Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

ĐÂY !! CHÚA GIÊ-SU CỦA NHỮNG NGƯỜI THEO ĐẠO GIÊ-SU

Chúng ta hãy bỏ qua những chuyện như Giê-su hỗn hào với cha mẹ, gọi Phê-rô là Satan, gọi một người đàn bà không thuộc dân Do Thái là chó, và nguyền rủa những người không tin Giê-su là đồ rắn rết v..v.. và dọa sẽ đầy đọa họ xuống hỏa ngục để cho ngọn lửa vĩnh hằng của ông ta thiêu đốt. Trong Tân Ước còn có vài chuyện chứng tỏ hơn gì hết cái gọi là đạo đức của Giê-su.
1.

Chuyện Giê-su đuổi quỷ, Matthew 8: 28 – 34:
Có hai người bị quỷ ám gặp Chúa Giê-su và quỷ trong hai người đó van nài Chúa Giê-su đuổi chúng ra và cho nhập vào một bày heo. Chúa phán “đi ra”, chúng liền nhập vào bầy heo và cả bầy heo (độ 2000 con, theo Mark 5: 13) rông tuốt xuống biển chết chìm hết. Trẻ con chăn heo chạy về làng kể chuyện lại cho dân làng nghe, cả làng kéo ra khỏi làng gặp Chúa Giê-su và… xin Ngài (có nghĩa là đuổi) hãy đi ra khỏi vùng đất của họ.
Chúng ta hãy tự hỏi, 2000 con heo có tội tình gì mà Chúa Giê-su “lòng lành vô cùng” của các tín đồ Ki Tô Giáo lại phù phép làm cho 2 con quỷ nhập vào cả đàn, rồi bắt chúng nhào xuống sông chết chìm hết? Như vậy có phải là Giê-su là người không có lòng nhân, vô cớ tự nhiên đang tâm giết cả một đàn heo vô tội một cách tàn nhẫn. Mà đàn heo cũng lại là những sản phẩm của chính Chúa Cha “sáng tạo” ra, vì theo niềm tin Ki Tô thì mọi thứ trên đời này đều là do Chúa Cha tạo ra cả. Bởi vậy dân làng mới coi Giê-su như là một tên phù thủy, một kẻ đáng chê trách, đã vô cớ hủy đi một nguồn lợi của dân làng, làm cho họ tự nhiên mất đi cả một đàn heo tới 2000 con, cho nên họ kéo ra ngoài làng, chặn đuổi Giê-su đi nơi khác, không dám để cho Giê-su vào làng.
2.

Chuyện Giê-su nguyền rủa cây sung. Matthiew 21, 18-21:
“Thế rồi, khi Giêsu và các môn đồ tới Jerusalem, và tới làng Bethphage ở gần núi Olives, Giêsu sai hai môn đồ đi trước vào làng…..
…Giêsu đi thẳng vào đền thờ, đuổi hết những người mua bán ra ngoài, lật đổ bàn của những kẻ đổi tiền, và ghế của những kẻ bán chim bồ câu….
Rồi Giêsu bỏ họ, ra khỏi Jerusalem, về trọ tại làng Bethphage đêm ấy.”
Sáng sớm, khi trở vào thành, Ngài cảm thấy đói. Trông thấy cây vả bên đường. Người lại gần nhưng không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi. Nên Người nói: “Từ nay, không bao giờ mày có trái nữa!” Cây vả chết khô ngay lập tức. Thấy vậy, các môn đệ ngạc nhiên nói: “Sao cây vả lại chết ngay lập tức như thế?” Đức Giêsu trả lời: “Thầy bảo thật anh em. nếu anh em tin và không chút nghi nan, thì chẳng những anh em làm được điều thầy làm cho cây vả, mà hơn nữa, anh em có thể bảo núi này: Dời chỗ đi, nhào xuống biển! thì sự việc sẽ xảy ra như thế.”

