đã có kết luận là không có sự vi phạm một cách có hệ thống, thì họ sẽ đi sâu nghiên cứu vi phạm riêng lẽ đó. Câu hỏi đầu tiên là: Sự vi phạm là hành động tự quyết của một quan chức hay anh ta thực thi một mệnh lệnh của một cơ quan hay một tổ chức.Trong thời gian  vừa qua họ phê phán Việt Nam chủ yếu vì một số vụ án. Những bị can, bị cáo trong các vụ án đó lại là thành viên của một tổ chức  tôn giáo. Theo quan điểm của công an, viện kiểm sát và tòa án thì những người bị truy tố là vì họ vi phạm một điều trong bộ luật hình sự, chứ không phải vì họ là thành viên một tổ chức tôn giáo.  Những bị cáo thì đưa ra lời bào chữa là thủ tục xét xử chỉ vì mục đích trừng trị chính trị.  Các quốc gia, tổ chức , cá nhân khi phê bình Việt Nam chủ yếu là dựa vào các lập luận của bị cáo.
 
Trong bài tiếp theo tôi sẽ đưa ra những suy nghĩ của tôi về tự do tôn gíáo cho những người tham gia một tôn giáo ở một số quốc gia trong đó có Việt Nam.
 
source: http://kbchn.net/tin-tuc/tu-do-ton-giao-la-gi-bai-1.aspx#.Um54NxCYvak

Chúa và Giáo loạn luân - Sách Sáng-thế Ký 3, Sáng-thế Ký 19

Sáng-thế Ký 3

Loài người bị cám dỗ và sa vào tội lỗi

1 Vả, trong các loài thú đồng mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã làm nên, có con rắn là giống quỉ quyệt hơn hết. Rắn nói cùng người nữ rằng: Mà chi! Đức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao?
2 Người nữ đáp rằng: Chúng ta được ăn trái các cây trong vườn,
3 song về phần trái của cây mọc giữa vườn, Đức Chúa Trời có phán rằng: Hai ngươi chẳng nên ăn đến và cũng chẳng nên đá động đến, e khi hai ngươi phải chết chăng.
4 Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu;
5 nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác.
6 Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa.
7 Đoạn, mắt hai người đều mở ra, biết rằng mình lõa lồ, bèn lấy lá cây vả đóng khố che thân.
8 Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đi ngang qua vườn, A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời.
9 Giê-hô-va Đức Chúa Trời kêu A-đam mà phán hỏi rằng: Ngươi ở đâu?
10 A-đam thưa rằng: Tôi có nghe tiếng Chúa trong vườn, bèn sợ, bởi vì tôi lõa lồ, nên đi ẩn mình.
11 Đức Chúa Trời phán hỏi: Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng mình lõa lồ? Ngươi có ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn đó chăng?
12 Thưa rằng: Người nữ mà Chúa đã để gần bên tôi cho tôi trái cây đó và tôi đã ăn rồi.
13 Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán hỏi người nữ rằng: Ngươi có làm điều chi vậy? Người nữ thưa rằng: Con rắn dỗ dành tôi và tôi đã ăn rồi.
14 Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn phán cùng rắn rằng: Vì mầy đã làm điều như vậy, mầy sẽ bị rủa sả trong vòng các loài súc vật, các loài thú đồng, mầy sẽ bò bằng bụng và ăn bụi đất trọn cả đời.
15 Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người.
16 Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi.
17 Ngài lại phán cùng A-đam rằng: Vì ngươi nghe theo lời vợ mà ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn, vậy, đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn.
18 Đất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng;
19 ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi.
20 A-đam gọi vợ là Ê-va vì là mẹ của cả loài người.
21 Giê-hô-va Đức Chúa Trời lấy da thú kết thành áo dài cho vợ chồng A-đam, và mặc lấy cho.
22 Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng: Nầy, về sự phân biệt điều thiện và điều ác, loài người đã thành một bực như chúng ta; vậy bây giờ, ta hãy coi chừng, e loài người giơ tay lên cũng hái trái cây sự sống mà ăn và được sống đời đời chăng.
23 Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn đuổi loài người ra khỏi vườn Ê-đen đặng cày cấy đất, là nơi có người ra.
24 Vậy, Ngài đuổi loài người ra khỏi vườn, rồi đặt tại phía đông vườn Ê-đen các thần chê-ru-bim với gươm lưỡi chói lòa, để giữ con đường đi đến cây sự sống.
-Vì sao Chúa trời không muốn loài người khôn ngoan, mở mắt, tự biết mình lõa lồ, biết điều thiện điều ác? ngu, để thờ phượng chúa.
-Khi loài người lở khôn ra thì bị Chúa phạt !
-Adam và hậu duệ phải làm đổ mồ hôi trán mới có ăn, tại sao hiện nay con chiên phải "cám ơn chúa ban lương thực hàng ngày"?
 Sáng-thế Ký 19

