Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017

Nhân Vụ Trịnh Xuân Thanh: Đọc Chuyện Bắt Cóc Của Giáo Hội La Mã





Thật ra câu chuyện bắt cóc được kể sau đây chỉ là một trong vô số hành động bất chính của Giáo Hội La Mã để tăng số tín đồ cho đông, một kế hoạch mà họ gọi là "mở mang nước Chúa." Hành động này tuy không tổn hại vật chất hay tàn ác, dã man như những cuộc tra tấn trong các tòa án Dị giáo, nhưng nó lại mang một hậu quả chính trị lâu dài giữa Do Thái giáo và Vatican. Bạn đọc có thể xem tóm tắt bằng tiếng Anh ở đây (link). Câu chuyện được kể như sau.
Ngày 3 tháng 9 năm 2000, Giáo Hòang John Paul II  tổ chức lễ phong chân phước cho Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878). Hành động phong chân phước cho giáo hoàng Pius IX gây phản ứng mãnh liệt đối với nguời  dân Do Thái ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là dân Do Thái ở Ý Đại Lợi.
Số là hồi năm 1858, Giáo Hội lập kế bắt cóc em bé Edgardo Mortara mới 6 tuổi thuộc một gia đình Mortara người Do Thái ở Bologna (thuộc nước Ý.) Việc này được thực hiện bởi một nữ tín đồ Ca-tô Rô-ma giúp việc cho gia đình bí mật rửa tội em bé. Sau đó, giáo triều Vatican ra lệnh cho tóan lính canh gác tại Tòa Thánh Vatican bắt cóc em bé đem về, rồi chính Giáo Hòang Pius IX (1846-1878) đứng ra bảo trợ nuôi dưỡng và gửi vào trường học nghề làm linh mục. Hành động bỉ ổi này bị chính gia đình em bé Edgardo Mortara và cộng đồng người Do Thái phản đối quyết liệt.
 Giáo Hoàng Pius  IX
Em bé Edgardo Mortara - Giáo Hoàng Pius IX
Nực cười là Giáo Hoàng Pius IX, thủ phạm chính trong việc bắt cóc em bé Edgardo Mortara trên đây, và cũng là người đã từng gọi dân tộc Do Thái là "lũ chó" lại cho triệu tập Công Đồng Vatican I với nhiệm vụ là bịa đặt ra tín lý "giáo hoàng không lầm lẫn".
Dưới đây là nguyên văn một bản tin đăng trên tờ The News Tribune (Tacoma, Washington) số ra ngày 3 tháng 9 năm 2000, nói về phản ứng của người dân Do Thái và thân nhân gia đình nạn nhân của ông Giáo Hoàng Pius IX:
"Gia đình Do Thái phản đối việc phong chân phước cho Giáo Hoàng Pius IX. Một ông tổ của họ bị giáo hội bắt cóc và được Giáo Hòang Pius IX đem về nuôi dưỡng tại LA MÃ. Theo nguồn tin của Liên Hiệp Thông Tấn Xã, con cháu của một cậu bé của gia đình người Do Thái bị bắt cóc hồi thế kỷ 19 cùng với hàng trăm người tham dự cuộc phản đối  được tổ chức vào chiều tối Thứ Bảy trước ngày phong chân phước cho Giáo Hoàng Pius IX.
Bà Elena Mortara, người chắt của cậu bé Do Thái bị giáo hội bắt cóc hồi thế kỷ 19, nói rằng việc Giáo Hoàng John Paul II tuyên bố phong chân phước cho Giáo Hòang Pius IX  là khơi lại vết thương lòng của chúng tôi. Chắc chắn là như vậy.
Trong khi đó,  những gia đình quý tộc Ca-tô người Ý hân hoan đón mừng ngày phong chân phước cho Giáo Hoàng Pius IX với những hội hè có giàn nhạc và  hô vang khẩu hiệu "Pius IX muôn năm!". (Reo mừng trên sự đau khổ của nạn nhân của Giáo Hội - NMQ) 
Việc phong chân phước cho Giáo Hòang Pius IX (1846-1878) và Giáo Hoàng John XXIII (1958-1963), hai vị tiền nhiệm của đương kim giáo hoàng, là bước chót  trước khi chính thức tiến hành việc phong thánh cho hai người này.
