Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Mê Tín Tới Chết: Nghi Lễ Cầm Rắn Độc- Quyền Năng Của Chúa! (*)

Ngày 22-5-2012 Mục sư Mark Wolford 44 tuổi, thông báo về buổi lễ truyền thống trong đó ông sẽ cầm rắn độc để chứng tỏ quyền năng của Giêsu. Ông viết trên trang mạng của ông:
Tôi đang mong đợi khoảnh khắc tuyệt vời vào ngày Chủ nhật này. Cảm giác như đang trở về lại thời xa xưa. Cảm giác an lành trong tiếng reo mừng hay như đang chạy trên đỉnh núi, Thánh linh truyền dấu hiệu cho những người có đức tin.”
Những người biểu diễn rắn độc dẫn chứng việc làm của họ là họ làm theo lời Chúa để chứng minh đức tin của họ nơi Ngài:
"Cho những ai có đức tin với ta thì đây là những dấu hiệu cho họ: họ có thể nhân danh ta để trừ tà, có thể nói nhiều tiếng lạ. Họ sẽ cầm rắn trong tay và các độc dược không thể làm hại đến họ, họ sẽ trị lành cho người khác bằng cách để tay lên người bệnh". (Mark 16:17-18).
Mục sư Wolford nói với tạp chí Washington Post vào năm 2011 rằng ông ta sẽ tiếp tục cầm rắn độc của tổ tiên. Ông nói "Ai có đức tin cũng làm được chuyện đó. Giêsu đã có nói: 'Những dấu hiệu về quyền năng của chúa sẽ đi theo những người có đức tin', đó là dấu hiệu để người ta thấy được quyền năng của Chúa."
Ông Wolford từng chứng kiến cha ruột lúc 39 tuổi bị rắn cắn chết trong khi thực hiện nghi lễ đó. Ông nói:
"Tôi rất buồn khi thấy ông ra đi nhưng ông đã chết cho đức tin của ông... Tôi biết quyền năng của Chúa là sự thật. Nếu như tôi không thực hiện nghi lễ (cầm rắn độc để chứng minh đức tin) thì cũng xem như tôi đã chối bỏ quyền năng của Chúa và nói là nó không có thật."
Tuy nhiên trong buổi lễ, ông Wolford đã ngồi xuống cạnh con rắn độc và bị nó cắn vào đùi. Ông được đưa đi bệnh viện nhưng đã không qua khỏi.
Bichlam lược dịch theo tin ABC news.
bichlam

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Chuyện đặc biệt về những bữa ăn cuối cùng của các tử tù


 
Bữa ăn cuối cùng của những tử tù giết người hàng loạt cũng như các trọng tội khác.

Đối với những tử tù, bữa ăn cuối cùng tượng trưng cho một ân huệ.


Tuy nhiên, nó đã bị chấm dứt tại tiểu bang Texas, Hoa Kì, do yêu cầu quá đáng của tử tù Lawrence Russell Brewer, người đã yêu cầu bữa ăn cuối đời vô cùng thịnh soạn gồm:

2 phần gà rán cỡ lớn chan nước sốt ngon và hành tây cắt lát; bánh kẹp với pho mát và thịt nguội; trứng rán phô mai và thịt bò xay ăn kèm với cà chua, hành tây, ớt chuông và tiêu jalapenos Mexico; một bát đậu bắp okra rang trộn sốt cà chua; nửa cân thịt nướng barbecue và nửa ổ bánh mỳ trắng;

ba suất thịt nướng fajitas kiểu Mexico; một chiếc pizza nhiều nhân thịt; một ly kem Blue Bell loại hảo hạng; một thanh kẹo mềm phết bơ lạc; ba ly bia cỡ lớn – rồi cuối cùng y lại chẳng động đũa khi thức ăn mang tới.


Những hành động mang tính thách thức tương tự của các phạm nhân khác cũng không phải là hiếm ở khắp nước Mĩ, và cuối cùng nhiếp ảnh gia Henry Hargreaves đã tái hiện chân thực điều đó với series ảnh “Bữa ăn đặc biệt”.


Được chụp từ góc nhìn của kẻ tử tù, các bức ảnh nãy đã minh họa một cách sinh động khoảnh khắc cuối cùng của những người bị kết án.


Bức ảnh tượng trưng cho bữa ăn đạm bạc chỉ với một quả ô liu bị đục lỗ, biểu tượng cho sự hồi sinh đặt trơ trọi cùng bộ dao kéo trong một cái đĩa gốm.

Đó là yêu cầu của Victor Feguer trước khi ra pháp trường vào năm 1963, ông đã được chôn cất cùng với viên đá được đặt trong túi của mình.


Kẻ giết người cướp của có vũ trang Angel Nieves Diaz từ chối ân huệ này trước khi đi đến cái chết dù đó chỉ là một bữa ăn thông thường trong tù.


Tội nhân Ted Bundy, kẻ giết người hàng loạt, bắt cóc, hiếp dâm đồng thời mắc chứng bệnh “ái tử thi”, cũng không còn tâm trí nào để ăn trước khi phải ngồi vào ghế điện.

Được biết, y được phục vụ một bữa ăn truyền thống gồm thịt bò, trứng, khoai tây nghiền và bánh mì nướng.


Còn Ricky Ray Rector, một kẻ giết người khác, lại hào hứng tuyên bố với giám ngục của hắn là sẽ để dành chiếc pudding hồ đào của mình đến sau khi chết, sau khi ăn vội bít tết và gà rán.


Các bức ảnh tiếp theo cho thấy ân huệ đặc biệt dành cho Timothy McVeigh, kẻ đánh bom thành phố Okhlahoma đã bỏ qua bữa chính mà tập trung vào món kem bạc hà sô cô la ưa thích của y trước khi bị tiêm thuốc độc.


John Wayne Gacy, chịu trách nhiệm cho những vụ tấn công tình dục và giết người của ít nhất 33 nam thanh thiếu niên - đến lúc chết vẫn còn tham ăn. Từng là quản lí của nhà hàng KFC, thực đơn của kẻ được mệnh danh “Tên hề giết người” bao gồm một thùng gà KFC và nửa kí dâu tây.


Và cuối cùng, chắc chắn những người cổ vũ cho việc chấm dứt những bữa ăn đắt đỏ sẽ thích hành động của Ronnie Lee Gardner bởi gã này bởi hắn quyết định bỏ đi ân huệ này mà dành 48 tiếng đó nhịn ăn và xem ba phần bộ phim Chúa tể những chiếc nhẫn.

Cái chết bí ẩn của 9 nhà khoa học Nga trên đèo Dyatlov

Igor Dyatlov - Chỉ huy nhóm thám hiểm.
Cho đến nay, nguyên nhân cái chết bí ẩn của 9 nhà khoa học người Nga tại dãy núi Ural của Nga vào tháng 2/1969 vẫn chưa được làm sáng tỏ, cho dù đã có nhiều cuộc điều tra không chỉ của cảnh sát, của các nhà khoa học mà còn của cả các phương tiện thông tin đại chúng.

