VỤ
ÁN GALILÉE
Trần văn Kha dịch và giới thiệu
Trích
Wikipedia (tiếng Việt):
Galileo Galilei (phát
âm tiếng Ý: [ɡaliˈlɛːo
ɡaliˈlɛi]; 15
tháng 2 năm 1564[4] – 8
tháng 1 năm 1642)[1][5] là
một nhà thiên
văn học,vật
lý học, toán
học và triết
học người
Ý, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách
mạng khoa học. Các thành tựu của ông gồm những cải tiến
cho kính
thiên văn và
các quan sát thiên văn sau đó, và ủng hộ Chủ
nghĩa Copernicus. Galileo đã được gọi là "cha đẻ của việc
quan sát thiên
văn học hiện
đại",[6] "cha
đẻ của vật
lý hiện đại",[7] "cha
đẻ của khoa
học",[7] và
"cha đẻ của Khoa học hiện đại."[8] Stephen
Hawking đã
nói, "Galileo, có lẽ hơn bất kỳ một người riêng biệt nào, chịu trách
nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại."[9]
Sự chuyển động của
các vật thể tăng tốc đều, được dạy ở hầu hết trong các khóa học về
vật lý của các trường trung học và cao đẳng, đã được Galileo nghiên
cứu trong chủ đề về chuyển
động học. Những đóng góp của ông trong thiên văn học quan
sát gồm vệc xác nhận các
tuần của Sao Kim bằng
kính thiên văn, phát hiện bốn vệ tinh lớn nhất của Sao
Mộc, được đặt tên là các
vệ tinh Galileo để
vinh danh ông, và sự quan sát và phân tích vết
đen Mặt Trời. Galileo cũng làm việc trong khoa học và
công nghệ ứng dụng, cải tiến thiết kế la
bàn.
Sự bênh vực của
Galileo dành cho Chủ nghĩa Copernicus đã gây tranh cãi trong đời
ông. Quan điểm địa
tâm đã là
thống trị từ thời Aristotle,
và sự tranh cãi nảy sinh sau khi Galileo trình bày thuyết
nhật tâm như
một minh chứng khiến giáo
hội Công giáo Rôma cấm
tuyên truyền nó như một sự thực đã được chứng minh, vì nó chưa được
chứng minh theo kinh nghiệm ở thời điểm ấy và trái ngược với ý nghĩa
của Kinh
Thánh.[10] Galileo
cuối cùng buộc phải từ bỏ thuyết nhật tâm của mình và sống những
ngày cuối đời trong cảnh bị quản thúc tại gia theo lệnh của Toà
án dị giáo La Mã.
Link:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Galileo_Galilei
*
*
*
Sau đây là
bản dịch vụ án Galilée trích
từ
sách Le livre noir de l’inquisition (Bayard Editions).
Những lý do của sự
việc.
Rô-ma, ngày 22 tháng 6, 1633. Trong
môt phòng của tu viện Santa Maria Sopra Minerva, một người già quỳ
xuống trước những hồng y và quan chức hội đoàn của Tòa Thánh. Ông ta
mặc chiếc áo tầm thường của những người tù, vẻ mặt đau yếu và mệt
mỏi. Đó là khuôn mặt của một người thất vọng và cô đơn, ông ta bị
mọi người bỏ rơi trước bộ máy đàn áp mạnh nhất Âu-châu thời đó: Tòa
án Ca-tô. (C'est le visage d'un homme désespéré et seul, qui s'est
trouvé abandonné de tous face à l'appareil répressif le plus
puissant de l'Europe d'alors: l'Inquisition. Page 149). Sự kiện ông
là một trong những nhà thông thái lớn của thời đại, cũng không ích
lợi gì cho ông. Trái lại các quan tòa có bàn tay nặng ký. Thực ra,
sau khi nghe đọc bản án, người bị kết tội, vẫn quỳ, tuyên bố một sự
từ bỏ long trọng, với một giọng nói ngập ngừng :
Tôi, Galileo, con của ông Vincénzo
Galileo ở Florence, năm nay 70 tuổi, đích thân hiện diện ở tòa án
này và quỳ ở trước mặt quý vi, những Hồng y Cao quý và Tôn kính, các
quan tòa Ca-tô tổng hợp thay mặt cho tất cả Cộng hòa ky-tô để chống
lại tà giáo; có ở trước mặt tôi những sách Phúc âm thánh mà tôi đặt
tay lên,
Tôi xin thề là tôi đã luôn luôn tin,
tôi tin vào giờ này, và với sự giúp đỡ của Thượng Đế tôi tiếp tục
tin vào tương lai tất cả những gì tôi coi là thật, thuyết pháp và
giảng dạy về Giáo hội Ca-tô thần thánh và tông đồ.
Xét rằng Tòa Thánh này đã ra án lệnh
cho tôi phải từ bỏ hoàn toàn quan niệm sai lầm mà theo đó Mặt Trời
là trung tâm thế giới và đứng yên trong khi [Trái Đất] không phải là
trung tâm thế giới và xoay tròn;
Xét rằng Tòa Thánh đã cho tôi biết là tôi không được gìn giữ, bào chữa cũng không được giảng dạy bằng bất cứ cách nào, hoặc lời nói hay lời viết, cái học thuyết sai lầm đó, và sau khi tôi được thông báo rằng học thuyết ấy trái với Kinh Thánh, tôi đã viết và đem in một quyển sách mà ở trong đó tôi bàn về cái học thuyết đã bị lên án, bằng cách tích cực đưa ra những lý luận có lợi cho nó, mà không đem lại một sự giải đáp nào;
Xét rằng Tòa Thánh đã cho tôi biết là tôi không được gìn giữ, bào chữa cũng không được giảng dạy bằng bất cứ cách nào, hoặc lời nói hay lời viết, cái học thuyết sai lầm đó, và sau khi tôi được thông báo rằng học thuyết ấy trái với Kinh Thánh, tôi đã viết và đem in một quyển sách mà ở trong đó tôi bàn về cái học thuyết đã bị lên án, bằng cách tích cực đưa ra những lý luận có lợi cho nó, mà không đem lại một sự giải đáp nào;
Tôi đã bị coi là một người tà giáo
đáng nghi ngờ nhất, nghĩa là đã bảo vệ và tin rằng Mặt Trời là trung
tâm thế giới, đứng yên, và rằng Trái Đất không phải là trung tâm và
nó xoay tròn.
Vì thế, muốn cất bỏ hôm nay khỏi tinh
thần của các Đấng cao quý Tôn kính và tất cả tín đồ ky-tô, sự nghi
ngờ dữ dội đó, mà tôi bị kết án một cách công bằng, với một trái tim
chân thành và một đức tin không giả dối, tôi từ bỏ, nguyền rủa và
ghét bỏ những lầm lỗi và tà giáo nêu trên và, một cách tổng quát,
mọi lầm lỗi, tà giáo và những quan niệm trái với Tòa Thánh.
Chính là với hình ảnh một con người và
một lương tâm bị bẻ gẫy, đã kết thúc phiên tòa thứ hai xử Galilée,
một người thông thái nổi tiếng nhất của thời đại ông. Ông đã để cả
cuộc đời vào việc quan sát thiên nhiên và tìm hiểu những luật của
nó, và ông phải chối bỏ tất cả những gì ông khám phá ra, nguyền rủa
kết quả của những suy nghĩ tích cực của ông và ghét bỏ những kết quả
nhiều thập niên của công cuộc nghiên cứu mà ông đã luôn luôn tin và
vẫn còn tin. Sự kết thúc bi thảm của vấn đề buồn rầu này trở thành
điểm khởi hành cho một sự gặp gỡ chân thành và căn bản giữa Giáo hội
Ca-tô và khoa học hiện đại: từ cuộc đối thoại ấy, người ta có thể
nói rằng nhà bác học là người mở đường có lương tâm nhất.