Nhiều nhóm dân gốc Do Thái người Ý và thuộc nhiều quốc gia khác đã phản đối việc phong chân phước cho Giáo Hoàng Pius IX  vì rằng năm 1858 toán lính hộ vệ giáo hoàng bắt cóc cậu bé lúc đó mới 6 tuổi, con  một gia đình người Do Thái ở Bologna. Sau khi hay tin cậu bé này được một bà người giúp việc theo đạo Ca-tô bí mật rửa tội, viên chức của giáo hội ra lệnh bắt cóc cậu bé này. Dưới sự bảo trợ của Giáo Hoàng Pius IX, cậu bé này được nuôi dưỡng theo đạo Ca-tô, rồi trở thành linh mục.
Một lãnh tụ của người Do Thái là Giacomo Saban nói  với đám đông dân chúng rằng, "Vết thương của bà mẹ này bị cướp mất con vẫn còn  nguyên vẹn và vẫn  còn đau nhói."
Những phát ngôn viên khác đọc những bản văn do chính Giáo Hoàng Pius viết, trong đó  có một đọan ông giáo hoàng này nói rằng dân Do Thái chỉ là "lũ chó", chứ không phải là công dân.  (Giáo Hoàng Pius IX  quên rằng chính dân tộc Do Thái đã đẻ ra ông Abraham, ông Moses,  bà Maria và Chúa Jesus - NMQ).
Bà Elena Mortara nói, "Việc Giáo Hội vinh danh Giáo Hoàng Pius IX là một sự thất vọng đối với những người - như gia đình Mortara - họ hân hoan đón nhận sự đối thoại mà Giáo Hoàng John Paul II đã vận động với các tôn giáo khác."  Bà nói, một sự phiền toái khác nữa cũng quan trọng là việc bắt cóc cậu bé Edgardo ngày xưa cho tới nay vần còn là giáo luật. Truyền thống của Giáo Hội La Mã cho rằng tín hữu Ca-tô có nhiệm vụ phải rửa tội cho bất kỳ em bé nào dù là tín đồ Gia-tô hay không, nếu thấy rằng sinh mạng của em bé đó có thể bị nguy hiểm, bất kể là có được sự chấp thuận của cha mẹ em bé đó hay không. (Một thái độ và hành động xấc xược và ngược ngạo - NMQ)
Bà Elena nói, "Chúng tôi luôn luôn nghĩ rằng thảm cảnh này đã đi vào quá khứ. Chúng tôi lấy làm buồn khi thấy nó trở thành một mối nhục nhã của ngày nay.” (1)
Ảnh https://en.wikipedia.org...Benton 2013. Chú thích: Vụ bắt cóc em bé Edgardo Mortara, do Moritz Daniel Oppenheim vẽ năm 1862. Mô tả này khác với lịch sử ghi lại cách Mortara bị bắt cóc, thí dụ không có mặt giáo sĩ nào trong ảnh. (SH_bên góc phải có ảnh của người giúp việc đang co rúm lo sợ, phía trước cho thấy người mẹ đang bị ngất xỉu).
(1) Nguyên bản Anh ngữ.
The Associated Press. "Jewish family protests Pius' beatification." The News Tribune [Tacoma, WA] Sept. 3, 2000."Jewish family protests Pius' beatification.
Their ancestor was abducted, raised Catholic by 19th century pope. The Associated Press. ROME.-  Decendants of a Jewish-born boy wrenched from his family in the 19th century with the blessing of Pope Pius IX,  joined hundreds in a candlelight protest Saturday on the eve of Pius' beatification. 
Pope John Paul II's planned declaration today of Pius as among the Roman Catholic Church's blessed "is the reopening of a wound. There is no doubt about it," said Elena Mortara, the abducted boy's great great niece.
Rome's Catholic noble families, meanwhile, celebtrated the upcoming beatification with a Saturday church vigil, band and shouts of "Viva Pio Nonio!" or "Long live Pius IX!".
Today's beatificatrion of Pius IX and the 20th century's John XXIII places the two predecessors of John Paul on the last formal step before possible sainthood.
