Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Bạn có nên tin thuyết Chúa Ba Ngôi?

Hơn hai tỉ người cho rằng họ là môn đồ đạo Đấng Ki-tô. Hầu hết họ thuộc giáo hội dạy về Chúa Ba Ngôi—giáo lý cho rằng Cha, Con và thần khí (Thánh thần) cùng là Đức Chúa Trời. Làm thế nào thuyết Chúa Ba Ngôi trở thành giáo lý chính thức? Quan trọng hơn, sự dạy dỗ này có phù hợp với Kinh Thánh không?
Kinh Thánh hoàn tất vào năm 98 công nguyên (CN). Hơn hai thế kỷ sau, vào năm 325 CN, những dạy dỗ dẫn đến thuyết Chúa Ba Ngôi bắt đầu được hình thành chính thức tại công đồng trong thành phố Nicaea ở Tiểu Á (hiện nay là Iznik, Thổ Nhĩ Kỳ). Tân bách khoa từ điển Công giáo (New Catholic Encyclopedia) cho biết tín điều này do Công đồng Nicaea đề ra định nghĩa chính thức đầu tiên của Chính Thống Giáo đạo Đấng Ki-tô, gồm định nghĩa về Thiên Chúa và Đấng Ki-tô. Nhưng, tại sao nhiều thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Kinh Thánh hoàn tất, người ta nghĩ rằng cần định nghĩa về Thiên Chúa hay Đức Chúa Trời và Đấng Ki-tô? Có phải Kinh Thánh không nói rõ về các đề tài quan trọng này không?

CÓ PHẢI CHÚA GIÊ SU LÀ ĐỨC CHÚA TRỜI?

Khi hoàng đế Constantine là nhà cai trị duy nhất trong đế quốc La Mã, những người tự nhận theo Đấng Ki-tô có sự bất đồng về mối tương quan giữa Đức Chúa Trời và Đấng Ki-tô. Có phải Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời? Hoặc ngài được Đức Chúa Trời tạo ra? Để giải quyết vấn đề này, Constantine triệu tập giới chức sắc giáo hội đến Nicaea, không phải để tìm hiểu sự thật, nhưng vì không muốn tôn giáo gây chia rẽ đế quốc ông.
“Đối với chúng ta, chỉ có một Thiên Chúa là Cha”.—1 Cô-rinh-tô 8:6, Các Giờ Kinh Phụng Vụ
Constantine đề nghị các giám mục, có lẽ gồm hàng trăm người, nhất trí đưa ra một quyết định, nhưng yêu cầu của ông không có kết quả. Rồi ông đề nghị công đồng chấp nhận ý niệm mơ hồ là Chúa Giê-su “đồng bản thể” (Hy Lạp: homoousios) với Cha. Cụm từ triết học Hy Lạp này không có trong Kinh Thánh, dùng làm nền tảng cho giáo lý Chúa Ba Ngôi, mà sau này được đưa vào các tín điều của giáo hội. Thật vậy, đến cuối thế kỷ thứ tư, thuyết Chúa Ba Ngôi đã trở thành tín điều chính thức của giáo hội, kể cả điều họ gọi phần thứ ba của Thiên Chúa Ba Ngôi là Chúa Thánh thần.

TẠI SAO BẠN NÊN QUAN TÂM?

