Canh giữ 4 phương với sức mạnh vô song...
Huyền vũ, Bạch Hổ, Thanh Long và Chu Tước là 4 thần thú xuất hiện trong 1 số tác phẩm tiên hiệp, tiêu biểu là Bàn Long.
Dưới đây là 1 bài viết khá đầy đủ mà mình sưu tầm được, có hình minh họa về 4 thần thú này.
Thần thoại Nhật Bản và Trung Quốc về bốn vị thần dẫn lối là một trong số những thần thoại cần lưu ý. Chúng ta thường quen thuộc với bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Một sự thật thú vị về Bốn vị thần là họ canh giữ 7 chòm sao, tương đương 28 vì tinh tú trong chiêm tinh Trung Quốc. Số 7 dường như là con số rất quan trọng ở nhiều nơi, ngay cả trong cuốn kinh thánh về đáng Sáng Thế. Số 7 cũng ứng dụng cho 7 tội lỗi chết người hay 7 niềm tin thánh thiện. Số 7 dường như bắt nguồn từ bốn vị thần trong bốn phương của trời đất, hai điểm giữa của viên kim cương và điểm chính giữa cơ bản.
Ở Trung Quốc, người ta thường quan tâm đến: bốn vị thần, Ying và Yang (Ác và Thiện), và Vị thần tối trọng ở chính giữa. Ying và Yang tượng trưng cho bóng tối và ánh sáng. Ying là nơi tối tăm, phía bắc, bờ nam của con sông, cho mây đen, u ám. Yang là nơi nắng đẹp, là phía nam, bờ bắc của con sông, là ánh sáng. Theo đó, Ying là phần tối và Yang là phần sáng của vòng tròn Bát quái, chúng tạo ra sự cân bằng (cái này không thể tồn tại nếu thiếu cái kia).
Thuật ngữ Ying và Yang, ánh sáng và bóng tối cũng được áp dụng vào hầu hết mọi điều trong cuộc sống. Giống trường hợp 7 tội lỗi chết người và 7 niềm tin thánh thiện, cũng được được cắt nghĩa như những giá trị triết học Hy Lạp.
Cái tên phù hợp cho trường hợp này là Liang yi (tiếng Trung Quốc) có nghĩa là “hai mặt đối lập có quan hệ tương ứng”. Tương tự trong phát âm tiếng Nhật là cụm từ “yinyang” và “heaven and earth” (thiên đàng và mặt đất). Kiểu thần thoại này được nhìn nhận một cách trực tiếp với một số nhân vật anime và nhân vật trong các game, bao gồm: Fushigi Yuugi, X và series Tales.
Tư tưởng về bốn vị thần rất được coi trọng trong anime/manga Fushigi Yuugi (Cuốn sách kỳ bí) khi một cô gái du hành tới 1 cuốn sách mang tên “Tứ thần thiên địa thư”, nơi mỗi vị thần bảo vệ một đất nước theo thứ tự những phương mà họ canh giữ mà trung tâm là đất nước Trung Hoa. Mỗi vị thần cai quản 1 chòm sao, có tất cả 28 vì sao và câu chuyện nói về 28 vì sao ấy
Ý niệm về liangyi/yinyang còn được nhìn nhận phổ biến hơn trong anime/manga X, khi một người có khả năng vừa bảo vệ vừa phá hủy thế giới. Tên của cậu bé là Kamui, lấy tên từ các nhân vật “Chúa trời” hay “Đấng quyền năng” trong tiếng Nhật, cũng như yinyang với nhưng chỉ với 1 khía cạnh. Ngôi sao sinh đôi của cậu là Fuuma. Giống như việc có một người anh em sinh đôi, bất cứ con đường nào mà cậu ta chọn, người còn lại sẽ chọn một con đường khác, đó là “Bảy con rồng của thiên đàng” và “Bảy con hải cẩu của mặt đất”. Như yinyang ám chỉ “thiên đàng và mặt đất”, nó cũng trực tiếp nói tới “thiên đàng và địa ngục”. Ở khía cạnh này, bảy con hải cẩu của mặt đất là những con vật có khả năng phá hủy thế giới và bảy con rồng của thiên đàng được thức tỉnh để bảo vệ thế giới. Trong ví dụ này, “thế giới” ám chỉ trái đất hay điểm chính giữa – điểm luôn cần giữ sự cân bằng.