Lót tiếp rước các thiên sứ tại Sô-đôm

1 Lối chiều, hai thiên sứ đến Sô-đôm; lúc đó, Lót đương ngồi tại cửa thành. Khi Lót thấy hai thiên sứ đến, đứng dậy mà đón rước và sấp mình xuống đất.
2 Người thưa rằng: Nầy, lạy hai chúa, xin hãy đến ở nhà của kẻ tôi tớ, và hãy nghỉ đêm tại đó. Hai chúa hãy rửa chân, rồi sáng mai thức dậy lên đường. Hai thiên sứ phán rằng: Không, đêm nầy ta sẽ ở ngoài đường.
3 Nhưng Lót cố mời cho đến đỗi hai thiên sứ phải đi lại vào nhà mình. Người dâng một bữa tiệc, làm bánh không men, và hai thiên sứ bèn dùng tiệc.
4 Hai thiên sứ chưa đi nằm, mà các người nam ở Sô-đôm, từ trẻ đến già, tức cả dân, đều chạy đến bao chung quanh nhà.
5 Bọn đó gọi Lót mà hỏi rằng: Những khách đã vào nhà ngươi buổi chiều tối nay ở đâu? Hãy dẫn họ ra đây, hầu cho chúng ta được biết.
6 Lót bèn ra đến cùng dân chúng ở ngoài cửa, rồi đóng cửa lại,
7 và nói cùng họ rằng: Nầy, tôi xin anh em đừng làm điều ác đó!
8 Đây, tôi sẵn có hai con gái chưa chồng, tôi sẽ đưa chúng nó cho anh em, rồi mặc tình anh em tính làm sao tùy ý; miễn đừng làm chi hại cho hai người kia; vì cớ đó, nên họ đến núp bóng mái nhà tôi.
9 Bọn dân chúng nói rằng: Ngươi hãy tránh chỗ khác! Lại tiếp rằng: Người nầy đến đây như kẻ kiều ngụ, lại muốn đoán xét nữa sao! Vậy, thôi! Chúng ta sẽ đãi ngươi bạc tệ hơn hai khách kia. Đoạn, họ lấn ép Lót mạnh quá, và tràn đến đặng phá cửa.
10 Nhưng hai thiên sứ giơ tay ra, đem Lót vào nhà, và đóng cửa lại,
11 đoạn, hành phạt bọn dân chúng ở ngoài cửa, từ trẻ đến già, đều quáng loà mắt, cho đến đỗi tìm cửa mệt mà không được.

Hủy diệt thành Sô-đôm
12 Hai thiên sứ bèn hỏi Lót rằng: Ngươi còn có ai tại đây nữa chăng? Rể, con trai, con gái và ai trong thành thuộc về ngươi, hãy đem ra khỏi hết đi!
13 Chúng ta sẽ hủy diệt chỗ nầy, vì tiếng kêu oan về dân thành nầy đã thấu lên đến Đức Giê-hô-va, nên Ngài sai chúng ta xuống mà hủy diệt.
14 Lót bèn đi ra và nói cùng rể đã cưới con gái mình rằng: Hãy chỗi dậy, đi ra khỏi chốn nầy, vì Đức Giê-hô-va sẽ hủy diệt thành. Nhưng các chàng rể tưởng người nói chơi.
15 Đến sáng, hai thiên sứ hối Lót và phán rằng: Hãy thức dậy dẫn vợ và hai con gái ngươi đương ở đây ra, e khi ngươi cũng chết lây về việc hình phạt của thành nữa chăng.
16 Nhưng Lót lần lữa; vì cớ Đức Giê-hô-va thương xót Lót, nên hai thiên sứ nắm lấy tay kéo người, vợ cùng hai con gái người, và dẫn ra khỏi thành.
17 Vả, khi hai thiên sứ dẫn họ ra khỏi rồi, một trong hai vị nói rằng: Hãy chạy trốn cứu lấy mạng, đừng ngó lại sau và cũng đừng dừng bước lại nơi nào ngoài đồng bằng; hãy chạy trốn lên núi, kẻo phải bỏ mình chăng.
18 Lót đáp lại rằng: Lạy Chúa, không được!
19 Nầy, tôi tớ đã được ơn trước mặt Chúa; Chúa đã tỏ lòng nhân từ rất lớn cùng tôi mà cứu tròn sự sống tôi. Nhưng tôi chạy trốn lên núi không kịp trước khi tai nạn đến, thì tôi phải chết.
20 Kìa, thành kia đã nhỏ, lại cũng gần đặng tôi có thế ẩn mình. Ôi! Chớ chi Chúa cho tôi ẩn đó đặng cứu tròn sự sống tôi. Thành nầy há chẳng phải nhỏ sao?
21 Thiên sứ phán rằng: Đây, ta ban ơn nầy cho ngươi nữa, sẽ không hủy diệt thành của ngươi đã nói đó đâu.
22 Mau mau hãy lại ẩn đó, vì ta không làm chi được khi ngươi chưa vào đến nơi. Bởi cớ ấy, nên người ta gọi tên thành nầy là Xoa.
23 Khi mặt trời mọc lên khỏi đất, thì Lót vào đến thành Xoa.
24 Đoạn, Đức Giê-hô-va giáng mưa diêm sanh và lửa từ nơi Ngài trên trời sa xuống Sô-đôm và Gô-mô-rơ,
25 hủy diệt hai thành nầy, cả đồng bằng, hết thảy dân sự cùng các cây cỏ ở nơi đất đó.