Muốn hiểu mục tiêu của hai phiên tòa
xử án Galilée, năm 1616 và 1633, và một cách tổng quát, cái bối cảnh
mà những phiên tòa đó diễn ra, phải trở lại gần một thế kỷ trở về
trước. Nicolas Copernic khi đó cho phát hành sách De revotionibus
orbium-celestium ("Traité sur les révolutions des mondes célestes",
Về những di chuyển trong quỹ đạo của thế giới thiên thể); trong lời
tựa, Osiander đã phải tỏ ra rất thận trọng khi giới thiệu tác phẩm
này như chỉ giản dị là một giả thuyết. Nhưng hệ thống "copernicien"
mở ra cho khoa học một con đường mới và không phản hồi khi loan báo
rằng "Trái Đất di chuyển và Mặt Trời đứng yên ở giữa vũ trụ". Sau
Copernic ba nhà đại thiên văn, Tycho Brahe (1546-1601), Johannes
Kepler (1571-1630) và Galileo Galilei, sinh ra ở Pise năm 1564, theo
đuổi công trình xây dựng thiên văn mới, và họ tìm ra những kết quả
chính xác hơn trên quan điểm toán học và chứng minh. Kiểu mẫu mới về
vũ trụ coi Mặt Trời như là trung tâm xuất hiện, nó có tiềm năng cách
mạng trên bình diện khoa học, nhưng đem lại cái nguy cơ làm đảo lộn
siêu hình và thần học (Ca-tô). Thực ra, đặt Mặt Trời vào vị trí
trung tâm vũ trụ là hủy hoại hệ thống "ptolémaique" (Ptolémée, thiên
văn Hy-lạp sinh thế kỷ II, sau J.C., chủ trương Trái Đất đứng yên ở
trung tâm thế giới) và nhãn quan "aristotélicienne" về thế giới vẫn
còn được tôn trọng trong các viện đại học của thời ấy. Lúc đầu Giáo
hội Ca-tô không có phản ứng tiêu cực, nhất là khi người ta so sánh
phản ứng ấy với những chống đối - kể cả, trong trường hợp Luther,
với sự khinh bỉ -, mà học thuyết "copernicienne" gây ra trong cộng
đồng Tin-lành.
Trong thế kỷ XVI, một khám phá mới có
tầm quan trọng quyết định được thực hiện trong thiên văn. Mùa thu
1572, Tycho Brahe quan sát và ghi nhận bằng những bài toán chính xác
những di chuyển của "Ngôi sao mới"; nhưng, ngôi sao này biến mất vào
cuối tháng Ba năm sau. Bằng chứng về khả năng, đối với một ngôi sao,
sinh ra và chết đi, là một cú rất nặng đánh vào nhãn quan một thế
giới xây dựng trên Vật Lý của Aristote. Thực ra, khi chứng minh rằng
cả đến những ngôi sao cũng có thể bị hủy hoại, sự biến mất của "Ngôi
sao mới" nói ngược lại sự phân biệt "aristolécienne" về một thế giới
trung gian giữa trái đất và quỹ đạo mặt trăng và một thế giới thiên
thể có đặc tính không tan rã của vật chất (gọi là éther hay phần cốt
yếu) cấu tạo ra nó. Chính là sự phân biệt giữa trời và đất bị sụp
đổ, trong khi, đây là lần thứ nhất, sự đồng thể căn bản của toàn thể
vũ trụ đuợc thiết lập. Giordano Bruno đã biết tiềm năng vô biên
trong nhãn quan bạo dạn về vũ trụ của Copernic và Brahe, và ông đã
chuyển sang bình diện triết học bằng cách hoàn thành một siêu hình
học tập trung vào quan điểm vô cùng.
Galilée tham gia thích thú vào thuyết
thiên văn mới của Copernic, dù rằng ông chưa có lập trường chính
thức bằng những bài viết và chỉ giới hạn sự tham gia một cách riêng
tư. Rằng những con đường của khoa học phải mượn con đường chỉ dẫn
bởi Copernic, Galilée tin thế, nhưng những dữ kiện do kinh nghiệm và
quan sát chưa có đủ khả năng để thuyết phục những nguời nghi ngờ
nhất về giá trị của quan niệm cách mạng đó.
Từ việc quan
sát trời đến giải thích Thánh Kinh.
Khúc quanh xảy ra năm 1609, khi nhà
bác học xứ Pise làm quen với một dụng cụ quang học được hoàn thiện
bởi một người thủ công Hòa-lan và có thể khuếch đại những vật ở rất
xa. Galileo sẽ chế ra một kính thiên văn còn hoàn hảo hơn, sử dụng
đặc biệt những nghiên cứu kỹ lưỡng của ông về thuyết của chiết
quang: kính của ông có thể làm cho nhìn thấy những vật một nghìn lần
lớn hơn và ba mươi lần gần hơn. Ông chế ra kính này trong phòng thí
nghiệm tư nhỏ của ông ở Padoue, sát với nhà ông, và ông làm việc
thỉnh thoảng ở trong đó, với sự phụ giúp của một người thợ, để kiếm
thêm tiền cho ngân qũy eo hẹp của gia đình, bằng cách bán những dụng
cụ kỹ thuật và đo lường. Sự khéo léo thực tiễn của ông cũng rất đặc
biệt, và ông không ngừng đem ra sử dụng vào kỹ thuật và những áp
dụng ích lợi nhất cho khoa học.
Galilée biết ngay tầm quan trọng của
dụng cụ mà ông có và ông hướng nó lên trời, và sau nhiều đêm quan
sát nó tiết lộ cho ông thấy một số những hiện tượng mà cho đến bấy
giờ chưa ai biết. Đầu tiên, ông có những nhận xét quan trọng về bề
mặt của trăng, về những vệ tinh của Mộc tinh và sự khác biệt về hình
và ánh sáng giữa những hành tinh và các ngôi sao. Trong sách
Sidereus nuncius ("Message sidéral", Tin tức về tinh tú), một tác
phẩm mà ở trong đó ông ký thác những kết quả đầu tiên của những điều
ông quan sát thấy và phát hành tháng Giêng 1610, ông mô tả, trong
một trang nổi tiếng chính đáng, bề mặt của mặt trăng như thế nào với
dụng cụ quang học rất mạnh của ông :
[...] "Tôi đi đến một niềm tin rằng bề
mặt của Trăng không phẳng, đều đặn và hoàn toàn hình cầu, như là một
số lớn triết gia đã nghĩ về trăng và về những thiên thể khác, mà
trái lại, bề mặt của nó không đều, xù xì và có nhiều chỗ lõm và chỗ
lồi: nó cũng không khác gì mặt đất, sự khác biệt hiện ra, ở đây,
trong những rặng núi, và ở kia, trong những thung lũng sâu".
Những hậu quả tiềm ẩn của những quan
sát đó có một tầm vóc rất lớn. Trước hết nó cho biết là Trái Đất và
Mặt Trăng giống nhau về bản chất, và như vậy đưa đến việc hủy bỏ sự
phân biệt giữa thế giới trời và thế giới trăng nó cai quản tất cả
lâu đài của vật lý "aristotélicienne". Nhưng khám phá quan trọng
nhất có lẽ là khám phá ra những vệ tinh của Mộc tinh; những thứ đó
chứng tỏ một sự chuyển động ở trên trời mà trung tâm là một hành
tinh khác hơn Trái Đất, như vậy phá bỏ căn bản vững chắc nhất của
thiên văn "ptolémaique" coi rằng Trái Đất như là trung tâm độc nhất
khả dĩ có những di chuyển theo quỹ đạo của những thiên thể.
Sách Sidereus nuncius (Tin tức về tinh
tú) là một thành công lớn ở toàn thể Âu-châu và Galilée được công
nhận như là một nhà bác học vĩ đại của lúc đó; từ khắp các nơi những
thư khen ngợi được gửi đến cho Galilée và người ta đòi hỏi những
dụng cụ quan sát giống y như cái mà ông đã chế ra.