Huyền Vũ
Vị chiến binh màu đen của phương Bắc hay Thần Rùa.
( Thủy)
Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con "vũ" màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh.
Huyền Vũ (玄武) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
"Chòm Huyền Vũ (rùa và rắn đen) gồm: Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím)"
Hình tượng Huyền Vũ có liên quan mật thiết đến một vị thần có vị trí rất cao trong Đạo giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế, ông còn các danh xưng khác: Thượng đế tổ sư, Đãng ma thiên tôn, Hỗn nguyên giáo chủ, Bắc cực huyền linh đại đế. Ông có 2 con vật thiêng là Linh Quy và Thần Xà, tượng trưng cho sự trường tồn và trí tuệ. Vì vậy chữ "Vũ" trong "Huyền Vũ" ở đây với nghĩa là "sức mạnh" gồm cả rùa và rắn (tiếng Anh còn dịch là Warrior).
vì vậy khi nhấn nộ...có khi ra hình huyền vũ là tượng trưng cho sức mạnh đó...
Thật thú vị khi biết rằng sức mạnh tự nhiên của ngài là Nước và ngài tượng trưng cho Sao Thủy, một hành tinh có liên hệ với nước/băng đá trong anime Thủy Thủ Mặt Trăng. Thần Rùa cũng tượng trưng cho mùa đông. Như trong truyện ngụ ngôn về rùa và thỏ, con rùa là biểu tượng cho sự thông thái và tài năng, sao Thủy cũng là hiện thân của sự thông thái. Nó còn là sự ổn định và trường thọ.
Chu Tước
Vị chiến binh màu đỏ của phương Nam hay Chim Phượng Hoàng.
( Hỏa)
Chu Tước (朱雀) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học Phương Đông.
Trong thiên văn, Chu Tước chỉ cung gồm 7 chòm sao phương nam trong Nhị thập bát tú, đó là:
* Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh)
* Quỷ Kim Dương (sao Quỷ)
* Liễu Thổ Chương (sao Liễu)
* Tinh Nhật Mã (sao Tinh)
* Trương Nguyệt Lộc (sao Trương)
* Dực Hỏa Xà (sao Dực)
* Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn)
Trong đó Tỉnh tượng hình mỏ chim, Quỷ tượng hình mào chim, Liễu tượng hình diều chim, Tinh tượng hình cổ chim, Trương tượng hình bụng chim, Dực tượng hình cánh chim, Chẩn tượng hình đuôi chim.
3 sao Liễu, Tinh, Trương có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời tạo thành một đường thẳng.
Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu (朱鳥, con chim màu đỏ) là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước 雀), có màu đỏ (chu, 朱) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ. Trích từ: http://4vn.eu
Không thể nghi ngờ rằng sức mạnh tự nhiên của vị thần này là lửa và hành tinh mà ngài tượng trưng là Sao Hỏa. Nếu bạn ko thể đoán ra mùa của ngài thì bạn cần phải xem lại bốn mùa. Đó chính là mùa Hạ.
Lửa có sức mạnh tự nhiên rất ghê gớm và chắc chắn nó đưa tâm trí ta nhớ tới Vua của những loài chim, Phượng Hoàng. Huyền thoại nói rằng chim phượng hoàng là loài chim bất tử, được sinh ra từ lửa và lớn lên trong bão lửa. Sao Hỏa cũng như vậy, tượng trưng cho sức mạnh, tình yêu, đam mê và xung đột. Khá kì lạ, mặc dù phượng hoàng thường được gọi là chim lửa, giống Moltres trong Pokemon là loài chim của lửa, màu lông của phượng hoàng lại giống cầu vồng với đủ màu đen, trắng, đổ, xanh lá và vàng – và vì vậy nó khiến người ta liên tưởng tới Chim Thần Lugia trong anime cùng tên.
Với loài chim quyền lực này, nó gợi nhắc chúng ta tới quyền lực của hoàng đế trong thần thoại Trung Hoa. Giống như con sư tử trong thần thoại và truyền thuyết của phương Tây. Ở đảo Caballa, khu vực rất xa về phía nam là sự kết hợp của bãi biển “Thiên đường” và cánh đồng mục nát “Azteca”. Cả hai địa điểm này đều chứa đựng những thông tin riêng biệt về đế chế Alteo, nền văn minh vĩ đại một thời đã từng tồn tại trên hòn đảo.