Italian and international Jewish groups have protested Pius' beatification in large part because of the 1858 taking of 6-year-old Edgardo Mortara by papal guards. Church official ordered the boy removed from his Jewish family in Bologna after hearing he had his secretly baptized by a Catholic housemaid. Under Pius' patronage, Edgardo grew up a church ward and a later priest.
"That mother was deprived of her son," Giacomo Saban, an Italian Jewish leader, told the crowd. "The injury is still alive. It's still felt."  Other speakers read from the passages of Pius' writing, including one in which he allegedly wrote that Jews were not citizens but "dogs."
The church's glorification of Pius is a disappointment to those - like the Mortara family - who welcomed the dialogue John Paul had fostered among religions, Elena Mortara said. Equally troublesome was that the percept that governed the taking of Egardo remains church law today, she said. Church tradition hold that Catholics have a duty to baptize any child - Catholic or non-Catholic, with parents' permission or not - if they believe the child' life in danger. We always thought that this ordeal was in the past," Elena Mortara said, "We are sorry that it has become a scandal of the present."
Bản tin Giáo Hoàng John Paul II phong chân phước cho Giáo Hòang Pius IX cũng được báo Người Việt Tây Bắc loan tin, nhưng có thêm lời bào chữa. Xin ghi lại như sau:
Người Việt Tây Bắc số 912 Ngày 8 tháng 9 năm 2000, tr 25.
ĐGH John Paul Đệ Nhị Chủ Tọa Lễ Tuyên Phúc Giáo Hoàng Pius IX.
"VATICAN CITY, Italy - Sáng Chủ Nhật (3 tháng 9 năm 2000), trước cử tọa trên 100 ngàn tín hữu đứng chật sân Quảng Trường St Peter tại Ý, Đức Giáo Hoàng John Paul Đệ Nhị đã chủ tọa buổi lễ Tuyên Phúc cho hai vị cựu giáo hoàng; một là vị cựu Giáo Hoàng Pius Thứ Chín, thuộc thế kỷ 19, và một là cựu Giáo Hoàng John Thứ 23, thuộc thế kỷ 20. Trong khi hầu hết tín hữu Thiên Chúa Giáo toàn thế giới đều đồng thuận rằng cựu Giáo Hoàng thứ 23 là một người rất tốt và xứng đáng được tuyên phúc, thì một số khá đông tín hữu Thiên Chúa Giáo đã cho thấy sự bất mãn trong việc tuyên phúc cựu Giáo Hoàng Pius thứ Chín. Đặc biệt là những người theo đạo Do Thái đã biểu tình phản đối việc tuyên phúc cựu Giáo Hòang Pius thứ Chín vì theo thánh sử, vào năm 1858, vị giáo hòang này đã ra lệnh cướp một bé trai chỉ mới 6 tuổi sau khi biết được em trai này đã được một người nữ nhân công đạo Thiên Chúa bí mật làm lễ rửa tội. Sau đó, Edgardo Mortara đã được hướng dẫn tu theo đạo Chúa và trở thành một linh mục, dưới sự trông coi của Đức Giáo Hoàng Pius thứ Chín. Theo người cháu 3 đời của Linh-mục Edgardo Mortara, bà Elena Mortara, việc tuyên phúc cho vị giáo hoàng này là một sự sỉ nhục cho cộng đồng Do Thái Giáo và khiến cho những thiện cảm giữa người theo đạo Do Thái và đạo Thiên Chúa, có được nhờ nỗ lực vận động của vị giáo hoàng hiện thời, John Paul Đệ Nhị, sẽ bị mất hết ý nghĩa. Tuy vậy, Đức Giáo Hoàng John Paul Đệ Nhị đã minh xác quyết định của ông trong việc chọn lựa để tuyên phúc hai vị cựu giáo hoàng trên và cho biết rằng lỗi thường tình của con người là chuyện không thể tránh được..." 
Thật là khôi hài! Đường đường là một ông giáo hoàng lãnh đạo một tôn giáo thường  rêu rao là "Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền", là "Hiền Thê của Thiên Chúa Làm Người", tự phong là "hoàng đế của các ông hoàng đế của các quốc gia theo đạo Ca-tô" và tự cho là "không bao giờ lầm lẫn"  lại làm cái chuyện "bắt cóc"  một em bé mới có  6 tuổi  đem về nuôi làm của riêng, rồi lại viết ra thành văn bản tuyên bố ngang ngược rằng dân tộc Do thái là "lũ chó" mà Giáo Hoàng John Paul II  lại cho là "lỗi thường tình của con người!"