Chúa Giê-su nói: “Những người thờ phượng chân chính sẽ thờ phượng Cha theo đúng sự thật” (Giăng 4:23). Sự thật ấy được ghi trong Kinh Thánh (Giăng 17:17). Kinh Thánh có dạy rằng Cha, Con và thần khí là ba ngôi trong một Đức Chúa Trời không?
Thứ nhất, Kinh Thánh không đề cập đến từ “Chúa Ba Ngôi”.  Thứ hai, Chúa Giê-su không bao giờ cho rằng ngài ngang hàng với Đức Chúa Trời. Thay vì thế, Chúa Giê-su thờ phượng Đức Chúa Trời (Lu-ca 22:41-44). Điều thứ ba liên quan đến mối quan hệ của Chúa Giê-su với các môn đồ. Ngay cả sau khi được sống lại và trở thành thần linh, Chúa Giê-su gọi các môn đồ là “anh em tôi” (Ma-thi-ơ 28:10). Có phải họ là anh em của Đức Chúa Trời Toàn Năng không? Dĩ nhiên không! Nhưng qua việc đặt đức tin nơi Đấng Ki-tô, Con Đầu Lòng của Đức Chúa Trời, họ cũng trở thành các con trai của Cha (Ga-la-ti 3:26). Hãy so sánh thêm một số câu Kinh Thánh sau đây với lời tuyên bố trong tín điều do Công đồng Nicaea đề ra.
Tín điều của Công đồng Nicaea:
“Chúng tôi tin kính... một Chúa Giê-su Ki-tô... là bản thể của Đức Chúa Cha, Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh sáng bởi Ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật”.
Điều Kinh Thánh nói:
  • “Chúa Cha cao trọng hơn Thầy [Chúa Giê-su]”.—Giăng 14:28. *
  • “Thầy [Chúa Giê-su] lên cùng Cha Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em”.—Giăng 20:17.
  • “Đối với chúng ta, chỉ có một Thiên Chúa là Cha”.—1 Cô-rinh-tô 8:6.
  • “Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô”.—1 Phi-e-rơ 1:3.
  • “Đây là lời của Đấng A-men [Chúa Giê-su]... là Khởi Nguyên của mọi loài Thiên Chúa tạo dựng”.—Khải huyền 3:14. *

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Suy Nghĩ Về Lệnh Cấm Của Vương Quốc Brunei