Chúng ta thấy ngay rằng, thật ra, chỉ những người đã bị nhồi sọ một chiều từ khi còn nhỏ, hoặc có đầu mà không có óc, mới có thể cho câu chuyện cây sung ở trên là “một lối giảng dạy bằng dụ ngôn”. Một dụ ngôn thường là một câu chuyện về những nhân vật không dính dáng gì tới người đang kể chuyện hay những người đang nghe, và có tính cách giáo dục, luân lý. Ở đây, Matthew kể chuyện về một nhân vật Giê-su có thật, mới chết trước khi Matthew viết Phúc Âm Matthew khoảng 3, 40 năm, và câu chuyện có đầu có đuôi hẳn hoi. Vậy dụ ngôn của Chúa trong chuyện nguyền rủa cây sung dạy về cái gì? Luân lý, đạo đức, cách xử thế đối với chúng sinh? Tất cả đều không phải. Câu chuyện về cây sung chẳng phải là một “dụ ngôn” mà đã nói rõ một điều: ai có lòng tin vào Thiên Chúa thì có thể làm được như Giêsu, nghĩa là có thể nguyền rủa cho một cái cây chết héo queo ngay lập tức, ngoài ra còn có khả năng bảo núi chuyển là núi tự động bò xuống biển? Hay nói cách khác, ai tin vào Giê-su thì có thể làm được bất cứ cái gì mà mình muốn. Bởi vì câu cuối trong câu chuyện này, Matthiew 21: 22, Giê-su phán rằng: “Trong khi cầu nguyện, các ngươi lấy đức tin xin bất kỳ việc gì, thảy đều được cả.”
Chỉ có điều, trong 2000 năm nay, người tin Giêsu thì rất nhiều, trong đó có các giáo hoàng tự xưng là đại diện của Giê-su trên trần (Vicars of Christ), và tất nhiên có cả triệu giáo dân khác, nhưng nhân loại chưa thấy ai làm được những chuyện này. Vậy phải chăng những lời của Giê-su trong chuyện về cây sung chẳng qua chỉ là những lời hứa hẹn hoang đường, vô trách nhiệm, và chỉ có những người không đội trời chung với lý trí, với suy luận v..v.. mới có thể tin vào những lời hứa hão của Giê-su. Hoặc là chẳng có ai có đức tin như Giê-su muốn cả vì những lời cầu nguyện của tín đồ chẳng bao giờ thành sự thực. Nếu thành sự thực thì thế giới ngày nay không có đạo nào khác ngoài Công giáo La mã. Nếu thành sự thực thì khi xưa Đức mẹ đã không phải bồng con chạy trước vào Nam. Nếu thành sự thực thì Tòa Khâm Sứ và Thái Hà nay đã là đất thuộc quyền sở hữu của Vatican chứ không phải của quốc gia Việt Nam.
Về chuyện Chúa nguyền rủa cây sung ở trên, các chuyên gia phân tích Thánh Kinh kết luận rằng: hành động của Giê-su trong câu chuyện về cây sung (hay cây vả) chứng tỏ Giê-su đã vấp phải 4 sai lầm về kiến thức cũng như về đạo đức cùng một lúc:
- Không biết là trong mùa đó cây sung không thể có trái, nghĩa là thiếu kiến thức về mùa màng, cây cỏ.
- Hủy diệt vô lý vĩnh viễn một cây ra trái ăn được.
- Dễ nổi nóng, nổi quạu khi bị phật ý.
- Lừa dối các môn đồ bằng những lời hứa hẹn hoang đường: chỉ cần có lòng tin là có thể
thay đổi tình trạng vật chất thiên nhiên bằng lời nguyền rủa hay ra lệnh.
Nhưng vấn đề chính trong chuyện cây sung là, một chi tiết trong đó đã đương nhiên bác bỏ khả năng làm phép lạ của Giê-su như đi trên sóng, biến 1 ổ bánh mì thành 100 ổ bánh mì, biến nước thành rượu v..v.. Ngài là Thiên Chúa mà sáng ra Ngài lại đói như người thường. Tại sao Ngài lại không biến cục đá ngoài đường thành bánh mì để Ngài ăn cho đỡ đói mà lại hi vọng vào vài quả sung lúc trái mùa? Để rồi Ngài phải nổi quạu và nguyền rủa cây sung một cách phi lý? Ấy thế mà các tín đồ có đầu nhưng không có óc vẫn tin rằng Ngài quả là Thiên Chúa “lòng lành vô cùng” và có khả năng làm nhiều phép lạ.
Như chúng ta đã thấy, nhiều bằng chứng ngay trong Tân Ước chứng tỏ Giê-su có đầy dẫy những sai lầm và có một kiến thức rất giới hạn, tính tình dễ nổi nóng một cách bất thường v..v.. Vậy chúng ta có thể chấp nhận những lời tự tôn của Giê-su như “Ta là con đường, là sự thật, là sự sống” hay “Ta là ánh sáng của thế gian” v..v.. được hay không? Ánh sáng gì của thế gian? Ánh sáng soi sáng trí tuệ và đạo đức con người? Tuyệt đối không phải. Đó là ánh sáng, thật ra là sự tối tăm, của một đức tin mù quáng, không cần biết, không cần hiểu. Lịch sử thế gian cho thấy, vì tin vào “ánh sáng thế gian” của Giê-su, Công giáo La Mã đã chìm đắm trong bóng tối dày đặc của 2000 năm đầy tội ác và vẫn còn đang tiếp tục mưu toan lùa nhân loại vào cảnh tối tăm nô lệ cho một định chế thế tục độc tài tham lam vô độ mang danh nghĩa tôn giáo.
Thánh Kinh có đầy những chuyện chứng tỏ nhân cách và đạo đức thấp kém của Giê-su như trên, nhưng trên khắp thế giới, các tín đồ vẫn được dạy là “Chúa toàn hảo”, “Tình Yêu của Chúa” bao trùm thế gian v..v.. nên phải “Kính Chúa” và hãy hãnh diện là “đầy tớ hầu hạ Chúa”, “thờ phụng Chúa”. Nhưng Giám Mục John Shelby Spong thì lại nghĩ khác, vì sự lương thiện trí thức không cho phép ông ta tin nhảm nhí. Do đó, về chuyện đuổi qủy và nguyền rủa cây sung ở trên, ông đã viết:
Chúng ta có thấy hấp dẫn đối với một Chúa phải giết cả một bày heo để đuổi một con quỷ ra khỏi thân người hay không? Chúng ta có nên khâm phục và kính trọng người mà chúng ta gọi là Chúa đã nguyền rủa một cây sung khi nó không ra trái lúc trái mùa không?…
Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị. Nó đưa đến cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng.
[John Shelby Spong, Rescuing The Bible From Fundamentalism, pp. 21,24: Are we drawn to a Lord who would destroy a herd of pigs in order to exorcise a demon? Are we impressed when the one we call Lord curses a fig tree because it did not bear fruit out of season?…
A literal Bible presents me with far more problems than assets. It offers me a God I cannot respect, much less worship.]
Ngoài ra, Giám mục John Shelby Spong, sau khi nghiên cứu Tân ước, đã đưa ra thêm một nhận định khác về Giê-su như sau:
Có những đoạn trong bốn Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả.
(There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical).
Và Jim Walker cũng viết trên Internet trong bài http://www.nobeliefs.com/jesus.htm: Chúng Ta Có Nên Kính Ngưỡng Giê-su Không? (Should We Admire Jesus?):
Giê-su trong Thánh Kinh có xứng đáng với vinh dự mà người ta đã ban cho ông ta hay không? Bất hạnh thay, những người giảng đạo, mục sư, và giáo sĩ đã giảng cho chúng ta những câu chuyện với thành kiến một phía, nhấn mạnh và thổi phồng những điều mà họ thấy là tích cực và dẹp bỏ hoặc bỏ qua những điều tiêu cực. Nền học thuật về Thánh Kinh trong trăm năm nay không được những người thường biết đến. Trong khi đó thì, chúng ta thấy những mục sư và nhà truyền đạo trên TV chính trị đã khẳng định những điều vô nghĩa trong Thánh Kinh mà không bị ai đặt vấn đề trách nhiệm của họ. Tuy trên 90% gia đình ở Mỹ có một cuốn Thánh Kinh, thường là không đọc đến, hoặc nhiều nhất là làm nhẹ bớt hoặc lược bỏ khi muốn nói về Thánh Kinh.
Nhiều tín đồ Ki-Tô-giáo không hề biết đến là nhiều đoạn trong các Phúc Âm trong Tân Ước, Giê-su được mô tả như là một con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả.
[Does the Biblical Jesus merit the honor bestowed upon him? Unfortunately, preachers, ministers, and clergymen have given us biased, one-sided stories, emphasizing and inflating what they see as positive while subverting or ignoring the negative. Biblical scholarship of the last hundred years has not reached the common man. Instead, we see political ministers and televangelists making absurd biblical claims without anyone calling them accountable. Although over 90 percent of households in America own a Bible, it usually goes unread, or at best sanitized or bowdlerized to what people want it to say.
Unbeknownst to many Christians, many times the Gospels of the New Testament portray Jesus as vengeful, demeaning, intolerant, and hypocritical.]
