Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Tại Sao Ki Tô Giáo Vẫn Tồn Tại ?

Cách đây trên một thế kỷ, Robert G. Ingersoll nhà tư tưởng tự do và nhà hùng biện nổi danh của Mỹ vào cuối thế kỷ 19 (A celebrated orator of 19th century America). Ông ta là bạn của 3 Tổng Thống Hoa Kỳ, là người đã có công nhất trong việc làm nở rộ quyền tự do tư tưởng ở Hoa Kỳ. (A personal friend of three U.S. presidents, the individual most responsible for the flowering freethought in the United States.). Bức tượng của ông, ghi công ông, nay được đặt ở Periora, Illinois, đã nhận định như sau :
Ki-Tô Giáo (Công Giáo) còn tồn tại lâu dài. Điều này chứng tỏ cái gì? Nó chứng tỏ rằng quần chúng thì ngu muội (ignorant) và các linh mục thì xảo quyệt [cunning].

[Roman Catholicism dies hard. What does that prove? It proves that the people are ignorant and that the priests are cunning];

Đạo Tin Lành còn tồn tại lâu dài. Điều này chứng tỏ cái gì? Nó chứng tỏ là quần chúng thì mê tín và các mục sư thì đần độn (stupid)

[ Protestantism dies hard. What does that prove? It proves that the people are superstitious and the preachers stupid.]

(Joseph Lewis, Ingersoll: The Magnificient, p. 140)

Malachi Martin, một nhà thần học nổi tiếng, đã từng là giáo sư của Viện Nghiên Cứu Thánh Kinh ngay tại Vatican, đã viết như sau trong cuốn The Keys Of This Blood:
“Trong hầu hết các nước ở Âu Châu, chủ thuyết thế tục hầu như đã toàn thắng. Trong vùng này, các tôn giáo có tổ chức -Ca Tô, Tin Lành và Do Thái - được coi như là giống nhau ở điểm cùng nhấn mạnh trên sự trông cậy vào những quyền lực tuyệt đối. Do đó, những tôn giáo này được coi như là đóng góp rất ít hoặc không đóng góp gì cho đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa hiện thời của các nước Tây Âu…

Giáo hoàng JPII biết rất rõ rằng, trong thế kỷ tới, Ca Tô Giáo sẽ chỉ còn tồn tại ở các nước trong thế giới thứ ba. Từ bao giờ, Ca Tô Giáo chỉ nẩy nở trong đám dân chúng nghèo khổ và ít học. Tây phương phức tạp không còn tiếp nhận sự hẹp hòi của Ca Tô giáo nữa. Giáo hoàng biết rõ như vậy.”

Adrian Pigott, một học giả Ca-Tô, đã viết như sau trong cuốn Freedom’s Foe - The Vatican (Vatican - Kẻ Thù Của Tự Do):
“Những tín đồ Ca Tô…được nuôi nấng trong cái mà Tiến Sĩ Barnado gọi là “Bóng tối dày đặc của ý thức hệ La Mã”.. Thất học luôn luôn thịnh hành trong các nước theo Ca-Tô Rô-ma Giáo - nhờ đó mà tập đoàn linh mục có thể phồn thịnh.”

(Roman Catholics..have been brought up in what Dr Barnado called “The thick darkness of Romanism”..Illiteracy is always prevalent in Romanist countries - to enable Priestcraft to flourish.)

Linh mục Joseph McCabe, trong cuốn Rome Puts A Blight on Culture (La Mã Đặt Sự Hủy Hoại Trên Văn Hóa), đã để ra nguyên một chương phân tích ảnh hưởng của Ki Tô Giáo trên các nền văn hóa với kết luận:
“La Mã chỉ khoái những kẻ thất học. Họ bị thuyết phục quá dễ dàng để đi thiêu sống những kẻ “lạc đạo” và hôn hít những thánh tích giả mạo”.

(Rome loves the illiterate. They are so easily persuaded to burn “heretics” and kiss bogus relics.)

   Cách đây hơn 100 năm, Toàn Quyền Đông Dương J. L. de Lanessan, trong cuốn Les Missions et leur Protectorat, trích dẫn bởi, Patrick J. N. Tuck, đã nhận xét về thực trạng truyền giáo ở Á Đông như sau:
“Thật ra, trong hơn 2 thế kỷ mà các hội truyền giáo Ca Tô hoạt động ở Trung Hoa và bán đảo Đông Dương có lẽ họ không cải đạo được quá 10 học giả. Toàn thể giới trí thức cầm quyền của dân chúng đã tránh né sự truyền đạo của họ. Đại cương thì các nhà truyền giáo chỉ tuyển mộ được tín đồ trong những giai cấp thấp nhất, và phần lớn là những kẻ, vì những lý do này nọ, đã bị xã hội An-Nam ruồng bỏ.”

