Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

Bộ xương của Linh mục đã trở thành món ăn béo bở về tinh thần của các con chiên

Thế kỷ 21 nền Văn minh của Thiên Chúa.
Có lẽ trên đất nước của Vua Hùng, những đứa con mang dòng máu Lạc Hồng thời đại Hồ Chí MInh 4000 năm không lớn được là vì không có thứ nước Thánh này.Chỉ có những đứa con lạc loài nhờ ảnh hưởng của sự văn minh vượt trội mới lớn khôn thôi!
Ảnh và video: Bộ xương của Linh mục đã trở thành món ăn béo bở về tinh thần của các con chiên.
Nguồn: #GióLàoMiềnTrung.


Quên Hoài Trời ơi là trời. Con lạy mấy bố mấy mẹ. Sống văn minh theo thời đại ngày nay dùm chút. Mấy bố mấy mẹ sống kiểu gì mà bẩn thỉu chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại từ Á Sang Âu vậy?

Hiệp Nguyễn TRỜI ƠI TRỜI, THỜI ĐẠI MỚI CON NGƯỜI MỚI, NẾP SỐNG VĂN MINH MỚI CỦA ĐSOJ TCG LÀ NHƯ THẾ, NẾU BỎ ĐI THÌ KG CÒN THIÊN CHÚA NỮ. Vậy mà khi họ to mồm nói về đạo khác CHO LÀ KG VĂN MINH, THIẾU HIỂU BIẾT KHOA HỌC, HAY KHOE KHOAN CÁC NHÀ KH LÀ TCG, AI KHÁC ĐẠO LÀ MA QUỶ, MÊ TÍN DỊ ĐOAN, ĐÒI CHẶT CHÉM, ĐỐN NGẢ BỤT, THẦN. 
Ngày nay CÔN GIÁO LỘ MẶT THẬT NHƯ THÊD NÀY. XỨ ĐẠO THÁNH LINH, nhiều người ăn ị lungvtung, xả hội gánh chịu, còn cam tâm làm nô lệ ngoại bang ĐỀU ĐƯỢC NGOẠI BANG PHONG THÁNH.
NGÀI LM CHẢY NƯỚC, Các Lm trong hội đồng hãnh điẹn PHÉP MÀU, CON CHIÊN ĐUA NHAY CHẤM LÊN THÁNH GIÁ DÊ SU.
CHẤM MUT.* ÔI LINH HIỂN LÀM SAO. LẠY CHÚA LẠY CHA. 
Hiện nay cũng có Hội đánh đức chuad trời, kg làm cũng có ăn, ban bệ thuê nhà dụ đạo TIỀN ĐÂU VẬY, CHÚA TIN LÀNH CHO.,TL MỸ GIÀU LẮM, lương trừ 10% để truyền đạo khắp thế giới. Cho ăn phải theo, theo rồi hết cho ăn, mê rồi nhào dô cày để nuôi lại hội, nuôi mục sư MỤC SƯ CÓ VỢ CÓ CON, CHỈ ĐI DỤ ĐẠO TIỀN TÍN HỮU LO NUÔI.* LO LUÔN CON BÀI TẨY*. Ở Mỹ Tl có cả gần 100 phái. Kg ồn ào, mục tiêu là CHÚA TRÊN HẾT.
Tuần rồi họ dụ tôi. Tôi cảm ơn và trả lời thẳng KG TIỀN KG CÓ GÓT, KG CÓ CHÚA, KG TIỀN LÀ KG CÓ GÌ CẢ, KG VỢ KG BỒ KG XE KG LÀ KG, Xin mời đi chỗ khác mà truyền. 4 ngài luit thủi ra đi, chuyện truyền chúa ở mỹ nhà tôi, nhiều lần nhiều đoàn như thế. TÔI CHỈ MỘT LƠI kg tiền kg thương đế kg dê su, kg nhà, kg bồ vvv

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

Sinh viên bỏ học, đi lang thang truyền đạo Hội Thánh Đức Chúa Trời ở TP.HCM

(Dân Việt) Nhiều sinh viên sùng bái "Hội Thánh Đức Chúa Trời" đến mức bỏ bê việc học, đi lang thang để truyền đạo khắp các con hẻm, ngõ cụt, thậm chí ngang nhiên ở nơi công cộng.

http://streaming1.danviet.vn/upload/2-2018/videoclip/2018-04-20/1524208123-truyen-ba.mp4

Những luận điệu vô lý đang được các bạn trẻ này đưa ra để thuyết phục mọi người. Thật khó tin khi họ đều là những người từng được trang bị bài bản kiến thức khoa học dưới mái trường phổ thông hay đại học. Hình ảnh trong video được ghi lại tại một công viên ở TP.HCM.

