Trường Phái Duy Linh (Spiritualism) phát triển ở Mỹ và có số hội viên lên đến đỉnh cao từ thập niên 1840s đến thập niên 1920s, đặc biệt trong các xứ nói tiếng Anh. Cho tới năm 1897, người ta nói là ở Mỹ Quốc và ỏ Âu Châu có hơn tám triệu tín hữu, phần lớn thuộc tấng lớp trung và thượng lưu.
Tôn giáo này đã phát triển trong nửa thế kỷ mà không có thánh kinh hay tổ chức chánh thức nào, liên kết với nhau được nhờ có các tập san, các sự lưu giảng của những người có khả năng xuất thần (trance lecturers) , các cuộc cắm trại và những hoạt động truyền giáo do các đồng tử thực hiện.
Nhiều nhà Duy Linh lỗi lạc là phụ nữ. Hầu hết những tín hữu ủng hộ các chính nghĩa như sự xóa bỏ chế độ nô lệ và quyền bầu cử cho phụ nữ.
Cho tới cuối thập niên 1880s, sự tín nhiệm vào phong trào không chính thức suy giảm đi, do có các cáo buộc về đồng tử giả và các tổ chức Duy Linh chánh thức bắt đầu xuất hiện. Trường Phái Duy Linh hiện nay được thực hành chủ yếu qua nhiều chi phái của các Nhà Thờ Duy Linh (Spiritualist Churches) ở Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh.
Sự kích động của khách bàng quan có thể được nhận thấy rõ rệt khi một nhà Mesmerist dùng phép thôi miên tạo ra sự xuất thần.
(Tranh vẽ của họa sĩ Thụy Điển Richard Bergh, 1887)
8.1. NGUỒN GỐC
Trường phái Duy Linh lần đầu xuất hiện trong thập niên 1840 trong Địa Hạt Bị Cháy Rụi (Burned-over District) của phần đất phía bắc thành phố New York (upstate New York), nơi mà những phong trào tôn giáo trước đó như Trường Phái Miller, (Millerism), Chúa Sắp Tái Lâm Ngày Thứ Bảy (Seventh-Day Adventism), và Đạo Mormon (Mormonism) đã nổi lên trong thời Đại Thức Tỉnh Lần Thứ Hai.
8.2. CÁC NHÓM DUY LINH
8.2.1. SWEDENBORG VÀ MESMER
Trong “Khu vực bị cháy rụi” ở New York, khu vực mà người ta tin rằng sự câu thông trực tiếp với Thượng Đế và Thần Tiên có thể thực hiện được, những bài viết của Emanuel Swedenborg (1688-1772) và những lời dạy của Franz Mesmer (1734-1815) đã cung ứng một thí dụ cho những ai đi tìm kiến thức trực tiếp về cuộc sống bên kia cửa tử.
Swedenborg, người bảo rằng có thể thông công được với các hồn linh ngay khi tỉnh thức, đã mô tả cấu trúc của thế giới hồn linh. Hai sắc thái của quan điểm này đã đặc biệt cộng hưởng với những người tin theo các giáo huấn duy linh trước đó: thứ nhất, không phải chỉ có một thiên đàng hay một địa ngục duy nhất, mà là một loạt những thiên đàng địa ngục cao thấp khác nhau; thứ hai, rằng các hồn linh là những bậc phẩm trung gian giữa Thượng Đế và loài người, cho nên Đấng Thiêng Liêng thỉnh thoảng sử dụng họ như là một phương tiện để giao tiếp. Dù rằng Swedenborg cảnh giác không nên tìm cách liên hệ với hồn linh, sách của ông dường như đã khơi dậy ước muốn đó trong lòng người khác.
Mesmer không đóng góp vào đức tin tôn giáo, nhưng ông mang lại một kỷ thuật, về sau được biết là phép thôi miên, làm cho có thể đưa đến sự xuất thần và khiến cho những cá nhân bị thôi miên báo cáo là có câu thông được với các sinh linh siêu nhiên. Có rất nhiều những ngón nghề tự đề cao trong các mà biểu diễn của Mesmerism, và các nhà thực hành đi thuyết giảng trong khoảng giữa thế kỷ 19 ở Bắc Mỹ tìm cách vừa làm vui thính chúng vừa biểu diễn các phương pháp để có sự tự mình câu thông với các Đấng Thiêng Liêng.