Giới chăn chiên trong giáo hội Công giáo thường trích dẫn những điều vụn vặt trong Tân Ước mà họ cho đó là những lời hay ý đẹp của Giê-su để giảng dạy cho tín đồ, phần lớn những lời này thuộc loại khẳng định tự tôn, với mục đích đề cao, thần thánh hóa Giê-su trước đám tín đồ vốn không bao giờ đọc Thánh Kinh và cũng không đủ trình độ để phân biệt chân giả. Họ không bao giờ đưa ra những câu chứng tỏ "lời nói không đi đôi với việc làm" của Giê-su. Thực chất của Giê-su là chỉ nói ngon nói ngọt ngoài miệng, còn những hành động của Giê-su thì không bao giờ làm theo lời nói, trái lại còn trái ngược hẳn với những lời nói của mình. Do đó Giám Mục Spong đã phải đưa ra một nhận định: "Có nhiều bằng chứng trong Thánh Kinh chứng tỏ Giê-su ở Nazareth là con người thiển cận, đầy thù hận, và ngay cả đạo đức giả" và Jim Walker cũng đã viết: Có nhiều đoạn trong các Phúc Âm trong Tân Ước, Giê-su được mô tả như là một con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả. Những nhận định này không sai và chúng ta có thể chứng minh chúng từ những gì viết trong Tân Ước.
a) Giê-su có phải là con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung không?
Luke 19: 27: Hãy mang những kẻ thù của Ta, những kẻ không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta.
[But bring here those enemies of mine, who did not want me to reign over them, and slay them before me]
Matthew 18: 6: Nếu ai làm cho một trong những đứa trẻ đã tin Ta phạm tội, thì tốt hơn cho hắn là buộc một cối đá vào cổ hắn và ném hắn xuống đáy biển cho chết đuối.
(But whoever causes one of these little ones who believe in me to sin, it would be better for him if a millstone were hung around his neck, and he were drowned in the depth of the sea)
Phạm tội gì? Thánh Kinh tiếng Việt dịch "to sin" là "mất đức tin". Không tin Giê-su hay mất đức tin về Giê-su có phải là một tội hay không? Ngày nay, có biết bao nhiêu người mất đức tin, bỏ đạo, vì biết đến thực chất của huyền thoại về Giê-su cũng như về nền thần học ngụy tạo của Ki Tô Giáo qua những tác phẩm nghiên cứu của các bậc học giả trong giáo hội cũng như ngoài giáo hội nên đã tỉnh ngộ. Chưa thấy ai cột đá vào cổ những tác giả này rồi mang nhận cho chết đuối dưới bể, vì đây là một quan niệm vô cùng ác độc và man rợ cách đây 2000 năm của một người Do Thái mà các tín đồ được dạy phải coi như Chúa và "Chúa lòng lành vô cùng", không còn có thể chấp nhận trong thế giới tiến bộ với những tiêu chuẩn đạo đức của con người ngày nay.
Chúng ta cũng phải hiểu rằng, khi Giê-su nói đến những đứa trẻ (little ones), không phải là ông ta nói đến những đứa trẻ ít tuổi thật, mà là để chỉ những người tin theo ông và phải trở thành như trẻ con như trong đoạn sau đây:
Matthew 18: 3: Đúng vậy, ta nói cho các ngươi biết, trừ phi các ngươi biến cải và trở thành như trẻ con, không có cách nào các ngươi có thể vào trong nước thiên đường. (Assuredly, I say to you, unless you are converted and become as little children, you will by no means enter the kingdom of heaven.)
Mark 10: 15: Đúng vậy, ta nói cho các ngươi biết, người nào mà không tiếp nhận nước Chúa như là một đứa trẻ thì sẽ không có cách nào vào đó được. (Assuredly, I say to you, whoever does not receive the kingdom of God as a little child will by no means enter it.)
Trong Tân Ước chúng ta cũng còn thấy đoạn mô tả Giê-su cầu nguyện:
Matthew 11: 25: Hỡi Cha là Chúa của trời đất, tôi khen ngợi Cha, vì Cha đã che dấu những điều này đối với kẻ khôn ngoan, người sáng dạ; mà tỏ ra cho những con trẻ hay. (I thank you, Father, Lord of heaven and earth, because you have hidden these things from the wise and prudent and have revealed them to babes)
Như vậy, chúng ta thấy rằng, đạo Giê-su là đạo dành cho những người có đầu óc của trẻ con. Con trẻ, về thể chất cũng như tinh thần , đều chưa phát triển và trưởng thành, chưa có đủ khả năng suy nghĩ để phân biệt thật hay giả, đúng hay sai, cho nên ai nói gì cũng tin và hay làm theo, bắt chước. Nó giống như một con chiên (cừu), người chăn chiên dắt đi đâu thì đi đó. Vì vậy các tín đồ Ca-Tô Việt Nam còn được gọi là con chiên. Hiển nhiên là Chúa rất thành công với những người đầu óc như của con trẻ, còn đối với những người thông thái sáng dạ hay ít ra là có đôi chút đầu óc suy nghĩ thì Ngài lại hoàn toàn thất bại. Chúa cũng còn thành công với những người đầu óc bấn loạn, khủng khoảng tinh thần, cần bám vào một cặp nạng thần quyền để lê lết trong cuộc đời.
Trong Tân Ước có nhiều đoạn mô tả Giê-su rất hận thù những người không tin ông ta và đưa ra những lời nguyền rủa rất cay nghiệt. Cũng vì vậy mà học giả Công giáo Joseph L. Daleiden đã đưa ra nhận định sau đây:
Con người hành động dã man phần lớn là bị ảnh hưởng đạo đức trong nền văn hóa của mình. Đạo đức của Tân Ước là trả thù bất cứ người nào bác bỏ Ki Tô Giáo. Tuy những người viết Tân Ước một mặt viết Giê-su dạy phải tha thứ, Ông ta thực ra có một thái độ cực kỳ bất khoan nhượng đối với những người không chấp nhận ông ta là đấng cứu rỗi của họ.
[Joseph L. Daleiden, The Final Superstition, p.179: That human act savagely is in large part a function of their cultural ethic. The ethic of the New Testament was vengeance on any who rejected Christianity. Although on one hand the New Testament writers have Jesus preaching forgiveness, He espouses an extremely intolerant attitude toward those who do not accept Him as their Savior.]
b) Giê-su có phải là con người đạo đức giả không?
Để kết thúc bài này, tôi xin trích dẫn từ Tân Ước vài lời dạy điển hình của Chúa Giê-su về chính mình cũng như về các tông đồ cùng những lời dạy chứa đầy mâu thuẫn mà chỉ có những bộ óc đặc thù Ki Tô mới không nhận ra bộ mặt đạo đức giả của ông ta:
1. Chúa Giê-su dạy: " Hãy lấy cây sà trong mắt ngươi ra trước rồi hãy lấy cây kim trong mắt người khác ra sau. Đừng phê phán ai để ngươi cũng không bị phê phán." nhưng rồi chính ông lại đi phê phán người khác: Matthew 23: 13: Khốn cho giới dạy luật và Biệt Lập, hạng đạo đức giả; Matthew 23:15: Khốn cho các ông, hạng giả nhân giả nghĩa; Matthew 23: 16: Khốn cho các ông, hạng lãnh đạo mù quáng và còn nhiều lời phê phán tương tự khác đầy dãy trong Tân Ước.
Vậy trước khi phê phán họ, Chúa Giê-su đã lấy cây sà trong mắt mình ra chưa?
2. Chúa Giê-su dạy môn đồ "phải yêu kẻ thù và cầu nguyện cho người khủng bố hành hạ các con" (Matthew 5: 44), nhưng chính Giê-su thì lại hành động ngược lại:
Giê-su phán, Matthew 12:30: Kẻ nào không theo ta, ở với ta, là chống đối ta., và coi những người không tin và tuân phục Giê-su là kẻ thù và dạy môn đồ:
Luke 19:27 : Hãy mang những kẻ thù của Ta ra đây, những người không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta.
3. Chúa Giê-su dạy: "Người nào nguyền rủa anh em sẽ bị xuống hỏa ngục" (Matthew 5: 22) nhưng chính Giê- su lại đi nguyền rủa những người không chịu theo Giê-su:
Luke 8: 24: Nếu ngươi không tin ta là con Thượng Đế, ngươi sẽ chết trong tội lỗi của ngươi.
Matthew 12: 34: Ôi thế hệ của những loài rắn độc, ác như các ngươi làm sao có thể nói những lời tốt lành?
Matthew 23: 33: Ngươi là loài rắn, ngươi là thế hệ của những rắn độc, làm sao các ngươi thoát khỏi hỏa ngục?
Vậy bây giờ Chúa Giê-su đang ở đâu? Dưới hỏa ngục hay trên thiên đường?
4. Chúa Giê-su dạy, Matthew 23: 11-12: Các con càng khiêm tốn phục vụ người thì càng được tôn trọng... Ai tự đề cao sẽ bị hạ thấp, ai khiêm tốn hạ mình sẽ được nâng cao, nhưng chính Chúa lại tự tôn một cách quá cống cao ngã mạn như trong những câu về “cái Ta” của ông ta mà tôi đã trích dẫn ở trên. Cái tính khiêm tốn mà Giê-su dạy các môn đồ, Giê-su để vào đâu mà lại đưa ra những lời tự nhận quá huênh hoang như trên?