Từ ngàn xưa cho đến ngày nay,  luật pháp của bất kỳ quốc gia nào ở trên thê giới cũng quy định rằng, tất cả những tội trạng bắt cóc người, nhất là bắt cóc trẻ em dưới 18 tuổi, hiếp dâm đàn bà con gái (nhất là hiếp dâm những trẻ em dưới 18 tuổi), và giết người là những trọng tội và sẽ bị kết án tử hình, và nếu xử  nhẹ thì cũng bị tù chung thân, và những người nắm giữ chức vụ càng cao thì càng bị trừng phạt nặng hơn.
Bỏ ra ngòai những hành động tội ác khác của giáo hội trong gần hai ngàn năm qua, chỉ nói riêng hành động của Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878), ông giáo hòang này đã từng ra lệnh bắt cóc em bé Edgardo Mortara và gọi dân tộc Do Thái là "lũ chó" mà vẫn được giáo hội tuyên phúc để tiến tới phong thánh. Như vậy là nền đạo lý của Giáo Hội La Mã quả thật là ngược ngạo và man rợ ngoài sức tưởng tượng của loài người. Nó là một thứ "đạo lý ăn cướp", chứ không hơn không kém.
Cái cán cân công lý của Giáo Hội La Mã luôn luôn nghiêng ngược chiều với công lý chung của nhân loại. Từ năm 1988 đến năm 2000, Giáo Hội La Mã đã phong thánh cho các tên tội đồ của các dân tộc nạn nhân. Ngày 19/6/1988, Giáo Hội tổ chức lễ phong thánh cho 117 người đã chống lại tổ quốc Việt Nam phục vụ cho mưu đồ đại gian đại ác của Giáo Hội La Mã từ cuối thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 19. Dã tâm thâm độc của việc phong thánh này là khích lệ tín đồ Ca-tô "ngoan đạo" người Việt tiếp tục hăng say chống lại tổ quốc Việt NamNăm 2000, Giáo Hội La Mã lại tổ chức phong thánh cho 120 tên tội đồ chống lại Trung Quốc đã bị chính quyền Trung Quốc xử tử vì tội phản quốc vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Rồi ngày 3 tháng 9 năm 2000, Giáo Hòang John Paul II  tổ chức lễ phong chân phước cho Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) như đã kể trên.
Nguời dân Do Thái ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là dân Do Thái ở Ý Đại Lợi đã phản đối dữ dội. Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc cũng đã lên tiếng. Sau khi bị Trung Cộng phản đối, John Paul II xin lỗi "vì Những Sai Lầm Của Thừa Sai" (Pope Apologizes to China over Missionary Errors). Nhưng chưa nghe thấy Giáo Hội xin lỗi Việt Nam bao giờ. Tại sao vậy?
Ôn lại chuyện này làm bài học, chúng ta nên cảnh giác, đừng bao giờ mướn người giúp việc theo đạo Ca-tô giáo, đừng bao giờ cho con theo học trường mầm non của đạo Ca-tô làm chủ, và coi chừng bạn bè của con cái chúng ta nữa. Căn cứ vào các bản tin trên, ta thấy truyền thống của Giáo Hội La Mã cho rằng tín hữu Ca-tô giáo có nhiệm vụ phải rửa tội cho bất kỳ ai, nhất là em bé hoặc người sắp chết, bất kể là có được sự chấp thuận của cha mẹ em bé đó hay của gia đình người sắp chết hay không. Ở Mỹ, trong các cộng đồng người Việt, đã có những trường hợp "cướp hồn cướp xác" xảy ra rồi. (Tiêu biểu là chuyện của Nguyễn Chí Thiện năm 2012.)
So sánh 3 chuyện bắt cóc được nhắc đến từ đầu bài:
Chuyện Việt Nam bắt (?) ông Trịnh Xuân Thanh từ nước Đức. Ông Trịnh Xuân Thanh là một tội phạm kinh tế của Việt Nam.
Chuyện Mỹ mang quân đi truy lùng và sát hại Osama Bin Laden tại nước Pakistan hồi năm 2012. Osama Bin Laden là một tội phạm khủng bố.