(In fact, during the two centuries and more that the Catholic Missions have been operating in China and the Indochinese peninsula, they have probably not converted mre than ten scholars in all. The entire educated and governing class of the population has evaded their proselytism. In general Catholic missionaries only recruit from among the lowest classes, and mainly among those who, for various reasons have been rejected by Annamese society.)


Đại cương thì các nhà truyền giáo chỉ tuyển mộ được tín đồ trong những giai cấp thấp nhất (lowest classes), tức là dân thất học mù chữ, vô lại vô giáo dục, đầu đường xó chợ, đầu trộm đuôi cướp, sinh vô gia cư tử vô địa táng
Trong bài “Phật Giáo và Người Việt Nam Hiện Đại”, Như Hạnh chuyển ngữ, Tiến sĩ J. C. Cleary, tốt nghiệp đại học Harvard về Ngôn Ngữ và Văn Minh Đông Phương, đã nhận xét như sau:

“Người Việt Nam hẳn sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra rằng đối với những người Tây phương có đầu óc tiến bộ, chính Thiên Chúa Giáo mới là một mớ huyền thoại lỗi thời, mê tín dị đoan, và những nghi lễ vô nghĩa lý…

Ở Tây phương, phần đông các tín đồ Thiên Chúa Giáo sùng tín thường là những kẻ ít học nhất, những thành phần thấp, kém kinh tế trong quần chúng, những kẻ chẳng còn có gì để mà trông ngóng nữa cả.”


Cũng giống như Việt Nam, ở Tây phương, phần đông các tín đồ Thiên Chúa Giáo sùng tín thường là những kẻ ít học nhất, những thành phần thấp, kém kinh tế trong quần chúng, những kẻ chẳng còn có gì để mà trông ngóng nữa cả.

Nữ học giả Ca Tô Joane H. Meehl, sau khi đã nhìn thấy rõ chủ đích và những việc làm của giáo hội Ca Tô từ thế kỷ 4 cho tới ngày nay, đã viết trong cuốn Người Tín Đồ Ca Tô Tỉnh Ngộ (The Recovering Catholic, Prometheus Book, 1995), trang 288:

“Đạo Ca Tô chỉ thịnh hành và phát triển trong đám người nghèo và ngu dốt. Nó chỉ bị khắc phục bởi giáo dục và đời sống kinh tế thoải mái.”

(Catholicism thrives and grows among the poor and ignorant. It is overcome by education and economic well-being.)


Hầu hết các nhà thần học, học giả, giáo sư Đại học đều đồng thuận là Thiên Chúa Giáo bành trướng mạnh mẽ trong những nước nghèo khổ kém văn minh, và trong đám dân nằm dưới đáy thùng của xã hội là bọn vô lại vô học và vô giáo dục.

Năm 1990, linh mục David Rice dòng Đô-Mi-Nic xuất bản cuốn Lời Nguyện Tan Vỡ: Linh Mục Bỏ Đạo (Shattered Vows: Priests Who Leave), đưa ra kết quả nghiên cứu của ông sau khi đi khắp nơi tổng cộng 38 ngàn dặm (khoảng 60 ngàn cây số) để phỏng vấn và tìm hiểu đời sống của các linh mục bỏ đạo:

Một trăm ngàn ( 100000 ) linh mục Ca-tô Rô-ma đã bỏ đạo trong 20 năm qua – cứ mỗi 2 giờ đồng hồ lại có hơn một linh mục ra đi. Hầu như phân nửa số linh mục Mỹ sẽ bỏ đạo – thường là để lập gia đình – chưa tới 25 năm sau khi được tấn phong. Vatican không nói tới cuộc di dân này, nhưng đó chính là cuộc khủng khoảng nghiêm trọng nhất mà giáo hội phải đối diện, kể từ khi có cuộc Cải Cách tin Lành.

(100000 Roman Catholic priests have walked out in the last 20 years – more than one every two hours. Almost half of all American priests will leave – most often, to marry – before the 25th anniversary of their ordination. The Vatican won’t talk about this exodus, yet it is the most grievous crisis to face the Church since the Protestant Reformation)


Cứ mỗi 2 giờ đồng hồ lại có hơn một linh mục ra đi. Đại diện cho Chúa ở trần gian mà còn ra đi như vậy thì Thiên Chúa Giáo không ngáp ngáp mới là chuyện lạ