Nói tóm lại, khi tìm hiểu về thực chất con người của Giê-su, chúng ta cần giữ thái độ: "Đừng tin những gì các Linh mục nói về Giê-su trong các nhà thờ, mà hãy nhìn kỹ những gì Giê-su nói và làm trong Tân Ước". Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể có những nhận định trung thực và chính xác về Giê-su, do đó tránh được những sự mê hoặc của những luận điệu thần học về những thuộc tính thần thánh của Giê-su, một nền thần học của giới giáo sĩ đưa ra, chỉ cốt để tự tạo quyền lực thế gian trên đám tín đồ thấp kém, khai thác sự yếu kém tinh thần và lòng mê tín cả tin của họ.

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Chữa lành bệnh “hoang tưởng về thượng đế" và "trốn chạy” - Đức Nhẫn

Triệu chứng của căn bệnh này chính là trạng thái hoang tưởng, tin vào ngày thế giới tận diệt, dẫn đến một hệ lụy tâm trí bất an, hoảng loạn, trốn chạy tất cả, ngày đêm nguyện cầu về với Thượng đế, bỏ mặc các mối quan hệ gia đình, cộng đồng.
Con người đang sống trong thế kỷ 21, kỷ nguyên của sự tiến bộ vượt bậc về các lĩnh vực như: y học, giáo dục, thiên văn, khoa học công nghệ, kinh tế… góp phần đem lại sự tiện ích, phục vụ nhu cầu sinh sống của nhân lọai.
Trong đó, sự trỗi dậy của nhu cầu tâm linh cũng chính là sự kiện quan trọng, đã tạo động lực định hướng, cải tạo và hình thành nên một xã hội loài người thân thiện, hòa hợp trên tinh thần từ bi, bất bạo động của nhiều tôn giáo trên thế giới, mà Phật giáo cũng vinh dự có mặt.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện một số căn bệnh, tạm gọi là “căn bệnh hoang tưởng và trốn chạy” do một loại virus nguy hiểm đủ khả năng xâm nhập vào những người kháng thể yếu, khiến bệnh tình ngày thêm trầm trọng và lây lan rất nhanh, gây ra hội chứng miễn dịch ở một số khu vực nhất định.
Triệu chứng của căn bệnh này chính là trạng thái hoang tưởng, tin vào ngày thế giới tận diệt, dẫn đến một hệ lụy tâm trí bất an, hoảng loạn, trốn chạy tất cả, ngày đêm nguyện cầu về với Thượng đế, bỏ mặc các mối quan hệ gia đình, cộng đồng.
Để tìm phương cách phòng chống và điều trị sự truyền nhiễm của căn bệnh, trước hết nên cần biết nguyên nhân cụ thể. Áp dụng loại thuốc thích hợp để cứu lấy bệnh nhân, giúp họ thoát khỏi khổ đau và hướng đến an vui ngay trong cuộc sống hiện tại.
Thứ nhất, điều trị căn bệnh hoang tưởng do sùng bái Thượng đế
Niềm tin cho rằng thế gian này được hình thành do một “Đấng sáng thế”. Từ đó, dẫn đến sự sùng bái Thượng đế, hoàn toàn gắn đặt mọi sự vui sướng, đau khổ của mình vào một đấng thần quyền, có khả năng ban ân, giáng họa.
Điều này hoàn toàn đi ngược với những gì mà khoa học hiện đại đã minh chứng và khám phá. Đồng thời, những kẻ hoang tưởng đã bị mắc lừa với chiêu bài “ Trái đất sẽ nổ tung vào ngày 21 tháng 12 năm 2012”.
Từ khi xuất hiện niềm tin có một Thượng đế trên cao, làm chủ vận mệnh của muôn loài, kéo theo một loạt các lời tiên tri, dự đoán, dự báo. Ngoài những ứng nghiệm nhất định của một số lời tiên tri, phần nhiều còn lại tự cho mình có năng lực truyền thông với Thượng đế, nhận được “Mật chỉ tối thượng” rồi ghi chép, rao giảng cho các “tôi tớ trung thành” với luận điệu hết sức cuồng tín, hoang đường.
Tác giả Trần Chung Ngọc, trong bài viết “Thêm một tiên đoán về ngày tận thế” đăng ngày 29 tháng 04 năm 2010 đã trích dẫn một số đoạn liên quan đến những luận điệu hoang đường mà người bình thường không thể nào nghĩ tưởng đến.
Xin được trích lược nguyên văn: “Sách Khải Huyền ở cuối Tân ước, Chúa đã khẳng định là Chúa chỉ cho có 144000 (một trăm bốn mươi bốn ngàn) người Do Thái thuộc 12 bộ lạc Do Thái lên với Chúa. Khải Huyền 7: Sau đó tôi thấy bốn thiên sứ đứng ở bốn góc địa cầu [nguyên văn từ Kinh Thánh Việt Nam, quả địa cầu của Ki Tô Giáo có hình tứ giác, có bốn góc] cầm giữ gió bốn phương trên đất, khiến cho khắp đất, biển và cây cối đều bất động. Tôi lại thấy một thiên sứ khác đến từ phương Đông, cầm con dấu (seal) của Thượng đế hằng sống. Thiên sứ này lớn tiếng kêu gọi bốn thiên sứ đã được Thượng đế ban quyền cho làm hại đất và biển (who had been given power to harm the land and the sea): Đừng làm hại đất, biển và cây cối cho đến khi chúng ta đóng dấu ấn lên trán của những tôi tớ Chúa. Rồi tôi nghe thấy số người được đóng dấu ấn trên trán, tất cả là 144000 (một trăm bốn mươi bốn ngàn) thuộc 12 bộ lạc của Israel, mỗi bộ lạc là 12000 người…”
Nếu thật sự trái đất sẽ nổ tung vào ngày đó thì đấng Thượng đế đang được sùng bái hiện giờ nơi đâu? Ngài đang vui sướng ở cảnh giới của ngài, hay đang loay hoay để lựa chọn những người nào có thể đem về thượng giới?
Nếu ngài có đủ khả năng tạo dựng thế gian này, vậy tại sao ngài không thể kéo dài sự sống cho trái đất, cho con người nhiều cơ hội tốt để sống và hưởng thụ? Sao ngài lại vội lấy đi tất cả và bỏ mặc những tôi tớ khờ dại mà ngài đã nặn ra và đặt chúng vào thế gian này?
Tại sao ngài chỉ chọn lựa chỉ có 144000 người mà không cứu lấy hàng triệu tín đồ của ngài trên khắp thế giới?
Và quả thật, những câu hỏi trên sẽ không bao giờ được Thượng đế trả lời. Bởi vì ngài cũng chỉ là một trong số biểu tượng được nhào nặn ra từ trí tưởng tượng phong phú của con người.
Điểm lại những câu chuyện hoang đường nhất trên thế giới, rõ ràng đã có không ít trường hợp cầu xin về cõi vĩnh hằng của Thượng đế bằng cách tự tử, nhảy từ lầu cao, uống thuốc độc.
Cụ thể là: “Năm 1978, hơn 900 người vừa tự sát, vừa bị cưỡng ép uống thuốc độc chết tại Jonestowwn, Guyana bởi mục sư Jim Jones. Tối ngày 28 tháng 10 năm1992, tín đồ Tin Dữ Nam Hàn tụ tập trong nhà thờ Maranatha Mission ở trung tâm Los Angeles. Họ chờ đợi Chúa trở lại vào lúc 12 giờ đêm và bốc họ lên thiên đường. Nhưng 12 giờ đêm trôi qua mà bóng dáng đấng cứu rỗi vẫn biền biệt.
Năm 1993, khoảng 75 người đàn ông, đàn bà, trẻ con chết thiêu khi hệ phái Branch Davidian của David Koresh tử thủ trong một trang trại tại Waco, Texas bởi David Koresh tự nhận là Chúa Con (Son of God). Năm 1997, khoảng 39 người tự sát vì tin rằng Thượng đế sẽ phái một phi thuyền xuống bốc lên thiên đường, bởi hệ phái Heaven’s Gate ở California chủ xướng. Tất cả chỉ vì tin rằng ngày tận thế đã đến, và tin vào khả năng của đấng quyền năng có đủ uy lực để đưa tất cả về thiên giới.
Nhưng họ (phần lớn là những người sinh ra từ những quốc gia tiên tiến, được xem là có học thức và có nên văn minh về nhiều mặt) đã lầm, và không tự nhận biết mình đã bị lừa ngay trong lời tiên tri của Thánh kinh.
Để tránh tình trạng lây lan, gây hậu quả nghiêm trọng đối với hạnh phúc gia đình, sự bình ổn xã hội, an nguy của quốc gia, căn bệnh này cần phải được trừ diệt với liều thuốc: “Nhân quả, nghiệp báo”.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Thánh nhân dòng họ Thích, bậc Giác Ngộ, người dám nói lên tiếng nói chân thật, chỉ rõ sự sai trái do tin vào thần quyền của các giáo phái. Ngài đã tuyên bố trong kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt, thuộc Trung Bộ Kinh, số 135 như sau: “Các loài hữu tình là chủ của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình, nghĩa là có liệt có ưu”.