8.2.2. ANDREW JACKSON DAVIS
Có lẽ người nổi tiếng nhất trong số những kẻ liên kết Swedenborg với Mesmer theo một kiểu tổng hợp của Bắc Mỹ là Andrew Jackson Davis, ông gọi hệ thống của mình là Triết Lý Hài Hòa (the Harmonial Philosophy). Davis trước đó hành theo pháp của Mesmer, là người trị bệnh bằng đức tin và là người có thần nhản ở xứ Poughkeepsie, New York. Quyển sách năm 1847 của ông, The Principles of Nature, Her Divine Revelations, và A Voice to Mankind (Pháp của Tự Nhiên Những Tiết Lộ của Nàng, Một Lời Kêu Gọi Loài Người), được đọc cho một người bạn chép trong khi ông đang trong trạng thái xuất thần, sau đã trở thành thứ gần gủi nhất với một quyển kinh trong phong trào Duy Linh mà chủ nghĩa cá nhân cực độ của nó đã ngăn cản sự phát triển một nhân sinh quan và vũ trụ quan có tính mạch lạc.
8.2.3. NHỮNG MẮC XÍCH CỦA PHONG TRÀO CANH TÂN
Những nhà duy linh coi ngày 31-3-1848 như ngày bắt đầu của giòng vận động của mình. Vào ngày ấy,Kate và Margaret Fox, ở Hydesville, New York, báo cáo là họ đã câu thông được với linh hồn của một người bán ma túy bị ám sát.
Điều làm cho việc này thành ra một sự cố lạ thường là rằng hồn linh ấy đã giao tiếp qua những tiếng gỏ mà người bàng quan có thể nghe được. Bằng chứng của giác quan làm cho những người Mỹ có đầu óc thực tiễn thích thú và sự cố chị em nhà Fox trở thành một nguồn xúc động mạnh.
Amy và Isaac Post, những Quakers thuộc phái của Elias Hick, từ Rochester, New York, từ lâu quen thuộc với gia đình Fox, đưa hai cô gái về nhà mình vào cuối mùa xuân 1848. Bị thuyết phục ngay bởi sự chơn thật trong việc câu thông của mấy chị em, họ trở thành những người cải đạo buổi đầu và giới thiệu các đồng tử trẻ tuổi này cho giới bạn bè thuần thành với giáo phái Quakers của mình.
Do vậy mà nhiều trong số những người tham gia vào trường phái Duy Linh từ buổi đầu là những người Quakers thuần thành và những kẻ khác là những người vào phong trào cải cách của giữa thế kỷ thứ 19. Những nhà cải cách này không thoải mái với các nhà thờ đã được chính thức hóa, vì họ đã làm rất ít để chiến đấu chống lại chế độ nô lệ và còn ít hơn nữa trong việc thúc đẩy chánh nghĩa đòi nữ quyền.
Phụ nữ đặc biệt bị hấp dẫn vào phong trào, vì nó cho họ vai tuồng quan trọng là đồng tử và các người thuyết giảng xuất thần. Thực vậy, trường phái Duy Linh đã cung ứng một trong những diễn đàn đầu tiên trong đó phụ nữ Mỹ có thể nói chuyện nơi công cộng trước một cử tọa có cả hai giới tính nam lẫn nữ.
Nhà thuyết giảng xuất thần được nhiều người biết đến trước cuộc nội chiến là Cora L. V. Scott (1840–1923). Trẻ, đẹp, sự xuất hiện của cô trên diển đàn làm cho đàn ông say mê. Cử tọa của cô bị ấn tượng bởi sự tương phản giữa hình dáng con gái và sự hùng biện khi cô nói tới những chuyện tinh thần và thấy rằng trong cái tương phản ấy có điểm tựa cho nhận xét rằng hồn linh đang nói qua cô. Cora lập gia đình bốn lần, và mỗi lần cô đều mang họ nhà chồng. Trong thời gian hoạt động mạnh nhất, cô được biết với tên là Cora Hatch.
Một người Duy Linh phụ nữ khác là Achsa W. Sprague, sinh ngày 17-11-1827, ở Plymouth Notch, Vermont. Vào tuổi 20, cô bị sốt do bệnh thấp khớp và tin rằng mình được khỏi bệnh hẳn là do các hồn linh đã cầu nguyện cho. Là một người thuyết giảng xuất thần được quần chúng cực kỳ ưa thích, cô đi khắp nước Mỹ cho tới khi cô chết năm 1861. Sprague là một người theo chủ nghĩa bãi nô và là người bênh vực nữ quyền.