Vào tháng 1/1969, một nhóm 10 nhà khoa học làm việc tại Viện Bách khoa Ural, nay là Đại học Kỹ thuật quốc gia Ural, quyết định thực hiện một cuộc thử nghiệm về tác động của độ cao và thời tiết khắc nghiệt đối với cơ thể người bằng cách tổ chức leo lên ngọn núi Kholat Syakhl (dân địa phương gọi là núi “Tử thần”) có độ cao 1.895m, nằm về phía bắc của dãy Ural. Ural là dãy núi có chiều dài 2.500km kéo dài từ thảo nguyên của nước Cộng hòa Kazakhstan đến tận vùng bờ biển Bắc Cực ở phía tây nước Nga.
Khởi hành từ thành phố Sverdlovsk vào ngày 23/1/1969, nhóm thám hiểm do kỹ sư Igor Dyatlov phụ trách, đến thành phố Ivdel vào ngày 25/1. Tại đây, cả nhóm tiếp tục di chuyển bằng xe tải đến thị trấn Vizhai là điểm dân cư cuối cùng gần sát chân dãy Ural.
Đến ngày 27/1, một thành viên trong nhóm tên Yuri Yudin bị bệnh nên buộc phải quay về lại thành phố Sverdlovsk. Đến ngày 31/1, nhóm thám hiểm đến dưới chân ngọn Kholat để chuẩn bị cho cuộc chinh phục ngọn núi này. Tại đây, họ chặt cây làm một kho dự trữ thực phẩm và dụng cụ để sử dụng khi quay trở lại.
Sáng ngày 1/2, nhóm thám hiểm bắt đầu thực hiện việc leo núi. Theo kế hoạch, cả nhóm sẽ cố leo đến một ngọn núi ở độ cao 565m ngay trong ngày và cắm trại qua đêm tại đây. Tuy nhiên, do gặp bão tuyết nên họ bị mất phương hướng và đi lạc đến một đèo nằm ở phía bên kia sườn của ngọn Kholat. Và khi biết bị nhầm, nhóm trưởng Dyatlov ra lệnh cho cả nhóm hạ trại qua đêm tại đây.
Theo dự kiến, nhóm thám hiểm chỉ mất có ba ngày để leo lên đỉnh ngọn Kholat, sau khi thực hiện một số thử nghiệm, họ sẽ xuống núi về lại thị trấn Vizhai. Tại đây, Dyatlov sẽ có nhiệm vụ  đánh điện báo tin cho Viện Bách khoa Ural biết tình hình. Nhưng mãi đến ngày 15/2 vẫn không thấy Dyatlov liên lạc nên Viện Bách khoa Ural quyết định cử một nhóm cứu hộ đến nơi để xem xét tình hình. Đến ngày 20/2 thì cả cảnh sát và quân đội cũng được huy động tham gia vào việc tìm kiếm.
Những căn lều bị phá nát tại địa điểm hạ trại của nhóm thám hiểm trên đèo Dyatlov.
Đến ngày 26/2, những người cứu hộ đã đến được địa điểm hạ trại của nhóm thám hiểm và phát hiện các căn lều đã bị phá nát nhưng không tìm thấy bất cứ một ai trừ dấu vết của chân người. Lần theo những dấu vết này, những người cứu hộ tìm thấy cách nơi hạ trại gần 500m thi thể của 2 nạn nhân, trên người chỉ mặc quần áo lót. Danh tính hai nạn nhân được xác định là Georgy Krivonishenko và Yuri Doroshenko.
Mở rộng cuộc tìm kiếm, những người cứu hộ thìm thấy thêm 3 thi thể khác nằm cách nơi hạ trại 300, 400 và 630m. Danh tính ba nạn nhân được xác định là nhóm trưởng Igor Dyatlov, Zinaida Kolmogorova và Rustem Slobodin. Phải mất thêm 2 tháng nữa thì xác của 4 nhà thám hiểm còn lại mới được tìm thấy vào ngày 4/5, nằm sâu dưới 4m tuyết tại một cái hố cách nơi họ hạ trại chừng 1,5km.
Ngay sau khi tìm thấy 5 thi thể đầu tiên, một cuộc điều tra quy mô liền được tiến hành. Giám định pháp y cho biết cả 5 nạn nhân không bị bất cứ chấn thương nào, có thể họ bị chết vì thân nhiệt xuống thấp đột ngột.
Một trong số các nạn nhân bị một chấn thương nhỏ ở đầu nhưng đó không phải là một vết thương gây tử vong. Tuy nhiên giám định pháp y của 4 thi thể được tìm thấy vào tháng 5 lại làm thay đổi sự nhìn nhận của các nhà điều tra. 3 trong số 4 nạn nhân bị nhiều chấn thương nặng. Thi thể của Nicolas Thibeaux-Brignollel bị chấn thương nặng ở vùng đầu, còn thi thể của Ludmila Dubinina và Alexander Zolotarev bị nhiều chấn thương ở ngực.
Theo giám định, cả 4 nạn nhân đều bị một lực rất lớn, tương đương trọng lượng của một chiếc xe tải, va đập vào. Một trong 4 nạn nhân còn bị đứt cả lưỡi. Giả thuyết đầu tiên được đưa ra là các nạn nhân đã bị giết hại bởi thổ dân người Hansi vốn sinh sống từ lâu trên dãy Ural khi những người thám hiểm vô tình xâm phạm vào lãnh địa của thổ dân. Tuy nhiên, giả thuyết này sau đó bị bác bỏ vì không tìm thấy bất cứ dấu vết chứng minh thổ dân Hansi đã có mặt tại hiện trường.
Bia tưởng niệm 9 nạn nhân.
Đến tháng 8/1969, các cuộc điều tra của cảnh sát đã dẫn chứng những điểm sau:
- Có tất cả 6 thành viên của nhóm thám hiểm chết do thân nhiệt giảm đột ngột, 3 thành viên còn lại chết do bị chấn thương nặng.
- Không tìm thấy bất cứ chứng cứ nào chứng minh có người lạ xuất hiện tại hiện trường hay khu vực xung  quanh.
- Tất cả lều của nhóm thám hiểm đều bị phá hỏng.
- Tất cả các nạn nhân đều chết sau bữa ăn tối từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ.
- Dấu vết để lại tại hiện trường cho thấy tất cả 9 nạn nhân đều bỏ chạy ra khỏi lều và sau đó lần lượt tử vong tại nhiều địa điểm khác nhau.
- Chấn thương gây ra cho 3 nạn nhân được tìm thấy vào tháng 5 là do một lực rất mạnh gây ra.
- Áo quần của các nạn nhân đều bị nhiễm phóng xạ.
Từ các dẫn chứng này mà cảnh sát đưa ra kết luận nguyên nhân gây tử vong cho nhóm thám hiểm là do "một lực rất mạnh khó hiểu" gây ra. Kết luận này tuy là cơ sở để cảnh sát khép lại cuộc điều tra nhưng các nhà khoa học vẫn không bỏ cuộc, các phương tiện truyền thông cũng tiến hành các cuộc điều tra độc lập. Mặc dù vậy, tất cả các hồ sơ liên quan đến cái chết bí ẩn của 9 nhà khoa học Nga vẫn không được công khai.
Vào thập niên 90, thế kỷ XX, cái chết bí ẩn của 9 nhà khoa học trên đèo Dyatlov (để tưởng nhớ các nạn nhân, chính quyền địa phương đã lấy tên của Igor Dyatlov, người chỉ huy cuộc thám hiểm, đặt tên cho đèo là nơi mà vụ tai nạn xảy ra) mới được công khai từng phần khi Liên Xô sụp đổ. Từ các hồ sơ này mà người ta mới biết thêm rằng da của các nạn nhân sau một thời gian đều chuyển sang màu cam, còn tóc thì chuyển thành màu xám.
Riêng mức độ nhiễm xạ tại đèo Dyatlov tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn là rất cao nhưng các nhà điều tra không biết nguồn phóng xạ phát ra từ đâu. Ngoài ra, một ghi nhận được báo cáo của một nhóm leo núi cách đó 60km cho biết họ thấy xuất hiện một vật lạ chói lòa ánh sáng màu cam trên ngọn Kholat vào đúng thời điểm xảy ra tai nạn của 9 nhà thám hiểm người Nga.
Trước đó, hiện tượng tương tự từng xảy ra vào tháng 1 và tháng 2/1969 tại vùng Ivdel. Một tài liệu khác còn ghi nhận báo cáo của một số nhân chứng về sự xuất hiện của nhiều tiếng động lạ, như tiếng va đập của kim loại với nhau trên ngọn Kholat vào thời đểm xảy ra vụ tai nạn.
Từ những tài liệu mới được tiết lộ này mà các cuộc điều tra độc lập đã được các nhà khoa học, các phương tiện thông tin tiến hành từ năm 2000 đến nay với nhiều giả thuyết được đưa ra như đây có thể là một vụ tai nạn chết người do tuyết lở hay có thể đây là một cuộc tấn công của một vật thể bay lạ đến từ bên ngoài trái đất... Cho đến nay, vụ tai nạn này vẫn còn là một bí ẩn của lịch sử

Bước đầu tìm ra cơ chế nghiên cứu vác-xin chống vi rút HIV


- Mặc dù đã có 28 năm nghiên cứu nhưng vẫn không có loại vắc-xin hiệu quả chống lại HIV và trong thời gian đó, khoảng 25 triệu người đã chết vì các nguyên nhân liên quan đến HIV.

Trong khoảng 30 năm qua, chúng ta đã sống dưới bóng ma ghê sợ của HIV. Trong đầu những năm 1980, sự xuất hiện bí ẩn của triệu chứng suy giảm miễn dịch mà sau này được gọi là AIDS dẫn đến những nỗ lực chưa từng có để vạch trần nguyên nhân.


28 năm nghiên cứu nhưng vẫn không có loại vắc-xin bảo vệ hiệu quả chống lại HIV.

Cuộc đấu tranh khó khăn

Ngày 23/4/1984, Margaret Heckler, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, nói với thế giới rằng các nhà khoa học đã xác định virus có thể nguyên nhân có thể của AIDS. Bà tự tin tuyên bố vắc-xin phòng chống HIV "sẵn sàng để thử nghiệm trong khoảng 2 năm nữa". Nhưng điều đó đã không hề xuất hiện.

Mặc dù đã có 28 năm nghiên cứu nhưng vẫn không có loại vắc-xin bảo vệ hiệu quả chống lại HIV và trong thời gian đó, khoảng 25 triệu người đã chết vì các nguyên nhân liên quan đến HIV. Để hiểu lý do tại sao việc tạo ra một loại vắc xin lại khó khăn như vậy, chúng ta cần phải hiểu HIV. Nó không phải virus bình thường. Các nhà khoa học nghiên cứu nói về nó với tâm trạng của sự thất vọng mệt mỏi.

Virus này là loại đa dạng nhất mà chúng ta biết. Nó biến thể nhanh chóng đến nỗi mọi người có thể mang theo hàng triệu phiên bản khác nhau của những virus HIV thuộc những dòng khác nhau cùng một lúc, chỉ vài tháng sau khi bị nhiễm.

Vắc-xin tạo ra hệ thống miễn dịch để nhận ra một phần của virus, kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể nhằm sản xuất kháng thể chống lại căn bệnh, tìm kiếm và tiêu diệt những virus. Đối với HIV, mục tiêu rõ ràng nhất là gp120, một protein có tên là gp120 - phần tử nằm trên bề mặt của HIV mà nó dùng để thâm nhập vào các tế bào của con người.

Nhưng gp120 cũng liên tục thay đổi hình dạng, làm cho việc phát hiện ra rất khó khăn. Virus HIV có thể ẩn trong nhiều năm bằng cách giấu DNA của chúng vào DNA của tế bào. Tế bào tạo ra protein mới cũng ngẫu nhiên tạo ra các virus mới.


Khoảng 25 triệu người đã chết vì các nguyên nhân liên quan đến HIV.

Cho đến nay, tạo hoá đã tạo ra con người người có thể phục hồi tự nhiên sau khi bị lây nhiễm nhiều vi khuẩn khác. "Cơ thể vốn có thể làm điều này" - ông Anthony Fauci, người đứng đầu Viện Quốc gia về các bệnh dị ứng và truyền nhiễm Mỹ (NIAID) cho biết.

Theo ông, có thực tế đáng kinh ngạc, với hơn 30 triệu người sống chung với virus, không có một trường hợp nào được ghi lại rằng ai đó có phản ứng miễn dịch để loại bỏ hoàn toàn virus ra khỏi cơ thể của họ. Một số người có những phẩm chất di truyền để kìm hãm các virus nhưng không loại bỏ được nó.

Vắc-xin HIV hiệu quả trên khỉ

Một vắc-xin mới có thể bảo vệ khỉ chống lại virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở khỉ nhiễm HIV – tương đương virus HIV ở người. và có thể cung cấp một phương pháp tiếp cận mới đối với một loại vắc-xin HIV mới, một nghiên cứu cho thấy.

Một thí nghiệm khác được tiến hành vào năm 2009 trên 16.000 tình nguyện viên ở Thái Lan với một sự kết hợp của hai loại vắc-xin: Vaccin ALVAC sử dụng loại virut được tái tổ hợp từ virut ở chim, được cấy 3 loại gen đặc biệt của HIV, để kích thích hoạt động hệ thống miễn dịch và vắc-xin AIDSVAX.

Trước sự ngạc nhiên của nhiều người, kết quả cuộc thử nghiệm loại vaccine cho thấy nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở bệnh nhân đã giảm tới hơn 31%.

Đây là một tác động đáng kể, sự kiện mang tính đột phá trong cuộc chiến chống đại dịch HIV/AIDS kéo dài 1/4 thế kỷ qua, mặc dù tỷ lệ quá thấp đối với một loại vắc-xin được sử dụng (Trong khi so sánh với bệnh sởi và vắc-xin bại liệt là khoảng 95% hiệu quả). Do đó, nhiều nhà phê bình lập luận rằng cuộc thử nghiệm là một sự lãng phí thời gian và tiền bạc.

Một số nhà khoa học đã hoài nghi về kết quả, cũng lưu ý rằng khả năng bảo vệ ngắn ngủi và hạn chế với những người có nguy cơ lây nhiễm thấp. Những người khác thì hy vọng sau nhiều năm thất bại, một dấu hiệu tìm ra vắc-xin về nguyên tắc là điều có thể xảy ra.


Virus HIV quan sát dưới kính hiển vi.