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

Đừng Đặt Các Linh Mục Lên Bệ Thờ (J.B. Thái Hòa chuyển dịch)

LGT (Kevin) - Nhân đọc được bài dịch nầy trên Webpage baoconggiao.net (đăng ngày 10-1-2018) nên chúng tôi xin phổ biến đến bạn đọc để cùng biết về một cuộc khủng hoảng khá trầm trọng trong lòng Giáo hội Công giáo Hoàn vũ. Bài do J.B. Thái Hòa dịch ra tiếng Việt nhưng không ghi Tựa đề ngoại ngữ, tên tác giả và nguồn nguyên bản nên không biết độ trung thực của bản dịch ra sao.
Nội dung bài nầy nhằm mô tả và phân tích hiện tượng uy quyền to lớn của cấp Giáo sĩ đối với giáo dân trong Giáo hội Công giáo để đi đến một kết luận là hiện tượng nầy đang lan tràn khắp mọi tầng giáo phẩm, ăn sâu vào tâm thức của Giáo dân và “đang làm méo mó sứ mạng mục vụ của giáo hội”. Vì tình hình đó có tính hệ thống (systematic) và có tính kết cấu quy mô (structural) nên tác giả gọi đó là một “chủ nghĩa giáo quyền”.
Sau đó, tác giả đề nghị ba giải pháp: 1- Suy gẫm lời nguyện khi thụ phong giáo phẩm, 2- Xét lại cách dùng các tước hiệu của hàng giáo phẩm, và 3- “Xem lại đời sống độc thân khiết tịnh bắt buộc”, rồi kết bài bằng lời kêu gọi hãy theo gương Giáo hoàng Phanxicô để chấm dứt chủ nghĩa giáo quyền nầy …
“Chủ nghĩa Giáo quyền” là hệ quả tất yếu của hai nguyên nhân: 
Một chính sách truyền đạo ngu dân (để nhồi sọ giáo dân từ nhỏ) và Một uy quyền thần học (được diễn giải từ một cuốn kinh “thánh” đầy mê tín dị đoan) [Hình biếm họa lấy từ Reddit/Internet]
Xin có 5 ý kiến về bài viết/dịch nầy:
1- Một cách tổng quát: Phần tác giả mô tả hiện trạng thì khá đúng với thực tế hiện nay nhưng chưa đủ, chưa thật rốt ráo. Phân phân tích thì tác giả thật sự đã có can đảm dám đề cập đến một thảm họa (vốn được lãnh đạo của Vatican dấu kín) nhưng lại thiếu đào sâu để tìm ra nguyên nhân gốc (root cause), còn Phần Giải pháp để đối trị Chủ nghĩa Giáo quyền thì quả thật quá sơ sài, đúng là “vừa đánh vừa run” …!
2- Chủ nghĩa Giáo quyền là sự trình hiện (manifestation) của nền thần học Thiên Chúa giáo.  Nền thần học nầy "dựng" ra một ông Chúa Cha độc ác, thù dai, mà lại quá nhiều quyền năng (xem Cựu Ứớc). Nền thần học nầy “bày” ra một Chúa Con Giêsu lai lịch bất minh, nói năng bất nhất, và hành trạng bất xứng (xem Tân Ước). Nền thần học nầy "tạo" ra một cấu trúc quyền lực tuyệt đối (Cha là Chúa, muốn vào nước Chúa phải thông qua Giáo hội, ...), tạo ra một đám "kiêu binh"  trong giáo triều Vatican. Nền thần học nầy xử dụng một hệ thống giáo điều phản nhân quyền, nhất là về ngôn ngữ (gọi tín đồ là con “chiên" ngay chính trong bài viết/dịch nầy), gọi tu sĩ là "Cha" là “Đức Ông”, là  “Cố”, nâng nguyên tắc "cúi đầu trong vâng phục" thành một Đức (tin), con người chỉ là "đất sét" được Chúa năn ra, và em bé mới sinh ra là đã có Tội Tổ tông rồi, etc …
3- Vì vậy, muốn giới hạn Giáo quyền thì phải duyệt lại và bỏ khoảng 80% nội dung thần học của Công Giáo và phải dẹp ngôi vị Giáo Hoàng. Mà như thế thì không còn là Công giáo nữa ... Những giáo điều tào lao, cực kỳ mê tín dị đoan như Chúa tạo ra con người, Tội Tổ tông, Thiên Đàng và Địa ngục, Chúa Ba ngôi, Mẹ Đồng trinh, Chúa Sống lại, Ơn cứu rỗi, Rữa tội, Mình Thánh chúa… thách thức tri thức thời đại và khống chế nhân phẩm con người … thì lố bịch và nhảm nhí quá, không còn dọa dẫm và lừa bịp được ai, cần dẹp đi!
