Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

CÁC NHÓM ĐẠO CHÚA: TRƯỜNG PHÁI QUAKERS

      

Hiệp Hội Tôn Giáo Các Tín Hữu (The Religious Society of Friends), còn được gọi là The Quakers, là một phong trào bắt đầu ở Anh từ đầu thập niên 1650s. Từ "Quakers" có nghĩa là run rẩy giữa đường Chúa đi. Từ lúc phôi thai, phong trào đã phải đối mặt với chống đối và bức hại; dù vậy, nó tiếp tục bàng trướng ra nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ Châu và Phi Châu.
Hiệp Hội Các Tín Hữu đã có ảnh hưởng mạnh trên lịch sử thế giới. Tiểu bang Pensylvania của Hoa Kỳ được thành lập bởi William Penn, như là một chỗ an toàn cho những người Quakers để sống và để tu hành theo đức tin của mình. Người Quakers đã có vai tuồng quan trọng trong sự bãi nô, sự thừa nhận bình quyền nam nữ, và sự chấm dứt tình trạng chiến tranh. Họ cũng đã  xúc tiến giáo dục và sự đối xử nhân đạo với tù nhân và với người bệnh tâm thần, qua sự thành lập và canh tân nhiều định chế.
Nhiều Hội Đoàn Quakers đã xuất hiện ở Mỹ trong thế kỷ 19 và dù có phân rả như vậy, họ vẫn thống nhất cùng nhau ở chỗ hết lòng truy tìm và xúc tiến cái thực.

