Một quyển kinh thánh cổ xưa, có tuổi thọ ước chừng khoảng 1500 đến 2000 năm, được tìm thấy tại Thổ Nhĩ Kỳ, trong viện bảo tàng dân tộc Ankara, đã làm cho Vatican đứng ngồi không yên.
Được phát hiện và giữ bí mật từ hồi năm 2000, quyển sách này chứa đựng tin mừng của Barnabas – một môn sinh của Christ. Trong đó nói rằng Jesus chưa bao giờ bị đóng đinh hay là con của Thiên Chúa Cha. Ngài chỉ là một nhà tiên tri. Cuốn sách này gọi Thánh tông đồ Paul là một kẻ mạo danh cũng như xác định rằng Jesus đã thăng thiên khi còn sống và người bị đóng đinh là Judas Iscariot.
Một bản báo cáo của The National Turk nói rằng quyển Kinh Thánh này bị một nhóm buôn lậu ở Địa Trung Hải chiếm đoạt. Báo cáo cho thấy đây là một nhóm buôn lậu cổ vật, khai quật bất hợp pháp và tàng trữ thuốc nổ. Quyển sách này có giá trị khoảng 40 triệu Liras Thổ Nhĩ Kỳ (khoảng 28 triệu USD).
Tính xác thực
Theo các báo cáo, những nhà chuyên môn và chuyên gia tôn giáo ở Tehram khẳng định rằng cuốn sách này là bản gốc. Chữ viết trên cuốn sách là tiếng Aramaic, tiếng của thời Jesus Christ, được viết bằng vàng trên nền da mềm mỏng.
Nội dung của nó gần giống với đạo Islam, trái ngược với Kinh Tân Ước của Thiên Chúa giáo. Jesus cũng nhìn thấy trước sự ra đời của nhà tiên tri Muhammad, người sáng lập ra đạo Islam 700 năm sau đó.
Người ta tin rằng, trong thời Hội đồng Nicea, các nhà thờ công giáo đã chọn ra các tin mừng để tạo nên quyển Kinh Thánh mà ta biết ngày hôm nay, bỏ qua tin mừng của Barnabas (và nhiều tin mừng khác) vì lợi ích của tin mừng kinh điển của Matthew, Mark, Luke và John. Đã từng có nhiều nội dung Kinh Thánh bắt đầu bị lộ ra theo thời gian, bao gồm các nội dung liên quan đến Biển Chết và Ngô đạo Phúc âm; nhưng quyển sách này đặc biệt làm cho Vatican thực sự lo lắng.
Nhà thờ công giáo ra tay
Điều này có ý nghĩa gì với những nhánh tôn giáo của đạo Thiên Chúa và các con chiên? Quả là một tình huống ngặt nghèo. Vatican đã yêu cầu những nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ để cho họ kiểm tra quyển sách trong nhà thờ. Quyển sách đã được chính thức tìm thấy, liệu họ có chấp nhận những bằng chứng trong đó? Hay họ sẽ chối bỏ tất cả? Nói rằng đó là một sự dối trá của Muslim, như họ đã từng làm với Tạp chí “Sự Thật” hồi năm 2000?
Đối với nhiều người, quyển sách này là một tia sáng hy vọng, rằng những người mộ đạo sẽ nhận ra là những gì họ tin tưởng chỉ là sự độc đoán và tất cả những nội dung, đặc biệt là nội dung giáo lý, đều là sản phẩm của sự phiên dịch.
Và điều này có nghĩa gì đối với những người vô thần, thuyết bất khả tri, và tư duy thế tục? Đây có phải là sự thật không? Hay giả dối? Có thành vấn đề gì không? Hy vọng rằng thông tin này sẽ khơi gợi cho các tín đồ tự đặt câu hỏi, thay vì chỉ trích và tin vào bất cứ điều gì một các mù quáng.
Làm ơn đừng đi rêu rao rằng: “tôi đã nói rồi mà!”. Mối hiểm hoạ lớn nhất của lòng tin đó là khi con người tin vào điều họ muốn tin và sẵn sàng chối bỏ tất cả những bằng chứng, đặc biệt là những bằng chứng mang tính “bật gốc” những nền tảng tôn giáo. Và nguyên do của mối hiểm hoạ đó chính là cạm bẫy của cái Tôi: chối bỏ và lên án người khác vì họ khác mình.
Trong nhiều thế kỷ, sự bảo thủ của niềm tin mù quáng đã đưa các quốc gia đến thềm chiến tranh, bạo động, phân biệt, nô lệ và trở thành một xã hội “máy móc” như ngày nay; biện hộ bằng những dối trá. Nếu bạn biết nhiều hơn, hãy xử sự cho đúng cách.
Nguồn: http://higherperspective.com