4- Cách đây đúng 5 thế kỷ, năm 1517, để giới hạn Chủ nghĩa Giáo quyền, Martin Luther đã viết 99 Luận đề rồi treo trên nhà thờ ở Wittenberg bên Đức, mở đầu một phong trào Phản Thệ (Protestant) thách thức uy quyền của Giáo triều Vatican và xây dựng một đạo Chúa mới (Tin Lành). Tuy về mặt tổ chức có vẻ ít phong kiến hơn, nhưng vì vẫn còn vướng vào cuốn “Kinh Thánh” nhảm nhí nên quan hệ Mục sư-Tín hữu vẫn là một loại “Chúa và Chiên” như phía Công giáo. Do đó, tuy hiện tượng tôn giáo nầy là một biến cố lịch sử to lớn tại Âu châu, nhưng cũng chỉ là một bước rất nhỏ trong nỗ lực giải phóng con người ra khỏi sự khủng bố tri thức con người của nền Thần học Thiên Chúa giáo mà thôi!
5- Nói tóm lại: Nêu lên thảm họa “Chủ nghĩa Giáo quyền” là một hành động đúng đắn và can đảm, nhưng dẹp được các ông Linh mục ngồi chồm hổm trên bệ thờ để làm “cha” các con chiên thì chỉ là chuyện ảo tưởng! – (Kevin)
ĐỪNG ĐẶT CÁC LINH MỤC LÊN BỆ THỜ
Chủ nghĩa giáo quyền đang làm suy yếu sứ mạng mục vụ của Giáo hội.
Cuối cùng đã có một vấn đề mà giáo hội chia rẽ của chúng ta có thể nhất trí. Người Công giáo thuộc mọi phái, bảo thủ hay tự do hay trung dung, đều thấy khó chịu về chủ nghĩa giáo quyền. Từ Đức Giáo hoàng Phanxicô cho đến hàng ghế cuối trong nhà thờ, từ giáo sư chủng viện cho đến các thừa tác viên, chúng ta đều đồng ý rằng chủ nghĩa giáo quyền đang làm méo mó sứ mạng mục vụ của giáo hội.
Và chủ nghĩa giáo quyền còn củng cố luận điệu của những người theo chủ nghĩa thế tục rằng hàng giáo sỹ Công giáo chẳng khác gì những nhân viên của giáo hoàng để áp đặt sự kiểm soát đạo đức ngặt nghèo bóp nghẹt bản năng ham muốn tự do và vui thú của con người.
Vậy hãy chấm dứt chủ nghĩa giáo quyền trong giáo hội.
Chắc chắn là thế. Sự đồng thuận về chuyện này quá rõ ràng. Thế mà, tôi còn nghe có tiếng nói, “đừng làm quá nhanh.”
Khối ung thư này đang làm suy yếu thế giới Công giáo, từ các cộng đoàn địa phương cho đến các văn phòng Vatican, nó đã có từ trong quá khứ và hiện đang tồn tại trong giáo hội, một điều chúng ta cần xem xét thật kỹ lưỡng. Vậy thì hãy bắt tay xét nghiệm nó nào.
Chủ nghĩa giáo quyền chỉ cần nhìn là biết, dù là ở mức độ giáo xứ hay trên hình biếm họa về giáo sỹ. Nhưng dù cho chúng ta có nhận ra, cũng khó lòng mà định nghĩa nó.
Tôi thì thấy thế này. Chủ nghĩa giáo quyền là một thái độ có trong nhiều (chứ không phải tất cả) giáo sỹ, những người xem vị thế linh mục và giám mục của mình cao hơn vị thế môn đệ được rửa tội của Chúa Giêsu Kitô đang có trong họ. Khi làm thế, nảy sinh một tâm thức đặc quyền và tước vị trong suy nghĩ riêng và chung của các giáo sỹ. Điều này làm nảy sinh một nhóm những con người “ưu tú” trong giáo hội, nghĩ rằng mình không giống những tín hữu khác.
Giáo sỹ rơi vào cám dỗ này không thể thấy được việc đó đang làm tê hoại nhân cách của họ, tê hoại khả năng kết nối ở tầm mức con người với những nhóm người khác trong đoàn dân Chúa. Trong tất cả những hoa trái chua cay của chủ nghĩa giáo quyền, thì việc mất khả năng kết nối với tha nhân này, chính là thứ gây tai hại nhất. Khi một người được truyền chức thánh có thái độ bề trên với các giáo dân và những người mình gặp gỡ, thì vấn đề không còn đơn giản. Dạng mất liên kết này có thể là thứ tiêu diệt hết những nỗ lực của một linh mục muốn xây dựng tâm thức cộng đoàn trong giáo xứ.
Và thường giáo dân khó lòng thấy thoải mái với một linh mục giáo quyền. Nói đơn giản là họ không thấy được cách tiếp cận của một người “cha”. Cũng có thể nói như thế về các giám mục quá dễ dãi nghĩ mình như những quân vương một vùng được Chúa tuyển chọn. Mối liên hệ của các giám mục này với các linh mục và giáo dân không còn là cung cách của một mục tử.