4.1.       NGUỒN GỐC

Phong trào Quakers là một phong trào không tùng phục quốc giáo à đứng ngoài các tổ chức Anglicanism (giáo phái Anh) và Roman Catholicism (Công Giáo La Mã). George Fox, được coi là người sáng lập hay ít nhất cũng là người quan trọng nhất bên cạnh James Nayler và Edward Burrough những người Thanh Giáo[3] (Puritans) cực đoan.  Họ khởi đầu độc lập nhưng rồi đến với nhau và bắt đầu phối hợp hoạt động với nhau trong sự giảng đạo.
 Dù sao, vì Fox sống lâu hơn tất cả nhóm Sáu Mươi Người Quả Cảm – nhóm người Evangelists Quakers  đầu tiên – những điều ông kể lại trong Sổ Nhật Ký ( Journal) ông viết cho ta biết nhiều chi tiết nhất về thời đó.
Nhóm Sáu Mươi Người Quả Cảm đã nhấn mạnh một điều làm cho họ bị gạt khỏi tổ chức đang có, đó là yếu tố đức tin Công Giáo từ lúc đầu rằng mọi người đều có thể có được kinh nghiệm tiếp cận Thượng Đế, không cần phải tham thiền (nghĩa là không cần phải qua một mục sư hay qua các lễ ban phép bí tích). Các Tín Hữu này nói “Thượng Đế là của mọi người” là “ánh sáng nội tại”, là Đấng Christ quay vào bên trong”, là “Tinh Thần Đấng Christ từ bên trong”, và nhiều từ khác nữa.
Fox bỏ nhà tầm Đạo ở tuổi 19 (1644) và ba năm sau được nghe tiếng nói của Đức Christ và qua một tiến trình chuyển hóa bản thân nhờ huy động ánh sáng nội tâm. Từ 1648 ông bắt đầu thuyết đạo nơi công cộng. Thời đó, Thanh Giáo (Puritanism) đang nổi trội ở Anh và dưới sự lãnh đạo của Oliver Cromwell, nhưng những bất đồng về tôn giáo và chánh trị đang gia tăng. Fox là một người lớn tiếng tỏ ý bất đồng và ông coi nhiều sự thực hành tôn giáo lúc ấy là không phù hợp với đức tin Công Giáo.
Ông đặc biệt phản đối chế độ giáo sĩ có lương bổng và các thánh đường do nhà nước chuẩn lập. Ông gọi đó là các nhà có tháp chuông (steeple-houses). Ông tin rằng ai cũng có thể là một giáo sĩ và bất cứ nhóm thờ phượng nào tụ tập những tín hữu Công giáo thực sự cũng hợp pháp cả. Cho nên những người Quakers truyền thống thờ phượng mà không có cá nhân nào chịu trách nhiệm hướng dẫn trong buổi lễ theo chương trình sẵn có. Thay vào đó, các người thờ phượng im lặng tụ tập với nhau, và sự im lặng chỉ bị ngăn trở khi  có người tham dự cảm thấy môt Chơn Linh nào đó muốn nói chuyện. Fox cho rằng người Thanh Giáo sai lầm khi coi nghĩa đen của Thánh Kinh có quyền lực cao hơn các kinh nghiệm cá nhân về sự thiêng liêng. Ông nhắc ại lời thánh Paul trong 2 Corinthians rằng "Chữ thì giết nhưng Tâm Linh thì cho cái Sống
Ông bắt đầu thuyết giảng tại các chỗ công cộng và trong các nhóm giáo dân – điều mà ông làm suốt đời và thường đem lại cho ông sự tù rạc và sĩ nhục – đặc biệt khi ông vào các “nhà có tháp chuông”  để phản đối các bài thuyết pháp sau khi dứt lễ.
Từ 1652 trở đi, Fox liên hệ chặt chẻ với một phong trào các người bất đồng ý trước đó, phong trào các Người Tầm Đạo  (The Seekers). Những người này tin rằng bấy giờ không thánh đường nào thực là Thánh Đường cả và họ lui mình về chỗ chờ đợi Thượng Đế tái lập lại Thiên quốc của mình, hoặc về Đời hoặc về Đạo.  Họ có nhiều phương tu giống với người Quakers, bỏ hết các nghi thức trong thờ phượng và và bắt đầu thực hành việc gặp gỡ nhau trong im lặng và Fox nhận nhiều tín hữu từ phong trào này nên từ đó bắt đầu thực hành đường lối Hội Tín Hữu.
Fox cũng công kích nhiều sắc thái văn hóa Anh Quốc ngoài các giáo lý tôn giáo, đặc biệt những cái ông cho là triệu chứng của kiêu hãnh và sử dụng quyền thế một cách sai lầm. Năm 1661, ông cùng các người lãnh đạo Quakers khác lần đầu tiên công khai tuyên ngôn lời minh thị theo chủ trương hòa bình (peace testimony) rằng họ chống lại và không tham gia bất cứ hình thức chiến tranh nào. Họ giữ lập trường rằng để chống lại bất công, không buôc phải dùng bạo lực hoặc sự phục tùng, mà là sự bất hợp tác một cách thanh bình.
Những chỉ trích của Fox về xã hội cũng giống như của những người thuộc nhóm Seekers, Ranters hay Levellers, và ông ta thu thập tín hữu từ tất cả các nhóm này (cũng như từ các thành viên bất mãn của phong trào Cromwell), nhưng khác với họ ở chỗ ở ông có cái nhu cầu bức thiết muốn kêu gọi sự sống dậy của đức tin và pháp tu Công Giáo nguyên thủy, đặt cơ bản trên những lời Thiên Khải từ bên trong và trên sự công khai chống đối bất công. Các Tín Hữu trong phong trào tự coi mình như những “Người Công Giáo Nguyên Thủy hôi sinh lại và theo William Peenn, họ coi kẻ Thanh Giáo (Puritan) và Anh Giáo (Anglican) đàn áp họ đồng như những người Pharisees[4].
Buổi họp mặt đầu tiên của các Bạn tại Ireland xảy ra trong năm 1654.