Còn một nhà duy linh lỗi lạc và là một đồng tử xuất thần trước cuộc nội chiến là Paschal Beverly Randolph (1825–75), một người Mỹ gốc Phi Châu (Người tự do có da màu), cũng có một vai tuồng trong phong trào đòi bãi nô. Dù vậy, nhiều người theo chủ trương bãi nô và những nhà cải cách giữ mình tách biệt với phong trào; trong số những người hoài nghi có một cựu nô lệ có tài hùng biện, Frederick Douglass.
8.2.4. NGƯỜI TIN TƯỞNG VÀ KẺ NGHI NGỜ
Nhưng những năm theo sau cuộc xúc động của quần chúng đón mừng chị em Fox, các cuộc biểu dương việc câu thông (thí dụ như các buổi gọi hồn và sự chấp bút) tỏ ra là một vụ làm ăn có lợi nhuận nên sớm trở thành một hình thức giải trí và là một việc gây hưng phấn tâm linh. Việc hẳn nhiên đến là chị em nhà Fox đã kiếm sống kiểu này và những kẻ khác theo đường họ đã tiên phong.
Nghệ thuật tự đề cao trở thành một phần ngày càng quan trọng trong trường phái Duy Linh,và bằng chứng nghe được, thấy được, sờ mó được của các chơn linh ngày càng leo thang khi các đồng tử cạnh tranh nhau để có khán thính giả trả tiền tham dự. Lừa đảo hẳn nhiên phổ biến, vì những ủy ban điều tra độc lập mãi được tái lập, đáng lưu ý nhất là bản báo cáo năm 1887 của Ủy Ban Seybert (Seybert Commission). Một số trường hợp lừa đảo được thực hiện dưới chiêu bài Duy Linh đã bị truy tố ra Tòa.
Những nhà điều tra nổi trội phơi bày các trường hợp gian lận đến từ nhiều tầng lớp giáo dục khác nhau, có những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp như Frank Podmore của Hội Nghiên Cứu Siêu Linh (Society for Psychical Research)[15] hay Harry Price của Phòng Thí Nghiệm Quốc Gia Nghiên Cứu Siêu Linh (National Laboratory of Psychical Research)[16], và những nhà ảo thuật chuyên nghiệp như John Nevil Maskelyne. Maskelyne đã vạch trần anh em Davenport bằng cách xuất hiện giữa cử tọa của họ và giải thích các mánh khóe họ đã thực hiện.
Tong thập niên 1920s, nhà ảo thuật chuyên nghiệp Harry Houdini đã dấn tân vào cuộc thánh chiến khá công khai chống lại những đồng tử giả mạo. Xuyên suốt các nổ lực của mình, Houdini luôn giữ kỷ cương là ông không chống lại tự thân trường phái Duy Linh, mà chỉ chống lại sự thực hành gian lận và lừa đảo cố ý vì mục tiêu tiền bạc.
Bất chấp những sự lừa đảo đang phổ biến, sự hấp dẫn của phong trào Duy Linh vẫn mạnh. Nổi trội nhất trong số những người tin theo là những kẻ đau khổ vì thân nhân mình thương yêu mới mất. Một trường hợp được nhiều người biết đến là trường hợp bà Mary Todd Lincoln khi đang buồn khổ vì con trai bị mất, đã tổ chức buổi cầu tiếp chơn linh trong Tòa Bạch Ốc, có chồng mình, Tổng Thống Abraham Lincoln, tham dự. Sự gia tăng quan tâm vào trường phái Duy Linh trong và sau cuộc Nội Chiến Mỹ Quốc và cuộc Đại Chiến thứ nhất là một phản ứng trực tiếp từ các cuộc thương vong to lớn.
Thêm vào đó, phong trào cố tình hấp dẫn những người đòi cải cách, họ ngẫu nhiên thấy là các chơn linh tán thành những chánh nghĩa thời thượng như bình quyền. Nó cũng hấp dẫn những người có khuynh hướng theo chủ nghĩa duy vật và từ chối tôn giáo có tổ chức. Nhà duy vật và vô thần có thế lực Robert Owen[17] qua các kinh nghiệm của mình với giới Duy Linh đã quay sang tin tưởng tôn giáo này cho tới mãn đời.
Nhiều khoa học gia nghiên cứu hiện tượng này cũng trở thành những người đổi Đạo. Trong số đó có các nhà hóa học kiêm vật lý học William Crookes (1832–1919), nhà sinh vật học cách mạng Alfred Russel Wallace (1823-1913) và người đoạt giải Nobel về vật lý Charles Richet. Những người tin tưởng nổi trội khác nữa là nhà báo theo chủ nghĩa hòa bình William T. Stead (1849-1912) và bác sĩ kiêm văn sĩ Arthur Conan Doyle (1859-1930). Nhà tâm lý học tiên phong người Mỹ William James đã ngiên cứu việc tâm linh và cho ấn hành những kết luận có tính ủng hộ. Những buổi thiết lễ cầu linh của Eusapia Palladino đã có sự tham dự của các nhà nghiên cứu kể cả Pierre và Marie Curie.