Nhưng sự thành công bất ngờ đó không
phải không gây ra những thèm khát và ghen ghét, nhất là trong lòng
cộng đồng khoa học. Ông nhận được nhiều dấu hiệu thuận lợi và hoan
nghênh về phần giáo hoàng triều, và ở đó ông tham gia vào một loạt
những gặp gỡ cao cấp nhất và giải thích rất linh động ý nghĩa những
khám phá của ông. Ông được giáo hoàng Paul VI đón tiếp, ngoài những
người khác. Cuối cùng, để làm cho vững chắc thêm danh tiếng của ông,
ông được bàu vào hàn lâm viện Lincei, năm 1611. Công cuộc khảo cứu
khoa học của Galilée tiếp tục với một nghị lực đổi mới và, năm 1613,
ông cho phát hành một bài viết quan trọng nhan đề Lettere sulle
macchie solari "Lettres sur les taches solaires", Thư về những dấu
vết mặt trời). Đó là một lập luận mạnh mẽ thiên về hệ thống
copernicien và chống lại luận thuyết aristo-télicienne về sự không
hư hoại của các thiên thể. Nhưng với sự tiến bộ không thể cưỡng lại
được của những khám phá của ông, thì sự căng thẳng và chống đối cũng
gia tăng về phần những người coi tất cả những điều chắc chắn cổ bị
đe dọa bởi môn khoa học mới này. Năm 1613, cha "dominicain" Niccolò
Lorini tấn công công khai không những hệ thống copercicien, mà cả
chính Galilée nữa. Đó là dấu hiệu của một cái nguy hiểm ngầm và nó
không ngừng tiến lại gần.
Ít lâu sau, tháng 12, 1613, nhà bác
học nhận được một thư của cha Castelli, một trong những học trò của
ông, cho ông biết về dư luận ngầm mà cha được nghe thấy phát xuất ở
triều đình Médicis bởi bà mẹ của đại công tước, Christine de
Lorraine, chống lại những khái niệm mới về thiên văn mà ông bảo vệ.
Những nghi ngờ được đặc biệt gây ra bởi những lý thuyết mạnh dạn ấy,
vì nó có vẻ như chống lại những điều mà Thánh Kinh xác nhận về sự di
chuyển của tinh tú. Galilée không thể thản nhiên trước tin tức ấy,
bởi vì không những ông được chỉ định làm giáo sư ở Pise và triết gia
của đại công tước, nhưng sự bảo vệ của dòng Médicis cũng cần cho
ông, vì một dự án rộng hơn về đổi mới văn hóa của ông. Ông vì thế
quyết định trả lời, và viết hai lá thư: một thư gửi cho Castelli,
năm 1613, thư thứ hai gửi cho Christine de Lorraine, năm 1615. Chính
cái thư thứ nhất sẽ được dùng làm tài liệu kết tội trong lần xử án
đầu tiên. Galilée đặt hy vọng vào sức mạnh thuyết phục của những lý
luận căn bản và chính xác, và ông khai triển một vài lập luận nó tụt
dốc nguy hiểm từ địa hạt khoa học sang lãnh vực giải thích Kinh
Thánh và thần học; đó là một bước đi quyết định. Nhà bác học, cũng
là một người có đức tin mãnh liệt và chân thành, tưởng rằng có thể
lập luận có lợi cho công trình khoa học và chứng minh những khám phá
của ông không thể bác bỏ trên căn bản của bất cứ một đoạn nào trong
Kinh Thánh. Ông mở đầu bức thư bằng những xác nhận quan trọng có tầm
vóc lớn :
[...] Nếu Kinh Thánh không thể nhầm,
thì những người giải thích và bình luận có thể nhầm bằng nhiều cách.
Trong số đó, một, rất quan trọng và thường xuyên, là hiểu hoàn toàn
theo nghĩa tùng chữ, trong khi đó xuất hiện, không chỉ những mâu
thuẫn, mà là những tà giáo, làm cho chúng ta đem gán cho Thượng Đế
chân, tay và mắt, và không phải chỉ những ham mê xác thịt và thường
tình như tức giận, hối hận và thù ghét, mà còn cả chuyện quên quá
khứ và dốt về tương lai. Nếu người ta thấy trong Kinh Thánh những
quan niệm mà, nếu hiểu theo nghĩa từng chữ có vẻ như sai, như thế
chỉ vì những quan niệm ấy thích hợp cho sự thiếu khả năng hiểu biết
của đa số; và chính vì thế mà những nhà bình luận thông thái trình
bày cho một số những người xứng đáng, khác biệt với quần chúng kém
văn hóa, ý nghĩa thực của một vài quan niệm, bằng cách giải thích
những lý do vì sao phải trình bày một cách đặc biệt như thế.
Một cách tổng quát, Galilée giải
thích, không nên hiểu Kinh Thánh theo từng chữ, bởi vì đọc Kinh
Thánh như thế thì dễ hiểu nhầm. Kinh Thánh được viết cho dân chúng,
vì thế những nhà bác học có thể và cần phải đề nghị một sự giải
thích không có những "sai lầm". Ông thêm rằng thiên nhiên là công
tác của Thượng Đế cũng như Kinh Thánh, và rằng những luật của Thượng
Đế cũng quan trọng và quyền uy như những luật được công nhận và hình
thành bởi suy tư thần học; nhưng nhất là, ông viết:
"Tôi tin rằng quyền uy của Kinh Thánh
chỉ có một mục đích là thuyết phục con người tin vào những điều
khoản và quan niệm cần thiết cho sự cứu rỗi của họ và rằng, vươt qua
khỏi mọi đàm luận của con người, Kinh Thánh chỉ có thể được giảng
dạy và làm cho tin không bằng cách nào khác hơn là bởi chính miệng
của Chúa Thánh Thần.
Điểm chính trong lập luận của Galilée
liên quan tới những quan hệ giữa sự thật của Kinh Thánh với sự thật
khoa học. Nếu mục đích chính, và độc nhất, của Lời thánh là sự cứu
rỗi con người, tất cả những sự thật khác đều trao phó cho trí thông
minh và sự nghiên cứu, nói tóm lại, là cho khoa học. Nói một cách
khác, nhà bác học chống lại mọi cách sử dụng Kinh Thánh để giải
thích khoa học.
Những lâp trường của Galilée thật mạnh
bạo có thể nói là cách mạng và không thể, sau khi phổ biến cái thư
gửi cho Castelli, không gây nên một sự bối rối lớn trong tâm những
người ít cởi mở cho cái mới và nhất là vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi
cái không khí đè nén mà cộng đồng Trente đã gây ra dần dần. Nhà bác
học không nhận thấy rằng khi rời bỏ địa hạt thuần túy khoa học để
bàn sang những vấn đề thần học đặc biệt, ông dễ dàng bị tấn công bởi
những người chống đổi mới.
Tiến tới tố tụng.
Vấn đề xảy ra hoàn toàn bất ngờ ở
Florence. Vào cuối năm 1614, sư huynh "dominicain" Tommaso Caccini
làm một bài giảng dữ dội chống lại học thuyết Nhật tâm (lấy Mặt trời
làm trung tâm) của Copernic và Galilée, bằng cách nêu ra những đoạn
trong Kinh Thánh có vẻ như bác bỏ sự đứng yên của Mặt Trời. Sự tấn
công nhằm đánh vào chính Galilée và có vẻ như là một sự trả lời gián
tiếp cho nội dung của thư gửi cho Castelli.
Ít lâu sau thì xảy ra hành động chính
thức đầu tiên mở đầu cho việc tố tụng thực sự. Ngày 7 thánh 2, 1615,
Niccolo Lorini dòng "dominicain" gửi một thư cho hồng y Paolo Emilio
Sfondati, chủ tịch thánh bộ trong coi về Sách cấm của Tòa Thánh, và
kèm theo một bản sao thư của Galilée gửi cho Castelli. Sự tố cáo của
Lotrini là môt tác phẩm thực sự thuộc loại này và, có lẽ không một
tài liệu nào khác của việc tố tụng, đưa chúng ta vào trong cái không
khí thiết lập ra ở Ý bởi Tòa án Ca-tô:
Kính thưa các Lãnh chúa rất danh tiếng
và tôn kính,
Ngoài nhiệm vụ chung cho tất cả mọi
người Ky-tô tốt, nhiệm vụ vô cùng của tất cả mọi sư huynh
"Dominique", được Đức Thánh Cha coi như là chó trắng chó đen, và đặc
biệt là bởi tất cả những nhà thần học và tất cả những nhà thuyết
giáo: Chính vì thế mà tôi, người nhỏ nhất của tất cả, và là tôi tớ
hết sức tận tâm, trình sự việc lên Lãnh chúa, bởi vì tôi có trong
tay một bài viết mà người ta thấy trong tay mọi người, của một nhóm
người có tên là "galiléistes", và họ xác nhận rằng Trái Đất chuyển
động và Mặt Trời đứng yên, theo quan niệm của Copernic; bài viết
này, theo nhận xét của tất cả các Cha của tu viện Saint-Marc rất mộ
đạo, có nhiều ý kiến đối với chúng tôi có vẻ hoặc là đáng nghi hoặc
là cẩu thả, tỉ dụ như bảo rằng một vài đoạn trong Kinh Thánh không
thích hợp, và rằng, trong những thảo luận về hiện tượng thiên nhiên,
thì đoạn Kinh Thánh đó phải để lại sau cùng; rằng những nhà bình
luận thường có những sai lầm khi giải thích; rằng Kinh Thánh không
nên chú tâm vào những vấn đề gì khác ngoài đức tin; và rằng trong
những vấn đề thiên nhiên, thì sự hiển nhiên của triết học và thiên
văn nặng ký hơn là sự hiển nhiên thần thánh và Thượng Đế. Lãnh chúa
tôn kính có thể nhận thấy trong những ý kiến mà tôi gạch ở dưới
trong thư kể trên mà tôi gửi tới Ngài một bản sao chính xác; cuối
cùng, bài viết đó cho rằng chúng ta phải hiểu, khi Josué ra lệnh cho
Mặt Trời đứng yên, là lệnh đó ban ra cho vật chuyển động thứ nhất,
chứ không phải cho Mặt Trời.