4.2.       SỰ CỐ JAMES NEYLER

Năm 1656, một giáo sĩ nổi tiếng của Quakers, James cỡi ngựa vào Bristol trong cơn mưa, theo sau bởi một nhóm nam nữ hô lên “Linh, Linh, Linh” (Holy, holy, holy) rồi  bỏ quần áo mình xuống đất –bắt chước lúc Jesus vào Jerusalem. Trong khi đây là một toan tính muốn nhấn mạnh ý rằng “Đấng Christ đang ở trong mọi người”, hầu hết người chứng kiến đều tin rằng Neyler và các tín hữu của ông tin mình là Jesus Christ. Nhóm ấy bị chánh quyền địa phương bắt nộp cho  Quốc Hội và họ bị xử án. Quốc Hội đã được mớm cho biết là Neyler có quan điểm không chính thống đến nỗi họ xử phạt anh ta một cách tàn nhẫn và  gởi trả ông ta về Bristol để bỏ tù vô hạn định.
Vì những người lãnh đạo Thanh Giáo tưởng Neyler là lãnh đạo Quakers, chứ không phải Fox (lúc ấy cũng đang ở tù), họ càng kém nể trọng phong trào hơn. Sự cố này làm cho các chức quyền trong nhóm, đặc biệt là Fox, nổ lực hơn nữa để gia tăng quyền năng của nhóm, hầu ngăn ngừa thái độ tương tự. Nổ lực này dẫn tới kết quả là “Lời Chứng Thực của Chư Đồng Đạo (Testimony from the Brethren),  nhăm vào những người, theo lời của họ, đã khinh thường cái qui luật rằng “không có nó, chúng ta… không thể giữ mình cho bất khả xâm phạm và linh thánh được.” Lời chứng thực ấy tiếp nối tiến trình tập quyền từ vụ Neyler và nhằm cô lập hóa bất cứ kẻ xé lẻ nào còn lẩn núp trong xã hội.
Fox cũng tổ chức cho các nữ tín hữu gặp nhau và cho họ vai tuồng quan tọng  trong việc giám sát hôn nhân, nhằm vừa cô lập hóa sự chống đối vừa thêm dầu cho sự  bất bình với những người mới bỏ đi. Trong thập niên 1660 và 1670s, Smith đi khắp nước Anh để tổ chức một cấu trúc họp tháng cho địa phương và họp ba tháng cho vùng, cho tới nay cách ấy vẫn còn áp dụng.

4.3.       NHỮNG KHÓ KHĂN BUỔI ĐẦU

George đi tù lần đầu năm 1650 và từ đó cho đến suốt thập niên 1670, ông ta và các người Quakers khác cũng bị thảy vào tù nhiều lần với tội danh là làm nhiễu loạn, là phỉ báng giáo hội hay từ chối không thề. Hai đạo luật của Quốc Hội làm cho Hiệp Hội Các Tín Hữu lâm cảnh khó khăn là:
Luật Quakers năm 1662 định rằng không tuyên thệ trung thành và tổ chức những buổi gặp gỡ tôn giáo khác với cái mà giáo hội chánh thức thiết lập là vi luật,
Luật về sự Họp Mặt Tôn Giáo Bí Mật (Conventicle Act) năm 1662 tái xác định rằng tổ chức các buổi họp tôn giáo bí mật là một hình tội.
Bất chấp những luật này, Hiệp Hội Các Tín Hữu tiếp tục họp mặt công khai. Họ tin rằng làm như vậy họ xác minh được sức mạnh và sự tin chắc rằng họ sẵn sàng chịu hình phạt khi họ làm điều họ tin là đúng.
Năm 1689, Luật Ân xá được thông qua, theo đó tự do tâm thức (freedom of conscience) được cho phép và sự ngược đãi được ngăn ngừa bằng cách định rằng quấy nhiễu bất cứ ai trong việc thờ phượng đều là vi luật. Cho nên người Quakers được tha dù họ không được nhiều người thông cảm và chấp nhận.