Nơi họ không có mùi chiên.
Mà đó lại chính là những gì mà các giáo sỹ giáo quyền muốn. Họ tin rằng xa cách một chút với những người không có chức thánh là một việc phù hợp và đúng đắn. Dĩ nhiên, linh mục không cần phải chén thù chén tạc xuề xòa với giáo dân, mối liên hệ linh mục-giáo dân cần có sự trưởng thành và cẩn trọng. Hầu hết các giáo sĩ đều biết những đòi hỏi của đàn chiên mình. Chắc chắn, các giáo sĩ cần phải bảo vệ sự riêng tư của mình, và tìm thời gian “ở một mình.” Nhưng bản chất của chủ nghĩa giáo quyền là phóng đại nhu cầu này. Nó nảy sinh sự giả tạo và cấp bậc giữa các giáo sỹ và giáo dân. Như thế, là thiếu mất đi sự gì đó.
Các linh mục và giám mục (thậm chí là phó tế) dần thấy uy thế của mình trong việc cử hành bí tích và giảng dạy, chính là nền tảng căn tính của mình. Và khi đó, họ không còn thấy được sự thật rằng sức mạnh của Giáo hội xét tận cùng chính là nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Họ nói, “Chúng tôi là giáo sỹ, anh chị em thì không.”
Nhiều năm trước, khi làm tổng đại diện, tôi có nói chuyện với một viên chức giáo dân cấp bậc cao trong giáo phận, ông sợ rằng mình đang ngày càng dấn vào hệ thống này, sợ mình trở nên “như giáo sỹ” Tôi bảo ông đừng lo. Việc ông cảm nhận được mối nguy đó, chính là cái bảo vệ cho ông rồi. Chúng tôi cũng thấy được nhiều đồng nghiệp giáo dân của ông có vẻ như không thấy được mối nguy đó. Những nhân viên mục vụ giáo dân này nghĩ mình là người trong hàng ngũ giáo sỹ. Và có thể nói đúng là thế. Như những người mục vụ được truyền chức thánh, lòng trung thành ban đầu của họ giờ hướng về giáo hội và thể chế hơn là về tin mừng và các tín hữu mà họ phục vụ. Thế nên, khối u chủ nghĩa giáo quyền, không chỉ giới hạn trong các giám mục, linh mục, phó tế.
Văn hóa giáo giáo sỹ chính là cái nôi nảy sinh căn bệnh chủ nghĩa giáo quyền. Và hai cái này là hai thứ khác biệt nhau. Chúng ta phải hiểu được chuyện này, trước khi tìm cách mổ xẻ thêm về khối u chủ nghĩa giáo quyền. Hầu hết những dân lành nghề, chuyên nghiệp, đều phát triển một dạng văn hóa, một kiểu cư xử và lời nói đặc thù thể hiện đặc tính của những người trong hội. Một nền văn hóa như thế có thể vun đắp một tinh thần đoàn thể lành mạnh.
Thế nên văn hóa giáo sỹ không phải là vấn đề. Các linh mục thường nói về “huynh đệ chức thánh.” Họ cùng chia sẻ một nền đào tạo chủng viện. Họ hiểu được niềm vui và nỗi buồn trong việc mục vụ, sự tự do và cô đơn của đời sống độc thân, và trách nhiệm lớn lao của việc rao giảng Lời Chúa.
Nhưng một văn hóa giáo sỹ lành mạnh thì vun đắp sự khiêm nhượng và lòng biết ơn trong tâm hồn các phó tế, linh mục, và giám mục. Nó dẫn đưa người linh mục nói rằng, “Tôi là linh mục, nhờ ơn Chúa. Nhưng trước hết, tôi là môn đệ được rửa tội, cũng cần được mục vụ, cần được thương xót và tình bạn của các giáo dân.” Tuy nhiên, khi văn hóa giáo sỹ thổi phòng vai trò và tầm hiểu biết của các thừa tác viên có chức thánh trong đời sống giáo hội, thì nó chính là mảnh đất màu mở để khối u chủ nghĩa giáo quyền lớn mạnh.
“…khối u chủ nghĩa giáo quyền, không chỉ giới hạn trong các giám mục, linh mục, phó tế” mà còn ăn sâu mọc rể trong tâm thức và ứng xử của tín đồ Công giáo, từ xưa đến nay, từ Ta đến Tây, từ quan đến dân (như trường hợp giáo dân Ngô Đình Diệm)