Vì thế, nhận thấy rằng, không những
thư ấy ở trong tay mọi người, mà những tác giả còn tự ý chính họ
bình luận Kinh Thánh theo ý họ, khác hẳn với cách giải thích hiện
hành của các Cha trong Giáo hôi, mà họ nói đến một cách vô ý thức,
kể cả Thánh Thomas d'Aquin. Rằng họ lấy chân đạp lên tất cả triết
học Aristote (mà thần học Trung Cổ sử dụng rất nhiều); nói tóm lại,
chỉ vì muốn khoe khoang tài giỏi, họ nói cả nghìn thứ vô lễ và
truyền bá những điều đó trong thành phố của chúng ta, rất trung
thành với đức tin Ca-tô, nhờ có tình thương và sự săn sóc của các
Hoàng tử xứ Venise. Vì thế tôi quyết định thông báo với Lãnh chúa về
tất cả những cái đó để rồi Ngài, đầy lòng tận tâm thánh thiện, (cùng
với những đồng môn danh tiếng của Ngài) mở mắt ra nhìn những vấn đề
tương tự, và có thể, nếu Ngài xét thấy cần thiết, đem lại những sửa
đổi mà Ngài coi là thích nghi nhất, để tránh cho một sai lầm nhỏ lúc
ban đầu có thế trở thành to chuyện vào lúc cuối cùng. Và, có lẽ, tôi
đã có thể gửi tới Ngài bản sao một vài chú thích mà tôi nhận xét về
bài viết đó, trong tu viện của chúng tôi; tuy nhiên, vì nhũn nhặn
tôi đã không gửi, bởi vì tôi trình lên Ngài một người biết rất
nhiều, và rằng tôi đã viết cho Rô-ma mà ở đó, như thánh Bernard đã
nói, đức tin thánh linceos oculos habet [có mắt của con mèo rừng].
Tuy nhiên, tôi muốn nói rằng những
"galiléistes" (những người theo Galilée) ấy là những người tốt, tín
đồ Ky-tô tốt, nhưng có lẽ hơi cứng rắn và thiếu uyển chuyển trong
quan niệm của họ. Tôi cũng muốn nói rằng trong sự can thiệp này, tôi
bị thúc đẩy bởi sự nhiệt tình, và tôi khẩn cầu Lãnh chúa danh tiếng
giữ bí mật cho thư của tôi (tôi không nói tới bài viết [của Galilée]
gửi kèm theo), đó là điều tôi không nghi ngờ, và thư ấy không nên
dùng như lời khai của nhân chứng, mà chỉ là một báo cáo thân yêu
giữa Ngài và tôi, giữa một vị thày danh tiếng và tôi tớ của Ngài; và
ngoài ra, tôi cũng xin thưa để Ngài rõ, tôi được biết thư này do hai
bài giảng công khai, ở trong nhà thờ Santa Maria Novella, của cha
Thomas Caccini, người đã bình luận sách của Josué, chương X. Tôi kết
thúc, với lời cầu xin Ngài ban phép lành và, hôn áo Ngài, xin ngài
ban cho một chút những lời [cầu kinh thánh thiện của Ngài].
(Chó trắng chó đen: đó là danh từ
thường dùng để gọi những sư huynh đi giảng đạo, vì màu áo của họ,
một áo dài trắng dưới một áo choàng đen. "Chiens blancs et noirs":
c'est l'expression habituelle pour désigner les frères prêcheurs, en
raison de la couleur de leur habit, une robe blanche sous une cape
noire).
Mặc dù lời văn óng ả và hèn hạ, điều
này có thể hiểu được vì cái thứ quyền uy mà Lorini phải đương đầu,
thư này chứng tỏ người "dominicain" đã sáng suốt nhận định bản chất
thực của vấn đề. Nó xây dựng một chiến lược kết tội thật sự và hữu
hiệu. Trước hết, ông ta không bao giờ nhắc đến tên Galilée, mà là
những "galiléistes" (người theo Galilée), điều này có thể gây ra hai
ý nghĩa: hoặc là người tố cáo sợ phải đương đầu trực tiếp với nhà
bác học nổi tiếng, được che chở bởi đại công tước ở Toscane và được
rất nhiều hồng y ưa thích, mà một số thuộc triều đình Rô-ma; hoặc là
cách nói chung chung một "nhóm galiléistes" là một lập luận tấn công
Galilée, vì như thế Galilée có cái nguy cơ như là người đứng dầu một
nhóm tà giáo - bởi vì, giáo phái, như chúng ta biết, là một kẻ thù
chung phải triệt hạ. Hơn nữa, nếu Lorini không muốn coi thư của ông
như là một bản cáo trạng, ông cũng biết rằng cả đến một thư nặc danh
nào đó cũng có thể gây ra một sự tố tụng của Tòa án Ca-tô, ông đã
yêu cầu, khi chấm dứt, đưa vụ đó ra tòa. Sự đạo đức giả của ông nổ
ra khi ông nhấn mạnh rằng những "galiléistes" mà ông tố cáo là những
người ky-tô tốt "chỉ hơi khoe khoang và thiếu uyển chuyển trong quan
niệm của họ": danh từ sử dụng gợi ý một người cha nghiêm khắc và
thận trọng trừng phạt những đứa con mất kỷ luật nhưng không thực sự
độc ác. Ông cũng không yêu cầu kiểm chứng lại ... mà xác nhận lỗi
lầm. Và, không ở chỗ nào, ông ám chỉ tới vấn đề khoa học liên hệ.
Cuối cùng, cái vẻ trịch thượng bề ngoài đối với những người mà ông
tố cáo, và sự cương quyết xác nhận là ông không quyết định hành động
vì những lý do cá nhân, nhưng chỉ thúc đẩy bởi sự quan tâm của người
ky-tô, không phải là những lập luận vô tình; đó là những tiên liệu
chính xác, biết rằng lý do chắc chắn làm cho việc tố tụng trước Tòa
án Ca-tô trở thành vô giá trị, là sự hiềm khích giữa nhân chứng và
bị cáo.
Học thuyết "copernicienne" trở thành
thứ yếu, trong thư của Lorini. Vấn đề chính ở đây, trước hết là
những xác nhận của Galilée liên quan tới những tiêu chuẩn giải thích
Kinh Thánh để hướng dẫn những người giải thích Kinh Thánh khi họ
phải đem Kinh Thánh đương đầu với những dữ kiện mới của công cuộc
khảo cứu khoa học. Chính trên khía cạnh thần học đó mà sự kết tội
nhắm vào, được trình bày với một sự khôn khéo đạt được mục đích. Ở
Rô-ma, Tòa án Ca-tô phải đương đầu với một sự chọn lựa khó khăn: dù
chọn cách nào, thì hậu quả cũng rất nặng nề.