Tiếp tục hy vọng

Nhưng bất chấp sự im hơi lặng tiếng từ các thử nghiệm hiện có, các nhà khoa học trong lĩnh vực này vẫn không bị bối rối. Lý do theo Wayne Koff từ tổ chức Sáng kiến vắc-xin AIDS quốc tế (IAVI) là, kể từ khi kết quả thử nghiệm của Thái Lan được công bố, "lĩnh vực này đã bắt đầu trải qua một thời kỳ phục hưng."

Các phát hiện đã chứng minh rằng sự phức tạp của HIV không phải là rào cản đối với vắc-xin mà nhiều nhà khoa học lo ngại.

Theo họ, nếu chúng ta "dạy" được hệ miễn nhiễm nhận ra một loại mầm bệnh đặc biệt và triển khai kháng thể chống lại chúng, chúng ta có thể tiêu diệt virus trước khi nó bám trụ trong cơ thể.

Tiến sĩ Gary Nabel, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vắc-xin tại NIAID, đã tìm hiểu trên máu của các bệnh nhân để tìm kháng thể và các tế bào tạo ra các kháng thể. Các nhà khoa học khác, chẳng hạn như Dennis Burton của Viện nghiên cứu Scripps, cũng đã có những phát hiện tương tự cũng bằng cách sử dụng phương pháp này.

Các nhà khoa học đã phát hiện 2 kháng thể mà họ cho rằng, chúng có thể xâm nhập vào bề mặt protein bất biến và ngăn chặn hơn 90% biến thể HIV gây lây nhiễm tế bào. Gary Nabel hy vọng sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng thế hệ kháng thể đầu tiên vào đầu năm 2013.

Các nhà nghiên cứu vắc-xin cũng tiến hành nghiên cứu cách kích hoạt tế bào T để tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh ở giai đoạn đầu.

Nhu cầu bắt buộc

Khó có thể nói liệu các kế hoạch này sẽ mang lại kết quả hay không, nhưng sự cần thiết tìm ra vắc-xin sẽ không thể suy giảm đi. Có nhiều cách ngăn ngừa lây nhiễm HIV, bao gồm cả bao cao su, diệt vi khuẩn và sử dụng các phương pháp điều trị ngay sau khi bị nhiễm.

"Chúng ta muốn đi đúng hướng với các công cụ mà chúng ta đã có" - Fauci nói - "Nhưng nếu chúng ta thêm một loại vắc xin vào các thiết bị này, thậm chí nếu nó không đạt được 90% hiệu quả, ta có thể có một hiệu quả phụ khá lớn."

Nhiều thập kỷ nghiên cứu mà không mang lại điều gì đáp ứng nhu cầu này có vẻ là điều khiến nhiều người không hài lòng. Nhưng phải mất 47 năm để tạo ra một loại vắc-xin bại liệt sau khi vi khuẩn được xác định. Vắc-xin ngừa bệnh sởi thì mất 42 năm và vắc-xin viêm gan B thì trong 16 năm. "28 năm không phải là thời gian quá dài" - Fauci nói.
Ngọc Huyền (Nguồn BBC)

Biển Đông: Đài Loan định xây chốt trên bãi Bàn Than thuộc chủ quyền VN


 
- Xung quanh căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough giới học giả Đài Loan nhận định tình trạng trên sẽ vẫn duy trì nhưng không leo thang thêm nữa, và cũng khó có thể xảy ra một vụ đụng độ hay xung đột quân sự, “vì như vậy vô hình chung Trung Quốc tạo cớ cho Mỹ tham gia sâu hơn vào vấn đề biển Đông”

Trong buổi điều trần cục An ninh quốc gia ngày hôm qua 21/5 của viện Lập pháp Đài Loan, Lâm Úc Phương, một Ủy viên viện Lập pháp yêu cầu viện Hành chính Đài Loan xây dựng một kết cấu mang tính vĩnh cửu trên bãi Bàn Than (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) để tuyên truyền cái gọi là "chủ quyền" của Đài Loan.


Lâm Úc Phương, một "ông nghị" Đài Loan luôn cổ súy và theo đuổi chính sách tăng cường sức mạnh quân sự trên đảo Ba Bình thuộc chủ quyền Việt Nam do Đài Loan chiếm đóng trái phép

Sở dĩ đưa ra đề nghị này vì theo nhận định cá nhân của Lâm Úc Phương sau chuyến "thị sát" đảo Ba Bình (đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị lực lượng quân sự Đài Loan chiếm đóng trái phép - PV) hôm 30/4/2012 vừa qua cùng 2 viên "nghị sĩ" khác - Ủy viên viện Lập pháp.

Theo số liệu quan trắc vệ tinh Đài Loan đối với quần đảo Trường Sa (quan sát trái phép - PV), Lâm Úc Phương nhận định khu vực bãi Bàn Than (đang do Đài Loan kiểm soát trái phép - PV) nằm giữa đảo Sơn Ca và đảo Ba Bình thời gian gần đây có nhiều tàu cá Việt Nam hoạt động (trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam - PV), "nếu Đài Loan không xây dựng một kết cấu vĩnh cửu" nhằm tuyên bố cái gọi là "chủ quyền", bãi Bàn Than sẽ "có khả năng bị nước khác kiểm soát" - theo Lâm Úc Phương.


Lâm Úc Phương (giữa) và 2 "ông nghị" khác của Đài Loan tham quan (trái phép) bãi Bàn Than thuộc chủ quyền Việt Nam ngày 30/4 vừa qua

Một "ông nghị" khác của Đài Loan, Trần Trấn Tương cho rằng thời gian vừa qua mọi biến động xung quanh vấn đề biển Đông mà không có sự tham dự của Đài Loan là "một điều đáng tiếc", tuy nhiên, Thái Đắc Thắng, Cục trưởng cục An ninh quốc gia khẳng định đơn vị này vẫn thường xuyên làm việc với Mã Anh Cửu, người đứng đầu chính quyền Đài Loan về "chính sách biển Đông".

Thái Đắc Thắng cho hay: "các bên có tranh chấp trên biển Đông đều "yêu cầu" Đài Loan không "liên thủ" với Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp biển Đông, và hiện tại về mặt thông tin chính thức Đài Loan vẫn chưa có ý định sẽ bắt tay với Bắc Kinh trong vấn đề biển Đông".


Cục trưởng cục An ninh quốc gia Đài Loan, Thái Đắc Thắng

Xung quanh căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough giới học giả Đài Loan nhận định tình trạng trên sẽ vẫn duy trì nhưng không leo thang thêm nữa, và cũng khó có thể xảy ra một vụ đụng độ hay xung đột quân sự, “vì như vậy vô hình chung Trung Quốc tạo cớ cho Mỹ tham gia sâu hơn vào vấn đề biển Đông” – Đinh Thụ Phạm, Giám đốc viện Quan hệ quốc tế đại học Chính trị Đài Loan nhận xét.

Sau khi tái nhậm chức lãnh đạo tối cao Đài Loan nhiệm kỳ 2 hôm 20/5, ông Mã Anh Cửu tuyên bố trong một cuộc họp báo, Đài Loan thúc đẩy một chính sách gắn kết nhằm bảo vệ cái gọi là “chủ quyền” trên biển Đông và quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Tuy nhiên, ông Mã Anh Cửu không theo đuổi một quan điểm cứng rắn giống như Bắc Kinh.


Ông Mã Anh Cửu, người vừa tái đắc cử vị trí lãnh đạo cao nhất của Đài Loan nhậm chức hôm 20/5 theo đuổi một chính sách trên biển Đông mang tính ôn hòa hơn Bắc Kinh

“Chúng ta (Đài Loan) nên thúc đẩy một thăm dò chung với các bên có đòi hỏi chủ quyền khác trên biển Đông và tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề này (tranh chấp chủ quyền biển Đông - PV)", ông Mã Anh Cửu trả lời câu hỏi của một nhà báo Mỹ.

Trong một động thái khác có liên quan, khi xảy ra căng thẳng trên bãi cạn Scarborough nhiều học giả hai bờ eo biển Đài Loan tiếp tục kêu gọi giới chức Bắc Kinh và Đài Loan bắt tay hợp tác bảo vệ cái gọi là “chủ quyền” của "China" (tên tiếng Anh của cả Trung Quốc và Đài Loan) đối với vấn đề biển Đông.

Tuy nhiên, nếu điều đó có xảy ra thì cũng chỉ có thể là một sự liên kết, “liên thủ” ngấm ngầm bởi việc liên kết hai bờ trong các hoạt động đàm phán hoặc mang tính bề nổi xoay tranh chấp chủ quyền biển Đông, Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV) sẽ động chạm đến chủ đề chính trị nhạy cảm giữa hai bờ eo biển Đài Loan cũng như tương lai chính trị của người cầm quyền trên hòn đảo này.

theo gd

Sự Thật Về Lộ Đức (Lourdes)

Bernard Berenson: Phép lạ xẩy ra đối với những người tin chúng. Nếu không tại sao Mary đồng trinh không hiện ra trước các vị Lạt Ma, người Hồi giáo, Ấn giáo, những người chưa bao giờ biết đến bà ta
(Miracles happen to those who believe in them. Otherwise why does not the Virgin Mary appear to Lamaists, Mohammedans, or Hindus who have never heard of her?)

 

 
Sự thật về "phép lạ hiện thân của bà Mary" ở Lộ Đức (Lourdes) ra sao? Chúng ta có thể tìm thấy chi tiết trong cuốn “Lộ Đức: Sự thật về những cái thấy của Bernadette.  Tính cách thương mại của hang đá (Lourdes)” (Lourdes: La Vérité sur les Visions de Bernadette.  Le mercantilisme de la Grotte), của André Lorulot . 
Sau đây tôi xin trích dẫn những đoạn quan trọng về cái gọi là "phép lạ" ở Lourdes.
"Giáo hội có những phương tiện quyền thế để truyền bá những chuyện không tưởng.  Giáo hội phát hành hàng triệu cuốn sách chứa đầy những lời dối trá trắng trợn và những sai lầm cố ý.
Thí dụ, cuốn sách nổi tiếng của Henri Lasserre viết về Đức Mẹ ở Lộ Đức đã được phát hành tới một triệu cuốn.  Thực ra, văn phẩm thuộc loại đó chỉ nhằm những người trí tuệ thô thiển. Đó là tác phẩm của một tín đồ mù quáng và cuồng tín.
Một Linh mục dòng Tên, ông Cros, thú nhận rằng "cái mớ tài liệu đưa cho Henri Lasserre  ngày trước" thực sự trống rỗng.  "Không có gì trong đó có thể dùng để viết một cách xác thực về câu chuyện hiện thân của Đức Mẹ."