Vậy chúng ta có thể làm gì để chấm dứt chủ nghĩa giáo quyền? Những bước sau sẽ xử lý khối u, hay ít nhất là giảm nhẹ đi chủ nghĩa giáo quyền:
  1. Các giám mục, linh mục và phó tế được kêu gọi bởi Tin mừng, và bởi Đức Giáo hoàng Phanxicô, phải thấy được tư cách môn đệ và việc phục vụ là nền tảng cho mục vụ chức thánh. Phép rửa cho họ mọi phẩm giá họ cần. Nhiều linh mục hiểu điều này. Nhiều người vẫn chưa hiểu. Vậy các chủng viện cần dạy cho các chủng sinh rằng tư cách môn đệ được rửa tội bén rễ trong lời nguyện chính là nền tảng căn bản cho việc mục vụ linh mục.
  2. Một số giáo sĩ nhất quyết rằng người ta phải gọi mình là “cha” hoặc là “đức cha.” (Trong tiếng Anh, có thể gọi linh mục là Father hoặc Monsignor, có thể gọi các giám mục hồng y với những tước rất uy quyền như Excellency hoặc Eminence). Các tước hiệu có vai trò của nó, nhưng ta không cần khăng khăng phải dùng nó. Chúng ta có thể thấy buồn cười khi một giáo dân cứ khăng khăng người ta phải gọi mình là bác sĩ, tiến sỹ, giáo sư, thẩm phán. Gọi một bác sĩ là là bác sĩ, thì hợp lý khi ta ở trong phòng khám hay bệnh viện, và gọi một linh mục là cha cũng hợp lý khi ở trong bối cảnh làm việc giáo xứ. Nhưng hầu hết mọi người sẽ nhíu mày khi người ta cứ nhất quyết lúc nào mình cũng phải được gọi bằng tước danh [“cha” - KT].
  3. Xem lại đời sống độc thân khiết tịnh bắt buộc. Đúng là chúng ta cũng thấy chủ nghĩa giáo quyền trong hàng giáo sỹ không độc thân của các giáo Đông phương. Nhưng những gánh nặng kéo theo đời sống độc thân, dẫn đến việc một số giáo sỹ thấy cần tước vị và đặc quyền, những nét đặc thù của chủ nghĩa giáo quyền.
Nhưng có người sẽ lập luận, chẳng phải chỉ trích chủ nghĩa giáo quyền là công kích hàng giáo sỹ? Lập luận của chất vấn này như sau: Khó lòng cường điệu hóa phẩm giá và sức mạnh thiêng liêng của chức linh mục. Cứ nghĩ về việc giáo dân thấy hình ảnh người linh mục khi dâng thánh lễ và tha tội. Một ơn gọi quá cao cả, đòi buộc người linh mục phải là người “khác hẳn.” Và khi “khác hẳn” thì cũng đi kèm với trách nhiệm và đặc quyền.
Nói cách khác, lối nghĩ này chấp nhận chủ nghĩa giáo quyền như là bản chất tự nhiên trong người linh mục Công giáo, bởi họ thuộc về một đẳng cấp thiêng liêng cao quý. Và dù cao quý thì đi kèm với bổn phận, nhưng nó còn có sự vênh vang nữa.
Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đáp lại lối nghĩ này bằng cách nói rằng một linh mục không phải là một người được tách riêng hẳn ra với cộng đoàn. Đức Giáo hoàng tin rằng linh mục và giám mục phải có một tâm hồn sứ mạng, một điều tương phản với kiểu tâm hồn giáo quyền. Trong tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm vui của Tin mừng), Đức Phanxicô đã viết rằng “một tâm hồn sứ mạng không bao giờ khép kín trong bản thân, không bao giờ lui về nơi an toàn riêng của mình, không bao giờ chấp nhận sự khắc nghiệt và thủ thế. Tâm hồn sứ mạng nhận ra rằng nó phải lớn lên trong nhận thức Tin mừng và trong nhận thức về những đường lối của Thần Khí, và nó luôn luôn làm tốt hết sức mình, ngay cả khi dẫm vào bùn đất trên đường.”
Đúng, hãy chấm dứt chủ nghĩa giáo quyền và theo gương của Đức Giáo hoàng không giáo quyền của chúng ta. Ngài liên tục nhắc nhở các giám mục, linh mục và phó tế rằng họ là những người dẫn đường cho đoàn dân lữ hành. Họ là những mục tử của lòng thương xót, với đôi giày lấm lem bùn đất.
J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2018