Những ngày qua, bên cạnh việc quảng bá và cổ vũ rầm rộ cho ngày lễ giáng sinh, nhưng không nói rõ là ai đã giáng sinh, trên các phương tiện truyền thông ở Việt Nam, thì cũng đồng thời xuất hiện thông tin được trích từ Telegraph với dòng tít: “Brunei: Chúc mừng Giáng sinh bị án tù 5 năm và nộp phạt tương đương 400 triệu đồng”.
Thật ra lệnh cấm này của Bộ Tôn giáo Brunei đã ban ra từ đầu năm 2015 (*). Việc các phương tiện truyền thông ở Việt Nam cho đăng tải lại ngay cận sát ngày lễ giáng sinh đã khiến không ít người ngạc nhiên, với những ai đang hăng hái, tự do, thoải mái  như bao lâu nay thật sự rất bị sốc!
Tóm tắt nội dung  thông cáo của Bộ Tôn giáo Brunei thì nếu bị bắt quả tang gởi lời chúc mừng lễ giáng sinh hoặc đội nón ông già Noel, dân Brunei sẽ bị án tù 5 năm và nộp phạt tương đương 400 triệu đồng.
Bộ phận có trách nhiệm sẽ kiểm tra thường xuyên từ đường phố đến các công xưởng để phát hiện ra các sai phạm đã nêu. Thông cáo viết tiếp: Những biện pháp ràng buộc này là để kiểm soát hành động ăn mừng giáng sinh quá mức và công khai, điều có thể gây tổn hại đến aquidah (đức tin) của cộng đồng Hồi giáo. Borneo Bulletin dẫn lời các thủ lĩnh Hồi giáo Brunei đã cảnh báo hồi đầu tháng rằng “Trong mùa giáng sinh, nếu có người theo đạo Hồi thực hiện những nghi thức của công giáo như thắp nến, trang trí cây thông, hát thánh ca, gởi lời chúc mừng…là đi ngược lại với đức tin đạo Hồi”. Tuy nhiên phần sau của thông cáo này còn mở một cánh cửa nhỏ là những người nước ngoài có tín ngưỡng Gia tô thì vẫn được tổ chức lễ giáng sinh trong phạm vi cộng đồng họ nhưng phải xin phép với nhà chức trách.
Từ rất lâu, các du khách ít khi tìm đến vương quốc giàu có này để nghĩ giáng sinh, ăn giáng sinh và chơi giáng sinh. Các dịch vụ ông già Noel cũng tránh xa ngàn dặm nơi này, không hề có một khe cửa hẹp nào để có thể lợi dụng hoặc o ép bằng quyền  lợi để chen vào.
Có cực đoan hay kỳ thị lắm không điều đó còn tùy thuộc vào nhận thức sự việc của mỗi người. Nhưng xin nói thêm một chuyện cũng mới vừa xảy ra không lâu để có thể so sánh hành động của chính phủ Brunei có cực đoan hay kỳ thị hay không. Đó là ngày 15/9/2015 chính phủ Hungary tuyên bố không ủng hộ dân nhập cư  từ Trung Đông. Thủ tướng  nước này là ông Vikto Orban cho rằng “Hunggary hành động như vậy là để bào vệ truyền thống Kitô giáo châu Âu” (… it was important to secure his nation’s borders from mainly Muslim migrants “to keep Europe Christian.”). Những ai từng  đọc qua lịch sử chắc chắn sẽ hiểu hơn ai hết việc làm của Chính phù Hungary (theo bản tinSàigòn Buổi Sáng ngày 16/9/2015), xin miễn bàn sâu thêm. Như vậy hai sự kiện Brunei (Hồi giáo) và Hungary (Kitôgiáo) mỗi  bên đều có cái lý do chính đáng của mình, dứt khoát và mạnh mẽ.
Chạnh nhớ về những ngày đầu thực dân Pháp nã súng vào Đà Nẵng, mở đầu bước xâm lăng  dưới vỏ bọc bảo vệ tín ngưỡng, nhà Nguyễn đã nương tay quá mức, một phần vì yếu kém năng lực quân sự, phần vì nội gián tinh vi mang vỏ bọc  tín đồ, để bây giờ  tiếng đời vẫn còn  trách cứ. Ngược lại phía bên Gia tô thì tố cáo nhà Nguyễn  đán áp, tàn sát các cố đạo, con chiên để họ mệt nhọc phong thánh sau này! Thật tội cho vua quan nhà Nguyễn, đàng nào cũng bị lên án, và còn tội hơn cho đất nước Tiên Rồng này từ đó phải oằn mình dưới ách ngoại bang suốt hàng trăm năm và cộng thêm 20 năm của hai cái gọi là “Đệ nhất (nhị) Cộng Hòa”.