Trong tiếng Nhật, chim phượng hoàng được gọi là “Suzaku” và là một trong 12 vị thầnh canh gác của Tsuzuki Asato từ Yami no Matsuei. Do những khám phá của tôi còn chưa rõ ràng, những người canh giữ Tsuzuki dường như có liên quan tới những người nằm trong cung hoàng đạo của Mặt Trăng và Mặt Trời.
Thanh Long
Vị chiến binh màu Xanh ở phương Đông hay Thần Rồng
(Lôi)
Thanh Long (青龍) hay Thương Long là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương, triết học.
Trong thiên văn, Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương đông trong Nhị thập bát tú, đó là:
* Giác Mộc Giảo (sao Giác)
* Cang Kim Long (sao Cang)
* Đê Thổ Lạc (sao Đê)
* Phòng Nhật Thố (sao Phòng)
* Tâm Nguyệt Hồ (sao Tâm)
* Vĩ Hỏa Hổ (sao Vĩ)
* Cơ Thủy Báo (sao Cơ)
Trong đó Giác là hai sừng của rồng, Cang là cổ của rồng, Đê là chân trước của rồng, Phòng là bụng của rồng, Tâm là tim của rồng, Vĩ là đuôi của rồng, Cơ là phân của rồng. Bảy chòm sao này xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa xuân.
Hai sao Phòng và Tâm là gần nhau nhất trong cung Thanh Long, có nhiều đặc điểm tương đồng về độ sáng, cấu tạo, chu kỳ, ... nên thời được ví như hai chị em sinh đôi.
Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng( thần thú), thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng (long, 龍), có màu xanh (thanh, 青) màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân
Sức mạnh tự nhiên của long thần là gỗ và ngài tượng trưng cho Sao Mộc. Vĩ đại và hùng mạnh, con rồng tỏa ra một sức mạnh đáng sợ và bất bại, luôn được yểm trợ bằng những đám mây và sương mù. Ngài tượng trưng cho mùa Xuân.
Sao Mộc trong Thủy Thủ Mặt Trăng là vị thần mang màu xanh lá, có khả năng tạo ra sớm chớp dữ dội và có sức mạnh thể lực lớn lao. Vì thế, chiến binh Sao Mộc trong truyện này hội đủ những yếu tố đó. Cô ấy là hiện thân của sự cao quý, tâm hồn cao thượng, giống như con rồng là biểu tượng của quyền năng và tầng lớp thượng lưu.
Trong anime Bảy viên ngọc rồng, Rồng thần cai quản 7 viên ngọc rồng để bảo toàn 1 điều ước, mang chiếc sừng gỗ. Trước khi ngài xuất hiện, trời đất chuyển thành bão tố sấm sét và chân trời chuyển màu tối tăm, cùng với những tiếng gió rít kinh sợ. Tên ngài là Shenron/Shinron, có thể bắt nguồn từ một từ tiếng Nhật “seiryuu” có nghĩa là Rồng. Không giống với những suy nghĩ ban đầu, Shenron được giao trọng trách bảo vệ một điều ước có từ hàng trăm ngàn năm nhưng nhờ có Goku và các bạn của cậu, rất nhiều điều ước đã được thực hiện. Khi những quả cầu vốn dùng để đánh thức rồng thần bị vỡ, ngài không muốn thực hiện điều ước nào cho tới khi ngài hồi phục. Để ngăn cho việc rất nhiều người muốn điều ước của mình được thực hiện, ngài phân tán mình thành 7 con rồng nhỏ hơn. Một con rồng khác có hình hài và sức mạnh tương tự là Dragonair trong Pokemon.
Ở đảo Caballa, khu vực xa phía đông có một Bờ Biển San Hô, một khu vực luôn ấm áp và ẩm ướt như khí hậu mùa xuân. Vườn Hồng luôn nằm ở phía Đông của hòn đảo, và mùa xuân cũng vậy mặc dù những hang động giữa Ngục Băng và Lâu đài Ma cà rồng đã bị sập vào giữa mùa Đông.
Bạch Hổ
Vị chiến binh màuTrắng ở phía Tây, còn được gọi là Kirin (Thần Hổ)
( Phong)
Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ (虎), có màu trắng (bạch, 白) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.