8.2.5. PHONG TRÀO TÂM LINH KHÔNG THUỘC TỔ CHỨC NÀO
Phong trào tâm linh mau lẹ bành trướng trên khắp thế giới; dù chỉ ở Anh nó mới trở thành phổ biến như ở Mỹ. Ở Anh, năm 1853, những cuộc mời nhau uống trà trong số các người giàu có và theo thời thường có kèm theo màn xây bàn, một kiểu đàn cầu thỉnh trong đó các hồn linh sẽ thông công giao tiếp với những người ngồi quanh một cái bàn bằng cách làm nó nghiêng hoặc xoay.
Một người quan trọng dấn thân theo việc này là nhà mô phạm Allan Kardec (1804-1869) nói ở mục 2 của phần Phụ Lục này, đã tiên phong nỗ lực hệ thống hóa các ý tưởng và sự thực hành của phong trào để thành ra một hệ thống triết học nhất quán. Sách của ông, được viết trong mười lăm năm cuối đời, đã trở thành nền tảng hữu tự cho những người theo phái Thông Linh, phổ biến ở các xứ La Tinh. Ở Brazil, nhiều tín hữu ngày nay còn chấp giữ ý tưởng của Allan Kardec. Ở Puerto Rico, sách của ông được nhiều người thuộc giới thượng lưu đọc, và rốt cuộc đã làm nảy sinh ra phong trào được biết với tên là Cái Bàn Trắng (Mesa Blanca).
Phong trào Duy Linh chủ yếu là một phong trào của giới trung và thượng lưu, và đặc biệt phổ biến trong giới phụ nữ. Các nhà Duy Linh Mỹ thường gặp nhau tại tư gia để cầu thỉnh hồn linh, ở các thính đường để dự buổi thuyết giảng xuất thần, ở các buổi hội nghị tiểu bang hay quốc gia và ở các trại Hè có nhiều ngàn người tham dự.
Trong số những buổi gặp gỡ cắm trại đáng kể nhất, có Trại Etna ở Etna, Maine, Rừng Onset Bay Grove ở Onset, Massachusetts; Thung Lũng Lily Dale, ở miền tây tiểu bang New York State; Trại Chesterfield, ở Indiana; the Trại Các Nhà Duy Linh Wonewoc Spiritualist Camp, ở Wonewoc, Wisconsin; và Hồ Pleasant, ở Montague, Massachusetts. Để thành lập một cuộc gặp gỡ cắm trại (camp meetings), các người Duy Linh đã biến cải cho thích nghi một mẫu mà những giáo xứ Tin Lành Hoa Kỳ đã tạo ra từ đầu thế kỷ thứ 19. Những cuộc cắm trại họp mặt của người Duy Linh thường tổ chức nhiều nhất ở New England và California, nhưng cũng có được tổ chức xuyên qua phía trên của miền Trung Tây. Cassadaga, Florida, là trại Duy Linh đáng lưu ý nhất thuộc các tiểu bang miền Nam.
Một số các tập san của người Duy Linh đã xuất hiện trong thế kỷ 19, và những tập san này đã làm được nhiều điều để giữ cho phong trào được cùng nhau gìn giữ. Trong số những tập san quan trọng nhất, có Ngọn Cờ Ánh Sáng (The Banner of Light -Boston), Tạp Chí Tôn Giáo Triết Học (The Religio-Philosophical Journal -Chicago), Tinh Thần và Vật Chất (Mind and Matter -Philadelphia), Những Nhà Duy Linh (The Spiritualist- London), và Đồng Tử (The Medium -London).
Những tập san có uy tín khác nữa là Tạp Chí Thông Linh (Revue Spirite -Pháp), Thiên Sứ (Le Messager –Bỉ), Annali dello Spiritismo (Ý), El Criterio Espiritista (Tây Ban Nha), và Tiên triệu của Ánh Sáng (The Harbinger of Light -Úc). Cho tới 1880, có khoản ba tá nguyệt san Duy Linh được in trên khắp thế giới. Những tập san này khác nhau rất nhiều, phản ảnh sự khác biệt lớn trong sô những người Duy Linh. Một số, như tờ Tạp Chí Tâm Linh của Anh Spiritual Magazine là thuộc Công Giáo và bảo thủ, công khai chỉ trích. Một số khác như tờ Bản Chất Con Người (Human Nature), lại nhấn mạnh là không theo Công Giáo và ủng hộ cho các nổ lực canh tân và xã hội chủ nghĩa. Cũng có những tờ khác, như Nhà Duy Linh (The Spiritualist), lại toan coi hiện tượng Duy Linh từ một góc độ khoa học, kiêng cử không bàn luận tới cà hai vấn đề thần học và cải cách.