4.4.       NHỮNG KHÓ KHĂN TẠI TÂN THẾ GIỚI

Khi Các Tín Hữu di cư sang Mỹ và truyền bá đức tin của mình, họ cũng bị ngược đãi. Năm 1656 Mary Fisher  Ann Austin làm như thế và bị người Thanh Giáo của Massachusetts Bay Colony cầm tù và trục xuất. Sách của họ bị đốt, và hầu hết tài sản của họ bị tịch thu. Họ bị cầm tù trong hoàn cảnh tồi tệ, không có thực phẩm và ánh sáng. Nếu không có người lén đưa thức ăn cho họ, họ ắt đã chết đói trong tù. Rốt cuộc, họ bị trục xuất.
Năm 1657 một nhóm các Tín Hữu đáp tàu từ Anh đến Long Island ở chỗ hồi đó gọi là New Amsterdam. Một trong các tín hữu ấy giảng thuyết cho những đám đông. Anh ta bị bắt, bị bỏ tù và đánh đập. Một vài người định cư Hòa Lan có cảm tình đã làm cho họ được thả. Sự giảng Đạo mang đến một số kết quả khích lệ nhưng cũng kèm theo sự tiếp tục bị ngược đãi.
Sau cùng, ngày 27-12-1657, một số công dân ở Flushing viết một kháng nghị gởi Thống Đốc Peter Stuyvesant nói rằng theo bản tuyên bố của thuộc địa tự do tín ngưỡng được cho phép. Tài liệu đó được gọi là Bản Phản Kháng Flushing (the Flushing Remonstrance). Ấy là trường hợp đầu tiên có việc dân định cư tại những thuộc địa ở Mỹ Châu đòi tự do tôn giáo.
Vài Tín Hữu ở New England chỉ bị bỏ tù hay trục xuất. Một số ít bị đánh bằng roi da, bị đóng dấu bắng sắt nung đỏ, hay còn bị những hình phạt thể chất khác. Thí dụ như Christopher Holder bị xẻo tai phải. Một số ít khác bị các nhà lãnh đạo Thanh Giáo hành hình, khinh miệt lệnh trục xuất. Mary Dyer bị xử như vậy năm 1660. Ba kẻ tử đạo khác nữa ở Massachusetts là William Robinson, Marmaduke Stephenson, và William Leddra[5].
Ngược với những người Thanh Giáo cố chấp, nhiều thuộc địa khác cung cấp chỗ dung thân an toàn cho các Tín Hữu ở Tân Thế giới. Rhode Island được thành lập trên nguyên tắc tự do tín ngưỡng và nhiều Tín Hữu đã di cư đến đó. Delaware, New Jersey, North Carolina,  Pennsylvania cũng dung chấp các Tín Hữu. Thực vậy, Pensylvania được thành lập bởi William Penn, là một nơi mà người Quakers có thể sống an lành. Maryland, được thành lập như chỗ ẩn náu của người ông Giáo La Mã, cũng vui vẻ tiếp nhận các Tín Hữu nữa.