Galileo trước tòa án Dị giáo/ facing the Roman Inquisition
Ngày 25 tháng 2, 1615, hội đồng của
Tòa Thánh quyết định cứu xét vấn đề và cho thì hành thủ tục quen
thuộc; thủ tục này trở nên dễ dàng bởi sự kiện là thư tố cáo của
Lorini không quên nêu tên một nhân chứng đầy uy tín, cha Caccini.
Ngay khi nhận được giấy thông báo việc mở đầu tố tụng, Galilée hiểu
rằng cái nguy cơ thực sự mà ông phải đem hết khả năng ra để chống
đở, đó là việc Giáo hội đi đến một sự kết án rõ ràng học thuyết khoa
học mới, làm tê liệt đến tận cỗi rễ những tiềm năng phát triển lớn
lao của nó. Cố gắng đầu tiên của nhà bác học trong chiều hướng đó là
Lettre à Madame Christine de Lorraine, (Thư gửi cho Bà Christine de
Lorraine), năm 1615, trong thư đó ông trình bày rất rõ ràng sự liên
hệ cần phải có giữa một nhà thần học thật với một nhà khoa học thật,
giữa đức tin và lý trí. Trong thời gian đó, sự điều tra cứ tiếp tục
và hội đồng của Tòa Thánh ra lệnh phải tìm ra bản chính cái thư của
Castelli.
GH Paul V
Gần một tháng sau, ngày 19 tháng Ba,
giáo hoàng Paul V (http://en.wikipedia.org/-wiki/Pope_Paul_V) ,
thường chủ tọa những cuộc họp của hội đồng, yêu cầu cha Caccini đứng
ra làm nhân chứng; vị này được mời đến ngày hôm sau tuyên bố rất
dài:
Tôi tuyên bố hôm chủ nhật thứ tư vào
lúc sửa soạn lễ Giáng Sinh năm trước, tại nhà thờ Santa Maria
Novella ở Florence, mà sự tuân lệnh đã chỉ định tôi như là người đọc
Kinh Thánh, tôi đã đọc lịch sử của Josué. Nhưng, chủ nhật ấy, đoạn
Kinh Thánh được lấy ra từ Chương X, mà ở đó nhà văn thánh kể lại
phép lạ vĩ đại của Thượng Đế, làm cho Mặt Trời đứng lại theo lời cầu
xin của Josué: Mặt Trời, hãy dừng lại ở Gabaon, v.v." Sau khi đọc
bài kinh ấy, đó là một dịp cho tôi để bác bỏ, với sự nhũn nhặn phù
hợp với trách nhiệm của tôi, lập trường của Copernic rất được hoan
nghênh trong thành phố Florence: luận án ấy được ủng hộ và giảng
dạy, người ta bảo thế, bởi nhà toán học Galileo Galilei, xác nhận
rằng Mặt Trời là trung tâm thế giới và vì vậy đứng yên, không dính
dáng gì tới bất cứ chuyển động nào xảy ra từ đầu thế giới này đến
đầu thế giới kia [...]. Cuối cùng, tôi khuyến cáo hội đồng rằng
không ai được phép giải thích Kinh Thánh trái với ý nghĩa mà các Cha
Thánh đã giảng dạy: điều đó đã được quyết định như thế đồng thời bởi
cộng đồng Latran, dưới thời Léon X, và công đồng Trente.
Caccini như vậy xác nhận những điều
Lorini đã nói bằng cách nhấn mạnh tới sự khác biệt giữa học thuyết
"copernicienne" và những xác nhận của Kinh Thánh. Ông cũng lưu ý
rằng bởi vì sợ phản ứng của những người galileani cho nên ông tiếp
xúc với quan tòa Ca-tô ở Florence, để "thông báo cho người biết rằng
cần phải hãm thắng lại đối với một vài người hỗn láo, môn đệ của tên
Galilée". Ông thêm vào chuyện của nhà bác học một loạt những tố cáo
thuộc loại thần học, rất dữ dội, có lẽ không căn cứ và chắc chắn
nặng nề hơn là những giải thích Kinh Thánh của Galilée mà ông ám chỉ
tới.
Bộ máy của Tòa án Ca-tô lại bắt đầu
chuyển động. Những nhân chứng được kể ra trong thư của Lorini,
Ximenes và Attavanti lại được kêu tới để trình bày. Những lời tố cáo
của họ, ngày 13 vá 14 tháng 11, 1615, ở Florence, không làm nặng
thêm lập trường của Galilée và, trái lại, trên một vài điểm, đặt trở
lại đúng chỗ những xác nhận của Caccini. Được hỏi về đức tin của
Galilée, Attavanti trả lời không ngần ngừ: "Tôi coi ông ấy như là
một người Ca-tô tốt".
Galilée quyết định đi Rô-ma để tìm
cách thay đổi tình thế. Điều quan trọng đối với ông không phải là
lập trường của cá nhân ông, mà là bảo vệ thuyết "copernicienne"
chống lại những sự tấn công vào nó. Lạc quan, hăng say và tin tưởng
vào những hỗ trợ vừa chính trị vừa của giới tu sĩ đối với ông, ông
chắc chắn có thể thuyết phục được những người kết tội ông bằng sự
chứng minh khoa học của ông. Ông gây lại một phần cái gì đã xảy đến
cho Bruno.
Bộ máy của
Tòa án Ca-tô chuyển động.
Vào một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo,
ngày 3 tháng 12, 1615, Galilée đi Rô-ma, mà ở đó ông là khách của
đại sứ của vị đại công tước ở Toscane. Thực ra, ông chỉ có ảnh hưởng
rất ít tới diễn tiến của sự việc. Sự lạc quan của ông thể hiện bởi
bản chất thật thà. Ông không biết chiến lược mới hướng dẫn Giáo hội
sau khi cộng đồng Trente bế mạc. Đó là chiến lược của một Giáo hội
quyết định duy trì quyền hành tuyệt đối trên mặt trận giải thích
Kinh Thánh, được tung ra để tái chinh phục Âu-châu và tìm cách làm
suy yếu càng nhiều càng tốt quyền hành của những Giáo hội cải cách,
nhất là khi Giáo hội được thêm sức mạnh nhờ ở tinh thần kỷ luật và
nhiệt tâm của những dòng Ca-tô mới vừa sinh ra.
Vào tháng Hai, đã xảy ra việc cấm đoán
chính thức hai quan niệm của Galilée:
Những quan niệm phải kiểm duyệt:
1. Mặt Trời ở trung tâm thế giới, và
vì thế đứng yên tại chỗ và không có bất cứ chuyển động nào.
2. Trái Đất không ở trung tâm cũng
không đứng yên, mà chuyển động theo một cử động toàn thể và theo một
cử động hàng ngày.
("Cử động toàn thể" ám chỉ tới sự di
chuyển theo quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. "Cử động hàng
ngày" là sự chuyển động Trái Dất xung quanh nó, mỗi ngày).
Ngày 19 tháng Hai, những quan niệm ấy
được chuyển giao cho mười một nhà thần học để nghiên cứu, các nhà
thần học này, thành phần của một hội đồng giáo phẩm, phải cung cấp
cho các quan tòa Ca-tô của tòa án những yếu tố khoa học và thần học
cần thiết cho việc kết thúc sự vụ.
Việc tố tụng từ nay có một mục đích rõ
ràng: Galilée được hưởng vào thời điểm đó một sự danh tiếng và những
hỗ trợ chắc chắn, việc tố tụng không tìm cách thưa ông trực tiếp về
những lập trường tà giáo, mà hướng sự kết tội vào những luận án khoa
học, trừu tượng hơn. Sự tấn công ấy vào nội dung khoa học các tác
phẩm của nhà bác học có mục đích tái xác nhận trên một bình diện lớn
hơn quyền uy tuyệt đối của Giáo hội, nói một cách khác, nghĩa là cái
quyền của Giáo hội can thiệp vào mọi vấn đề mà Giáo hội coi là gây
nguy hại cho học thuyết của Giáo hội, và dựa vào ưu thế truyền thống
để quyết định thứ tự của sự thật và các giá trị. Ngoài ra, lý do sự
can thiệp của hàng giáo phẩm cũng được xác nhận bởi sự "triệt để
không quan tâm của thánh bộ đối với khoa học", như một tác giả đã
nói, ông này thêm vào đó: "Hai đề nghị kiểm duyệt, thực ra, không
rút ra từ những bài viết của Copernic cũng không phải của Galilée,
và cũng không giải thích một chút nào, kể cả bằng cách phỏng chừng,
cơ cấu khoa học của học thuyết Copernic".