Lời tuyên bố này đã phá tan mối nghi ngờ về sự hình thành đặc điểm giống và khác nhau giữa con người với con người và con người với các chủng loài trong vũ trụ. Cộng nghiệp chính là sự giống nhau về phần cơ bản, biệt nghiệp chính là sự khác nhau về phần chi tiết liên quan đến đặc tính bên ngoài và cá tính bên trong.
Vậy nghiệp là gì? Nghiệp chính là hành động được tạo tác từ thân, miệng và ý. Xét trong loài người đã nhận thấy sự thiên sai vạn biệt. Cụ thể hơn, những thành viên trong cùng một gia đình. Tất cả đều do mỗi cá nhân con người tạo ra nghiệp và nhận lấy những gì do nghiệp đã tạo mang đến.
Cũng trong bài kinh trên, Đức Thế Tôn đã nói rộng thêm: “Ở đây này thanh niên Subha Todeyyaputta, có người đàn bà hay người đàn ông sát sinh tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại chúng sinh. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy. Sau khi thân hoại, mạng chung bị sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu không sinh vào cõi dữ, mà được sinh làm loài người, chỗ nào nó sinh ra nó phải đoản mạng (chết yểu). Con đường ấy đưa đến đoản mạng. Này thanh niên, tức là sát sinh tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại hữu tình.Nếu từ bỏ sát sinh, biết tàm quí, có lòng từ, sống thương sót đến hạnh phúc tất cả chúng sinh và các loại hữu tình. Do nghiệp ấy sau khi thân hoại mạng chung được sinh vào thiện thú, nếu sanh ở loài người được trường thọ. Đó là con đường đưa đến trường thọ”.
Như thế, rõ ràng con người tạo nghiệp và cũng chính con người nhận lấy hậu quả tốt hay xấu, hoàn toàn không có một đấng Thượng đế nào, đủ thẩm quyền tham gia vào quá trình tạo nghiệp và thọ nhận nghiệp báo. Từ đó đi đến nhận định rằng, hành tinh này hủy diệt sớm hay muộn đều do con người quyết định.
Nếu từ thân, miệng, ý tạo điều lành, biết bảo vệ môi sinh, sống chan hòa với thiên nhiên, sử dụng tài nguyên khoán sản có khoa học, sống nhân ái, không hận thù… thì ngày tận diệt của thế giới hãy còn xa lắm. Nhưng nếu từ thân, miệng, ý tạo điều bất thiện, sống ích kỷ, phá hoại thiên nhiên, giết hại muôn thú, khai thác nguồn tài nguyên khoán sản bừa bãi, chính là nguyên nhân trực tiếp khiến trái đất sớm hủy diệt.
Vậy, trái đất có phải Thượng đế tạo ra trái đất và ngài sẽ hủy diệt nó đi không? Sự giàu sang, nghèo khổ có phải do Thượng đế sắp đặt hay không? Xin khẳng định là “Không!”.
Thượng đế chính là mỗi chúng ta. Đừng tìm Thượng đế ở bên ngoài, cần quay vào bên trong để mỗi ngày mỗi làm mới chính mình, trau dồi cho ông Thượng đế bên trong được thanh tịnh, biết yêu thương, chan hòa, nhân ái và sáng suốt hơn.
Đây chính là lời giải đáp cho những bệnh nhân hoang tưởng, hãy uống liều thuốc này để giải trừ hết các độc tố do tin vào đấng Thượng đế chí tôn.
Thứ hai, điều trị căn bệnh trốn chạy, do bám chấp vào tự ngã
Từ căn bệnh hoang tưởng, bệnh nhân dễ bị biến chứng sang căn bệnh trốn chạy. Tâm lý này tạo ra một trạng thái lo sợ, hoảng lọan dẫn đến hậu quả bỏ mặc hết tất cả hoặc cố tìm mọi phương cách để hưởng thụ, sử dụng tối đa những gì được cho là ta, là của ta.
Với ý niệm bám chấp vào tự ngã, không chấp nhận thực tại, khiến bệnh nhân đau khổ tột cùng khi đề cập đến cái chết. Họ cố trốn chạy một chân lý luôn chi phối con người và vạn vật, đó chính là quy luật sinh, già, bệnh, chết. Đơn thuốc điều trị cho căn bệnh này rất đơn giản, chỉ vọn vẹn hai chữ “Vô thường”.
Đề cập đến vấn đề này, trong số các mẩu chuyện thường được nhắc đến, có câu chuyện như sau: “Trong khu biệt thự cao cấp, sang trọng có một người phụ nữ xinh đẹp đang sinh sống. Bà thường đứng trước gương hằng giờ đồng hồ để chăm sóc mái tóc, làn da, nụ cười, ánh mắt… đó cũng chính là điều khiến bà luôn bận rộn trong ngày.
Một hôm, khi nhìn vào gương, bà thấy tóc có vài sợi hoa râm, trên trán xuất hiện một vài nếp nhăn. Điều này làm bà rất khó chịu, đi ngay đến mỹ viện để tẩy nếp nhăn và nhổ đi những sợi tóc đáng ghét kia.
Cứ như thế, ngoài việc chăm chút sắc vóc, công việc mà bà phải làm thêm là thường xuyên đi đến các trung tâm chăm sóc sắc đẹp uy tín trong thành phố.
Thế rồi, sau một đêm mất ngủ, khi đối diện với gương bà thấy tóc mình bạc đi quá nữa, trán và mí mắt xuất hiện quá nhiều nếp nhăn. Bà rơi vào tuyệt vọng đau khổ tột cùng, vội lấy tay úp mặt, khóc và ngất đi vì sự thật phủ phàng đó.
Từ hôm đó, dù rất cố gắng nhưng bà không thể lấy lại vóc dáng như xưa. Bà không thiết gì đến ăn uống, dẹp hết gương và các tấm kính có thể phản chiếu hình ảnh già nua của bà. Sống trong sự trốn chạy và sợ hãi như vậy, cuối cùng bà đã qua đời trên giường bệnh trong hình thể héo gầy của tuổi già.
Câu chuyện gợi nhắc đến những mụ phù thủy, thường sống trong bóng tối, cố gắng tu luyện để được vóc dáng tuyệt trần, nhưng rất sợ áng sáng. Ở đây, bóng tối chính là sự trốn chạy, sợ hãi. Ánh sáng chính là sự thật, chân lý tuyệt đối. Nhưng dù có trốn chạy đi đâu, sự thật vẫn cứ là sự thật. Sử dụng các biện pháp khỏa lấp, hay tìm cách khống chế, chỉ là những giải pháp mang tính tạm thời, không ai có đủ khả năng xoay chuyển được tình thế, cũng như không thể dùng tay che ánh sáng mặt trời.
Từ bao đời nay, con người đã trốn chạy thế gian này, kiếp sống này, nhưng rồi sinh tử vẫn tiếp diễn không hề ngừng nghĩ. Trốn chạy khổ nhưng khổ vẫn đến. Chối bỏ sự thật của sinh, già, bệnh, chết mà chúng vẫn đi theo. Càng trốn chạy, sự khổ càng dồn dập. Chỉ khi nào chúng ta biết dừng lại, nhìn thẳng vào sự thật, thấy rõ bản chất của khổ, tìm ra nguồn gốc sự khổ, học phương pháp chuyển hóa khổ, để đạt được hạnh phúc chân thật.
Theo quan điểm đạo Phật, tất cả cái gì sinh ra đều sẽ hoại diệt. Nhưng thời gian hoại diệt phụ thuộc vào nhiều yếu tố nội tại lẫn ngoại tại tác động (duyên). Con người trên thế gian, quả địa cầu này cũng chỉ là một hợp thể được cấu thành từ đất, nước, gió, lửa và các yếu tố phụ sinh khác. Định luật sinh, trụ, dị, diệt hay thành, trụ, hoại, không sẽ chi phối toàn bộ quy trình vận hành của một hợp thể.
Nhìn rõ vào bản chất thực tại, chấp nhận định luật vô thường như là một động lực thôi thúc con người biết trân quý giá trị của sự sống trong phút giây hiện tại. Sự già, chết sẽ đến và an vui sống trong sự thật sẽ tạo ra một năng lượng giúp thân, tâm con người luôn tươi trẻ, kéo dài tuổi thanh xuân cùng với trạng thái tâm lý an lạc, yêu thương, tỉnh thức. Người sống với vô thường, luôn thấy rõ sự hoại diệt của cơ thể con người trong từng sát na, người đó được xem như là “hiểu đạo” hay tự tại trong sinh tử.
Câu chuyện giữa Đức Thế Tôn hỏi các vị đệ tử trong Kinh Bốn Mươi Hai Chương sẽ xác tín điều khẳng định trên.
“Đức Phật hỏi một vị Tỳ kheo:
- Mạng sống con người tồn tại bao lâu?
- Trong vài ngày.
- Thầy chưa hiểu đạo.
Đức Phật hỏi vị khác:

- Mạng sống con người tồn tại bao lâu?
- Khoảng một bữa ăn.
- Thầy cũng chưa hiểu đạo.
Đức Phật hỏi thêm một vị nữa:
- Mạng sống con người tồn tại bao lâu?
- Trong một hơi thở.
- Hay lắm, thầy đã hiểu đạo”.
Cụm từ “hiểu đạo” trong đoạn kinh trên không bao hàm toàn bộ giá trị lời đức Phật dạy trong 45 năm thuyết giáo của Ngài. Ở đây, cần phải xác định “hiểu đạo” của vị Tỳ kheo, được gói gọn trong phạm trù “hiểu rõ về vô thường trong con người và vạn vật”. Khi bản chất của vô thường được hiểu rõ, sẽ là nền tảng giúp hành giả có một bước tiến dài trên lộ trình khám phá tâm linh, chứng ngộ chân lý giải thoát, giác ngộ.
Vậy, sự sinh diệt của một kiếp người hay của bất kỳ hành tinh nào trong vũ trụ cũng chỉ là khoảng thời gian ngắn ngủi, rất khó dùng toán số tính đếm được. Cụ thể, trong trường hợp này, mạng người chỉ tồn tại “trong một hơi thở”.
Do mưu sinh trong cuộc sống, chạy theo cơm, áo, gạo, tiền, danh vọng, địa vị… con người đã không còn thời gian nhận thấy quy trình vận hành của định luật khắc khe ấy, đang diễn biến đều đặn trên thân và tâm. Đại bộ phận đều nghĩ mình sẽ sống đến 60 hay 70 hoặc 100 tuổi, không ai từng nghĩ và dám nghĩ “cái chết” luôn là bạn đồng hành cùng với mình. Tất cả đều do chấp vào tự ngã, sinh ra sự ưu ái, luyến tiếc, cố giữ cái thân, và những gì liên quan đến thân thể, tên tuổi, tài sản… Điều này khiến bao thế hệ phải trầm luân trong sinh tử, ngụp lặn ở biển mê luân hồi.
Biết vô thường, rõ vô ngã, con người sẽ trân quý những gì mình đang có, sẵn sàng chia sẽ đến những người kém may mắn xung quanh. Và, nếu ngày mai trái đất này có thật sự nổ tung, đối với người “hiểu đạo” vẫn luôn giữ tâm bình thản. Vì bản chất của thế gian là vậy. Cái chết của đời sống này chính là sự mở đầu cho một đời sống khác. Cứ như thế, khi nào còn thở vào, thở ra, tức là sự sống mầu nhiệm vẫn còn hiện hữu. Hạnh phúc chân thật ở ngay đây, nơi mỗi bước chân tỉnh thức, mỗi cái nhìn thấy rõ tình thân ái, mỗi nụ cười trao nhau niềm an lạc, mỗi việc làm xoa dịu những đau thương.
Thiên đường hay cực lạc, phải được tạo dựng, trải nghiệm từ ý niệm tỉnh giác, việc làm lợi ích, lời nói hòa ái, phát xuất từ lòng đại từ bi và trí tuệ chân thật ở ngay trong giây phút hiện tại. Và, sẽ quá muộn khi đợi đến lúc chết đi mới thực hiện điều này.
Đó chính là thông điệp, cũng là liều thuốc phòng chống để ngăn ngừa căn bệnh “hoang tưởng và trốn chạy” đang rất phổ biến trong cuộc sống ngày nay.

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Thuyết Chúa 3 Ngôi chịu ảnh hưởng từ đâu?


Trên khắp thế giới cổ xưa, bắt đầy từ Babylon, việc thờ các thần bộ ba rất phổ thông trong dân ngoại, ảnh hưởng đó cũng thịnh hành ở Ai-cập, Hy-lạp và La-mã trong nhiều thế kỷ trước và sau thời Đấng Ki-tô. Sau khi các sứ đồ qua đời, các tín ngưỡng ấy của dân ngoại đã xâm nhập vào đạo Đấng Ki-tô.