4.5.       THẾ KỶ 18

Năm 1691 George Fox chết. Cho nên phong trào Quakers bước qua thế kỷ 18 mà không còn người lãnh đạo có uy tín như hồi mới đầu. Nhờ Đạo Luật Khoan Hồng năm 1689 mà người dân Anh khỏi bị kết tội hình sự chỉ vì mình là người Quakers.
Trong thời gian này, người khác bắt đầu nhận ra người Quakers do tính chính trực của họ trong những vấn đề xã hội và kinh tế.  Nhiều người Quakers đi vào ngành sản xuất hay thương mại vì lúc đó họ không được cho phép có bằng cấp đại học. Những doanh nhân Quakers này đã thành công, một phần nhờ sự tin tưởng của quần chúng. Khách hàng biết người Quakers cảm nhận chắc chắn rằng phải đặt giá hàng cho công bằng và không được cò kè mặc cả. Họ cũng biết rằng người Quakers tận tụy với công việc có phẩm chất tốt, và rằng những gì họ sản xuất là đáng với cái giá của nó.
Một số mặt hàng mà các doanh nghiệp Quakers cung cấp là sắt và thép do Abraham Darby và  dược phẩm do William Allen. Một nhà gặp gỡ đã được thiết lập ỡ Broseley, Shropshire bởi gia đình Darbys.
Đông thời với lúc họ thành công trong sản xuất và thương mại, các tín Hữu Quakers cũng quan tâm hơn tới  các vấn đề xã hội và trở nên năng động hơn với việc lớn trong xã hội. 
Một trong những vấn đề đó là nạn nô lệ. Cuộc gặp gỡ hằng tháng ở Germantown (Pennsylvania) đặt sự phản đối chế độ nô lệ của họ vào biên bản năm 1733, nhưng sự bãi nô chưa được phổ biến trong các Tín Hữu cho tới khi nó được các Tín Hữu quan tâm tới như Anthony Benezet và John Woolman. Woolman là một nông dân, một người buôn bán lẻ và là thợ may của xứ New Jersey đã được thuyết phục rằng chế độ nô lệ là không đúng. Trước lúc ấy, vài Tín Hữu cũng có nô lệ nữa. Nói chung họ chống đối lại sự bạc đãi nô lệ và xúc tiến sự dạy Đạo Cơ Đốc cho họ. Woolman lập luận rằng mọi việc thực hành mua, bán và sở hữu nô lệ trên nguyên tắc đều là sai lầm. Những tín hữu khác bắt đầu đồng ý và trở nên rất năng động trong phong trào bãi nô. Cuộc họp thường niên năm 1776 ở Philadelpha cấm các hội viên sở hữu nô lệ.
Một vấn đề khác cũng trở thành điều quan tâm của các Tín Hữu, đó là sự đối xử với những người có bệnh tâm thần. Nhà buôn trà William Tuke mở ra một trại cứu tế ở York năm 1796. Ấy là một nơi mà người bệnh tâm thần được đối xử  bằng sự trang trọng mà cácTín Hữu tin rằng mọi con người đều đáng được hưởng. Hầu hết các dưỡng trí viện thời đó ép buộc những người như vậy vào các điều kiện tệ hại và không làm gì để giúp họ.
Cuối thế kỷ 18, người Quakers đã được thừa nhận đầy đủ và được chấp nhận đến đỗi Hiến Pháp Liên Bang Mỹ Quốc có chứa ngôn ngữ riêng hướng vào các công dân Quakers[6] – đặc biệt  là sự minh thị thừa nhận đặc cách “xác nhận”, khác với sự “thề” trong nhiều phép tuyên thệ khác nhau