Ngày 24 tháng 2, 1616, hội đồng thảo
luận về những quan niệm mà người ta đệ trình lên cho họ: đó là một
sự kết tội nặng nề.
Quan niệm thứ nhất bị kiểm duyết (Sol
est centrum mundi, et omnino immobilis motu locali) được kèm theo
bởi sự lưu tâm gay gắt của những người được tham khảo.
Tất cả mọi người đều nói rằng quan
niệm nói trên là vô ý thức và vô lý về triết học, và hoàn toàn tà
giáo, khi nó chống lại rõ ràng những câu trong Kinh Thánh tại nhiều
đoạn, hoặc về ý nghĩa từng chữ, hoặc về cách giải thích chung của
các Cha Thánh và những tiến sĩ thần học.
Quan điểm liên hệ thứ hai (Terra non
est centrum mundi nec immobilis, sed secundum se totam movetur,
etiam motu diurno) được bình luận như sau:
Tất cả mọi người đều nói rằng quan
điểm này cũng bị kiểm duyệt y như quan điểm thứ nhất, đứng về mặt
triết học; còn về khía cạnh thần học, nó phải bị coi như, ít ra, là
sai lầm theo đức tin.
Những chỉ trích tóm tắt này chứng tỏ họ thiếu khả năng để phủ nhận khoa học và bác bỏ học thuyết "coperniciennes"; những lời chỉ trích chỉ chú trọng vào sự giải thích một vài đoạn trong Kinh Thánh hoàn toàn theo nghĩa từng chữ, để bác bỏ ngay từ đầu mọi giá trị nghiên cứu.
Những chỉ trích tóm tắt này chứng tỏ họ thiếu khả năng để phủ nhận khoa học và bác bỏ học thuyết "coperniciennes"; những lời chỉ trích chỉ chú trọng vào sự giải thích một vài đoạn trong Kinh Thánh hoàn toàn theo nghĩa từng chữ, để bác bỏ ngay từ đầu mọi giá trị nghiên cứu.
Một lập trường như vậy đem lại những
hậu quả trầm trọng. Giáo hội, cho tới khi đó, không bác bỏ những bài
diễn văn cách mạng xuất hiện trong địa hạt khoa khọc cùng với sự
Phục Hưng và đã biết thâu nhận những thành quả phong phú và ích lợi
nhất của văn hóa mới, đã chọn cắm neo với Aristote, với học thuyết
lỗi thời và với một nhãn quan về thế giới bây giờ đã bị vượt qua, và
đã tách con đường của Giáo hội ra khỏi con đường khảo cứu và đổi
mới. Sự xung đột giữa Giáo hội và hiện đại mở đầu; nó sẽ đè nặng
xuống lịch sử sắp tới của Âu-châu và gây ra những giai đoạn bi thảm
nhất với thời đại "Ánh Sáng" và Cách mạng Pháp.
("Les Lumières" là một phong trào
triết học lan rộng ở Âu-châu từ thế kỷ XVII và chế ngự tư tưởng
Âu-châu ở thế kỷ XVIII).
Trước sự nghiêm trọng của việc kết tội
do những nhà thần học cố vấn phát biểu, giáo hoàng ra lệnh cho hồng
y Bellarmin "kêu Galilée tới trình diện Bellarmin, và ra lệnh cho
Galilée từ bỏ những quan niệm đang tranh cãi; và, nếu Galilée không
tuân lệnh, cha đại diện giám mục, trước sự chứng kiến của chưởng khế
và những người chứng, ra quân lệnh bắt buộc Galilée phải hoàn toàn
bỏ học thuyết ấy, không được giảng dạy và bảo vệ quan niệm ấy hay kể
cả trình bày; và, cuối cùng, nếu Galilée không chấp nhận, thì đem
nhốt lại". Ngày 26 tháng 2, 1616, nhà thần học có thế lực thi hành
lênh giáo hoàng: ông kêu nhà bác học tới trình diện tại tư gia,
trước sự hiên diện của năm tu sĩ như là nhân chứng, để ra lệnh cho
Galilée "từ bỏ hoàn toàn quan niệm, theo đó Mặt Trời đứng yên, ở
giữa thế giới và Trái Đất chuyển động; và, vì thế, không được ủng hộ
nó bằng bất cứ cách nào, không được giảng dạy hay bênh vực nó, bằng
lời nói hay lời viết; Trong trường hợp trái lại, Tòa Thánh sẽ làm
thủ tục đưa Galilée ra tòa". Galilée chấp nhận lệnh đó và hứa tuân
hành.
Ngoài việc cảnh cáo Galilée, Tòa Thánh
còn ra sắc lệnh lên án a) Copernic và sách của ông Derevolu-tionibus
orbium celestium, b) Diego de Zuniga và sách của ông về Job và
Paulo-Antonio Foscarini dòng Carmel, tác giả một bài viết có lợi cho
Copernic. Tất cả những tác phẩm đó đều bị cấm và loại trừ.
Còn nhiều nghi vấn về vấn đề tố tụng
có rất nhiều điều bất thường; trước hết, diễn tiến của sự việc xảy
ra quá mau, khi người ta biết sự chậm chạp của thủ tục tố tụng của
Tòa án Ca-tô; sau nữa, "làm sao giải thích theo luật định về việc
sửa soạn truy tố Galilée mà kết quả lại là loại trừ tác phẩm của
Copernic, Zuniga và Foscarini, chứ không phải tác phẩm của Galilée?"
Những điều bất thường đó chứng tỏ rằng Giáo hội, ít ra là ở thời
điểm đó, không quan tâm tới việc kết án Galilée mà là kết án "sự
thật mới" của Copernic và phương pháp khoa học mà sự thật ấy gây ra.
Thực ra, tất cả mọi yếu tố của một thủ tục tố tụng ý thức hệ đều đã
gom đủ. Sự chính thống Ca-tô được tái xác nhận ở cộng đồng Trente
đứng lên chống lại khoa học tân tiến vừa sinh ra. Vấn đề căn bản,
mục tiêu của tranh chấp, không phải là sự chính xác khoa học của một
học thuyết mới mà là sự duy trì ưu thế không thể bàn cãi của Giáo
hội về việc giải thích Kinh Thánh.
Mặc dù bị cảnh cáo, Galilée nhận thấy
rằng không một tác phẩm nào của ông bị lên án và tên của ông không
có ghi trong sắc lệnh loại trừ. Nhưng sự thất bại mà dự án văn hóa
của ông phải gánh chịu rất là nặng nề. Niềm tin của ông, có thể
thuyết phục Giáo hội tham gia vào nhãn quan khoa học mới, đã hoàn
toàn bị lung lay. Galilée ở lại thêm một tuần nữa ở Rô-ma và được
giáo hoàng Paul VI tiếp kiến; trong thời gian bốn mươi lăm phút đươc
yết kiến giáo hoàng, ông kể,
Đức Thánh Cha đã khuyến khích tôi giữ
tâm bình yên, bởi vì Ngài cũng như Tòa Thánh không nhẹ dạ nghe lời
những kẻ vu cáo, thêm rằng, nếu Ngài còn sống, tôi có thể sống an
toàn. Trước khi tôi ra về, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng Ngài có rất
nhiều cảm tình với tôi và trong mọi trường hợp Ngài đã ủng hộ tôi.
Thật là những lời nói đặc biệt làm cho
yên tâm, nhưng trong thực tế, đó là một thành phần chiến lược được
biết rõ của Tòa án Ca-tô: luân phiên đe dọa và làm cho yên tâm, tỏ
ra che chở đối với người nào ở dưới quyền nó.
Trong khi đó, tin đồn về sự từ bỏ của
Galilée đến tai ông: nó được phổ biến bởi những kẻ thù của ông trong
số những người dòng Tên và "dominicains", và những nhóm người vui
mừng trước một sự hạ nhục lớn hơn. Nhà bác học cầu cứu với hồng y
Bellarmin để xin chính thức đính chính tin đồn đó, mà hồng y chấp
thuận mau chóng: Ngài làm cho Galilée yên tâm bằng cách cung cấp cho
ông một tờ chứng chỉ, nhấn mạnh rằng Galilée đã không từ bỏ và không
phải là mục tiêu của một sự trừng phạt nào, và hồng y "chỉ thông báo
cho ông lời tuyên bố của giáo hoàng [...] cho biết rõ rằng học
thuyết của Copernic [...] trái với Kinh Thánh, và vì vậy không thể
chấp nhận hay bảo vệ".