nguồn: http://commons.wikimedia.org/wiki/Image:Bernadette_Soubirous.png
Larrerre giới thiệu Francois Soubirous (cha của Bernadette) như là một con người gương mẫu.  Trái lại, Linh mục Cros biết rõ rằng, đó chỉ là một tên nghiện rượu, mang tiền của gia đình đi la cà tửu quán uống rượu, vào tháng 3, 1858, đã bị tù vì tội ăn cắp.
Em nhỏ Bernadette Soubirous, con gái tên nghiện rượu kể trên, cùng với vài đứa bạn đi kiếm củi.
Khi tới gần cái hang, em nhìn thấy một người đàn bà đẹp "không giống người nào trên trái đất" mỉm cười.  Em quỳ xuống.  Người đàn bà kia tay làm dấu Thánh giá.
Chủ nhật tới, em trở lại cái hang trên cùng mấy đứa bạn.  Tất cả đều quỳ xuống cầu nguyện.  Sau một hồi, mặt Bernadette rạng rỡ lên.  Em lại thấy người đàn bà áo trắng kia xuất hiện.  Các bạn em không ai thấy cả nhưng xúc động trước cảnh tượng ngây ngất xuất thần của em bé chăn cừu (Bernadette).
Người đàn bà mà Bernadette nhìn thấy trong hang cũng đọc riêng cho em ba điều bí mật.  Người ta đã không tiết lộ ba điều bí mật này.
Làm sao mà Bernadette có thể nhớ được những điều trên (giả thử có người thực sự đọc cho em điều gì đó)Trí nhớ của em nhỏ đáng thương kia rất kém cỏi đến độ em không thể nhắc lại cho đúng hai tiếng "Immaculée Conception" (Thụ thai vô nhiễm).
Bernadette đã mang tới một mảnh giấy và một  cái bút chì để Đức Mẹ đồng trinh viết.  Nhưng "Bà" đã lẩn tránh, không viết và thật là đáng tiếc.  Chúng ta đã có thể có được một văn kiện tỉ mỉ, chắc chắn là đáng tin cậy hơn là những lời tả lại của em bé nhà quê.  Nhưng Bernadette không biết viết, và đó là lý do, lý do duy nhất,  bắt em phải trình lại mảnh giấy còn trinh nguyên.
"Hãy nói với những Linh mục là phải xây một nhà thờ ở đây và mọi người phải diễn hành đến đó."
Những lời trên, theo Bernadette, là của người đàn bà đã xuất hiện, không thể làm các ông Linh mục phật ý.  Tới đây, âm mưu đã rõ rệt.
Khi người ta làm cho Đức Mẹ phát ngôn thì, do một sự trùng hợp khó xử, bao giờ cũng là để phục vụ quyền lợi của giới giáo sĩ.