Bạch Hổ cũng là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
"Chòm Bạch Hổ (cọp trắng)gồm: Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn)"
Tứ Thần Ký
bộ phim "Tứ Thần Ký" được dựa trên truyền thuyết của 4 vị thần và là một bộ phim có kinh phí đầu tư lớn nhất trong lịch sử hàn quốc
Cốt truyện: Jumong là một vị vua lập ra Goguryeo với 4 vị thần :Cheong-ryong (Rồng Xanh), Baek-ho (Hổ trắng), Joo-jak (Phượng Hoàng), Hyeon-mu (rùa vàng). Jumong đã cưới Soseono- người có vai trò quan trọng trong việc lập ra Goguryeo. Họ có hai con là Onjo and Biryu. Khi con trai người vợ đầu của Jumong tới Goguryeo tìm cha và được lập làm thái tử thì Soseono đã mang hai con trai là Onjo and Biryu xuống phía Nam và lập nên Baekje. Vì thế mà Baekje and Goguryeo được coi là những đất nước anh em.
Thời gian trôi đi, 4 vị thần đã sống ẩn dật và trông mối quan hệ của Baekje và Goguryeo ngày càng tệ đi do của Goguryeo đã chết trong chiến tranh giữa hai nước
Một ngày Ju-ahn-"Hyeon-mu" thấy hai ngôi sao đối địch trên bầu trời. Một từ cung điện Baekje là điềm báo cho sự ra đời của "Su" sau là vua Ah-shin. Ngôi sao kia từ Goguryeo là ngôi sao chiếu mệnh của Dam-deok sau là Gwang Gae Toh Dae Wang.
Nhận thấy chủ nhân mới của mình đã ra đời, Ju-ahn đợi ở Manchuria với 1 cô gái trẻ là Sujini để xem xem ai là người chủ mới của ông. Sujini là đứa trẻ mồ côi và coi Ju-ahn như cha đẻ
Vì thế, câu chuyện là về 4 vị thần đi tìm chủ nhân. Gwang Gae Toh Dae Wang một người đầy mưu kế và người đàn bà ông yêu Sujini. Vị vua máu lạnh Ah-shin cũng yêu Sujini
Huyền vũ, Bạch Hổ, Thanh Long và Chu Tước là 4 thần thú xuất hiện trong 1 số tác phẩm tiên hiệp, tiêu biểu là Bàn Long.
Dưới đây là 1 bài viết khá đầy đủ mà mình sưu tầm được, có hình minh họa về 4 thần thú này.
Thần thoại Nhật Bản và Trung Quốc về bốn vị thần dẫn lối là một trong số những thần thoại cần lưu ý. Chúng ta thường quen thuộc với bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Một sự thật thú vị về Bốn vị thần là họ canh giữ 7 chòm sao, tương đương 28 vì tinh tú trong chiêm tinh Trung Quốc. Số 7 dường như là con số rất quan trọng ở nhiều nơi, ngay cả trong cuốn kinh thánh về đáng Sáng Thế. Số 7 cũng ứng dụng cho 7 tội lỗi chết người hay 7 niềm tin thánh thiện. Số 7 dường như bắt nguồn từ bốn vị thần trong bốn phương của trời đất, hai điểm giữa của viên kim cương và điểm chính giữa cơ bản.
Ở Trung Quốc, người ta thường quan tâm đến: bốn vị thần, Ying và Yang (Ác và Thiện), và Vị thần tối trọng ở chính giữa. Ying và Yang tượng trưng cho bóng tối và ánh sáng. Ying là nơi tối tăm, phía bắc, bờ nam của con sông, cho mây đen, u ám. Yang là nơi nắng đẹp, là phía nam, bờ bắc của con sông, là ánh sáng. Theo đó, Ying là phần tối và Yang là phần sáng của vòng tròn Bát quái, chúng tạo ra sự cân bằng (cái này không thể tồn tại nếu thiếu cái kia).
Thuật ngữ Ying và Yang, ánh sáng và bóng tối cũng được áp dụng vào hầu hết mọi điều trong cuộc sống. Giống trường hợp 7 tội lỗi chết người và 7 niềm tin thánh thiện, cũng được được cắt nghĩa như những giá trị triết học Hy Lạp.