Vợ của Lót hóa ra tượng muối

26 Nhưng vợ của Lót quay ngó lại đằng sau mình, nên hóa ra một tượng muối.
27 Áp-ra-ham dậy sớm, đi đến nơi mà người đã đứng chầu Đức Giê-hô-va,
28 ngó về hướng Sô-đôm và Gô-mô-rơ, cùng khắp xứ ở đồng bằng, thì thấy từ dưới đất bay lên một luồng khói, như khói của một lò lửa lớn.
29 Vả, khi Đức Chúa Trời hủy diệt các thành nơi đồng bằng, tức là thành Lót ở, thì nhớ đến Áp-ra-ham, cứu Lót ra khỏi chốn phá tan đó.

Căn nguyên dân Mô-áp và dân Am-môn

30 Lót ở Xoa thì sợ hãi, nên cùng hai con gái mình bỏ đó mà lên núi, ở trong một hang đá kia.
31 Cô lớn nói cùng em mình rằng: Cha ta đã già, mà không còn ai trên mặt đất đến sánh duyên cùng ta theo như thế thường thiên hạ.
32 Hè! Chúng ta hãy phục rượu cho cha, và lại nằm cùng người, để lưu truyền dòng giống cha lại.
33 Đêm đó, hai nàng phục rượu cho cha mình; nàng lớn đến nằm cùng cha; nhưng người chẳng hay lúc nào nàng nằm, lúc nào nàng dậy hết.
34 Qua ngày mai, chị nói cùng em rằng: Nầy, đêm hôm qua ta đã nằm cùng cha rồi; hôm nay chúng ta hãy phục rượu cho cha nữa, rồi em hãy lại nằm cùng người, để lưu truyền dòng giống cha lại.
35 Đêm đó, hai nàng lại phục rượu cho cha mình nữa, rồi nàng nhỏ thức dậy lại nằm cùng cha; nhưng người chẳng hay lúc nào nàng nằm, lúc nào nàng dậy hết.
36 Vậy, hai con gái của Lót do nơi cha mình mà thọ thai.
37 Nàng lớn sanh được một con trai, đặt tên là Mô-áp; ấy là tổ phụ của dân Mô-áp đến bây giờ.
38 Người em cũng sanh đặng một con trai, đặt tên là Bên-Am-mi; ấy là tổ phụ của dân Am-môn đến bây giờ.

-Loạn luân là chuyện bình thường? Đạo đức của Thánh kinh chúa dạy là vậy sao?