4.6.       NHỮNG NGƯỜI QUAKERS CÓ THẾ LỰC TRONG THẾ KỶ 19

Trong thế kỷ thứ 19, các Tín Hữu tiếp tục có ảnh hưởng lên thế giới chung quanh. Nhiều cơ sở kỹ nghệ đước các Tín Hữu mở ra trong thế kỷ 18 tiếp tục hoạt động cùng với những cơ sở khác mới bắt đầu. Các Tín Hữu cũng tiếp tục và gia tăng họat động của mình trong lãnh vực công bằng và bình đẳng xã hội. Họ cũng đóng góp trong các lãnh vực khoa học, văn chương, nghệ thuật, luật pháp và chánh trị.
Trong thế giới công nghệ, Edward Pease mở ra Đường Hỏa Xa Stockton and Darlington ở phía Bắc nước Anh trong năm 1825. Đó là đường xe lửa tân tiến đầu tiên trên thế giới, và chở than đá từ các mỏ tới các hải cảng. Henry và Joseph Rowntree làm chủ một hảng chocolat ở York, Anh Quốc. Khi  Henry mất, Joseph toàn quyền sở hữu. Ông ta cung cấp cho công nhân nhiều lợi lộc hơn bất cứ ông chủ nào của thời ấy. Ông cũng tài trợ các nhà giá rẻ cho người nghèo. John Cadbury thành lập một hảng chocolat khác, mà các đứa con trai của ông là George và Richard về sau này làm chủ. Một hảng chocolat khác cũng được Joseph Fry lập ra ở Bristol.
Người Quakers cũng năng động xúc tiến bình quyền trong thế kỷ này. Sớm từ năm 1811, Elias Hicks đã in một tập sách nhỏ chứng tỏ rằng nô lệ là "prize goods"—nghĩa là, sản phẩm do cướp biển mà có – và do đó, kiếm lợi từ họ là vi phạm nguyên tắc của Quakers; từ đó chỉ có một bước ngắn nữa là tới việc từ chối sử dụng tất cả những sản phẩm do lao động nô lệ làm ra, cái gọi là phong trào "thành quả tự do “ (free produce) được các Tín Hữu và những người khác ủng hộ nhưng rồi nó cũng đưa tới sự không đồng thuận trong quần chúng. Phụ nữ Quakers như Lucretia Mott và Susan B. Anthony tham gia phong trào để bài trừ chế độ nô lệ, khiến họ cảm động mà hợp tác về chánh trị với những người không phải Quakers trong nổ lực chống lại cơ chế đương quyền. Cũng phần nào từ kết quả của sự không cho hưởng quyền lợi từ những vận động bãi nô, họ chuyển tiêu điểm sang quyền đầu phiếu và ảnh hưởng lên xã hội của phụ nữ. Thomas Garret dẫn đầu trong phong trào bãi nô, cá nhân mình hỗ trợ Harriet Tubman trốn khỏi số phận nô lệ và phối hợp điều hành Đường Xe Lửa Ngầm (the Underground Railroad)[7]. Richard Dillingham chết trong một nhà tù Tennessee nơi ông bị kết tội cố gắng giúp người nô lệ trốn thoát. Levi Coffin cũng là một người theo chủ nghĩa bãi nô đã giúp hằng ngàn người nô lệ trốn qua Canada và mở ra cửa hiệu bán những sản phẩm do cựu nô lệ sản xuất,
Cải thiện nhà tù cũng là một quan tâm khác của những người Quakers thời đó. Elizabeth Fry và ông anh Joseph John Gurney đã cố tranh đấu để có sự đối xử nhân đạo hơn với tù nhân và để hủy án tử hình. Họ đạt được chút ít thành công ở chỗ Quốc Hội rốt lại đã thông qua luật cải thiện chế độ lao tù và giảm thiểu số trọng tội hình sự.
Lúc đầu, người Quakers không được cho phép có giáo dục cao cấp. Về sau vài người quả thực có cơ hội học đại học hay hơn nữa, có nghĩa là càng ngày càng có nhiều người Quakers trong các lãnh vực khác của khoa học. Thomas Young một người Anh  Quakers, đã thực hành những thí nghiệm quang học, đóng góp nhiều vào lý thuyết sóng ánh sáng. Ông cũng khám phá ra cách mà thấu kính trong con mắt hoạt động, mô  tả chứng loạn sắc và hình thành giả thuyết về sự cảm nhận màu sắc. Ông cũng tham gia vào việc dịch thuật Rosetta Stone[8]. Ông dịch loại chữ Ai cập theo lối viết thông thường và bắt đầu tiến trình hiểu biết kiểu chữ tượng hình. Maria Mitchell là một nhà thiên văn khám phá ra một sao chổi. Cô ta cũng tích cực trong phong trào bãi nô và phong trào đòi quyền đầu phiếu cho phụ nữ. Joseph Lister xúc tiến sự sử dụng kỹ thuật tiệt trùng trong y khoa, căn bản trên công trình của Pasteur về phôi. Thomas Hodgkin là một nhà nghiên cứu bệnh học đã tạo đột phá mới trong khoa giải phẩu. Ông là người đầu tiên mô tả loại ung thư hạch bạch huyết mang tên ông. John Dalton hình thành nên lý thuyết nguyên tử vật chất, ngoài những thành tựu khoa học khác.