Phong trào có tính cách cực kỳ cá nhân, mỗi người dựa vào kinh nghiệm riêng của mình và đọc sách báo để phân định bản chất của cuộc sống bên kia cửa tử. Các tổ chức do vậy mà chậm phát triển và khi nó xuất hiện, nó lại bị các đồng tử và các nhà thuyết giảng xuất thần phản đối. Hầu hết hội viên chịu đi nhà thờ Công Giáo, và đặc biệt các nhà thờ Phổ Độ, nơi tụ tập của nhiều nhà Duy Linh.
Khi phong trào bắt đầu mờ nhạt đi, môt phần qua sự mất lòng tin cậy của quần chúng vì các cáo buộc gian lận, một phần qua sự hấp dẫn của các hoạt động tôn giáo nhưKhoa Học Công Giáo (Christmas Science), Nhà Thờ Duy Linh (Spiritualist Church) được thành lập. Nhà thờ này nói rằng mình là dấu tích chính yếu của phong trào ngày nay còn lại ở Hoa Kỳ.
8.2.6. NHỮNG ĐỒNG TỬ KHÁC
William Stainton Moses (1839–92) là một giáo phẩm Anglican trong thời gian từ 1872 đến 1883, đã chấp bút (automatic writing) viết đầy 24 tập vở phần lớn trong đó được nói là để mô tả các hoàn cảnh trong thế giới tâm linh.
Cô đồng Emma Hardinge Britten (1823–99) sinh ở London di cư sang Mỹ năm 1855 và là người năng nổ làm việc thuyết giảng xuất thần và tổ chức trong giới duy linh. Cô ta được biết đến nhiều nhất như là một người viết biên niên sử về sự phát triển của phong trào, đặc biệt trong quyển sách năm 1884 của cô Phép lạ trong Thế Kỷ 19: Các Nhà Duy Linh và Những Hoạt Động Của Họ Trong Mỗi Nước Trên thế Giới (Nineteenth Century Miracles: Spirits and their Work in Every Country of the Earth.)
Eusapia Palladino (1854-1918) là một đồng tử Duy Linh người Ý từ những khu vực nghèo nàn của Naples đã lập nên sự nghiệp trong việc đi du hành qua Ý, Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nga và Ba Lan. Nhiều lần mưu mẹo của bà bị lật tẩy dù rằng một vài nhà điều tra, kể cả các khoa học gia có được giải Nobel, đã công nhận là bà có các khả năng đồng tử.
Người ta tin rằng nhà tâm lý học Ba Lan Julian Ochorowicz, năm 1893 đã đưa bà từ St. Petersburg, Nga, tới Warsaw, Ba Lan. Ông giới thiệu bà với tiểu thuyết gia Bolesław Prus, người này tham dự vào cuộc cầu hồn của cô ta và đã kết hợp các yếu tố duy linh vào tiểu thuyết lịch sử Pharaoh của mình.
Ochorowicz cũng còn nghiên cứu, 15 năm sau, trường hợp của một đồng tử tên Stanisława Tomczyk, phát lên tại Wisla, Ba Lan.
8.3. TÍN NGƯỠNG CỦA CÁC TRƯỜNG PHÁI DUY LINH
Một số tín ngưỡng của trường phái Duy Linh thì giống nhau nhưng cũng có những điều khác nhau tùy nhóm.
8.3.1. TÍN NGƯỠNG HỮU THẦN (THEISM)
Hầu hết các người trong trường phái Duy Linh tin vào thuyết Nhất Thần, vào Đức Thượng Đế Đại Từ Bi, giống như Công Giáo. Nguyên lý tiên khởi của Hiệp Hội Quốc Gia Duy Linh là “Phận Làm Cha của Thượng Đế”
8.3.2. ĐỒNG TỬ VÀ CÁC CHƠN LINH
Người thuộc trường phái Duy Linh tin vào các cuộc thông linh với những người đã chết. Họ tin rằng:
Các đồng tử có khả năng câu thông với hồn linh là các người có năng khiếu bẩm sinh để làm việc này.
Hồn linh có thể tiến hóa và hoàn thiện, bước sang các hành tinh hay các cảnh giới khác.