Chuyện GHLM bắt cóc em bé 6 tuổi ngây thơ, không hề có tội gì, lén lút "rửa tội" cho nó theo đạo Ca-tô La Mã, rồi cướp đoạt một nguồn yêu thương của cả gia đình người ta, và chính gia đình đó cũng chẳng hề có lỗi gì với ai.
Xin bạn đọc đánh giá xem, vụ nào đáng kết tội nhất?
Nguyễn Mạnh Quang
Source: http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=6985

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Truy tầm lai lịch thật của Jesus

Vào thế kỷ II sau Công Nguyên, triết gia Hy Lạp Cellus đã truy tầm lai lịch thật của Jesus và đã phát hiện việc bà Mary bị lính La Mã hiếp dâm. Theo triết gia Celsus thì thủ phạm hiếp dâm bà Maria là một người lính La Mã tên Panthera. Do tên người lính này mà dân Hy Lạp đã chế ra tĩnh từ "Parthenos" để chế nhạo những người tin bà Maria Đồng Trinh . Thay vì gọi tên bà Maria là Đức Mẹ Đồng Trinh (Virgin Mother) thì người Hy Lạp gọi Đức Mẹ là "Parthenos Mother" nghĩa là Đức Mẹ Bị Tên Lính Panthera Cưỡng Hiếp, đồng thời cũng để chế diễu Matthew đã xuyên tạc chữ ALMAH trong thánh kinh. (A pagan philosopher named Celsus, writing near the end of the second century, claims that the illegitimate father was a Roman soldier named Panthera. In that name we perhaps hear a mocking allusion to the word "Parthenos", the Greek, for the young Hebrew ALMAH from Issaiah 7 : 14 - Who is Jesus p.21).
 
Theo Phúc âm Philip (The Gospel of Philip) thì chúa Giê-su chỉ là một người như mọi người thường. Trong Phúc Âm này có đoạn mô tả tính người của Chúa: “ Người luôn luôn đi bên Chúa là Mary Magdalene. Chúa yêu thương nàng hơn tất cả các đệ tử khác và thường hôn môi nàng. Các đệ tử khác lấy làm phật ý về việc này…(The companion of the Savior is Mary Magdalene. But Christ loved her more than all the disciples and used to kiss her often on her mouth. The rest of the disciples were offended…)
 
Trong kinh Faith Wisdom của phái Tự Ngộ, Mary Magdalene, người yêu của Chúa Giê-su phàn nàn như sau: “Phê-rô làm tôi ngần ngại, tôi sợ hắn vì hắn ghét phái nữ” ( The author of the Gnostic text Faith Wisdom has Mary Magdalene complain, “Peter  makes me hesitate, I am afraid of him, because he hates the female race.”

Thông tin Phúc âm về vợ Jesus là đồ thật:
Khi một mảnh giấy cói cổ xưa có đề cập đến vợ của Jesus xuất hiện vào năm 2012, giới khoa học bất đầu chia phe tranh cải về tính chân thực của nó. Hầu hết thế giới thần học đều một mực khẳng định rằng đây là đồ giả mạo, và một số nhà khoa học ủng hộ lập luận này. Giờ đây, báo cáo mới được đăng trên tạp chí Thần học Harvard cho rằng Kinh phúc âm về vợ Jêsus là đồ thật. Đây là kết luận được rút ra từ quá trình giám định tỉ mỉ của nhóm các kỹ sư, nhà sinh học và hóa học đến từ Đại học Columbia, Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts(MIT). Giáo sư Harvard Karen L. King cho hay bà hy vọng kết quả trên có thể chuyển cuộc tranh cãi sang một hướng mới: không còn thắc mắc về tính xác thực của nó mà thay vào đó tập trung vào tính chính xác về thông tin của mẩu giấy cói trên và thông điệp mà nó muốn chuyển tải. Dòng chữ đang bị đặt nghi vấn trong Kinh phúc âm về vợ Jesus có nội dung sau: Jesus nói với họ rằng “ Vợ của ta…”  và “ cô ấy  sẽ có thể là tông đồ ta (theo báo Thanh Niên  Số 103 (6685) Chủ Nhật ngày 13/4/2014 , trang 15)