http://www.catholicpilgrims.com

L.M. Dominique Peyramale Tất cả cái trò hề đó đã được Linh mục Peyramale ở Lourdes (Lộ Đức) dàn dựng và sau đó được giám mục Laurence ở Tarbes khuyến khích và ủng hộ .
Bernadette đã được hai linh mục khác, LM Ader và LM Ponian chuẩn bị tư tưởng và mớm lời.
Người ta đã đem cô gái nhỏ bệnh hoạn tới một làng nhỏ, Bartrès, để săn sóc.
Thật là khá thú vị khi ta nhận xét là Bà đồng trinh luôn luôn chọn những tâm hồn mộc mạc để giao phó riêng những bí mật.
Tại sao Bà đồng trinh lại chỉ xuất hiện trước em nhỏ bệnh hoạn đó?
Ngoài Bernadette ra còn có hàng trăm, hàng ngàn người.  Bà đồng trinh có thể làm cho sự thổ lộ của mình  có một giá trị nổi bật hơn nếu xuất hiện trước tất cả mọi người một cách không ai có thể nghi ngờ và để lại một vài văn kiện vô hiệu hóa mọi sự phản đối?  Tại sao chỉ chọn những đứa trẻ mắc bệnh tâm thần?
Vậy thì, những ảnh tượng Bernadette nhìn thấy đã được sắp xếp một cách hoàn toàn từ trước bởi Linh mục Ader, vì, ít lâu sau những việc làm vụng về đó (mang Bernadette đi xa để chuẩn bị; TCN), Bernadette trở lại Lourdes để phóng mình vào những cơn hoang tưởng cuồng loạn.
Thật ra, ngày 28 tháng 12, 1857 (45 ngày trước lần xuất hiện đầu tiên) bộ Tư Pháp đã biết trước chuyện gì sẽ xẩy ra.  Quan Trưởng Tòa ở Pau, ông Falconnet, đã gửi cho ông Tòa ở Lourdes một văn thư báo trước chuyện này.
"Tôi được biết rằng có những biểu lộ về một nhân vật siêu nhiên và mang tính chất của phép lạ, đã được sửa soạn để đưa ra vào dịp cuối năm.  Tôi yêu cầu ông hãy để ý canh chừng sự thực về những việc này.""
(L'Église possède des moyens puissants pour répandre ses récits fantastiques.  C'est par million d'exemplaires qu'elle diffuse des publications remplies de mensonges flagrants et d'erreurs voulues.
Le fameux livre d'Henri Lasserre, par exemple, Notre Dame de Lourdes, a été répandu à un million d'exemplaires...Ce genre de littérature est, en effet, tout désigné pour des intellects rudimentaires...C'est l'oeuvre d'un partisan aveugle et fanatique.
Un Jésuite, le P. Cros, avoue que la "liasse des documents  confiés autrefois  à M. Henri Lasserre"  était vide.  "Rien n'y pouvait servir à une histoire vérédique des apparitions."
...Lasserre présente Francois  Soubirous (le père de la voyante Bernadette) comme un homme modèle.  Le P. Cros reconnait, au contraire, que c'était un alcoolique, qui buvait au cabaret l'argent de la famille et qui avait été emprisonné, en Mars 1857 pour vol.
...La petite Bernadette Soubirous, fille de l'alcoolique précité, s'en va ramasser du bois mort, avec quelques compagnes.
En arrivant auprès de la grotte, elle apercoit une belle et souriante dame "qui ne ressemblait à personne de la terre".  Elle tombe à genoux.  La dame fait le signe de la croix...
...Elle retourne, le dimanche suivant, à la Grotte, avec d'autres enfants.  Tous s'agenouillent et se mettent à prier.  Bernadette, au bout d'un moment, se transfigure.  Elle apercoit de nouveau la dame blanche.  Ses compagnes ne voient rien, mais sont émues au spectacle de la petite bergère en extase.
...La vision de la Grotte dicta aussi à Bernadette trois secrets confidentiels.  On ne les a pas divulgués.
Comment Bernadette est-elle été capable de s'en souvenir, du reste? (en supposant qu'on lui eut vraiment dicté quelque chose)  La pauvre gosse avait si peu de mémoire qu'elle ne parvenait même pas à répéter ces deux mots: Immaculée Conception.
...Bernadette avait apporté à la Vierge, pour qu'elle écrive,   un  crayon  et  du  papier.   Mais  la  "dame"  se déroba et c'est dommage.  Nous aurions possédé là un document curieux, plus original sans doute que les descriptions de la jeune paysanne.  Mais...Bernadette ne savait pas écrire - et c'est la raison, la seule raison, qui la contraignait à rapporter son papier vierge (comme la "dame".)
"Allez dire aux prêtres qu'il doit se bâtir ici une chapelle et qu'on y doit venir en procession".
Ces paroles, attribuées par Bernadette à sa radieuse "apparition", ne pouvaient déplaire à ces messieurs prêtres, on les concoit.  La trame est ici bien visible.
Lorsqu'on fait parler Madame la Vierge-Mère, c'est toujours, par une coincidence inquiétante, pour servir les intérêts du clergé.
...Toute cette farce a été combinée par l'abbe Peyramale, curé de Lourdes, encouragé et soutenu ensuite par l'évêque de Tarbes, M. Laurence.
Bernadette avait été savamment préparée et suggestionnée par deux autres prêtres, l'abbé Ader et l'abbé Ponian.
On avait envoyé la gamine, malade, se soigner dans un tout petit village de la montagne: Bartrès.
... Il est assez piquant de remarquer que la Vierge choisit toujours des simples d'esprit pour confidents.  Cà aussi, c'est une indication précieuse.
...Pourquoi la Vierge ne voulait-elle se montrer qu'à cette petite malade?
Aux côtés de Bernadette il y avait des centaines, puis des milliers  de personnes.   La Vierge pouvait  donner à sa manifestation une valeur plus éclatante en se  montrant à tout le monde, d'une facon indiscutable - et laisser quelque document qui aurait réduit à néant toutes les objections.  Pourquoi choisir toujours des petits enfants névropathes?
....Les visions de Bernadette étaient donc parfaitement combinées à l'avance par l'abbé Ader, car, peu de temps après qu'il eut tenu ces imprudents propos, l'enfant rentrait à Lourdes et se livrait à ses hallucinations hystériques.
En effet, le 28 Décembre 1857 (45 jours avant la première apparition), la justice était déjà au courant de ce qui allait se passer.  Le Procureur Général de Pau, M. Falconnet, envoyait ce jour-là une note de service au Procureur de Lourdes, pour le prévenir.
"Je suis informé que les manifestations affectant un caractère surnaturel et prenant un aspect miraculeux, se préparent pour la fin de l'année.  Je vous prie de veiller à ce que ces faits soient exactement surveillés...")
    Đó là đại cương về hiện tượng Lourdes.  Trong cuốn sách của Lorulot có đầy đủ chi tiết về những sự dàn dựng của giới Linh mục về hiện tượng Lourdes, dựa theo rất nhiều tài liệu nghiên cứu về hiện tượng này cũng như những tài liệu của chính quyền địa phương.  Nhưng tất cả những sự thực này đều không làm giáo hội lo ngại vì "giáo hội đã quá thông thạo phương cách bóp nghẹt những  vụ  gây  tai  tiếng"  (...sans  inconvénient  de l'Église: elle est si experte à étouffer les scandales.)
   Một mặt khác, ở Lourdes, "người ta" đã khai thác triệt để sự mê tín của quần chúng để thu vào những nguồn lợi khổng lồ.  Giáo hội không làm gì để ngăn cản, trái lại còn khuyến khích. 
Chúng ta hãy đọc đoạn sau đây của André Lorulot (Ibid., trg. 7):
  " Cái xí nghiệp Lourdes cung cấp cho giáo hội những nguồn lợi vật chất mà giáo hội dùng trong chính trị nhơ bẩn và mờ  ám.
Cái hang đá (Lourdes) không chỉ mang những lợi tức đến cho  công đoàn.  Nó còn là một phương tiện để duy trì và phát triển sự cuồng tín,  gia tăng cường độ ngu xuẩn,  đẩy sự tin vào siêu nhiên đến cực độ.
Chúng ta thấy ở đó mọi dạng khai thác.  Mới đây giáo sư A. Chide chứng tỏ rằng đĩ điếm rất phát triển ở Lourdes.  Và tôi không nói đến vô số các cha xứ, linh mục tới đây "như là một hỏa tiễn" với các cô "cháu gái" hay tệ hơn nữa.
Nếu các bạn có đi tới Lourdes thì hãy cẩn thận và đừng tin ở đám người cuồng tín đó, những người này thực sự là những con vật hung hăng, đầu óc ngu đần bị thống trị bởi giáo hội và không đủ khả năng để hiểu một lý lẽ có ý nghĩa.
   Chúng ta phải đi tới Lourdes - và biết quan sát một cách bình tĩnh với óc phán đoán - mới nhận ra tầm rộng lớn của căn bệnh tôn giáo."
(L'entreprise de Lourdes fournit à l'église d'incalculables resources matérielles, qu'elle emploie à sa politique malsaine et obscure.
La Grotte ne fournit pas seulement des revenus à la congrégation.  Elle constitue un moyen excellent d'entretenir et de développer le fanatisme, d'exacerber la bêtise, de pousser au paroxysme la croyance au surnaturel.
...Toutes les formes d'exploitation sont du reste représentées.  Le professeur A. Chide a montré naguère que la prostitution était très developpée à Lourdes... Et je ne parle pas des innombrables curés qui viennent ici "en bombe" avec leur "nièce" ou pis encore..
...Si vous allez à Lourdes, soyez prudent et méfiez-vous de ces fanatiques, véritables bêtes furieuses, cerveaus inintelligents dominés par l'Église et incapables de comprendre un raisonnement sensé.
... Il faut aller à Lourdes - et savoir observer avec calme et discernement - pour saisir l'étendue du mal religieux.)
    Và sau đây là một đoạn trong cuốn Cái nhìn của một linh mục hiện đại về giáo hội lỗi thời của ông ta (A Modern Priest Looks at his Outdated Church, trg.31,)  tác giả là Linh Mục James Kavanaugh:
   "Tôi đã đi tới Lourdes ở miền Nam nước Pháp.  Tôi đứng trong cái công trường  rộng  lớn  đằng trước thánh đường  và  quan sát  những tín đồ Công giáo ở khắp nơi trên thế giới chờ đợi một ân sủng đặc biệt của cái đền thờ thiêng liêng này.  Tôi bị các bà người Ý đầu đội khăn xô đẩy, những người Đông Âu to tiếng thì thầm những lời cầu nguyện làm cho tôi sao lãng.  Tôi thấy những người bệnh hoạn nằm trên cáng, những nhà kinh doanh Mỹ với những chiếc sơ mi trắng.  Tôi thấy những linh mục trong những bộ áo thầy tu của thế giới, những người Phi Châu hồ hởi trong các bộ quần áo sặc sỡ.  Nhưng phần lớn là tôi thấy những bộ mặt nhăn nheo, nói lên một cách thành thực sự đau đớn của họ.  Họ đã tới để xin một ân huệ, giống như những đám người Hồi Giáo tại nơi hành hương, và để hưởng một sự tiếp xúc đặc biệt với Gót của họ.  Họ uống nước ở đó, nổi tiếng về những tác dụng lạ lùng.  Họ mua nước đựng trong những chai plastic để mang về nhà (và để biếu. TCN).  Họ mua từng rổ tràng hạt và mề đay và nhờ những bàn tay mập mạp nhễ nhại mồ hôi của các linh mục ban phúc lành cho những thứ này.  Họ đông như châu chấu, cúi xuống ngấu nghiến từng cọng ân sủng đặc biệt.  Họ hôn chân các ngôi tượng và rên rỉ trong những đền thờ mốc mếch.  Họ thú tội bằng đủ mọi thứ tiếng và nhai nhóp nhép phó mát của miền núi.  Rồi, giống như một đàn cừu vĩ đại đã no nê hài lòng, họ về nhà đi ngủ.  Và tôi cũng về nhà đi ngủ, cũng khó chịu và rối răm bởi sự mê tín như là tôi đã chứng kiến vào một ngày mùa thu đó khi đội banh Spartans thắng đội banh Rome. (Đội banh Rome, theo lời kể của Linh Mục Kavanaugh,  trước khi ra quân, quỳ trước nhà thờ yêu cầu được Linh Mục ban phép lành và cho ăn bánh Thánh, hiệp thông với Thượng đế để Thượng đế phù hộ cho thắng trận đấu, nhưng rút cuộc bị thảm bại. TCN).  Tôi không những chỉ khó chịu và rối răm mà tôi còn cảm thấy thật là xấu hổ.  Đó là giáo hội của tôi, và họ là những tín đồ mà tôi góp phần đào tạo, những con số thống kê mà chúng tôi cộng vào khi chúng tôi đếm số người theo đạo.  Đầu óc tôi đầy những tư tưởng làm tôi ngủ không được...Tôi nghĩ đến những con người Công giáo  sợ sệt, lo lắng cầu nguyện trong mọi giáo xứ mà tôi đã phục vụ. Tôi nghĩ đến con người mà là tín đồ Công giáo  và một lần nữa tôi lại nghĩ đến họ."
(I took a trip to Lourdes in southern France.  I stood in the giant square in front of the Basilica and watched the Catholics of the world await the special blessing of this sacred shrinẹ  I was jostled by the Italian ladies in their shawls, distracted by Eastern Europeans who whispered their prayers out loud.  I watched the sick on their litters, the American businessmen in their clean white shirts.  I saw priests wrapped in the cassocks of the world, excited Africans in their multi-colored native garb.  But most of all I saw the wrinkled faces, speaking out the sincerity of their pain.  They had come to ask a favor, like the Moslem hordes at Mecca, and to know a special contact with their God.  They drank the water there, which is noted for its miraculous effects.  They bought the plastic bottles to bring the water homẹ  They bought rosaries and medals by the basketful and had them blessed by the pudgy hands of sweating priests.  They covered the grounds like locusts, bent on devouring each  shred of  special grace.  They kissed the feet of statues and groaned in mildewed shrines.  They confessed in every language and munched their mountain cheese.  Then, like a giant, content herd, they went home to bed.  And so did I, as sick as confused by superstition as I had been on that autumn day when the Spartans conquered Rome.
Not only was I sick and confused, I was deeply ashamed as well.  This was my Church and there were the Catholic men I had helped to form, the statistics we added up when we counted the catholicity of our Church.  My mind was crowded with thoughts that refused to let me sleep.  I thought of the frightened catholics who worried and prayed in every parish I had served.  I thought of the man who is a Catholic and I think of him once again....)
LM Kavanaugh đã nghĩ và viết về con người mà là tín đồ Công giáo như thế nào.  Chúng ta hãy đọc tiếp. Tôi có thể tóm tắt trong một câu ngắn gọn: Chỉ có những con chiên mới cần đến người chăn chiên (only sheep need a shepherd)]
Người Catô giáo nhìn thế giới qua một hệ thống ngăn cấm họ là chính họ.  Hắn  có thể đi ngoài đường phố và coi mọi khuôn mặt, mọi trường hợp như là rơi vào đúng loại của nó.  Hắn chưa từng bao giờ thực sự biết đến sự thích thú của tìm tòi, sự kỳ lạ của khám phá, sự lý thú của sự tự do trong những quyết định cá nhân.  Thế giới là một kẻ lạ đối với hắn vì hắn xét đoán những công dân của thế giới trước khi biết họ hay hiểu họ.  Hắn được dạy phải đọc những gì, suy tư làm sao, và coi ai là bạn.
Tôi quan sát người Công giáo đến xem lễ và thương hại cho cách đào tạo đã vặn vẹo đầu óc của hắn và làm méo mó ý thức về tôn giáo của hắn.  Hắn tới vì hắn được các bậc lãnh đạo tôn giáo bảo tới, những người cũng ngoan ngoãn và vô danh như hắn. Hắn đọc những lời kinh cầu nguyện gói ghém trong những câu giả tạo và làm những cử chỉ (quỳ gối làm dấu thánh giá. TCN) hoàn toàn xa lạ với lối sống hiện đại của hắn.  Hắn sống trong thời đại của máy bay phản lực và bom nguyên tử, và cầu nguyện trong thế giới ma thuật của thời Trung Cổ.  Hắn cảm thấy buồn chán trước mặt Gót của hắn (trong nhà thờ. TCN).  Tuy nhiên hắn vẫn tới, vì hắn đã được dạy từ khi còn nhỏ là "Hỏa ngục là nơi đầy những kẻ không đi xem lễ".  Hắn quá sợ hãi để thú nhận rằng hắn thật là buồn chán.
Trong hoạt động thường ngày, mắt của hắn hòa điệu với sự hữu hiệu và tiến bộ.  Hắn tìm những cách có hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, đường lối mới để đến với đại chúng, dịch vụ mới để hấp dẫn đồng bào.  Hắn có những quan điểm về hòa bình của thế giới, về cải tiến ngân sách, những suy tư về ngăn ngừa phạm pháp, về sự lành mạnh tâm thần, và về vấn đề giao thông trong những vùng có thị trấn lớn.  Nhưng về tôn giáo hắn là một người máy chỉ biết đọc lại những câu trả lời mà người ta đã dạy hắn.  Hắn chấp nhận mọi quyết định của giới linh mục mà không phản đối, có vẻ phân vân khi nghe đến một sự xào xáo, hâm lại những chân lý mà hắn đã học trong những trường đạo, và ủng hộ cái giáo hội đã tước đoạt đi đầu óc của hắn.
   Người Công giáo, nam hay nữ, đã mất đi sự tiếp cận với đời sống.  Hắn sợ phải đọc những sách mà người khác đọc, sợ coi những phim truyện phản ánh đời sống hiện đại...
   Giáo hội, giống như là những bậc cha mẹ sợ hãi và giận dữ, vơ vào phần mình mọi công trạng trong việc giúp đỡ mà giáo hội có thể cống hiến cho con người.  Kết quả là những người Công giáo bị đối xử như những đứa trẻ và chúng tiếp tục cư xử như những đứa trẻ...
   Người Công giáo chống thuyết tiến hóa và hắn đã sai lầm.  Hắn tiếp tục ủng hộ chế độ quân chủ lâu sau khi chế độ dân chủ đã khiến cho con người được tự do.  Hắn đẩy mạnh thành kiến chủng tộc cho đến khi những người "ngoại giáo" chứng tỏ là hắn đã lầm.  Hắn chống lấy người ngoại giáo và tiếp tục chống cho đến ngày nay tuy rằng hắn đang được hưởng những sự tự do mà chế độ đa tôn giáo đã thắng.  Hắn đòi hỏi phải được tự do ý thức nhưng hắn lại muốn những người Tin Lành phải nuôi con cái trong đức tin của hắn..
   Hắn không có quyền hành động theo lương tâm của chính mình, hay có quyền chọn lựa những nguyên lý sống có thể giúp hắn.  Hắn là một tín đồ Công giáo, một đứa trẻ đòi người khác chọn lựa thay cho hắn..
   Do đó, người Công giáo không thể biết ý nghĩa thực của sự đối thoại, chỉ biết đưa ra những luận cứ để chống đỡ cái lập trường mà hắn đã thừa hưởng từ khi còn nhỏ...
   Người Công giáo là một dịch vụ trả lời có tổ chức mà nhiệm vụ đầu tiên của hắn là bảo vệ giáo hội của hắn...
(The Catholic man sees the world through a system which forbids him to be himself.  He can walk the city streets and watch every face and every situation fall neatly into its proper category.  He has never really known the joy of search, the wonder of discovery, the exciting freedom of personal decision.  The world is a stranger to him since he judges its citizens before he really knows and understands.  He has been taught what to read, how to think, and whom to call his friend.
I watch the Catholic come to Mass and pity the formation that warped his mind and distorted his religious sense.  He comes because he has been told to come by religious leaders who are as docile and listless as he.  He read the prayers wrapped in stilted phrases and make the gestures totally foreign to his modern way of life.  He lives in a world of jet and atomic bombs, and prays in a world of medieval magic.  He is bored in the presence of his God.  And yet he comes, because he has learned from his youth that hell is the home of those who miss Mass.  He is too frightened to admid he is bored.
In his business his eye is tuned to efficiency and progress.  He looks for shorcuts, for new way to reach the public, for another service that will attract his fellow man.  He has views on world peace, opinions on fiscal reform, thoughts on crime prevention, mental health, and transportation in megalopolis.  But in religion he is a robot who can only recite the answers he has learned.  He will accept the priestly decisions without protest, appear thoughful when he hears a rehash of the truths he learned in school, and support the Church which has robbed him of his mind...
The man or woman who is a Catholic has lost his touch with life.  He is afraid to read the books that others read, to see the movies that reflect our modern life...
The Church, like a frightened and angry parent, takes too much credit for the help that it can offer man.  Consequently Catholics are treated as children and they continue to behave as such...
The Catholic man opposed evolution and he was wrong.  He supported monarchy long after democracy had made the people free.  He promoted racial prejudice until "pagans" showed him he was wrong.  He fought mixed marriages and fights them still, although he enjoys the freedoms that pluralism has won.  He asks for freedom of conscience and expects protestants to raise their children in his faith...
He has not the right to follow his own conscience, or the power to select the principles that give him help.  He is a Catholic, a child, who demands that another make for him his choice...
Thus, the Catholic man cannot truly know the meaning of dialogue, but only give arguments to defend the position he has inherited from his youth...
The Catholic man is an organized answering service whose first obligation is to protect his Church.)
   Qua những tài liệu mà tôi trích dẫn ở trên, chúng ta đã thấy rõ thực chất những "phép lạ" Công giáo ở Lourdes ra sao.  Nhưng đối với  số tín đồ Công giáo tin vào những phép lạ của Giáo hội thì có thể họ sẽ đưa ra câu hỏi: "Phép lạ Fatima?  Phép lạ Lộ Đức? Tại sao không?  Đã có nhiều bằng chứng cho thấy có người đi hành hương các nơi này rồi về khỏi bệnh v...v..."
Y khoa đã chứng minh rằng, nếu con người tin tưởng mãnh liệt vào bất cứ một cái gì, có khả năng chữa "bách bệnh tiêu tan, vạn bệnh tiêu trừ", thì có thể trong vài trường hợp cơ thể con người tiết ra những chất kháng độc và làm lui hay khỏi  một số bệnh,  và  họ  cho đó  là những "phép lạ".  Trong những công cuộc nghiên cứu y khoa, người ta đã cho nhiều bệnh nhân uống thuốc giả (placebo), nghĩa là không phải thuốc thật mà chỉ là bột thường chế tạo giống viên thuốc, mà một số bệnh nhân cũng khỏi bệnh như thường.  Vậy thì tác dụng của nước ở Lộ Đức nhiều nhất là tương đương với "tàn hương, nước giải", đôi khi cũng có thể làm cho nhẹ bớt hay khỏi bệnh, nhưng tuyệt đối không phải là tác dụng nhiệm mầu của nước lấy trong hang đá.
Trong Công Giáo cũng có chuyện sau đây: "Những mẩu xương của Thánh Rosalia, được gìn giữ ở Palermo (miền Nam nước Ý; TCN),  đã "chữa khỏi" cho nhiều người, ngay cả sau khi người ta khám phá ra rằng đó chỉ là xương của một con dê" (The bones of St. Rosalia preserved at Palermo "cured" many people even after they were discovered to be the bones of a goat; Joseph L. Daleiden, in “The Final Superstiton”, p. 113). 
Những sự kiện này chứng tỏ không có phép lạ nào dự phần trong đó.    Nhưng vấn đề ở đây không phải là phép lạ, vì phép lạ, nếu thực sự là phép lạ, có tính cách nhỏ giọt này có bao nhiêu giá trị cho nhân loại? Những phép lạ hiện thân của bà Mary trong Công giáo đã làm được những tích sự gì cho nhân loại ngoài phục vụ cho thủ đoạn đẩy mạnh và củng cố sự mê tín của tín đồ ngu dốt của giáo hội? Bảo rằng phải có lòng tin phép lạ mới ứng.  Như vậy là cho rằng trong cả triệu người đến Lộ Đức mỗi năm, lâu lâu mới có một người tin.  Vấn đề ở đây là giáo hội đã khai thác lòng mê tín của quần chúng để kiếm tiền cho những mục đích chính trị nhơ bẩn và tối tăm như André Lorulot đã viết ở trên.  Nhưng tại sao vẫn còn nhiều người tin vào những chuyện hiện thân nhảm nhí và những phép lạ đi kèm theo đó. 
Ethan Allen, một người Mỹ nổi tiếng vào cuối thế kỷ 18 đã viết rất đúng như sau:
Trong những nơi ở thế giới mà sự hiểu biết và khoa học đã thắng thế, thì không còn phép lạ nữa; nhưng ở những nơi còn man rợ và ngu dốt, phép lạ vẫn còn thịnh hành. [In those parts of the world where learning and science have prevailed, miracles have ceased; but in those parts in it as are barbarous and ignorant, miracles are still in vogue.] 
Ethan Allen nhận định không sai, chúng ta thấy rõ, phép lạ của Công giáo không còn xuất hiện trong phương trời Âu Mỹ nhưng vẫn còn thịnh hành trong các xóm đạo Việt Nam ở ngoại quốc cũng như ở trong nước.