Cái tên phù hợp cho trường hợp này là Liang yi (tiếng Trung Quốc) có nghĩa là “hai mặt đối lập có quan hệ tương ứng”. Tương tự trong phát âm tiếng Nhật là cụm từ “yinyang” và “heaven and earth” (thiên đàng và mặt đất). Kiểu thần thoại này được nhìn nhận một cách trực tiếp với một số nhân vật anime và nhân vật trong các game, bao gồm: Fushigi Yuugi, X và series Tales.
Tư tưởng về bốn vị thần rất được coi trọng trong anime/manga Fushigi Yuugi (Cuốn sách kỳ bí) khi một cô gái du hành tới 1 cuốn sách mang tên “Tứ thần thiên địa thư”, nơi mỗi vị thần bảo vệ một đất nước theo thứ tự những phương mà họ canh giữ mà trung tâm là đất nước Trung Hoa. Mỗi vị thần cai quản 1 chòm sao, có tất cả 28 vì sao và câu chuyện nói về 28 vì sao ấy
Ý niệm về liangyi/yinyang còn được nhìn nhận phổ biến hơn trong anime/manga X, khi một người có khả năng vừa bảo vệ vừa phá hủy thế giới. Tên của cậu bé là Kamui, lấy tên từ các nhân vật “Chúa trời” hay “Đấng quyền năng” trong tiếng Nhật, cũng như yinyang với nhưng chỉ với 1 khía cạnh. Ngôi sao sinh đôi của cậu là Fuuma. Giống như việc có một người anh em sinh đôi, bất cứ con đường nào mà cậu ta chọn, người còn lại sẽ chọn một con đường khác, đó là “Bảy con rồng của thiên đàng” và “Bảy con hải cẩu của mặt đất”. Như yinyang ám chỉ “thiên đàng và mặt đất”, nó cũng trực tiếp nói tới “thiên đàng và địa ngục”. Ở khía cạnh này, bảy con hải cẩu của mặt đất là những con vật có khả năng phá hủy thế giới và bảy con rồng của thiên đàng được thức tỉnh để bảo vệ thế giới. Trong ví dụ này, “thế giới” ám chỉ trái đất hay điểm chính giữa – điểm luôn cần giữ sự cân bằng.
Huyền Vũ
Vị chiến binh màu đen của phương Bắc hay Thần Rùa.
( Thủy)
Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con "vũ" màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh.
Huyền Vũ (玄武) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
"Chòm Huyền Vũ (rùa và rắn đen) gồm: Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím)"
Hình tượng Huyền Vũ có liên quan mật thiết đến một vị thần có vị trí rất cao trong Đạo giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế, ông còn các danh xưng khác: Thượng đế tổ sư, Đãng ma thiên tôn, Hỗn nguyên giáo chủ, Bắc cực huyền linh đại đế. Ông có 2 con vật thiêng là Linh Quy và Thần Xà, tượng trưng cho sự trường tồn và trí tuệ. Vì vậy chữ "Vũ" trong "Huyền Vũ" ở đây với nghĩa là "sức mạnh" gồm cả rùa và rắn (tiếng Anh còn dịch là Warrior).
vì vậy khi nhấn nộ...có khi ra hình huyền vũ là tượng trưng cho sức mạnh đó...
Thật thú vị khi biết rằng sức mạnh tự nhiên của ngài là Nước và ngài tượng trưng cho Sao Thủy, một hành tinh có liên hệ với nước/băng đá trong anime Thủy Thủ Mặt Trăng. Thần Rùa cũng tượng trưng cho mùa đông. Như trong truyện ngụ ngôn về rùa và thỏ, con rùa là biểu tượng cho sự thông thái và tài năng, sao Thủy cũng là hiện thân của sự thông thái. Nó còn là sự ổn định và trường thọ.
Chu Tước
Vị chiến binh màu đỏ của phương Nam hay Chim Phượng Hoàng.
( Hỏa)
Chu Tước (朱雀) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học Phương Đông.
Trong thiên văn, Chu Tước chỉ cung gồm 7 chòm sao phương nam trong Nhị thập bát tú, đó là:
* Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh)
* Quỷ Kim Dương (sao Quỷ)
* Liễu Thổ Chương (sao Liễu)
* Tinh Nhật Mã (sao Tinh)
* Trương Nguyệt Lộc (sao Trương)
* Dực Hỏa Xà (sao Dực)
* Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn)
Trong đó Tỉnh tượng hình mỏ chim, Quỷ tượng hình mào chim, Liễu tượng hình diều chim, Tinh tượng hình cổ chim, Trương tượng hình bụng chim, Dực tượng hình cánh chim, Chẩn tượng hình đuôi chim.