Thánh Kinh Chủ Đề Sưu Tập của Bernard Chang


2. Chúa Trời trét phân trên mặt người. - Sách Ma-la-chi 2
3. Chúa muốn loài người phải ngu - Sách Sáng-thế Ký 3
4. Chúa Trời phạt loài người khổ cực - Sách Sáng-thế Ký 3
5. Chúa Trời đem gươm giáo và hận thù - Sách Ma-thi-ơ 10
6. Chúa Trời ..ích kỷ, tỵ hiềm - Sách Ma-thi-ơ 10
7. Chúa Trời ...phe đảng - Sách Ma-thi-ơ 10
8. Chúa hiếu sát, thù cá nhân, xúi giục loài người đánh nhau, chém giết, cướp bóc, hãm hiếp gái trinh! - Sách Dân-số Ký 31
9. Chúa thu thuế % trên đồ ăn cướp được! (tướng cướp?) - Sách Dân-số Ký 31
00. Mười Nhận Xét Về Tín Đồ Ki-Tô Việt Nam


Chủ đề: Chúa Trời trét phân trên mặt người.
Ma-la-chi 2: Sự thờ phượng uế tục. - Sự cưới đàn bà ngoại. - Sự bỏ đàn bà Giu-đa
1 Hỡi các thầy tế lễ, bây giờ ta truyền lịnh nầy về các ngươi.
2 Nếu các ngươi chẳng nghe, và không để lòng dâng sự vinh hiển cho danh ta, thì, Đức Giê-hô-va vạn quân phán, ta sẽ giáng sự rủa sả trên các ngươi, và sẽ rủa sả những phước lành của các ngươi; và ta đã rủa sả rồi, vì các ngươi không để điều đó vào lòng.
3 Nầy, ta sẽ quở trách giống gieo của các ngươi, rải phân trên mặt các ngươi, tức là phân của những lễ các ngươi; các ngươi sẽ bị đem đi với phân ấy. (!)
4 Các ngươi sẽ biết rằng ta đã truyền lịnh nầy cho các ngươi, để làm giao ước của ta với Lê-vi, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy.
5 Giao ước của ta với Lê-vi vốn là sự sống và sự bình an mà ta đã ban cho nó, hầu cho nó kính sợ ta; thì nó đã kính sợ ta, và run rẩy trước danh ta.
6 Luật pháp của sự chân thật đã ở trong miệng nó, trong môi miếng nó chẳng có một sự không công bình nào; nó đã bước đi với ta trong sự bình an và ngay thẳng, làm cho nhiều người xây bỏ khỏi sự gian ác.
7 Vì môi miếng của thầy tế lễ nên giữ sự thông biết, người ta tìm luật pháp trong miệng nó, vì nó là sứ giả của Đức Giê-hô-va vạn quân.
8 Nhưng, trái lại, các ngươi đã xây khỏi đường lối, làm cho nhiều người vấp ngã trong luật pháp, và đã làm sai giao ước của Lê-vi, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy.
9 Vậy nên ta cũng đã làm cho các ngươi ra khinh bỉ hèn hạ trước mặt cả dân, vì các ngươi chẳng giữ đường lối ta, hay vị nể người ta trong luật pháp.
10 Hết thảy chúng ta chẳng phải là có chung một cha sao? Chẳng phải chỉ có một Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta sao? Vậy sao ai nấy đãi anh em mình cách gian dối, phạm giao ước của tổ phụ chúng ta?
11 Giu-đa đã ăn ở cách lừa phỉnh, và đã phạm một sự gớm ghiếc trong Y-sơ-ra-ên và trong Giê-ru-sa-lem; vì Giu-đa đã làm uế sự thánh khiết của Đức Giê-hô-va, là sự Ngài ưa, mà cưới con gái của thần ngoại.
12 Phàm ai làm sự đó, hoặc kẻ thức, hoặc kẻ trả lời, hoặc kẻ dâng của lễ cho Đức Giê-hô-va vạn quân, Đức Giê-hô-va sẽ trừ họ khỏi các trại của Gia-cốp.
13 Các ngươi lại còn làm sự nầy: Các ngươi lấy nước mắt, khóc lóc, than thở mà che lấp bàn thờ Đức Giê-hô-va, nên nỗi Ngài không nhìn đến của lễ nữa, và không vui lòng nhận lấy vật dâng bởi tay các ngươi.
14 Các ngươi lại nói rằng: Vì sao? Ầy là vì Đức Giê-hô-va làm chứng giữa ngươi và vợ ngươi lấy lúc tuổi trẻ, mà ngươi đãi nó cách phỉnh dối, dầu rằng nó là bạn ngươi và là vợ giao ước của ngươi.
15 Vả, hơi sống của Đức Chúa Trời dầu có dư dật, chỉ làm nên một người mà thôi. Nhưng vì sao chỉ làm một người? Ầy là vì tìm một dòng dõi thánh. Vậy các ngươi khá cẩn thận trong tâm thần mình; chớ đãi cách phỉnh dối với vợ mình lấy lúc tuổi trẻ.
16 Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên có phán rằng ta ghét người nào bỏ vợ, và người nào lấy sự hung dữ che áo mình, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. Vậy hãy giữ trong tâm thần các ngươi, chớ đãi cách phỉnh dối.
17 Các ngươi đã làm phiền Đức Giê-hô-va bởi những lời nói mình; các ngươi lại nói rằng: Chúng tôi có làm phiền Ngài ở đâu? Ầy là khi các ngươi nói: Ai làm điều dữ thì đẹp mắt Đức Giê-hô-va, và Ngài ưa thích những người như vậy; bằng chẳng vậy, thì nào Đức Chúa Trời của sự chánh trực ở đâu?
Bernard Chang thắc mắc:
1- Tại sao Chúa lại trét phân trên mặt người ta? chơi dơ bần quá?
2- Nếu lời Chúa có giá trị đạo đức thì đâu cần phải "phán" như vậy?