Thiền Là Sản Phẩm Của Chúa ? Hồng Quang

http://giaodiemonline.com/2012/05/images/zen01.jpg
Hôm nay, 15.5.2012, qua mạng, người bạn gởi cho tôi bài “Thiền là sản phẩm của Chúa tạo ra?” Đọc mới biết lúc Sư cô Hương Nhủ được mời thuyết trình tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận TP. Hồ Chí Minh (19.3.2011), với đề tài “Hơi thở nhiệm mầu” và sau đó Linh mục (?) Tạ Ân Phúc trong bài tường thuật có đoạn viết như sau: “Từ thuở tạo dựng, "Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật" (x St 2,7), sự sống con người có được là do ân ban của Thiên Chúa. Hơi thở con người là một điều hiển nhiên không thể chối cãi, thế nên đôi khi người ta không còn chú ý đến nữa và quan tâm đến nhiều điều được cho là đáng lo toan hơn trong cuộc sống. Nhưng điều chỉnh hơi thở và rèn luyện đúng cách sẽ làm cho người ta khỏe mạnh hơn và tâm hồn thư thả, thoải mái hơn qua việc tập thể dục, tập yoga, thiền”.
Qua email, người bạn cũng kèm theo một số ý kiến phản biện của độc giả về đoạn văn nêu trên: [tôi để trong ngoặc kép và chữ nghiêng cho dễ phân biết]:
“Người ta cố ý “giựt” thiền ra khỏi Phật giáo để làm gì? Câu trả lời rất đơn giản, vì thiền là một giá trị của Phật giáo, một bảo vật của Phật giáo.
Muốn Phật giáo không còn giá trị nữa thì phải lấy đi bảo vật đó, biến nó thành một thứ vật lý trị liệu “vào đầu thế kỷ XX”, hay do Thanh Hải Vô thượng sự khai ngộ…”
Minh Thạnh
Muốn đọc các ý kiến phản hồi của các độc giả khác, vui lòng gỏ vào đường link: http://www.phattuvietnam.net/3/13875.html
-- o o 0 o o --
Phản biện của anh Minh Thạnh và các vị khác rất chính xác, khách quan và khiêm tốn vềlối lý luận mập mờ thiếu cơ sở của Lm Tạ Ân Phúc, nhưng cũng có vài phần nhỏ tôi không hoàn toàn đồng ý lắm. Sau đây là một số ý kiến của tôi về Thiền và về đoạn văn của Linh mục nêu trên.
Thiền là một bộ môn khá bao quát, đa dạng tùy theo các trường phái. Tuy nhiên một định nghĩa có thể chấp nhận được: THIỀN là tập trung chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ đến cái gì khác.
Tùy theo mục đích của người thực hành, nên tôi chia Thiền thành hai loại: Thiền Giác ngộ (Meditation for enlightenment) và Thiền Sức khỏe (Meditation for health).
Lúc nói đến Thiền là người ta liên tưởng đến Phật Giáo vì chính Thái tử tất Đạt Đa cũng nhờ thiền định liên tục 49 ngày mà Giác ngộ. Trong thời đức Phật còn tại thế, Ngài luôn luôn ngồi thiền và dạy các đệ tử tu thiền để thân tâm an lạc và cứu cánh là giải thoát giác ngộ. Hầu hết các tượng Phật Thích Ca đều trong thế ngồi Thiền Định.
Ngoài đạo Phật cũng có Thiền, được gọi là Thiền ngoại đạo. Nhưng ít người chú ý vì tác dụng của các loại Thiền nầy không thể so sánh với thiền Phật Giáo vì, Thiền Phật Giáo được giảng dạy do một vị Giác ngộ đó là Phật Thích Ca. Thiền Ấn giáo cũng góp phần vào việc trị liệu, nhưng các “Thiền ngoại đạo” khác thì nên cẩn thận tối đa để tránh hậu quả xấu có thể xẩy ra cho người thực hành.
Trên đường phát triển qua các quốc gia, tùy theo cách thực hành và tùy theo trường phái nên, có các ngành thiền với tên khác nhau như Thiền Tào Động, Thiền Tào Khê, Thiền phái Trúc Lâm, Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi … Về phương pháp thì có Như lai thiền, Tham tổ sư thiền, Thiền Tứ niệm xứ…
http://giaodiemonline.com/2012/05/images/zen02.jpg