Tượng
Galileo Galilei
(Pisa, 15 February 1564 – Arcetri, 8 January 1642), was an Italian
physicist, astronomer, and philosopher. Statue outside the Uffizi,
Florence
Quyền hành
chống lại kinh nghiệm.
Sau sự cảnh cáo thiếu rõ ràng của
Bellarmin, Galilée lại tiếp tục công việc nghiên cứu vật lý và thiên
văn. Hơn bao giờ hết, ông cảm thấy nhu cầu phải hòa hợp đức tin với
việc nghiên cứu khoa học. Sự thất bại mà ông phải gánh chịu thực ra
khuyến khích nhà bác học nhu cầu cấp bách phải thuyết phục Giáo hội
về căn bản vững chắc của những quan niệm khoa học và những phương
thức mới. Sự gặp gỡ đó có thể làm cho nhãn quan mới về thế giới
thắng thế và thắng được trận chiến văn hóa, cuộc chiến này tỏ ra gay
go và khó khăn, vì nó chống lại phe bảo thủ, và những nguyên tắc đã
được thiết lập và sự thận trọng của giới chức hàn lâm; thực ra, Giáo
hội có một vốn liếng tinh thần rất lớn và một mạng lưới tổ chức rộng
rãi, quản trị một phần lớn những cơ sở giáo dục và văn hóa của thời
đại. Tính tình lạc quan, hăng say và cương quyết cộng thêm với bản
chất tình nguyện và ưa tranh đấu, thuyết phục Galilée rằng ông còn
nhiều lá bài để chơi, trong một cuộc chơi lâu và khó khăn, mà ông
chỉ mới thua keo đầu.
Trên bình diện khảo cứu, kết quả những
cố gắng của nhà bác học là một trong những tác phẩm chính của ông,
Il saggiatore ("L'essayeur", Người làm thử), phát hành năm 1623, đó
là năm mà Maffeo Barberini được lên ngôi giáo hoàng với cái tên
Urbain VIII; vị hồng y này vẫn tỏ ra có nhiều cảm tình với Galilée,
và cũng đã làm một bài thơ bằng tiếng La-tinh Adulatio perniciosa,
năm 1620, để vinh danh ông.
Dù không trực tiếp ủng hộ những học
thuyết "coperniciennes", nhưng Il saggiatore tượng trưng thực sự cho
toàn thể quan niệm khoa học mới. Galilée đã có lập trường chống lại
nhà bác học dòng Tên Grassi, khi đem quyền hạn của kinh nghiệm chính
xác chống lại nguyên tắc quyền hành rất được các nhà triết và thần
học thời Trung Cổ coi trọng: phải loại ra khỏi công cuộc khảo cứu
khoa học, tất cả mọi quyền hành nếu nó không phải là của chính thiên
nhiên. Giáo dục sự thật không thể dựa vào lập luận quyền hành. Quyển
sách là một thành công vĩ đại và được cả giáo hoàng Urbain hoan
nghênh, nhưng nó đóng góp vào việc loại trừ vĩnh viễn nhà bác học
"pisan" ra khỏi Dòng Tên rất mạnh.
Từ cuối năm 1624 cho đến 1629, Galilée
chú tâm vào việc soạn thảo cái mà ông cho là tác phẩm quan trọng
nhất của ông, I dialoghi sopra i due massimi sistemi del mondo,
ptolemaico e coperci-ciano ("Dialogue sur les deux plus grands
systèmes du monde, ptolémaique et copercicien", Đối thoại với hai hệ
thống vĩ đại nhất của thế giới, ptolé-maique và copernicien). Tác
phẩm chỉ được phép của hàng giáo phẩm cho in để phổ biến vào tháng
7, 1631, sau một loạt dài những đình hoãn và do dự của quan chức
giáo hội trong thời gian gần hai năm. Sự chờ đợi không thời hạn ấy
không phải ngẫu nhiên. Giữa lòng triều đình Vatican, những chống đối
và nghi ngờ đã được biểu lộ đối với một tác phẩm, mà bề ngoài có vẻ
là một cuộc thảo luận vô tư giữa hai hệ thống thiên văn, nhưng che
giấu một sự bảo vệ mạnh mẽ hê thống "coperniciennes". Cuối cùng
chính giáo hoàng cho phép in, nhưng với điều kiện là học thuyết
"copernicienne" chỉ được coi như là một giả thuyết.
Sách “Đối Thoại" đưa ra ba nhân vật
điển hình - Salviati, Simplicio và Sagredo - những người này thảo
luận trong bốn ngày những mâu thuẫn của hai hệ thống vĩ đại về thế
giới, "aristotélo-ptolémaique" và "copernicien". Salviati đại diện
cho nhà bác học ủng hộ học thuyết của Copernic, Simplicio bảo vệ học
thuyết của Aristote lấy Trái Đất làm trung tâm vũ trụ, trong khi đó
thì Sagredo là "người lương thiện" với tinh thần cởi mở, mà hai
người đối thoại coi như trọng tài. Tác phẩm, in và phổ biến vào đầu
năm 1632, gây ra một sự chú tâm đặc biệt và được ngay sự đồng thuận,
ở trong nước Ý cũng như ở ngoài.
Chính trên trang giấy này Galileo lần đầu tiên ghi chú một sự quan sát các mặt trăng của Sao Mộc.
Quan sát này đánh đổ quan niệm rằng mọi thiên thể phải quay quanh Trái Đất. Galileo
đã xuất bản sự miêu tả đầy đủ trong Sidereus Nuncius 3/1610.
Nhưng những tiếng nói chống
đối bản văn và tác giả cũng nổi lên ngay, ngầm xuyên tạc rằng nhân
vật Simplicio là đại diện khôi hài của chính giáo hoàng. Từ tháng 7,
1632, những chỉ thị cấm phổ biến sách được gửi đến cho quan tòa
Ca-tô ở Florence: Rô-ma đòi hỏi phải có sửa đổi. Tình hình thay đổi
mau chóng, một phần bởi sự kiện là phương thức mới hướng về phía
chân trời được chính giáo hoàng ủng hộ. Ngài cho rằng, thực ra,
Galilée đã không tôn trọng những chỉ dẫn và điều kiện được đặt ra
cho sự phổ biến sách Dialogue.
Urbain VIII như vậy ở vào
một tình thế khó xử: Âu-châu đã đẫm máu vì chiến tranh Ba Mươi Năm
khi đó lên đến cực điểm, và cho thấy đó là một hình thức chiến tranh
tôn giáo không được biết tới cho đến bấy giờ. Giáo hội Rô-ma giữ một
vai trò trọng tài khó khăn giữa những nườc Ca-tô tham gia vào một
cuộc chiến tranh dữ dội, nhưng những căng thẳng, đặc biệt là giữa
Pháp và Tây-ban-nha, làm suy yếu vai trò và quyền hành của Giáo hội;
người ta kết tội Giáo hội là đã không bảo vệ đầy đủ đức tin Ca-tô
chống lại sự tấn công của những nước Tin-lành. Trong bối cảnh đó,
biến cố Galilée mang một ý nghĩa đặc biệt: không những giáo hoàng
cảm thấy chính mình bị tổn thương bởi tiếng nói của những người muốn
coi như Ngài bị đại diện bởi một khuôn mặt khờ khạo của Simplicio,
một thứ Aristote ngu đần, nhưng nhất là Ngài hiểu rằng đánh Galilée,
một nhà bác học nổi tiếng ở Âu-châu, và cũng được biết rất nhiều ở
những nước Tin-lành, giúp cho Ngài củng cố quyền hành của Giáo hội
và vai trò không thể thay đổi được của Giáo hội về việc bảo vệ đức
tin chống lại mọi khuynh hướng tà giáo. Như thế là chính giáo hoàng
phối hợp giai đoạn mở đầu cho việc tố tụng mà người ta có thể xác
nhận là bắt đầu từ khi đó.