3 sao Liễu, Tinh, Trương có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời tạo thành một đường thẳng.
Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu (朱鳥, con chim màu đỏ) là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước 雀), có màu đỏ (chu, 朱) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ. Trích từ: http://4vn.eu
Không thể nghi ngờ rằng sức mạnh tự nhiên của vị thần này là lửa và hành tinh mà ngài tượng trưng là Sao Hỏa. Nếu bạn ko thể đoán ra mùa của ngài thì bạn cần phải xem lại bốn mùa. Đó chính là mùa Hạ.
Lửa có sức mạnh tự nhiên rất ghê gớm và chắc chắn nó đưa tâm trí ta nhớ tới Vua của những loài chim, Phượng Hoàng. Huyền thoại nói rằng chim phượng hoàng là loài chim bất tử, được sinh ra từ lửa và lớn lên trong bão lửa. Sao Hỏa cũng như vậy, tượng trưng cho sức mạnh, tình yêu, đam mê và xung đột. Khá kì lạ, mặc dù phượng hoàng thường được gọi là chim lửa, giống Moltres trong Pokemon là loài chim của lửa, màu lông của phượng hoàng lại giống cầu vồng với đủ màu đen, trắng, đổ, xanh lá và vàng – và vì vậy nó khiến người ta liên tưởng tới Chim Thần Lugia trong anime cùng tên.
Với loài chim quyền lực này, nó gợi nhắc chúng ta tới quyền lực của hoàng đế trong thần thoại Trung Hoa. Giống như con sư tử trong thần thoại và truyền thuyết của phương Tây. Ở đảo Caballa, khu vực rất xa về phía nam là sự kết hợp của bãi biển “Thiên đường” và cánh đồng mục nát “Azteca”. Cả hai địa điểm này đều chứa đựng những thông tin riêng biệt về đế chế Alteo, nền văn minh vĩ đại một thời đã từng tồn tại trên hòn đảo.
Trong tiếng Nhật, chim phượng hoàng được gọi là “Suzaku” và là một trong 12 vị thầnh canh gác của Tsuzuki Asato từ Yami no Matsuei. Do những khám phá của tôi còn chưa rõ ràng, những người canh giữ Tsuzuki dường như có liên quan tới những người nằm trong cung hoàng đạo của Mặt Trăng và Mặt Trời.
Thanh Long
Vị chiến binh màu Xanh ở phương Đông hay Thần Rồng
(Lôi)
Thanh Long (青龍) hay Thương Long là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương, triết học.
Trong thiên văn, Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương đông trong Nhị thập bát tú, đó là:
* Giác Mộc Giảo (sao Giác)
* Cang Kim Long (sao Cang)
* Đê Thổ Lạc (sao Đê)
* Phòng Nhật Thố (sao Phòng)
* Tâm Nguyệt Hồ (sao Tâm)
* Vĩ Hỏa Hổ (sao Vĩ)
* Cơ Thủy Báo (sao Cơ)
Trong đó Giác là hai sừng của rồng, Cang là cổ của rồng, Đê là chân trước của rồng, Phòng là bụng của rồng, Tâm là tim của rồng, Vĩ là đuôi của rồng, Cơ là phân của rồng. Bảy chòm sao này xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa xuân.
Hai sao Phòng và Tâm là gần nhau nhất trong cung Thanh Long, có nhiều đặc điểm tương đồng về độ sáng, cấu tạo, chu kỳ, ... nên thời được ví như hai chị em sinh đôi.
Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng( thần thú), thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng (long, 龍), có màu xanh (thanh, 青) màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân
Sức mạnh tự nhiên của long thần là gỗ và ngài tượng trưng cho Sao Mộc. Vĩ đại và hùng mạnh, con rồng tỏa ra một sức mạnh đáng sợ và bất bại, luôn được yểm trợ bằng những đám mây và sương mù. Ngài tượng trưng cho mùa Xuân.