Hình mô tả chất xám gia tăng
nhờ ngồi thiền Điểm nóng và hào hứng cho giới Phật tử nhưng gây “chới với” cho nhiều người của vài tôn giáo khác, đặc biệt tại Việt Nam, là hơn 50 năm qua khoa học gia và y giới đã chứng minh rằng Thiền có khả năng làm cho con người mạnh khỏe hơn, đẹp hơn, thông minh hơn, sống lâu hơn, chống bệnh tật và lão hóa*.
Vì ngoài giá trị về phương diện giác ngộ và giải thoát, Thiền còn có công hiệu rất thiết thực và bổ ích cho con người như thế, nên nhiều người muốn “giành” Thiền cho tôn giáo của mình, mà Lm Tạ Ân Phúc là một.
Một tôn giáo, một học thuyết muốn đứng vững thì tôn giáo đó (hay học thuyết đó) phải có ba tiêu chí căn bản: Nhân bản, Ứng dụng và Khoa học.
- Nhân bản, trải qua hơn hai ngàn năm truyền giáo, tôn giáo ấy quả thật không gây thiệt hại nhân mạng cho một ai?
- Ứng dụng, giáo lý của tôn giáo ấy có đem lại lợi ích cho con người hay không, hay mang đến chiến tranh và đỗ máu cho nhân loại bằng những cuộc Thánh chiến, tòa án xử tử người khác tôn giáo (Tòa án Dị giáo: Inquisition), toa rập với thực dân tạo chiến tranh và chiếm thuộc địa…?
- Khoa học, giáo thuyết củatôn giáo ấy có mang tính khoa học không? Hay mê tín dị đoan, thiếu lý trí?
Do thế, lúc viết “Từ thuở tạo dựng, "Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật" (x St 2,7), là Linh mục đã tự chà đạp giá trị tôn giáo mình, vì khoa học chứng minh thủy tổ của loài người không phải do từ đất sét. Truyện ông A Dong và bà Eva cũng là huyền thoại chứ hai ông bà tuyệt nhiên không phải là thủy tổ của loài người! Và việc Chúa hà hơi vào đất sét, nếu có, thì tuyệt nhiên không liên hệ gì đến việc “Theo dỏi hơi thở” hay “Hơi thở nhiệm mầu” là một trong những pháp tu thiền của Phật Giáo có từ hơn hai ngàn năm qua mà thuật ngữ Phật Giáo gọi là “Quán sổ tức”.
Thay vì trình bày lối tu thiền bằng cách quán hơi thở, tiếng Anh gọi là Breathing Meditation, thì Sư cô Hương Nhủ đã tế nhị khéo léo của một người chân tu và một nhà giáo dục trước một cử tọa đa phần là người khác tín ngưỡng, nên Sư cô dùng cụm từ tuyệt đẹp “Hơi thở nhiệm mầu”. Linh mục Tạ Ân Phúc đã không hiểu như thế, lại còn khập khiểng muốn ám chỉ “hơi mà Chúa hà vào đất sét” cũng là một lối Tu thiền do Chúa đã thực hiện từ thuở khai thiên lập địa, mà ngày hôm nay Sư cô Hương Nhủ trong buổi thuyết trình “Hơi thở nhiệm mầu” chẳng qua là lặp lại phương pháp của Chúa đã có từ lâu mà thôi! Thật là hết chỗ chê nhỉ?

http://giaodiemonline.com/2012/05/images/zen03.jpg
Lm Tạ Ân Phúc dĩ nhiên là không biết trong Phật giáo có một cuốn kinh gọi là “Kinh Quán niệm hơi thở”. Phật chỉ bày phương pháp thở như thế nào trong lối tu “Quán sổ tức” mà một Sư cô đã tài tình khéo léo dùng cụm từ Hơi thở nhiệm mầu, nên cũng đã tạo cho Lm Tạ Ân Phúc dễ xào nấu thành một “món Thiền có từ lâu trong đạo Chúa” mà thực tế chưa bao giờ có! Cũng không riêng gì Lm Tạ Ân Phúc, trên hệ thống internet, thỉnh thoảng chúng ta cũng thấy, nhằm lưu giữ tín đồ khỏi tự ý chạy qua Phật Giáo, họ đẻ ra danh xưng mới “Christian Meditation (Thiền Cơ đốc giáo). Thực ra, trong kinh Cựu Ước và Tân Ước không thấy có chỗ nào nói đến Thiền. Có chăng là Tĩnh tâm, nhưng Tĩnh tâm không phải là Thiền. Các chuyên gia và y giới cũng không hề nói đến Thiền Cơ đốc giáo bao giờ? Và chưa bao giờ thấy có ai gọi nhà Thờ là “Thiền đường, Thiền phòng, Thiền thất. Trái lại, Phật giáo gọi cửa Chùa là cửa Thiền. Kinh tụng hằng ngày cũng có tên là “Thiền môn nhật tụng”.
Thiền là một pháp môn giá trị trong tám vạn bốn ngày pháp tu của Phật giáo. Thiền cũng có nhiều phái và nhiều kỷ thuật tu luyện khác nhau như phái Thiền Tào Động, Thiền Trúc Lâm…Phương pháp tu thiền cũng có nhiều như: Như Lai thiền, Tham tổ sư thiền, Thiền Tứ niệm xứ… như đã trình bày ở một đoạn trước. Người học Thiền thì gọi là Thiền sinh, người dạy Thiền thì gọi là Thiền sư. Chứ chưa thấy ai gọi Linh mục là Thiền sư… bao giờ?
Có lẻ nằm trong tâm trạng thiếu bình tỉnh, nên Linh mục Tạ Ân Phúc lại phạm thêm một sai lầm khác bằng việc trích một đoạn văn của “phe ta”, trong cái gọi là “Thiền Kitô giáo” của Đỗ Trân Duy.
Ông Đỗ Trân Duy viết “Từ lâu thiền cũng đã xâm nhập vào Kitô giáo, Thiền Kitô giáo chính là dạng thiền của Đông Phương phối hợp với lối chiêm niệm của các ẩn sĩ Kitô giáo trong thế kỷ III…”
[Theo: http://www.phattuvietnam.net/3/13875.html ]
Vì gán ép và gượng ép không có cơ sở, vì lối tu Thiền chưa bao giờ có trong Ki tô giáo, nên cả tác giả (Đỗ Trân Duy) và dẫn giả Lm Tạ Ân Phúc viết: “Từ lâu thiền cũng đã xâm nhập vào Kitô giáo”. Viết như vậy, có nghĩa là trong Kitô giáo thực sự là chưa bao giờ có Thiền, nay Thiền mới xâm nhập vào. Và ông Đỗ Trân Duy xác định thêm:”Thiền Kitô giáo chính là dạng thiền của Đông Phương…” Cũng thế, đọc không kỷ, tưởng đâu trích dẫn ý kiến của “phe ta” là có thể biện minh được sự sai lầm có hậu ý của mình, hóa ra chính dòng chữ nầy của ông Đỗ Trân Duy, một lần nữa, lại bộc lộ rõ thêm Kitô giáo vay mượn Thiền của Đông Phương vào thế kỷ III. Nhưng không cho biết tên các ẩn sĩ là những ai?
Và cũng nên để ý rằng Phật Thích Ca ra đời trước Chúa Giê-su đến 5 thế kỷ, cọng với 3 thế kỷ mà các “ẩn sĩ chiêm nhiệm…”. Tổng cọng là 8 trăm năm. Điều ấy có nghĩa là Thiền được đưa vào trong Kitô giáo cách nay khoảng 1200 năm. Trong lúc đó Thiền đã được Phật dạy cho đệ tử cách nay hơn 2500 năm. Như thế, tôn giáo nào có “môn Thiền” trước tôn giáo nào đến cả 12 thế kỷ?
Dẫu vậy, chúng ta cũng không thấy có sử gia nào nói đến hoặc có cuốn Thánh kinh nào của Kitô giáo đề cập đến Thiền? ngoại trừ ông Đỗ Trân Duy và Lm Tạ Ân Phúc mới tạo ra sau nầy. Còn trong Phật Giáo thì phương pháp tu thiền đã có trong Ba tạng kinh điển được lưu truyền hơn hai ngàn năm trăm năm qua.
Ngày nay, tại Việt Nam có nhiều người thích học Thiền, nghe Thiền, thảo luận Thiền, ngồi thiền, viết sách về Thiền... Vì Thiền không còn là một trào lưu mà là một lối sống văn minh, lành mạnh, trí thức và khoa học. Bởi thế các nước tân tiến như Mỹ, Thiền đã và đang đi vào các cơ sở giáo dục, văn phòng luật sư, các bệnh viện, các hội thể thao, bộ Quốc phòng, nhà tù và các chủ doanh nhân xí nghiệp tầm cở quốc tế...
Steve Jobs là một vừng trăng lừng lẫy chiếu khắp cả thế giới với công nghệ vi tính là một người thực hành Thiền chánh niệm” (Mindfulness Meditation). Lúc ông mất, Tổng thống Mỹ, Obama, ca tụng: “…ông (Steve Jobs) đã thay đổi đời sống của chúng ta, tái định hình ngành kỹ nghệ và đã đạt được một trong những hứng thú hiếm hoi nhất trong lịch sử loài người: Ông đã thay đổi cách mà chúng ta nhìn thế giới”. [http://www.whitehouse.gov/blog/2011/10/05/president-obama-passing-steve-jobs-he-changed-way-each-us-sees-world].
http://giaodiemonline.com/2012/05/images/zen04.jpg
Apple's Steve Jobs, bottom-right in black shirt, and Facebook's
Mark Zuckerberg flank President Obama in Thursday photo (Feb. 18.2011)
http://giaodiemonline.com/2012/05/images/zen05.jpg
         