Cõi sống bên kia cửa tử không phải là một chỗ tĩnh đọng, mà là nơi mà hồn linh có thể tiến hóa. Hai thứ đức tin này – rằng có thể liên lạc được với hồn linh và hồn linh có thể ở một cảnh giới cao hơn – dẫn đến một đức tin thứ ba rằng
Hồn linh có thể cung ứng các kiến thức về phẩm hạnh và đạo đức cũng như về Thượng Đế và về cuộc sống bên kia cửa tử.
Cho nên nhiều thành viên của trường phái Duy Linh nói tới sự hướng dẫn tâm linh, từ những chơn linh đặc trưng, thường câu thông được và được tín cẩn trong các sự hướng dẫn về việc trần thế và việc tâm linh.
Nhưng một số người Công Giáo cho trường phái Duy Linh là yêu thuật. Bảng biểu ngữ này năm 1865 ở Hoa Kỳ cũng lên án các liên kết của Phái Duy Linh với chủ nghĩa bãi nô và qui tội cho phái này đã gây ra cuộc Nội Chiến.
8.4. SO SÁNH VỚI CÁC TÔN GIÁO KHÁC
8.4.1. CÔNG GIÁO
Vì Phái Duy Linh xuất phát từ môi trường Công Giáo, nó có các sắc thái giống với Công Giáo, từ một hệ thống đạo đức chủ yếu là thuộc Công Giáo cho tới các thực hành nghi thức tế lễ như các buổi lễ ngày chủ nhật và các cuộc hát thánh ca.
Dù vậy, về những điểm quan trọng, Công Giáo và Phái Duy Linh có khác nhau. Những người tin theo các giáo huấn duy linh không tin rằng việc làm hay đức tin của một người còn trong vòng sinh tử trong một kiếp sống ngắn ngủi lại có thể coi như một cơ bản để chỉ định hồn vào cõi Thiên Đàng hay Địa Ngục đời đời.
Họ coi cuộc sống bên kia cửa tử như có chứa các bầu (sphere), qua đó mỗi hồn linh có thể tiến hóa. Quan điểm này liên hệ tới ý tưởng của người Công Giáo về Lò Luyện Tội.
Những người theo trường phái duy linh khác với người theo Đạo Tin Lành ở chỗ Kinh Thánh Judeo Công Giáo không phải là nguồn gốc chính yếu từ đó họ rút ra những hiểu biết về Thượng Đế và về cuộc sống bên kia cửa tử: đối với họ, những sự tiếp xúc cá nhân với những hồn linh cung ứng điều này.
8.4.2. CÁC TÔN GIÁO BẢN XỨ
Đức tin của người theo giáo thuyết Vật Linh (Animist), với truyền thống của giáo thuyêt shamanism[18] và sự tiếp xúc với hồn linh, cũng tương tự như giáo thuyết Duy Linh.
Trong những thập niên đầu tiên của phong trào này, nhiều đồng tử đã tuyên bố rằng mình có câu thông được với những Linh Hồn Hướng Đạo Của Người Mỹ Bản Địa, coi như cách thừa nhận rõ ràng có các tương đồng này.
Dù vậy, không như những người theo giáo thuyết Vật Linh, người theo giáo thuyết Duy Linh nói tới hồn của con người đã chết chớ không tán thành tín ngưỡng vào hồn linh của cây cối, sông suối hay những biểu hiện thiên nhiên khác.
8.4.3. HỒI GIÁO (ISLAM)
Trong Hồi Giáo, một số các tập tục, đặc biệt là Sufism[19], coi các sự câu thông với hồn linh là có thể được. Thêm nữa, quan niệm của Tawassul[20] nhìn nhận có sự tồn tại của những hồn linh tốt lành trên cao hơn và gần hơn với Thượng Đế, và do đó có thể nhân danh nhơn loại mà đứng ra can thiệp.
Ấn Giáo, dù không đồng nhất, có chung tín ngưỡng với trường phái Duy Linh về sự tồn tại của linh hồn bên kia cửa tử. Nhưng Ấn Giáo khác ở chỗ họ tin vào sự luân hồi và chấp giữ quan điểm rằng mọi sắc thái của nhân cách người ta triệt tiêu hẳn lúc chết. Trường phái Duy Linh tin chắc rằng hồn linh còn giữ bản sắc nhân cách mà nó có trong cuộc tồn sinh nhân loại.
8.4.4. TRƯỜNG PHÁI THÔNG LINH (SPIRITISM)
Trường phái Thông Linh, một chi của trường phái Duy Linh phát triển bởi Allan Kardec và được tìm gặp ở phần lớn các quốc gia La Tinh, nhấn mạnh vào sự luân hồi.