Giáo hội Công giáo và chuyện “đóng góp tự nguyện”


Nhân chuyện ở một nơi nọ, giáo hội đang rầm rộ họp bàn, tập huấn để giúp giáo dân của mình đấu tranh phản đối các khoản thu phí trong nông nghiệp và các khoản thu trong các trường học, thiết nghĩ trong xã hội một tổ chức nào đó muốn hoạt động và tồn tại được thì ít nhất phải có kinh phí mà phần lớn lấy từ nguồn đóng góp của các hội viên nhằm trang trải các chi phí trong quá trình hoạt động. Có lẽ trong thực tế không có hội đoàn hay tổ chức nào mà hoạt động không cần kinh phí và hội viên khi tham gia không phải đóng một khoản phí nào bởi người ta không thể chỉ ngồi nhìn nhau ngày này qua ngày khác mà hội đoàn hay tổ chức vẫn tồn tại và phát triển được. Tổ chức tôn giáo cũng không nằm ngoài quy luật đó!
quyên góp tiền cho Đại Chủng viện Huế
Nếu bạn là một giáo dân, chắc hẳn bạn đã từng “đóng góp tự nguyện” cho giáo hội để phục vụ các hoạt động, lễ nghi tôn giáo mà tiêu biểu hơn cả là những khoản đóng góp để xây dựng nhà thờ và các công trình tôn giáo khác. Ở những xứ mà giáo dân có điều kiện kinh tế, các hộ gia đình sẽ đóng góp tiền theo tinh thần “tự nguyện” từ vài trăm cho đến vài triệu, vài chục triệu. Ở những xứ nghèo, người dân còn khó khăn về kinh tế thì giáo dân “tự nguyện” đóng góp công sức, tức là bắt tay vào làm nhân công, dùng ngày công để đóng góp. Một ngôi nhà thờ xây dựng không chỉ ngày một ngày hai mà là vài năm, giáo dân hầu như quanh năm ngoài đi làm ruộng thì cũng chỉ đi làm nhà thờ, không làm gì khác để cải thiện đời sống kinh tế của mình.
Hiện nay, hầu như linh mục nào cũng phải tiến hành xây dựng một thứ gì đó tại địa bàn mình đang phụ trách, nếu không phải là nhà thờ thì là nhà phòng, nhà giáo lý, tượng đài, khuôn viên… nếu xứ nào đầy đủ các công trình phục vụ sinh hoạt rồi thì sẽ tiến hành quy hoạch lại, hoặc xây lại do “xuống cấp”…nói chung là rất nhiều lý do được đưa ra. Có nhiều giáo dân, kể cả linh mục cũng phải thốt lên rằng tại sao ở Việt Nam lại ít nhà thờ cũ đến thế. Cũng có người nói vui rằng: tôn giáo nay cũng bị xã hội hoá rồi, chỉ cần giám định xuống cấp…LÀ ĐÚNG QUY TRÌNH!
Linh mục Ngô Văn Vàng, Chánh xứ Giáo xứ Trà Cổ, TP.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đánh giá nhà thờ Trà Cổ xuống cấp trầm trọng nên cho phá dỡ để xây mới. Một số giáo dân tham gia quá trình phá dỡ cho biết khi phá dỡ, kết cấu bên trong của ngôi nhà thờ còn rất chắc chắn nên cảm thấy rất tiếc nuối
Cố linh mục Matthêu Lê Minh Châu từng nói: “Khi 1 Cha sở mới nhận chức thì điều đầu tiên sẽ là đập bỏ tất cả cái cũ để làm lại cái mới của mình!”