Chủ đề: Chúa Trời muốn loài người phải ngu, và lỡ khôn thì bị Chúa phạt.
Sáng-thế Ký 3 : (Loài người bị cám dỗ và sa vào tội lỗi)
5 nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác.
6 Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa.
7 Đoạn, mắt hai người đều mở ra, biết rằng mình lõa lồ, bèn lấy lá cây vả đóng khố che thân.
8 Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đi ngang qua vườn, A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời.
9 Giê-hô-va Đức Chúa Trời kêu A-đam mà phán hỏi rằng: Ngươi ở đâu?
10 A-đam thưa rằng: Tôi có nghe tiếng Chúa trong vườn, bèn sợ, bởi vì tôi lõa lồ, nên đi ẩn mình.
11 Đức Chúa Trời phán hỏi: Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng mình lõa lồ? Ngươi có ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn đó chăng?
12 Thưa rằng: Người nữ mà Chúa đã để gần bên tôi cho tôi trái cây đó và tôi đã ăn rồi.
13 Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán hỏi người nữ rằng: Ngươi có làm điều chi vậy? Người nữ thưa rằng: Con rắn dỗ dành tôi và tôi đã ăn rồi. ...
22 Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng: Nầy, về sự phân biệt điều thiện và điều ác, loài người đã thành một bực như chúng ta; vậy bây giờ, ta hãy coi chừng, e loài người giơ tay lên cũng hái trái cây sự sống mà ăn và được sống đời đời chăng.
23 Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn đuổi loài người ra khỏi vườn Ê-đen đặng cày cấy đất, là nơi có người ra.
24 Vậy, Ngài đuổi loài người ra khỏi vườn, rồi đặt tại phía đông vườn Ê-đen các thần chê-ru-bim với gươm lưỡi chói lòa, để giữ con đường đi đến cây sự sống.

Chủ đề: Chúa Trời phạt loài người khổ cực, tay làm hàm nhai.
Sáng-thế Ký 3 :
...
16 Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi.
17 Ngài lại phán cùng A-đam rằng: Vì ngươi nghe theo lời vợ mà ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn, vậy, đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn.
18 Đất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng;
19 ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi. ...

Chủ đề: Chúa Trời đem gươm giáo và hận thù cho người.
Ma-thi-ơ 10 (Phúc âm Matthew):
-34 Chớ tưởng rằng ta đến để đem sự bình an cho thế gian; ta đến, không phải đem sự bình an, mà là đem gươm giáo.
-35 Ta đến để phân rẽ con trai với cha, con gái với mẹ, dâu với bà gia;
-36 và người ta sẽ có kẻ thù nghịch, là người nhà mình. ...

Chủ đề: Chúa Trời ..ích kỷ, tỵ hiềm, ngay cả với những người làm cha mẹ.
Ma-thi-ơ 10 (Phúc âm Matthew):
-37 Ai yêu cha mẹ hơn ta thì không đáng cho ta; ai yêu con trai hay là con gái hơn ta thì cũng không đáng cho ta; (!!!!)
-38 ai không vác cây thập tự mình mà theo ta, thì cũng chẳng đáng cho ta.
-39 Ai gìn giữ sự sống mình, thì sẽ mất; còn ai vì cớ ta mất sự sống mình, thì sẽ tìm lại được.