http://giaodiemonline.com/2012/05/images/zen06.jpg
Thống đốc bang California, Jerry Brown, Cựu phó Tổng thống Al Gore, Tổng thống Obama cũng ngồi thiền.
Tại Việt Nam, hệ thống tin học được phổ cập nên các thông tin của thời đại, cũng như Thiền, được các giới nhất là tuổi trẻ đón nhận một cách vui thú tích cực. Qua sách báo, băng giảng của chư Tăng Ni cũng tạo phương tiện không nhỏ cho vấn đề nầy.
Thiền Sức Khỏe là một “món hàng” quý giá, đa dụng, bổ ích và không tốn tiền, nên Thiền đang trở thành một lối sống mới, hấp dẫn và hào hứng của con người nhất là giới trẻ hiện nay.
Hơn thế nữa, ngoài chức năng làm cho con người thông minh hơn, đẹp hơn, mạnh khỏe hơn, sống lâu hơn, ngăn ngừa và chống bệnh tật, chống lão hóa, Thiền còn có thể sử dụng như một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để canh tân đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh. Thật vậy, nếu Thiền được đưa vào y tế, song hành với y dược, thì bệnh nhân có cơ hội chóng lành hơn, góp phần làm giảm ngân sách chi tiêu y tế của cá nhân và của bộ Y tế. Nếu đưa vào trường học thì học sinh, sinh viên có cơ hội mạnh khỏe hơn, thông minh hơn, đẹp hơn. Nếu truyền vào nông thôn, thì sức khỏe của dân quê sẽ tốt hơn. Và đó là một trong những phương cách làm cho kinh tế nông thôn phát triển tốt. Một gia đình hoặc một dân tộc có nhiều người bệnh tật thì trong gia đình ấy, trong quốc gia ấy, con người không thể có một đời sống kinh tế ổn định và hạnh phúc khả dĩ.
Do những tác động hữu ích và hữu dụng sáng chói ấy nên Thiền đang trở thành một điểm nóng và đang là một trào lưu, một xu thế, một lối sống văn minh và khoa học của thời đại không thể thiếu hiện nay.
Trước tình trạng nầy một số người đã mở những Trung tâm dạy thiền chữa bệnh. Có vài nơi kết quả tốt. Vài tôn giáo cũng cho tu sĩ đến nhờ Tăng Ni Phật Giáo dạy thiền. Số khác cũng “vào nghề” với những loại Thiền xuất hồn, thiền nhân điện, khai mở luân xa…làm cho một số người suýt chết, người thì bị tẩu hỏa nhập ma, bỏ thờ cúng ông bà tổ tiên và tâm hồn trở nên bất thường hoặc lững thững như người mất hồn.
Hơn một năm qua, được chư Tôn Đức Tăng Ni và thiện hữu tri thức khuyến khích, được ban Tri sự Phật Giáo, ban Giám hiệu Học viện, chùa, tịnh xá ưu ái, và ban chức năng tạo điều kiện thuận lợi nên tôi đã thuyết trình về Thiền sức khỏe trên 40 địa điểm trong nhiều tỉnh thành và học Viện. Thính chúng vô cùng hoan hỹ. Một trong những thất bại của tôi là thiếu thời gian thực tập cho thính chúng. Trái lại, một trong những điểm tốt là, tôi chỉ giới thiệu đến thính chúng bộ môn Thiền sức khỏe (Meditation for Health) với phương pháp Thiền chú (Mantra Meditation), Thiền quán (Visualization Meditation), Thiền Chánh niệm (Mindfulness Meditation), Thiền thở (Breathing Meditation) và Tịnh độ. Thiền thở (Quán sổ tức) là một phương pháp mà Phật và khoa học gia khuyến khích sử dụng vì dễ và có hiệu quả nhanh chóng, chỉ cần định tâm được 10 phút tối thiểu, ngày hai lần là sẽ cảm nhận thư thái ngay.
Những phương pháp Thiền vừa kể, nếu hành giả không định được tâm thì không có kết quả, nhưng không xẩy ra tình trạng tẩu hỏa nhập ma như Thiền giác ngộ. Loại Thiền nầy cần có minh sư hướng dẫn.
Với những ích lợi vô cùng rực rỡ của Thiền mà khoa học gia và y giới đã chứng minh, nên có người muốn lấy điểm cho Chúa bằng cách gán ép sai lầm rằng Chúa là tác giả của Thiền. Và sau bức màn tự nhận sai lầm ấy, họ lại dùng Thiền của đạo Phật Giáo để cải đạo Phật tử. Thêm vào đó, nhiều người không có trình độ nhưng vẫn mở lớp dạy thiền mà không hề biết sự nguy hiểm của Thiền nếu thực hành không đúng cách.
Nếu quả thật, Thiền cũng do Chúa tạo ra thì càng tốt vì, sẽ đóng góp thêm cho văn hóa nhân loại. Nhưng tôi viết bài nầy không nhằm mục đích tranh luận với Linh mục Tạ Ân Đức và ông Đỗ Trân Duy là: Thiền có phải do Chúa tạo ra không? Vì chỉ có những người không nghiên cứu hoặc mang mặc cảm tôn giáo mới ngụy biện và gượng ép rằng Chúa tạo ra hết thảy mọi sự kể cả Thiền. Từ sự gán ép thiếu cơ sở nầy có thể sẽ dẫn đến việc thiết lập những Trung tâm Thiền trị bệnh, nhưng hướng dẫn sai phương pháp tạo tình trạng tẩu hỏa nhập ma hoặc bệnh tâm thần cho quần chúng. Đó là điều không nên có. Dân tộc đã quá tang thương vì thực dân đế quốc. Do đó, những ai không chuyên môn, không nghiên cứu tường tận về Thiền thì không nên viết và không nên dạy vẽ cho người khác điều mà mình không sở trường. Vì Thiền là một Khoa học, trong một phương diện khác, chính nó là thuốc. Không nên cho NHẦM TOA và diễn dịch sai lạc sẽ có hại cho sức khỏe quần chúng. Ngay cả những người chuyên môn cũng còn phải học hỏi thêm: “Trong 30 năm nghiên cứu, cho thấy thiền là phương thuốc trị liệu rất tốt, thiền là một kháng tố chống lại bệnh phiền muộn”, ông Daniel Coleman tuyên bố như vậy. Ông là tác giả cuốn Destructive Emotions, ghi lại buổi hội luận giữa ngài Đạt Lai Lạt Ma và một nhóm các khoa học gia về thần kinh” (Tuần báo Time: The Science of Meditation (Khoa học Thiền Định) số ra ngày 4.8.2003**
Linh mục Tạ Ân Phúc cũng nên biết rằng, trong lãnh vực trị liệu, trước đây có hai nhân vật tiêu biểu là Carl G. Jung (1875-1961) và Erich S. Fromm (1900 - 1980) đã sử dụng Phân tâm học Phật Giáo trong việc trị các bệnh tâm thần. Ngày nay các bác sĩ như Dean Ornish, Herbert Benson, Jon Kabat-Zinn…sử dụng Thiền Chánh niệm của Phật Giáo (Mindfulness Meditation) cho các bệnh tim, bao tử, HIV (si-đa)…
“The New York Times” là một trong những tuần báo giá trị nhất của Mỹ, số ra ngày 14.8.2003 với tựa đề lớn “Is Buddhism Good for Your Health?” (Phải chăng Phật Giáo tốt cho sứ khỏe?). Trong đó có đoạn viết: “Những thí nghiệm trên vị sư tại Madison đang bắt đầu tách ra những nghiên cứu nhỏ nhưng đầy khích lệ cho thấy thiền Phật giáo không những ảnh hưởng đến những cảm xúc mà còn đặc biệt cho cơ thể nữa. Thiền cũng có thể áp dụng cho những người không phải Phật tử để giảm căng thẳng, giảm buồn chán, phát triển những điều tốt cũng như tăng cường hệ miễn nhiễm…” [Hệ miễn nhiễm yếu là nguồn gốc của bệnh tật, HQ].
http://giaodiemonline.com/2012/05/images/zen07.jpg
Minh tinh màn ảnh, Heather Graham, thực hành thiền để chống lão hóa
http://giaodiemonline.com/2012/05/images/zen08.jpg
Tóm lại, Thiền đã có trong Phật giáo ít nhất là từ lúc Ngài Cồ Đàm thiền định 49 ngày dưới gốc cây Bồ đề để thành Phật. Và Thiền cũng hiện diện trong Kinh tạng Phật Giáo từ hơn 2500 năm. Nhưng không hề thấy Thiền trong lối tu, nếu có, của Ngài Giê-su và trong Thánh kinh. Những khám phá của khoa học gia và y giới ngày nay đã làm chứng thêm cho lời dạy của Đức Phật, và Phật được ca tụng là “Vô thượng y vương”.
Thiền là một trong những cách biết sống với hạnh Từ Bi Hỹ Xả, nhờ thế mà bạch huyết cầu gia tăng, hệ miễn nhiễm (immune system) mạnh nên cơ thể có khả năng chống lại vi khuẩn và vi trùng; là hai đạo quân chính quy tạo nên bệnh tật.
Thiền là một trong 8 vạn 4 ngàn phương cách tu hành mà Phật đã dạy. Nhưng Phật ra đời là vì lợi ích cho nhân loại chúng sanh. Do đó, Phật Giáo không bao giờ nói rằng mình là sở hữu chủ của Thiền. Bất cứ ai, kể cả tín đồ Kitô giáo, muốn có lợi ích thì thực tập, không cần xin phép ai, không cần chen lấn, không phải trả tiền mà lợi ích thì vô cùng thiết thực và nhanh chóng. Nhưng phải biết thực hành đúng cách để tránh tai họa.
Bởi thế, nếu các quốc gia trên thế giới, nhất là các tổ chức Phật Giáo, huấn luyện hằng trăm ngàn tu sĩ và cư sĩ biết sử dụng Thiền để chửa trị bệnh cho mình, và sau đó tổ chức hướng dẫn dân chúng ở các quốc gia châu Mỹ La tinh và Phi châu, bị bệnh xi-đa đến 30%, biết sử dụng Thiền để chận đứng sự phát triển của căn bệnh hiểm nghèo nầy, là một việc làm vô cùng cần thiết và hữu ích. Việc làm nầy, không những giúp nhân loại chống bệnh tật hữu hiệu và không tốn tiền, mà còn tạo cho thế giới hòa bình và thịnh vượng hơn.
http://giaodiemonline.com/2012/05/images/zen09.jpg

Các em người Phi châu trong một khóa thiền Thiền cũng là một trong những pháp môn thù thắng của đạo Phật. Và nhiều quốc gia tân tiến đang áp dụng Thiền vào hầu hết các ngành nghề ngay cả nhà tù như chúng ta thấy ở trên. Nhưng buồn thay, tại Việt Nam, có nhiều nơi chùa chưa đến giờ mở cửa, nên một vài Phật tử đã đi tu thiền bên nhà thờ! Giáo hội chưa có chương trình cụ thể về vấn đề nầy. Mà đúng ra, Giáo hội hoặc ban Hoằng pháp nên đào luyện hằng chục ngàn Tăng Ni và cư sĩ về Thiền sức khỏe để giúp dân. Việc đào luyện chỉ cần một thời gian ngắn, từ 3 đến 6 giờ, vì đa số chư Tăng Ni đã có kiến thức sẵn, còn cư sĩ thì tuyển dụng những người có trình độ hiểu biết cao về Phật học.
Phật Giáo là một tôn giáo luôn luôn hộ quốc an dân, đồng hành với dân tộc qua các thời kỳ nỗi chìm của vận nước, nhưng nếu không biết chuyển mình kịp thời thì sẽ bị tụt hậu đằng sau. Nỗi cô đơn nầy biết tỏ cùng ai?
Hồng Quang
18.5.2012
* Hồng Quang, “Thiền và những lợi ích thiết thực”, Tủ sách Tôn giáo, nhà Xuất bản Phương đông, TPHCM, 2012. Hoặc trên: www.tongiaovadantoc.com, gỏ vào “Danh mục tác giả” nằm phía dưới trang, góc bên phải.
** Read more: http://www.time.com/time/covers/0,16641,20030804,00.html#ixzz1vEG68tpa. Bản dịch của Hồng Quang và Đỗ Hữu Minh. Cuốn thứ 5 trong bộ sách 10 cuốn “Phật học ứng dụng”.