Nhưng theo Arthur Conan Doyle, hầu hết trường phái Duy Linh của đầu thế kỷ thứ hai mươi không quan tâm tới giáo thuyết về luân hồi, ít người ủng hộ thuyết ấy, trong khi có một thiểu số đáng kể chống đối lại vì vấn đề đó không hề được các hồn linh đề cập tới trong các đàn giao tiếp.
Cho nên, theo Doyle, chính cái khuynh hướng thực nghiệm của trường phái Duy Linh nói tiếng Anh — nổ lực phát triển quan điểm tôn giáo từ sự quan sát các hiện tượng — đã giữ không cho các thành viên Duy Linh của thời kỳ náy ủng hộ quan điểm về luân hồi.
8.4.5. TRƯỜNG PHÁI BÍ GIÁO (OCCULTISM)
Dòng tu bí giáo từ cuối thế kỷ 19 là dòng tu duy nhất còn ảnh hưởng mạnh trên trường bí giáo cho đến thế kỷ 20, được thành lập bởi Dr. William Robert Woodman, William Wynn Westcott, và Samuel Liddell MacGregor Mathers.
Westcott cũng thuộc Thông Thiên Học nữa và dường như ông là người lãnh đạo chính yếu và là người đã giải mã bảng sách viết tay Cipher Manuscript. Từ sự giải mã này, ông biết tên và địa chỉ của Anna Gprengel. Tháng 10 năm 1887, ông viết thư đến và được khen ngợi, ba người được phong Adeptus Exemptus và được trao cho đồ biểu để lập đền Golden Dawn xây dựng năm phẩm cấp mà bản viết tay nói tới.
Cấp Một là Ngoại Môn (The Outer Order) bắt đầu được mở khi xây dựng xong Đền Isis-Urania năm 1888. Khóa tu này thu nhận nam nữ số lượng ngang nhau (khác với Societas Rosicruciana in America và Masonry). Chương trình cho cấp một là triết học và siêu hình học.
Nhưng năm 1891, thư từ với Anna Sprengel bị đình chỉ, Wescott nhận tin từ Đức nói rằng hoặc bà ấy đã chết hoặc các người đồng sự với bà không tán thành việc lập trường bí giáo, muốn liên hệ với các Đấng Lãnh Đạo vô hình thì phải tự thực hiện thôi. Cũng trong năm 1891, Woodman chết.
Năm 1892, Mathers tuyên bố là đã lập được liên hệ với các Đấng Lãnh Đạo vô hình và tiếp tục lập chương trình cho Cấp Hai (Nội Môn) bắt đầu năm 1892 cho các đệ tử đã học xong Ngoại Môn. Năm 1897, Westcott rời Golden Dawn. Một mình Mathers chống đỡ với các cuộc phản đối và chia rẻ.
Khoảng giữa 1901 và 1913, Mathers đặt tên lại cho chi phái còn trung thành với sự lãnh đạo với ông là Alpha et Omega. Ông giao quyền các đền thờ ở Anh và Scotland cho Brodie-Inne để lo mở rộng sang Mỹ. Đền Thoth-Hermes đã được lập ở Chicago và trước đại chiến thứ nhất, Mathers đã lập được từ tới 3 đền ở Mỹ. Hầu hết các đền Alpha & Omega và Stella Matutina đã đóng cửa hay vô chủ trước thập niên 1930 trừ hai đền: Hermes Temple ở Bristol và Whare Ra ở Havelock North, New Zealand còn hoạt động đều đặn cho tới lúc đóng cửa năm 1978. (http://en.wikipedia.org/wiki/Hermetic_Order_of_the_Golden_Dawn)
Trường phái Duy Linh khác với các phong trào Bí Giáo như Dòng Tu Kín của Buổi Bình Minh Hoàng Kim (Hermetic Order of the Golden Dawn) hay các tổ chức Wiccan (thuộc các nhà phù thủy hiện đại) ở chỗ người ta không câu thông với hồn linh để được các quyền năng pháp thuật (trừ phi để có quyền năng chữa bệnh).
Thí dụ, bà Blavatsky (1831–1891) của Hội Thông Thiên Học chỉ thực hành việc đồng tử để câu thông với những chơn linh có quyền thế có thể đem tới các kiến thức bí truyền. Bà Blavatsky không tin rằng những chơn linh này là những con người đã khuất và bền giữ lòng tin vào sự luân hồi khác với quan điểm của hầu hết những nhà duy linh.