Người Quakers không cò khả năng tham gia vảo các việc nghệ thuật nơi công cộng. Đối với nhiều người Quakers, những việc này vi phạm lời cam kết về sự đơn giản và bị coi là quá “phàm phu”. Dù vậy, vài người Quakers ngày nay cũng được biết đến qua các tác phẩm sáng tạo của họ. John Greenleaf Whittier là một thi sĩ và nhà biên tập ở Hoa Kỳ. Trong công trình của ông có một số thơ về lịch sử phong trào Quakers và những bài thánh ca diển tả môn thần học Quakers, Ông cũng hoạt động trong phong trào bãi nô. Edward Hicks vẽ tranh tôn giáo và lịch sữ theo phong cách chất phác còn Francis Frith là một nhà nhiếp ảnh người Anh có thư mục nhiều ngàn quang cảnh địa hình.
Thoạt đầu luật lệ và chính những nhận thức của người Quakers cũng cấm họ tham gia trong lãnh vực luật pháp và chánh trị. Nhưng theo dòng hời gian, một số người Quakers ở Anh và Mỹ cũng bước vào nhưng lãnh vực này. Joseph Pease là con của Edward Pease nói ở phần trên đã mở rộng doanh thương của cha và năm 1832 là người Quakers đầu tiên được đắc cử vào Hạ Viện. Noah Haynes Swayne là người Quakers duy nhất phục vụ ở Tòa án Tối Cao của Liên Bang. Ông ta là một Phụ Thẩm từ 1862-1881. Ông mạnh mẽ chống đối chế độ nô lệ, từ lúc mới trưởng thành đã di cư từ một tiểu bang có nô lệ là Virginia sang một tiểu bang tự do là Ohio.
Từ cuối thế kỷ 19, nhiều người Quakers thuộc nhóm Gurney Ở Mỹ chấp nhận chế độ trả lương cho giáo sĩ, các bài thuyết giáo có soạn sẵn, Thánh ca và những yếu tố khác trong việc thờ phượng theo kiểu Tin Lành. Kiểu họp mặt này của người Quakers gọi là họp mặt theo chương trình (programmed meeting). Một số Quakers khác thì thuần túy không theo chương trình chi cả hoặc có nhóm lại có một giai đoạn hát thánh ca hay các hoạt động khác nữa.
Trong thế kỷ 20 thoạt đầu có các hoạt động thống nhất nhưng đến cuối thế kỷ lại chia rẻ hơn bao giờ hết. Cho tới đại chiến thứ nhất người Quakers tự coi mình là những người theo chủ nghĩa tự do (liberalism), không coi những phát biểu về thần học là quan trọng mà chú tâm vào các hoạt động xã hội và hòa bình hơn.
Sự phân rã phong trào Quakers thành nhiều nhóm có lúc tưởng có thể chấm dứt khi ở New Jersey xuất hiện một Tín Hữu tên Lewis Benson, tự nhận là mình hiểu George Fox và các thông điệp của ông. Năm 1966, Benson cho in quyển sách nhỏ Catholic Quakersism, nhằm qui tụ hiệp hội Tôn Giáo các Tín Hữu vào một vị thế gần với Fox và đích thực Cơ Đốc Giáo hơn, khác hẳn với chủ thuyết tự do về thần học, và những chia phe phân phái theo từng giáo hội hay theo thành thị thôn quê. Ông tạo ra một  Cơ Sở Ái Hữu mới (New Foundation Fellowship), bộc phát trong khoảng hơn một thập niên nhưng rồi cũng không còn mạnh nữa.
Thoạt đầu luật lệ và chính những nhận thức của người Quakers cũng cấm họ tham gia trong lãnh vực luật pháp và chánh Trong thế kỳ 20, hai người Quakers đã là tổng thống Hoa Kỳ, đó là Herbert Hoover và Richard Nixon, cả hai đều từ cánh theo Phúc Âm Tây Phương và chánh sách của cả hai không được phía Quakers Đông Mỹ hoan nghênh lắm.
Có lẽ có khoảng 400.000 người trên thế giới hiện nay, phần lớn trong số những người theo phái Phúc Âm (Evangelicals) ở Phi Châu và Mỹ Châu La Tinh.

Source: http://www.daotam.info/