-Sử gia Will Durant nhận xét: "Đạo Kitô đã không loại trừ giáo thuyết dân ngoại mà lại tiếp thu lấy...Ý niệm về thần tam vị nhất thể đã xuất phát từ Ai-cập".

-Trong cuốn Tôn giáo Ai-cập (Egyptian Religion) Siegfried ghi nhận: "Thuyết Chúa 3 ngôi là mối quan tâm chủ yếu của các nhà thần học Ai-cập...Ba vị thần được ghép liền nhau và tôn sùng như một vị độc nhất và được đề cập đến trong thể số ít. Bằng cách này, sức mạnh thiêng liêng của tôn giáo Ai-cập cho thấy có liên đới trực tiếp với thần học đạo Đấng Ki-tô"


Vì vậy, các tu sĩ sống vào cuối thế kỷ thứ 3 và đầu thế kỷ thứ 4 tại thành phố Alexandria, Ai-cập, như ông Athanasia đều chịu ảnh hưởng nầy khi họ phát biểu những ý niệm dẫn đến thuyết Chúa 3 ngôi. Rồi ảnh hưởng của họ lan tràn, vì thế mà Morenz, tác giả cuốn tôn giáo Ai-cập xem "Thần học Alexandria là môi giới giữa di sản tôn giáo Ai-cập và đạo Đấng ki-tô".

Cũng vậy, trong lời mở đầu của cuốn "Lịch sử đạo Đấng Ki-tô" (History of Christianity) của Edward Gibbon có ghi như sau:

-"Nếu như đạo Đấng Ki-tô chinh phục được ngoại giáo thì ngoại giáo cũng đã làm hư hại đạo Đấng Ki-tô, sự thật là như vậy. Tín ngưỡng nguyên thủy về Đức Chúa Trời của các tín đồ Đấng Ki-tô đầu tiên...đã bị Giáo hội La-mã đổi thành tín điều Chúa 3 ngôi không thể nào hiểu nổi. Nhiều giáo lý ngoại đạo do người Ai-cập phát minh và được triết gia Plato lý tưởng hóa đã được giữ lại như là điều đáng tin tưởng."

-Trong cuốn Bách khoa tự điển tôn giáo và luân lý, tác giả James Hastings cũng ghi rằng:

"...Chẳng hạn như trong tôn giáo Ấn-độ, ta thấy nhóm thần bộ ba là Brahmã, Siva & Visnu; trong tôn giáo Ai-cập có nhóm 3 vị thần Osiris, Isis & Horus...Cũng không phải chỉ qua các tôn giáo trong lịch sử mà chúng ta thấy Đức Chúa Trời được xem như Chúa Ba Ngôi. Người ta còn nhớ đặc biệt trong triết lý Tân Plato có quan điểm về Đấng Tối cao hay Thực thể Tối hậu, Đấng "thể hiện trong dạng bộ ba".

Nhưng một câu hỏi được đặt ra là triết gia Hy-lạp có liên hệ gì đến Chúa Ba Ngôi?

Triết thuyết Plato (428- 347 BC)

Dù rằng ông không dạy thuyết Chúa 3 ngôi như người ta tin hiện nay, nhưng triết lý của ông đã mở đường cho thuyết nầy.Vào cuối thế kỷ thứ 3 AC, đạo Đấng Ki-tô và tân triết học Plato đã trở nên hợp nhất, không tách rời được. Theo lời của Adolf Harnack trong cuốn Outlines of the History of Dogma (Lược qua lịch sử giáo điều) thì tín điều của giáo hội đã
"đâm rễ vững chắc trong đất đai của tư tưởng Hy-lạp ngoại giáo. Bởi đó, tín điều nầy trở nên một sự huyền bí đối với đại đa số tín đồ Đấng Ki-tô."

Giáo hội phổ biến rằng các tín điều mới là dựa trên Kinh-thánh, nhưng Harnack nói: "Trên thực tế, giáo hội đã hợp thức hoá sự suy lý của tư tưởng Hy-lạp, các quan điểm dị đoan và các phong tục thờ phượng huyền bí của tà đạo."

Trong cuốn A Statement of Reasons (một bản tuyên bố các lý do) Andrews Norton viết về Chúa Ba Ngôi như sau:

-" Chúng ta có thể truy ra lịch sử của giáo lý nầy và khám phá được cội nguồn của nó, không phải trong khải thị của đạo Đấng Ki-tô và các môn đồ của Ngài, nhưng là chuyện bịa đặt của phe phái triết học Plato sau nầy."

-Tại sao qua hàng ngàn năm, không một nhà tiên tri nào của Đức Chúa Trời đã dạy dân Israel về giáo điều Chúa Ba Ngôi?
-Tại sao Jesus, với tư cách là Đại sư đã không dùng tài năng Ngài để làm rõ nghĩa Chúa Ba Ngôi cho các môn đồ Ngài hiểu?
-Lẽ nào Đức Chúa Trời soi dẫn hàng trăm trang giấy Kinh-thánh mà lại không dùng một phần nhỏ để dạy dỗ thuyết "tam ngôi đồng bản thể" nếu quả thật đó là "giáo lý căn bản" của đức tin?
-Chẳng lẽ các tín đồ Đấng Ki-tô phải tin rằng nhiều thế kỷ sau đó, Đấng Tạo Hoá lại soi dẫn việc phát biểu một giáo lý xa lạ đối với các tôi tá Ngài là một "mầu nhiệm cực kỳ khó hiểu""Ngoài sức lãnh hội của lý trí loài người"?


Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Kinh thánh hay kinh ác?

Hôm rồi nói chuyện với mấy đứa bạn về tôn giáo, nhân dịp mấy quỷ sứ, à nhầm, "cha xứ" chăn chiên ở xứ Nghệ đang quậy phá chính quyền, tôi có nói rằng trong kinh thánh có khối điều xằng bậy nhưng chẳng đứa nào tin. Đương nhiên rồi, tôn giáo hàng tỷ người theo thì phải dạy dỗ những điều đúng đắn chứ sao lại xằng bậy được (cho dù những kẻ thực thi lại làm trái ngược)?! Thật ra thì ai cũng nghĩ thế, ai cũng tin tưởng những lời các "đấng bề trên" truyền lại lời Chúa dạy, cho đến khi ngày càng có nhiều người dân châu Âu chịu khó ... đọc Kinh thánh thay vì chỉ nghe qua những kẻ trung gian. Và kể từ khi đọc đầy đủ và trực tiếp những lời răn của chúa, người Âu bỏ đạo càng nhiều và xã hội các nước này ngày càng phát triển, sau 18 thế kỷ bị "che mắt bịt tai" dẫn đi trong mê cung thần thánh của đế chế Vatican. Vậy kinh thánh đã dạy những điều xằng bậy gì? Rất may mắn là chúng ta không phải phí thì giờ lật giở từng trang giấy "huyền bí" ấy bởi trong thời đại ngày nay, có những người đã giúp chúng ta làm điều đó, với mong muốn thánh thiện thật sự là giúp những kẻ u mê thoát ra khỏi sự bủa vây của đám mây mờ hỗn hợp thần quyền - chính trị. Dưới đây là bản dịch "Lời giới thiệu" của trang web http://www.evilbible.com/ (tức Kinh Ác chấm com), đăng trên Sachhiem.net. Trong trang web này có rất nhiều bằng chứng rõ ràng chứng minh rằng "Kinh thánh" thật ra là "Kinh ác" như: Hiến tế người, Hãm hiếp, Giết người, Nô lệ, những trích dẫn về sự ác độc, Giêsu nói láo, những mâu thuẩn trong Kinh Thánh. Nếu bạn đọc nào có hứng thú, vui lòng dịch giùm và gửi cho tôi để đăng lên đây cho mọi người cùng tham khảo.