Sao Mộc trong Thủy Thủ Mặt Trăng là vị thần mang màu xanh lá, có khả năng tạo ra sớm chớp dữ dội và có sức mạnh thể lực lớn lao. Vì thế, chiến binh Sao Mộc trong truyện này hội đủ những yếu tố đó. Cô ấy là hiện thân của sự cao quý, tâm hồn cao thượng, giống như con rồng là biểu tượng của quyền năng và tầng lớp thượng lưu.
Trong anime Bảy viên ngọc rồng, Rồng thần cai quản 7 viên ngọc rồng để bảo toàn 1 điều ước, mang chiếc sừng gỗ. Trước khi ngài xuất hiện, trời đất chuyển thành bão tố sấm sét và chân trời chuyển màu tối tăm, cùng với những tiếng gió rít kinh sợ. Tên ngài là Shenron/Shinron, có thể bắt nguồn từ một từ tiếng Nhật “seiryuu” có nghĩa là Rồng. Không giống với những suy nghĩ ban đầu, Shenron được giao trọng trách bảo vệ một điều ước có từ hàng trăm ngàn năm nhưng nhờ có Goku và các bạn của cậu, rất nhiều điều ước đã được thực hiện. Khi những quả cầu vốn dùng để đánh thức rồng thần bị vỡ, ngài không muốn thực hiện điều ước nào cho tới khi ngài hồi phục. Để ngăn cho việc rất nhiều người muốn điều ước của mình được thực hiện, ngài phân tán mình thành 7 con rồng nhỏ hơn. Một con rồng khác có hình hài và sức mạnh tương tự là Dragonair trong Pokemon.
Ở đảo Caballa, khu vực xa phía đông có một Bờ Biển San Hô, một khu vực luôn ấm áp và ẩm ướt như khí hậu mùa xuân. Vườn Hồng luôn nằm ở phía Đông của hòn đảo, và mùa xuân cũng vậy mặc dù những hang động giữa Ngục Băng và Lâu đài Ma cà rồng đã bị sập vào giữa mùa Đông.
Bạch Hổ
Vị chiến binh màuTrắng ở phía Tây, còn được gọi là Kirin (Thần Hổ)
( Phong)
Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ (虎), có màu trắng (bạch, 白) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.
Bạch Hổ cũng là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
"Chòm Bạch Hổ (cọp trắng)gồm: Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn)"
Tứ Thần Ký
bộ phim "Tứ Thần Ký" được dựa trên truyền thuyết của 4 vị thần và là một bộ phim có kinh phí đầu tư lớn nhất trong lịch sử hàn quốc
Cốt truyện: Jumong là một vị vua lập ra Goguryeo với 4 vị thần :Cheong-ryong (Rồng Xanh), Baek-ho (Hổ trắng), Joo-jak (Phượng Hoàng), Hyeon-mu (rùa vàng). Jumong đã cưới Soseono- người có vai trò quan trọng trong việc lập ra Goguryeo. Họ có hai con là Onjo and Biryu. Khi con trai người vợ đầu của Jumong tới Goguryeo tìm cha và được lập làm thái tử thì Soseono đã mang hai con trai là Onjo and Biryu xuống phía Nam và lập nên Baekje. Vì thế mà Baekje and Goguryeo được coi là những đất nước anh em.
Thời gian trôi đi, 4 vị thần đã sống ẩn dật và trông mối quan hệ của Baekje và Goguryeo ngày càng tệ đi do của Goguryeo đã chết trong chiến tranh giữa hai nước
Một ngày Ju-ahn-"Hyeon-mu" thấy hai ngôi sao đối địch trên bầu trời. Một từ cung điện Baekje là điềm báo cho sự ra đời của "Su" sau là vua Ah-shin. Ngôi sao kia từ Goguryeo là ngôi sao chiếu mệnh của Dam-deok sau là Gwang Gae Toh Dae Wang.
Nhận thấy chủ nhân mới của mình đã ra đời, Ju-ahn đợi ở Manchuria với 1 cô gái trẻ là Sujini để xem xem ai là người chủ mới của ông. Sujini là đứa trẻ mồ côi và coi Ju-ahn như cha đẻ
Vì thế, câu chuyện là về 4 vị thần đi tìm chủ nhân. Gwang Gae Toh Dae Wang một người đầy mưu kế và người đàn bà ông yêu Sujini. Vị vua máu lạnh Ah-shin cũng yêu Sujini