8.5. SAU THẬP NIÊN 1920
Sau thập niên 1920s, trường phái Duy Linh phát triển theo ba chiều hướng khác nhau, tất cả đến nay còn tồn tại.
8.5.1. THUYẾT HỢP NHẤT
Chiều hướng thứ nhất trong số này tiếp tục truyền thống của các hành giã cá nhân, tổ chức thành những nhóm tập trung quanh một đồng tử và các khách hàng mà không có hệ cấp chúc phẩm hay giáo điều nào.
Cho tới cuối thế kỷ thứ 19, phong trào duy linh đã trở nên ngày càng hỗn tạp, một phát triển tự nhiên trong một phong trào không có một quyền lực trung ương hay một giáo điều. Ngày nay, trong số những nhóm không tổ chúc này, phái duy linh không sẵn sàng phân biệt được so với phong trào cũng hổn độn tương tự là phong trào Thời Đại Mới ( New Age).
Những nhà duy linh này thực là không đồng nhất nhau trong tín ngưỡng của mình liên quan tới các vấn đề như luân hồi hay sự tồn tại của Thượng Đế. Một số mô phỏng đức tin của mình theo tín ngưỡng của Thời Đại Mới (New Age và Neo-Pagan beliefs, trong khi những người khác tự gọi mình là những người duy linh công giáo (Christian Spiritualists), tiếp tục truyền thống cẩn trọng hội nhập các kinh nghiệm duy linh của mình vào với đức tin Công Giáo.
8.5.2. NHÀ THỜ DUY LINH
Hướng thứ hai được theo là hướng chấp nhận tổ chức chánh thức, làm theo kiểu mẫu các giáo xứ Công Giáo, có tín điều và nghi lễ được thiết lập và có các đòi hỏi phải huấn luyện đồng tử.
Ở Hoa Kỳ, các Nhà Thờ Duy Linh thoạt đầu nhận làm hội viên của Liên Hiệp các Nhà Thờ Duy Linh Toàn Quốc ( National Spiritualist Association of Churches), và ở Anh Hiệp Hội Quốc Gia Các Nhà Duy Linh (Spiritualists' National Union), thành lập năn 1901.
Giáo dục chánh thức về phép tu Duy Linh nổi lên từ năm 1920, ngày nay còn tiếp tục với Trường Trung Học Arthur Findlay tại Stansted Hall.
Những khác biệt tín ngưỡng giữa các nhà duy linh có tổ chúc đã dẫn tới một vài sự ly giáo, đáng kể nhất là việc xảy ra ở vương quốc Anh năm 1957 giữa những người bảo thủ ý kiến rằng phong trào là môt tôn giáo có sắc thái độc đáo riêng của mình (sui generis) và một thiểu số muốn giữ nó như một giáo đoàn nằm trong Công Giáo.
Phép tu của phong trào Duy Linh có tổ chức ngày nay giống như của bất cứ tôn giáo nào khác, đã loại bỏ hầu hết những điều có tính biểu dương, đặc biệt là những yếu tố giống như thuật phù thủy. Cho nên có sự nhấn mạnh nhiều vào loại đồng “cõi trí” và một sự tránh né hầu như hoàn toàn kiểu đồng tạo phép lạ trong vật chất vốn đã làm say mê những tín hữu ban đầu như Arthur Conan Doyle.
8.5.3. TRƯỜNG PHÁI CUỢC SỐNG BÊN KIA CỬA TỬ
Hướng thứ ba được theo là tiếp nối của chiều hướng thực nghiệm cho các hiện tượng tôn giáo. Từ năm 1882, với sự thành lập Hội Nghiên Cứu Tâm Linh, đã có các tổ chức thế tục nổi lên để điều tra nghiên cứu những tuyên bố tâm linh.
Ngày nay, nhiều người với khảo hướng thực nghiệm tránh cái nhãn hiệu duy linh và ưa cái nhãn hiệu “sống tiếp” (survivalism). Những người này kiêng kị tôn giáo, và đặt cơ bản đức tin của mình vào cuộc sống bên kia cửa tử dựa vào các hiện tượng có thể thông qua được với ít nhất là cuộc điều nghiên có tính khoa học, như là hiện tượng đồng tử, các kinh nghiệm cận kề cái chết, các kinh nghiệm bên ngoài thân thể, các hiện tượng tiếng nói điển lực, và các nghiên cứu về luân hồi.
Nhiều người theo trường phái “Sống Tiếp” tự coi mình như những thừa kế trí tuệ của phong trào duy linh.
Source: http://www.daotam.info/
Source: http://www.daotam.info/