Trên khắp thế giới cổ xưa, bắt đầy từ Babylon, việc thờ các thần bộ ba rất phổ thông trong dân ngoại, ảnh hưởng đó cũng thịnh hành ở Ai-cập, Hy-lạp và La-mã trong nhiều thế kỷ trước và sau thời Đấng Ki-tô. Sau khi các sứ đồ qua đời, các tín ngưỡng ấy của dân ngoại đã xâm nhập vào đạo Đấng Ki-tô.
-Sử gia Will Durant nhận xét: "Đạo Kitô đã không loại trừ giáo thuyết dân ngoại mà lại tiếp thu lấy...Ý niệm về thần tam vị nhất thể đã xuất phát từ Ai-cập".
-Trong cuốn Tôn giáo Ai-cập (Egyptian Religion) Siegfried ghi nhận: "Thuyết Chúa 3 ngôi là mối quan tâm chủ yếu của các nhà thần học Ai-cập...Ba vị thần được ghép liền nhau và tôn sùng như một vị độc nhất và được đề cập đến trong thể số ít. Bằng cách này, sức mạnh thiêng liêng của tôn giáo Ai-cập cho thấy có liên đới trực tiếp với thần học đạo Đấng Ki-tô"
Vì vậy, các tu sĩ sống vào cuối thế kỷ thứ 3 và đầu thế kỷ thứ 4 tại thành phố Alexandria, Ai-cập, như ông Athanasia đều chịu ảnh hưởng nầy khi họ phát biểu những ý niệm dẫn đến thuyết Chúa 3 ngôi. Rồi ảnh hưởng của họ lan tràn, vì thế mà Morenz, tác giả cuốn tôn giáo Ai-cập xem "Thần học Alexandria là môi giới giữa di sản tôn giáo Ai-cập và đạo Đấng ki-tô".
Cũng vậy, trong lời mở đầu của cuốn "Lịch sử đạo Đấng Ki-tô" (History of Christianity) của Edward Gibbon có ghi như sau:
-"Nếu như đạo Đấng Ki-tô chinh phục được ngoại giáo thì ngoại giáo cũng đã làm hư hại đạo Đấng Ki-tô, sự thật là như vậy. Tín ngưỡng nguyên thủy về Đức Chúa Trời của các tín đồ Đấng Ki-tô đầu tiên...đã bị Giáo hội La-mã đổi thành tín điều Chúa 3 ngôi không thể nào hiểu nổi. Nhiều giáo lý ngoại đạo do người Ai-cập phát minh và được triết gia Plato lý tưởng hóa đã được giữ lại như là điều đáng tin tưởng."
-Trong cuốn Bách khoa tự điển tôn giáo và luân lý, tác giả James Hastings cũng ghi rằng:
"...Chẳng hạn như trong tôn giáo Ấn-độ, ta thấy nhóm thần bộ ba là Brahmã, Siva & Visnu; trong tôn giáo Ai-cập có nhóm 3 vị thần Osiris, Isis & Horus...Cũng không phải chỉ qua các tôn giáo trong lịch sử mà chúng ta thấy Đức Chúa Trời được xem như Chúa Ba Ngôi. Người ta còn nhớ đặc biệt trong triết lý Tân Plato có quan điểm về Đấng Tối cao hay Thực thể Tối hậu, Đấng "thể hiện trong dạng bộ ba".
Nhưng một câu hỏi được đặt ra là triết gia Hy-lạp có liên hệ gì đến Chúa Ba Ngôi?
Triết thuyết Plato (428- 347 BC)
Dù rằng ông không dạy thuyết Chúa 3 ngôi như người ta tin hiện nay, nhưng triết lý của ông đã mở đường cho thuyết nầy.Vào cuối thế kỷ thứ 3 AC, đạo Đấng Ki-tô và tân triết học Plato đã trở nên hợp nhất, không tách rời được. Theo lời của Adolf Harnack trong cuốn Outlines of the History of Dogma (Lược qua lịch sử giáo điều) thì tín điều của giáo hội đã
"đâm rễ vững chắc trong đất đai của tư tưởng Hy-lạp ngoại giáo. Bởi đó, tín điều nầy trở nên một sự huyền bí đối với đại đa số tín đồ Đấng Ki-tô."
Giáo hội phổ biến rằng các tín điều mới là dựa trên Kinh-thánh, nhưng Harnack nói: "Trên thực tế, giáo hội đã hợp thức hoá sự suy lý của tư tưởng Hy-lạp, các quan điểm dị đoan và các phong tục thờ phượng huyền bí của tà đạo."
Trong cuốn A Statement of Reasons (một bản tuyên bố các lý do) Andrews Norton viết về Chúa Ba Ngôi như sau:
-" Chúng ta có thể truy ra lịch sử của giáo lý nầy và khám phá được cội nguồn của nó, không phải trong khải thị của đạo Đấng Ki-tô và các môn đồ của Ngài, nhưng là chuyện bịa đặt của phe phái triết học Plato sau nầy."
-Tại sao qua hàng ngàn năm, không một nhà tiên tri nào của Đức Chúa Trời đã dạy dân Israel về giáo điều Chúa Ba Ngôi?
-Tại sao Jesus, với tư cách là Đại sư đã không dùng tài năng Ngài để làm rõ nghĩa Chúa Ba Ngôi cho các môn đồ Ngài hiểu?
-Lẽ nào Đức Chúa Trời soi dẫn hàng trăm trang giấy Kinh-thánh mà lại không dùng một phần nhỏ để dạy dỗ thuyết "tam ngôi đồng bản thể" nếu quả thật đó là "giáo lý căn bản" của đức tin?
-Chẳng lẽ các tín đồ Đấng Ki-tô phải tin rằng nhiều thế kỷ sau đó, Đấng Tạo Hoá lại soi dẫn việc phát biểu một giáo lý xa lạ đối với các tôi tá Ngài là một "mầu nhiệm cực kỳ khó hiểu" và "Ngoài sức lãnh hội của lý trí loài người"?