Chủ đề: Chúa Trời ...phe đảng
Ma-thi-ơ 10 (Phúc âm Matthew):
-40 Ai rước các ngươi, tức là rước ta; ai rước ta, tức là rước Đấng đã sai ta.
-41 Ai rước một đấng tiên tri vì là tiên tri, thì sẽ lãnh phần thưởng của đấng tiên tri; ai rước một người công chính vì là công chính, thì sẽ lãnh phần thưởng của người công chính.
-42 Ai sẽ cho một người trong bọn nhỏ nầy chỉ uống một chén nước lạnh, vì người nhỏ đó là môn đồ ta, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ ấy sẽ chẳng mất phần thưởng của mình đâu.
Bernard Chang thắc mắc:
1- Vì sao Chúa trời không muốn loài người khôn ngoan, mở mắt, tự biết mình lõa lồ, biết điều thiện điều ác?
Ngu, để thờ phượng Chúa.  Khi loài người lỡ khôn ra thì bị Chúa phạt !
2- Adam và hậu duệ phải làm đổ mồ hôi trán mới có ăn, tại sao hiện nay con chiên phải "cám ơn chúa ban lương thực hàng ngày"? Lương thực có do chúa ban cho không?
3- Theo Phúc âm của Matthew trong phần cuối dưới đây, Chúa đem đến cho nhân loại: gươm giáo, chia rẻ, hận thù lẫn nhau ngay trong gia đình bạn !!
Kết quả, Tín đồ đạo chúa ngày càng xa lạ với tổ tiên, ông bà, dân tộc Việt nam. Ăn gạo VN, hít oxy VN, uống nước VN, . . . vậy mà họ lại hướng về cung phụng cái Tòa thánh Vatican bóc lột và đểu cáng !

Chủ đề: Chúa hiếu sát, thù cá nhân, xúi giục loài người đánh nhau, chém giết, cướp bóc, hãm hiếp gái trinh!
Dân-số Ký 31: Dân Ma-đi-an bị thất trận
1 Đức Giê-hô-va lại phán cùng Môi-se rằng:
2 Hãy báo thù dân Ma-đi-an cho dân Y-sơ-ra-ên; rồi ngươi sẽ được về cùng tổ phụ.
3 Vậy, Môi-se truyền cho dân sự rằng: Trong các ngươi hãy sắm sửa binh khí mà ra trận hãm đánh dân Ma-đi-an đặng báo thù dân đó cho Đức Giê-hô-va.
4 Về mỗi chi phái Y-sơ-ra-ên, các ngươi phải sai một ngàn lính ra trận.
5 Vậy, trong dân Y-sơ-ra-ên người ta cứ mỗi chi phái chọn một ngàn lính, là mười hai ngàn người sắm sửa binh khí đặng ra trận.
6 Môi-se sai mười hai ngàn người đó ra trận, tức là sai một ngàn người về mỗi chi phái, với Phi-nê-a, con trai của Ê-lê-a-sa, thầy tế lễ, đem đi theo mình những khí giới thánh cùng kèn có tiếng vang.
7 Vậy, chúng giao chiến cùng dân Ma-đi-an, y như Đức Giê-hô-va đã phán dặn Môi-se, và giết hết thảy nam đinh.
8 Trong các người bị giết chúng cũng giết năm vua Ma-đi-an, là: Ê-vi, Rê-kem, Xu-rơ, Hu-rơ, và Rê-ba; cũng lấy gươm giết Ba-la-am, con trai của Bê-ô.
9 Dân Y-sơ-ra-ên bắt đàn bà và con nít Ma-đi-an dẫn theo, cướp hết thảy súc vật, bầy chiên và của cải họ,
10 đốt hết những thành, nhà ở, và hương thôn chúng nó,
11 cũng lấy đem theo hết thảy của đoạt được, bất kỳ người hay vật.
12 Chúng dẫn những kẻ bị bắt và những của đoạt được đến cho Môi-se, cho Ê-lê-a-sa, thầy tế lễ, và cho hội dân Y-sơ-ra-ên đương đóng trại tại đồng bằng Mô-áp, gần sông Giô-đanh, đối ngang Giê-ri-cô.
13 Bấy giờ, Môi-se, Ê-lê-a-sa, thầy tế lễ, và hết thảy hội trưởng đi ra đón rước chúng binh ngoài trại quân.
14 Môi-se nổi giận cùng các quân trưởng, tức là quan tướng một ngàn quân và quan tướng một trăm quân đi đánh giặc nầy trở về.
15 Môi-se nói cùng họ rằng: Các ngươi để hết thảy người nữ còn sống sao?
16 Kìa, ấy là chúng nó theo mưu kế của Ba-la-am mà dụ dỗ dân Y-sơ-ra-ên cúng thờ Phê-ô, và phạm một tội trọng cùng Đức Giê-hô-va; và tội đó xui cho hội chúng của Đức Giê-hô-va bị tai vạ.
17 Vậy bây giờ, hãy giết hết thảy nam đinh trong bọn con trẻ, và giết người nữ nào đã kết bạn cùng một người nam; 18 nhưng hãy để sống cho các ngươi hết thảy con gái chưa hề kết bạn cùng người nam. (gái trinh)
19 Còn về phần các ngươi, hãy đóng trại ngoài trại quân trong bảy ngày. Ai có giết một người và có đụng đến một xác chết, thì ai đó cùng kẻ bị bắt, phải dọn cho mình được sạch ngày thứ ba và ngày thứ bảy.
20 Cũng phải làm cho sạch hết thảy áo xống, mọi vật bằng da, mọi vật bằng lông dê, và mọi đồ đạc bằng cây.
21 Ê-lê-a-sa, thầy tế lễ, nói cùng những lính đi trận về, mà rằng: Nầy là điều luật pháp dạy mà Đức Giê-hô-va đã truyền cho Môi-se:
22 vàng, bạc, đồng, sắt, thiếc, chì,
23 tức là mọi vật đưa vào lửa được, thì các ngươi phải đưa ngang qua lửa đặng luyện nó; nhưng người ta cũng phải dùng nước tẩy uế mà làm cho nó được sạch nữa. Còn mọi vật chi không đưa qua lửa được, thì phải ngâm nó trong nước.
24 Ngày thứ bảy các ngươi phải giặt áo xống mình, thì sẽ được sạch; đoạn mới được vào trại quân.