Chuyện ở giáo xứ G.L ở Bùi Chu ồn ào mấy năm trước. Linh mục quản xứ muốn dỡ nhà thờ cũ đi để làm nhà thờ mới to đẹp hơn với lý do nhà thờ đã hơn 100 tuổi rồi nguy cơ sụp đổ nguy hiểm đến tính mạng giáo dân. Vì vậy, ông cho đóng cửa nhà thờ và làm nhà bạt tạm để dâng lễ. Giáo dân không chịu vì tiếc nhà thờ cổ kính. Họ đi mời các chuyên gia xây dựng, kiến trúc về thẩm định. Kết quả cho biết nhà thờ vẫn kiên cố lắm. Vậy là giáo dân làm đơn xin trả linh mục cho Tòa Giám mục. Tòa Giám mục phải đổi linh mục mới về. Bây giờ ngôi nhà thờ may mắn vẫn tồn tại. Tâm lý thích xây nhà thờ hoành tráng không chỉ ở một số giáo sĩ mà cả ở giáo dân nữa. Một linh mục ở giáo phận miền Tây Nguyên chia sẻ, có họ đạo có 70 gia đình di cư, họ cứ đòi xây nhà thờ to dự trù lên tới hơn chục tỷ đồng. linh mục can ngăn vì dân ít chịu sao nổi. Họ bảo, chúng con xây để con cháu 100 năm nữa cũng vẫn đủ chỗ.
Tại sao các vị linh mục lại “nhiệt tình” trong việc xây dựng đến vậy? Mỗi khi xây dựng một công trình nào đó, ngoài huy động tiền bạc và công sức của giáo dân, các vị linh mục phải chạy vạy khắp nơi để xin tiền, khổ vậy sao vẫn làm, vì giáo dân ư? Phải chăng chỉ là cái lý do hợp tình hợp lý để “rút tiền” từ đàn chiên rồi mưu lợi cho cá nhân để tiêu xài, tậu xe sang, hưởng thụ…hay là chạy theo bệnh thành tích, phô trương trong giáo hội khi mà nhắc đến công lao của một linh mục người ta thường chỉ nhắc đến thành quả của vị linh mục đó sau bao năm làm linh mục là xây dựng được bao nhiêu nhà thờ, bao nhiêu công trình cho giáo hội…
Linh mục Laurenso Phạm Hân Quynh đã từng nói: mấy ông Cha lúc nào cũng nhăm nhe xây dựng nhà thờ to, nhà xứ to… mà quên đi là sứ vụ của mình là truyền giáo thì là vất đi.
Trong lúc đời sống của giáo dân 03 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình còn đang gặp nhiều khó khăn, vất vả do sự cố môi trường biển miền Trung và nhất là 2 trận lũ lụt lịch sử liên tiếp vào năm 2016. Có một vị Giám mục vẫn tiến hành khởi công xây dựng Tòa Giám mục mới với lý do đơn giản là “không thể đáp ứng đủ nhu cầu mục vụ” chứ không theo đúng quy trình là: “xuống cấp trầm trọng” hay “không đảm bảo an toàn”…. Và lẽ dĩ nhiên, tiền xây dựng đều là tiền ủng hộ, quyên góp của giáo dân. Trong khi đó ông ta lại sốt sắng và sẵn sàng chống đối chính quyền để đòi tiền đền bù sự cố Formosa cho giáo dân, mới đây lại chỉ đạo Ban Công Lý và Hòa Bình giáo phận tổ chức tập huấn cho các giáo xứ, giáo hạt trong địa phận về việc đấu tranh phản đối các khoản thu trong nông nghiệp và trong các trường học. Có lẽ mục đích của vị Giám mục này là giúp dân tiết kiệm được một khoản tiền kha khá để để đẩy nhanh tiến độ xây dựng Tòa Giám mục. Nhìn qua thì có vẻ không liên quan lắm nhưng thực tế là chỉ khi giáo dân rủng rỉnh tiền thì các vị mới có tiền ủng hộ được.