Chào mừng đến với website "Kinh Ác chấm com" - Dịch: Cahat Nguyen

Trang Web nầy được thiết kế để loan truyền sự thật độc ác của Kinh Thánh (the vicious truth about the Bible). Vì từ quá lâu, các vị Linh mục và Mục sư đã hoàn toàn không nhắc đến những hành động phạm pháp độc ác mà Kinh Thánh khuyến khích.

[Khi so sánh trùm khủng bố] Osama Bin Ladin với nhân vật được gọi là “Chúa Trời” trong Kinh Thánh, thì Osama Bin Ladin trông chỉ như một Hướng đạo sinh mà thôi. Theo Kinh Thánh, Chúa Trời phải trực tiếp chịu trách nhiệm về nhiều vụ giết người hàng loạt, những vụ hảm hiếp, cướp bóc, cưởng đoạt, bắt người làm nô lệ, lạm dụng và giết chóc trẻ con, đó là chưa nói đến giết bào thai còn trong bụng mẹ (directly responsible for many mass-murders, rapes, pillage, plunder, slavery, child abuse and killing, not to mention the killing of unborn children).

Tôi có ghi chú trích dẫn những đoạn Kinh Thánh nên các bạn có thể mở Kinh Thánh ra mà theo dõi. Bạn cũng có thể vừa đọc vừa kiểm chứng những bản Kinh Thánh online như BibleStudyTools.net hay SkepticsAnnotatedBible.com.


Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời thì dạy rằng “Ngươi không được giết người”, nhưng tôi luôn luôn sững sốt [đọc được trong Kinh Thánh] rằng chính Chúa Trời đã không biết bao nhiêu lần ra lệnh giết chết người vô tội.

Ví dụ như Chúa Trời giết 70,000 người vô tội (God kills 70,000 innocent people) tại vì vua David ra lệnh thực hiện một cuộc kiềm tra dân số (1 Chronicles 21).

Chúa cũng ra lệnh thiêu hủy 60 thị trấn để người Do Thái được đến sống ở đó.

Chúa ra lệnh giết tất cả đàn ông, đàn bà và trẻ con trong mỗi thành phố nầy, và cướp bóc tất cả những gì quý giá (Deuteronomy 3).

Chúa ra một lệnh khác để tấn công và giết “tất cả mọi sinh vật trong thị trấn: đàn ông, đàn bà, trẻ, già, và cả trâu bò, chiên cừu, và lừa” (Joshua 6). Trong Judges 21, Chúa ra lệnh giết tất cả người dân Jabesh ngoại trừ gái trinh bị mang đi để hảm hiếp và lấy làm vợ (except for virgin girls who were taken to be forcibly raped and married).

Khi đám lính (của Chúa) muốn thêm gái trinh, Chúa bảo chúng núp ven đường và khi thấy một cô gái chúng thích thì cứ bắt cóc cô ta rồi hãm hiếp và lấy làm vợ (kidnap her and forcibly rape her and make her your wife).

Hầu như cứ mỗi hai trang trong Thánh kinh Cựu Ước thì lại có một màn Chúa giết chết một người nào đó ! Trong 2 King 10:18-27, Chúa ra lệnh giết tất cả tín đồ của một giáo phái thờ Thần khác ngay trước giáo đường của họ !

Tổng cộng lại (trong Cựu Ước), Chúa Trời đã trực tiếp giết 371,186 người (kills directly), và ra lệnh giết 1,862,265 người (order people murdered)!

Chúa Trời trong Kinh Thánh cũng cho phép buôn bán nô lệ, kể cả bán con gái của mình để làm nô lệ tình dục (selling your own daughter as sex slave) (Exodus 21:1-11), cho phép lạm dụng trẻ con (child abuse) (Judges 11:29-40Isaiah 13:16), và đập mạnh con nít vào đá (bashing babies against rocks) (Hosea 13: 16Psalms 137:9).

Lối ứng xử phạm pháp như vậy của Chúa đáng lẽ phải gây sốc cho người nào còn đạo đức. Giết người, hảm hiếp, cướp bóc, buôn bán nô lệ, và lạm dụng trẻ em không thể được biện minh chỉ vì Chúa cho phép làm như thế. Nếu có nhiều người chịu ngồi xuống và đọc Kinh Thánh thì chắc sẽ có nhiều người trở thành vô thần như tôi.

Chúa Giêsu cũng khuyến khích cái ý tưởng rằng đàn ông thì nên thiến/hoạn dương vật để được lên thiên đường: “Vì có người hoạn từ trong lòng mẹ; có người hoạn vì tay người ta, và có người tự mình làm nên hoạn vì cớ nước thiên đàng. Người nào lãnh nổi lời ấy thì hãy lãnh lấy” (Matthew 19:12 ASV - Việt dịch từ Kinh Thánh - Việt).

Tôi không biết tại sao lại có người tuân theo lời dạy của một kẻ nói thẳng ra rằng tất cả đàn ông hãy cắt dương vật của mình đi.

Chúa Trời trong Kinh Thánh còn là một kẻ ngưỡng mộ những lễ hiến tế mạng sống con người và thú vật. Và trong trường hợp bạn nghĩ rằng sự độc ác cùng những luật lệ vô đạo đức của Cựu Ước không còn được áp dụng, có lẽ bạn nên đọc kỹ những gì Giêsu đã tuyên bố rõ ràng rằng: “Trời đất qua đi còn dễ hơn một nét chữ trong luật pháp phải bỏ đi” (Luke 16:17 NAB - Việt dịch từ Kinh Thánh - Việt).

Tôi biết rằng hầu hết tín đồ Thiên Chúa giáo tin rằng Chúa Trời là một vị thần thánh thiện và nhân ái, và tin rằng Chúa muốn mọi người hãy làm điều tốt lành.

Tôi tin rằng hầu hết mọi người đều muốn làm điều tốt và ứng xử có đạo đức.

Tôi cũng tin rằng có nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo không thực sự đọc Kinh Thánh, hay nếu có thì chỉ đọc một vài đoạn nào đó ở nhà thờ.

Điều nầy cũng dễ hiểu thôi tại vì Kinh Thánh thì khó đọc do dùng ngôn ngữ cổ xưa và những mục tham chiếu thì tối nghĩa.

Nhưng cũng tại vì các vị Linh mục và Mục sư không thích đọc một số đoạn trong Kinh Thánh do chúng chỉ chuyển tải những thông điệp hận thù thay vì yêu thương (message of hate not of love).

Nếu bạn theo đường dẫn (link) bên trái của trang web, bạn sẽ được biết những điều bẩn thỉu trong Kinh Thánh (nasty things in the Bible) vốn không được các vị Linh mục và Mục sư nhắc tới. Bạn cũng có thể thảo luận những vấn đề liên quan đến Web nầy hay về Tôn giáo, hay về Vô thần tại EvilBible.com Discussion Forum.