Chủ đề: Chúa thu thuế % trên đồ ăn cướp được. Chúa là tướng cướp!
Dân-số Ký 31: (tiếp theo)
25 Đức Giê-hô-va lại phán cùng Môi-se rằng:
26 Ngươi, Ê-lê-a-sa, thầy tế lễ, và các quan trưởng của những tông tộc, hãy dựng sổ về của giặc mà người ta đã đoạt được, nào người, nào vật,
27 rồi chia của đó cho các người đã ra trận và cho cả hội chúng.
28 trong phần thuộc về quân binh đã ra trận, hoặc người, hoặc bò, hoặc lừa hay chiên, ngươi phải cứ thâu một phần trong năm trăm mà đóng thuế cho Đức Giê-hô-va,
29 Tức phải thâu thuế đó trong phân nửa thuộc về quân binh và giao cho Ê-lê-a-sa, thầy tế lễ, làm lễ vật dâng cho Đức Giê-hô-va.
30 Còn trong phân nửa kia thuộc về dân Y-sơ-ra-ên, hoặc người, hoặc bò, hoặc lừa hay chiên, tức các súc vật, ngươi phải cứ mỗi năm chục mà để riêng ra một, và giao cho người Lê-vi có chức phận coi sóc đền tạm của Đức Giê-hô-va.
31 Môi-se và Ê-lê-a-sa, thầy tế lễ, làm y như Đức Giê-hô-va đã phán dặn Môi-se.
32 Vả, của giặc còn lại mà quân binh cướp lấy được là sáu trăm bảy mươi lăm ngàn con chiên cái;
33 bảy mươi hai ngàn con bò,
34 sáu mươi mốt ngàn con lừa đực.
35 Người nữ chưa kết bạn cùng người nam nào, hết thảy được ba mươi hai ngàn người. (32.000)
36 Phân nửa thuộc về kẻ đã đi trận, là ba trăm ba mươi bảy ngàn năm trăm con chiên cái,
37 đóng thuế cho Đức Giê-hô-va là sáu trăm bảy mươi lăm con;
38 ba mươi sáu ngàn con bò, đóng thuế cho Đức Giê-hô-va là bảy mươi hai con;
39 ba ngàn năm trăm con lừa đực, và đóng thuế cho Đức Giê-hô-ra sáu mươi mốt con;
40 mười sáu ngàn người, và đóng thuế cho Đức Giê-hô-va là ba mươi hai người. (32)
41 Môi-se giao cho Ê-lê-a-sa, thầy tế lễ, của thuế làm lễ vật dâng cho Đức Giê-hô-va, y như Đức Giê-hô-va đã phán dặn Môi-se.
42 Phân nửa kia thuộc về dân Y-sơ-ra-ên, tức là phân nửa mà Môi-se chia ra với phân nửa của quân binh đã đi trận, -
43 phân nửa nầy thuộc về hội chúng, số là ba trăm ba mươi bảy ngàn năm trăm con chiên cái,
44 ba mươi sáu ngàn con bò,
45 ba mươi ngàn năm trăm con lừa,
46 và mười sáu ngàn người.
47 Trong phân nửa nầy thuộc về dân Y-sơ-ra-ên, Môi-se cứ mỗi năm chục thì để riêng ra một, bất luận người hay vật, và giao cho người Lê-vi có chức phận coi sóc đền tạm của Đức Giê-hô-va, y như Đức Giê-hô-va đã phán dặn mình.
48 Những quan trưởng, tức là quan tướng một ngàn quân và quan tướng một trăm quân, đến gần Môi-se
49 mà rằng: Những kẻ tôi tớ ông đã dựng sổ chiến sĩ, là người ở dưới quyền chúng tôi, và không thiếu một tên.
50 Mỗi người trong chúng tôi có đem đến đồ bằng vàng mình đã được, hoặc dây chuyền, hoặc vòng, hoặc cà rá, hoặc hoa tai, hoặc kiềng, làm lễ vật dâng cho Đức Giê-hô-va đặng chuộc tội cho mình trước mặt Ngài.
51 Môi-se và Ê-lê-a-sa, thầy tế lễ, bèn nhận lãnh vàng, và hết thảy đồ trang sức làm công kỹ.
52 Hết thảy vàng về lễ vật mà những quan tướng một ngàn quân và quan tướng một trăm quân dâng cho Đức Giê-hô-va, cọng là mười sáu ngàn bảy trăm năm mươi siếc-lơ.
53 Vả, mỗi người trong quân binh đều có cướp lấy vật cho mình.
54 Vậy, Môi-se và Ê-lê-a-sa, thầy tế lễ, nhận lãnh vàng của quan tướng ngàn quân và trăm quân, rồi đem vào hội mạc làm kỷ niệm về dân Y-sơ-ra-ên trước mặt Đức Giê-hô-va.