Nói đến nỗi đau của đất nước cũng tức là nói đến sự  tủi nhục dưới cùng một số phận. Thế mà Phật giáo Việt Nam (PGVN) vẫn độ lượng nhân từ khó tưởng tượng ra được. Thí dụ thời gia đình trị  họ Ngô Đình, mà có lẽ nói một câu chua chát nhưng đáng gia nhất của Tiến sĩ Cao Huy Thuần là “một tôn giáo  của dân tộc  có bề dày lịch sử mà đi đòi quyền bình đẳng tôn giáo mới lạ”. Vậy mà PGVN vẫn âm thầm sống trong lòng dân tộc, vẫn khiêm nhường, nhường nội đô, nhường tuyền thông cho tôn giáo khác, tiếp tục đứng lùi về một góc yên bình nhìn  thiên hạ tung hoành trên sân Mỹ Đình bêu xấu  dân tộc, khinh miệt con rồng cháu tiên và không ngại mồm nguyền rủa đạo Bụt.
“Tuyên Ngôn Thuộc Linh”, một tuyên ngôn lăng nhục dân tộc và văn minh Việt Nam của Hội Thánh Tin Lành, đọc tại Sân Vận động Quốc gia Mỹ Đình ngày 20-12-2009 https://www.youtube.com/watch?v=LnGKhrZ4K2A
Người còn có lương tâm  phài tự đặt ra câu hỏi: Ai cho phép họ lộng hành như vậy? Và kèm theo đó là “PGVN đâu rồi, PGVN có còn  hiện diện ở mảnh đất hình chữ S này không?
Lẽ ra từ sau ngọn đuốc Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức năm 1963, nếu là một tôn giáo khác, họ sẽ “thừa thắng  xông lên” công kích lại những gì mình đã bị nếm trải, nhưng với PGVN thì không, lại vẫn  lui về  sống đúng theo chân lý của mình. Vì vậy, khoảng trống được  nhường ấy  đã mọc lên vô số loài nấm độc hại, ngày càng lấn hết mặt bằng  nhân nghĩa của cha ông ta xưa, tất nhiên cùng lúc xem  sự hiện diện của PGVN không ra gì. Thế là dần dà, cái ngày 25/12 hằng năm, cái ngày mà Thần Mặt Trời luôn là điểm sáng cho dân tộc cổ đại của họ  sinh tồn, bạo chúa Constantine (274 – 337) đã chọn làm ngày chúa Kitô  giáng sinh, bắt thiên hạ phải làm theo, cho đến bây giờ  trên mảnh đất Tiên Rồng này những tưởng đã bị gót chân xâm lược tàn bạo của  tên bạo chúa này dẫm nát. Điều đáng nói là bây giờ không còn bó củi và thanh gươm để giết chết những ai trái ý, nhưng thay vào đó là làn sóng mượn chiêu bài  kinh tế kinh doanh, khoác cho  ngày lễ giáng sinh nhiều bộ mặt mới tưởng đã lắm nhân từ và thương xót  dân tộc lắm vậy. Dường như tất cả đã bị thúc thủ  bởi làn sóng  này hơn là bó củi thanh gươm  tanh máu ngày xưa của các tòa án dị giáo.
Ai sẽ hiểu cho PGVN trong lúc này? Lẽ dĩ nhiên nếu là PGVN thì sẽ không hành xử như Brunei hay Hungary nhưng tiếng nói của lịch sử phải được trân trọng, rằng đất nước này, dân tộc này đón chào du khách khắp nơi đến để chiêm ngưỡng  những công trình văn hóa tâm linh có bề dày lịch sử của dân tộc. Rằng đất nước này, dân tộc này đã cùng PGVN đấu tranh và gìn giữ nền độc lập nó khốc kiệt đến ngần nào. Đã có nhiểu du khách nước ngoài  khi du lịch đến VN đều nói lên điểu này; chứ không phài đến để xem nhà thờ được xây dựng trên mảnh đất mà cha ông xưa đã từng cúi mình cung kính trước Tam Bảo. Rất tiếc, các trailer trên  các đài truyền hình VN hiện nay đều không thể thiếu nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, ngay như bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh cũng vậy, đó là hình bìa của nhà thờ này. Du khách ngạc nhiên nhìn  chúng ta bằng có một nửa con mắt!
Rồi bây giờ lễ Noel, giáng sinh cũng như là lễ của dân tộc, không khí rất hân hoan và xôm tụ! Ôi! Không khí giáng sinh tràn ngập  phố phường VN! Du khách cũng sẽ ngạc nhiên nhìn chúng ta bằng một nửa con mắt còn lại.
Lễ Giáng sinh bây giờ ở VN. Có quá đáng lắm không?
Xin một giây mở tivi, nghe radio và leo lên các trang mạng mà dòm. Nhưng trước hết nhớ tìm đọc tin tức của Vương quốc Brunei để tự soi nền văn hóa dân tộc của chính mình. Có lẽ hiện giờ cả Vương quốc này nghĩ rằng “Kệ! ai nói gì thì nói, miễn sao tui giữ gìn được giá trị tinh thần và bộ mặt của xứ sở mình là được rồi.”