Quy hoạch trung tâm mục vụ giáo phận
Có lẽ người ta không lo xây đền thờ Chúa trong lòng mà thích phô trương ở ngoài hơn. Hình như họ không biết đến sự đóng góp quá mức của giáo dân hiện nay ngoài các khoản cho xã hội lại thêm hàng ngày hết tốp này đến tốp khác trình giấy giới thiệu của cha nọ, xứ kia để xin xây nhà thờ và có người cũng đã xin ra khỏi đạo để đỡ bị làm phiền quyên góp. Buồn cười thay, vẫn có những vị linh mục đứng lên giúp giáo dân đấu tranh phản đối việc thu các khoản phí đôi ba chục nghìn ở nông thôn, nhưng vẫn nghĩ ra đủ thứ công trình để xây dưng mặc dù chưa cần thiết rồi huy động giáo dân đóng góp công sức và tiền của, đó là chưa kể đến việc phải đóng góp các khoản “tự nguyện” để phục vụ lễ và đủ thứ hội đoàn hoạt động, giáo dân xin lễ thì cứ vẫn cứ thu tiền đều tay…
Hồi Giám mục F.x Nguyễn Văn Sang xây nhà thờ chính tòa Thái Bình. Ông kể rằng, qua Hoa Kỳ kêu gọi rồi ngửa mũ Giám mục đứng ở giữa nhà thờ nhưng chẳng ai cho xu nào. Họ nói: bên này chúng con dùng thẻ, không có tiền mặt. Hơn nữa, nếu Đức cha có dự án thì phải thông báo trước nhưng chúng con chỉ ủng hộ cho các dự án nhân đạo chứ không ủng hộ việc xây nhà thờ. Tại sao thế? Vì bên Mỹ cũng như châu Âu, tháng nào chẳng có chuyện rao bán nhà thờ bởi dân đi lễ ít lắm nên không có tiền tu sửa, bảo trì bị cảnh sát lập biên bản bắt đóng cửa và phạt tiền rất nặng nên thà bán đi còn hơn bị phạt mà “mua áo bán giẻ” thì xây làm gì? Chuyện bên Âu- Mỹ, đi đạo nào phải đóng thuế cho đạo ấy thì có lâu rồi mà thuế cũng cao lắm từ 4-6% thu nhập (riêng Tin Lành là 10% ). Nhưng lương giáo sư, ca sĩ, vận động viên của họ rất cao tới mấy trăm ngàn đô la nên nộp 4-6% cũng xót của lắm thành ra năm 2011, ở Đức có 126.488 giáo dân xin ra khỏi đạo Công giáo. Năm 2012 có 181.000 nộp đơn xin ra. Lý do chính là để khỏi phải nộp thuế cho nhà thờ thôi.
Suy cho cùng, sức chiên cũng có hạn, không thể để các ngài ”vặt lông chiên” mãi được.

Theo Chúa đập bỏ bàn thờ tổ tiên


Clip ghi lại hình ảnh một người nữ đang chỉ đạo một gia đình đập phá bàn thờ tổ tiên khi theo Chúa Giê-su và liên tục nói “Nhân danh chúa Giê-su ta phá đổ các ngươi”. Mọi tôn giáo đều hướng con người đến những giá trị chân thiện mỹ, nhưng lợi dụng tôn giáo để chà đạp lên tín ngưỡng bao đời của dân Việt Nam! Thì không chấp nhận được!