Mười Nhận Xét Về Tín Đồ Ki-Tô Việt Nam
(phỏng theo những bài phân tích của tác giả Trần Chung Ngọc):
a. Hắn không bao giờ dám thảo luận về Thánh Kinh, luôn luôn chống đỡ bằng những luận điệu vu vơ như: "dốt nát không biết đọc Thánh Kinh"; "không biết nghĩa bóng trong Thánh Kinh"; "đã có sự giải thích rồi"; "làm sao hiểu được ý Chúa, ý Chúa không phải vậy" v..v…
b. Hắn nhét Thiên Chúa của hắn vào những khoảng trống càng ngày càng thu hẹp trong bộ kiến thức của nhân loại.
c. Hắn vẫn mang con đi "rửa tội" tuy rằng Giáo hoàng của hắn đã công nhận thuyết Tiến Hóa, bác bỏ huyền thoại về "tội tổ tông".
d. Hắn vẫn đi "xưng tội" với các "Cha cũng như Chúa", những người cũng phạm tội như hắn và nhiều khi còn phạm tội hơn hắn.
e. Hắn vẫn tin rằng một mẩu bánh bằng bột, có khi do tay của mấy ông linh mục loạn dâm làm ra, đích thực là thân thể thực sự của Chúa hắn.
f. Hắn vẫn tiếp tục khoa trương huênh hoang rằng "hội thánh công giáo vẫn luôn luôn thánh thiện, công giáo và tông truyền" bất kể là Giáo Hoàng của hắn đã xưng thú trước thế giới 7 núi tội ác của Giáo hội.
g. Thay vì thảo luận trên các chủ đề hắn thường theo sát sách lược của giáo hội, sử dụng hai vũ khí là vu khống, chụp mũ để gây thù hận.
h. Đối với hắn, mọi sự xảy ra trong đời hắn đều là ý Chúa cả, kể cả khi những bất hạnh xẩy ra mà hắn cho đó là ý Chúa với một mục đích nào đó mà hắn không thể nào hiểu nổi.
i. Hắn không bao giờ dùng đến đầu óc và khả năng suy tư của mình, và thuộc một đàn chiên nhỏ, trao phó mọi sự cho những người gọi là "mục tử" chăn dắt.
j. Hắn cho rằng bảo vệ Giáo hội của hắn là một nhiệm vụ cao quý cho nên hắn có thể dùng bất cứ thủ đoạn nào để đạt được mục đích này.


Quí vị nào thấy còn thiếu, xin bổ túc.
Bernard Chang