G.Đ Dương Như Tâm

P/S: xin phép tác giả edit title để tránh thiên kiến của người đọc, bảo đảm tinh thần của blog.

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Trudeau yêu cầu Ðức Giáo hoàng Francis xin lỗi thổ dân Canada

CANADA - Hôm Thứ Tư, Thủ Tướng Justin Trudeau nói ông sẽ yêu cầu Ðức Giáo Hoàng Francis chính thức xin lỗi về những sự lạm dụng kéo dài hơn một thế kỷ tại các trường nội trú của giáo hội, nơi được thành lập để đồng hóa người dân tộc bản địa của Canada.



Thủ Tướng Canada Justin Trudeau trong một buổi tiệc tại Attard, Canada. (Hình: Toby Melville - Pool/Getty Images)

Sau cuộc gặp mặt hơn hai giờ với các nhà lãnh đạo từ năm tổ chức thổ dân, tiếp nhận bản báo cáo cuối cùng của Ủy Ban Sự Thật và Hòa Giải về di sản của các trường nội trú Công Giáo, Thủ Tướng Justin Trudeau thú nhận mình không thể không yêu cầu một lời xin lỗi từ Ðức Giáo Hoàng trong vai trò của Giáo Hội Công Giáo, về những gì xẩy ra trong hệ thống trường nội trú cho học sinh thổ dân Canada trước đây.
Lời xin lỗi của Ðức Giáo Hoàng là một trong 94 kiến nghị được gửi đến Ottawa trong tuần này bởi Ủy Ban Sự Thật và Hòa Giải sau cuộc điều tra, nghe lời khai của gần 7,000 học sinh trước đây về tội “tiêu diệt văn hóa” của Vatican.
Trudeau nói với các phóng viên tại Ottawa: “Chúng ta đã thấy Ðức Thánh Cha Francis đem lại lời xin lỗi đến các cộng đồng bản địa ở Nam Mỹ trong vấn đề này.”
“Chắc chắn tôi sẽ làm việc với Giáo Hội Công Giáo, kể cả với Tòa Thánh, để thúc đẩy thực hiện các đề nghị đó và yêu cầu Ðức Francis trực tiếp giải quyết vấn đề,” ông nói.
Từ khi được Giáo Hội tấn phong vào năm 2013, Ðức Francis đã thay mặt Giáo Hội Vatican xin lỗi những nạn nhân còn sống sót sau các lạm dụng tình dục trong cuộc đàn áp đạo Tin Lành ở miền Bắc nước Ý và những vi phạm đối với người Mỹ bản địa trong thế kỷ 16 đến 19.
Tại Canada, bắt đầu từ năm 1874, 150,000 trẻ em thổ dân da đỏ, Inuit và Metis bị buộc phải vào học trong 139 trường nội trú do các nhà thờ Thiên Chúa Giáo thành lập, thay mặt chính phủ liên bang trong một nỗ lực nhằm hội nhập chúng vào xã hội.
Nhiều học sinh còn sống sót đã cáo buộc các hiệu trưởng và giáo viên đã lạm dụng đồng thời tước đoạt văn hóa và ngôn ngữ của họ.
Ít nhất đã có 3,200 học sinh không bao giờ trở về nhà.
Kinh nghiệm thương đau này vẫn thường được chống chế, đổ lỗi cho hoàn cảnh nghèo khó và tuyệt vọng trong các cộng đồng bản địa khiến đã sinh ra sự lạm dụng, tội ác và thảm kịch tự sát.

Hầu hết các trường nội trú dành cho thổ dân da đỏ này của Canada đã bị đóng cửa trong những năm 1970. Cơ sở cuối cùng vừa đóng cửa tại Saskatchewan năm 1996. (L.Q.T.)

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Tiết lộ chấn động về gương mặt thật của Chúa Jesus

(Kiến Thức) - Theo kết quả nghiên cứu mới công bố, gương mặt thật của Chúa Jesus rất khác so với những mô tả trước đó.

Dựa vào số liệu về thời gian, địa điểm, đặc điểm khuôn mặt của những người đàn ông cùng thời và phương pháp nhân chủng học, các nhà khoa học đã tạo nên một phiên bản chính xác hơn về gương mặt thật của Chúa Jesus.
Trong các nền văn hóa, gương mặt của Chúa Jesus được miêu tả khác nhau. Trong đó nổi bật là hình ảnh Chúa Jesus là một người có nước da trắng, tóc dài và thẳng.
Tiet lo chan dong ve guong mat that cua Chua Jesus
 Chúa Jesus thường được miêu tả là người da trắng, tóc dài và thẳng.
Bằng công nghệ hiện đại, các nhà khoa học pháp y thuộc ĐH Manchester (Anh) đã phác thảo diện mạo gương mặt của Chúa Jesus hoàn toàn khác so với những miêu tả trước đây. Bức hình đó được đánh giá là chính xác nhất về gương mặt của Chúa Jesus từ trước đến nay.
Các chuyên gia đã phải nghiên cứu, tìm hiểu nhiều yếu tố mới tạo nên gương mặt của Chúa Jesus. Hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng, Chúa Jesus là một người Do Thái tại vùng Galilee (vùng đất phía Bắc Israel).
Chính vì vậy, họ đã phân tích những hộp sọ điển hình của người Do Thái vào thế kỷ 1 để hình thành nên đường nét khuôn mặt của Chúa Jesus.
Tiet lo chan dong ve guong mat that cua Chua Jesus-Hinh-2
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu mới hé lộ Chúa Jesus có màu da bánh mật, mắt đen, tóc ngắn và xoăn.
Bác sĩ y khoa Richard Neave công tác tại Đại học Manchester sử dụng chương trình máy tính đặc biệt nhằm tái tạo cơ mặt và da bao phủ hộp sọ của Chúa Jesus.
Trong khi văn hóa phương Tây miêu tả Chúa Jesus là một người đàn ông da trắng, tóc dài và thẳng thì điều này không hợp lý. Bởi lẽ, điều kiện khí hậu trong khu vực và màu da của những người đàn ông cùng thời kỳ không trùng khớp.
Sau đó, các chuyên gia dựa vào các bản vẽ Chúa Jesus được tìm thấy ở các địa điểm khảo cổ và cuối cùng họ tin rằng nước da của Chúa phải là màu bánh mật, mắt đen, tóc ngắn và xoăn.