Viên đá đầu tiên của việc tố
tụng tiếp theo sau đó là một sự liên hệ dài (từ 24 tháng 5, 1631)
của cha Nicolò Riccardi, luật sư của Tòa Thánh, trên con đường đưa
tới sự phát hành sách Dialogue: nó nêu lên một loạt những lỗi lầm
đáng lo ngại. Galilée bị kết tội, trong những tội khác, là đã vi
phạm những lệnh đã nhận được khi nói về sự chuyển động của Trái Đất
và sự đứng yên của Mặt Trời, không phải dưới hình thức chỉ là một
giả thuyết, nhưng là một sự thật.
Và nhất là, nhà bác học bị
đem ra xét vì đã "âm mưu vượt qua giới hạn của lệnh mà Tòa Thánh đã
gửi cho ông năm 1616" (ám chỉ tới lời cảnh cáo của Bellarmin, rằng
ông phải bỏ hoàn toàn học thuyết của ông, nếu không thì bị Tòa Thánh
đưa ra tòa; Galilée khi đó đã hứa tuân lệnh). Những lời kết tội khác
cũng không kém phần nghiêm trọng. Ngoài ra, nhà bác học bị kết tội
đã "in lời tựa bằng những chữ khác với những chữ in trong các trang
sách, như để chứng minh rằng lời tựa ấy vô ích và ở ngoài nội dung
của sách"; hơn thế nữa, "đã đặt "liều thuốc cuối cùng" vào miệng một
người điên, với sự đồng ý của những người đối thoại khác"; và, "coi
vấn đề [sự chuyển động của Mặt Trời và Trái Đất] như chưa phải là đã
được quyết định mà vẫn còn chờ lời giải đáp"; cuối cùng, "đã miệt
thị những tác giả trái ý ông và là những người được Tòa Thánh ủng hộ
hơn cả".
Trong bản chất, Tòa án Ca-tô
chứng tỏ không tin vào những ý định vô tư của Galilée. Đằng sau trò
chơi đối thoại, nhà bác học bị nghi là đã ủng hộ có tính toán học
thuyết của Copernic.
Một
người bệnh ở Rô-ma.
Ngày 23 tháng 9, 1632, quan
tòa Ca-tô ở Florence nhận được lệnh triệu tập Galilée đến để thông
báo cho ông ấy biết, phải đến trình diện quan tổng ủy viên của Tòa
Thánh ở Rô-ma trước thời hạn một tháng. Nhà bác học chấp thuận ngay
lập tức, nhưng ông là nạn nhân của nhiều thứ bệnh nặng, thêm vào đó
là tuổi đời đã cao và mùa đông bắt đầu. Ông phải dời lại ngày lên
đường tới Rô-ma, và gửi đến quan tòa Ca-tô ở Florence những giấy
chứng nhận của ba vị bác sĩ, với lời lẽ thật rõ ràng: Galilée đã
thực sự đau bệnh. Người ta không thể không nghĩ tới một sự suy sụp
thể xác có nguồn gốc tâm thần. Thực ra, vụ án mới dù kết thúc bằng
bất cứ cách nào, thì nó cũng chấm dứt sự tham gia của Giáo hội Ca-tô
vào trận đại chiến có lợi cho văn hóa mới, như thế là chấm dứt ý
định vĩ đại của ông kêu gọi Giáo hội chia xẻ cùng với ông nhãn quan
khoa học về thế giới, và đó cũng là khởi đầu cho việc suy vi không
thể vãn hồi sự thành công của ông. Giấy chứng nhận của ba bác sĩ mà
nhà bác học gửi đi vào tháng 12, 1632, được viết như sau
:
Chúng tôi, những bác sĩ ký
tên dưới đây, chứng nhận đã đến khám bệnh cho Galileo Galilei và
nhận thấy rằng mạch của ông đập một cách gián đoạn, cứ mỗi sau ba
hay bốn lần tim đập: hiện tượng đó gây trở ngại cho năng lực cốt yếu
của ông, đã yếu đi vì tuổi tác. Ngoài ra, người bệnh thường bị hành
hạ bởi chóng mặt, những cơn khủng hoảng của ưu uất và tâm thần, đau
dạ dày, và những đau nhức thường xuyên khắp cả thân thể, và chúng
tôi đã kiểm soát như thế. Chúng tôi cũng nhận thấy bệnh sa ruột quan
trọng với màng bụng rời ra. Tất cả những bệnh đó phải được lưu tâm
cẩn thận, và hiển nhiên là những nguyên nhân nhỏ nhặt ở bên ngoài có
thể làm cho tính mệnh của ông trở nên nguy kịch.
Mặc dù có giấy chứng nhận
của bác sĩ, thư trả lời của Tòa Thánh rất cứng rắn và không để cho
một kẽ hở nào để xoay trở: hoặc là Galilée phải đến ngay Rô-ma, hay
nếu sau một lần khám bệnh để kiểm soát với kết luận là tính mạng của
ông không bị nguy kịch, ông sẽ bị cưỡng bách đưa đi bằng vũ lực và
trói lại, carceratus et ligatus cum ferris. Lời văn gia tăng mức độ
bi thảm, và nhà bác học thấy rằng, mấy năm trước đây, ông được nói
chuyện ở triều đình giáo hoàng và thảo luận với những giới chức cao
cấp nhất trong hàng giáo phẩm, bây giờ bị đe dọa như một tên cướp
nào đó.
Galilée hiểu rằng hoàn cảnh
của ông đã thay đổi; ngày 20 tháng Giêng (1633) ông bắt đầu một hành
trình khó khăn tới thủ đô của Giáo hội, trên những con đường lầy
lội, nhiều khi trong tình trạng bỏ quên và nguy hiểm, mà ở đó rất
khó tìm ra nơi tạm trú. Ông đi qua những khu vực, những thành phố và
những làng nghèo vẫn còn mang dấu vết của bệnh dịch hạch rất dữ dội
đã gieo rắc sự chết ở khắp nước Ý. Ông tới Rô-ma ngày 13 tháng 2,
1633 (sau 21 ngày, Florence-Rô-ma, cách nhau khoảng 250 cây số, mỗi
ngày đi 12 cây số), và khám phá ra một thành phố, mặc dù những phô
trương lộng lẫy của những kiến trúc thời Phục Hưng, có nhiều vùng đổ
nát, không dân, bị cây cỏ xâm chiếm và một đôi khi trở thành những
cánh đồng cỏ thực sự. Galilée được phép ở nhà vị đại sứ của đại công
tước Niccolini.
Ngày 12 tháng 4, có cuộc
thẩm vấn đầu tiên. Hai tháng chờ đợi với nỗi lo âu trôi qua, trong
thời gian đó Galilée không nhận được tin tức gì từ Tòa án Ca-tô
Rô-ma. Sự chờ đợi lâu dài ấy đánh vào cân não của người bị buộc tội
và làm gia tăng thêm tình trạng suy nhược mà ông chìm dần vào trong
đó. Nhà bác học bắt đầu cảm thấy dần dần bị bạn bè và những người
bảo trợ bỏ rơi, mà cho đến lúc ấy họ vẫn tìm cách giúp đỡ ông. Ông
cảm thấy cô đơn, đối diện với một sức mạnh đè bẹp của cơ cấu mà ông
phải đương đầu. Bị bắt buộc không được ra khỏi nhà đại sứ và không
có cách nào nhìn gặp ai, không biết một chút gì nó chờ đợi ông đằng
sau những bức tường của Tòa Thánh, chính là vì thế mà sự can đảm của
ông bắt đầu lung lay. Tương lai đầy đe dọa mang nặng những dấu hiệu
chẳng lành làm hao mòn sự tự tin và lạc quan của ông. Có cách nào
tìm ra câu trả lời cho những nghi ngờ đang tấn công ông? Ông không
hiểu tại sao ông lại bị đưa ra tòa: tác phẩm mà ông phát hành đã
được xem xét đều đều bởi những quan tòa Ca-tô có thẩm quyền, được sự
chấp thuận của giáo hoàng và đã chịu những kiểm soát lâu dài trước
khi nhận được phép cho in (imprimatur).
Nhưng ông không nhận ra điểm
chính. Việc tố tụng năm 1616 có tính cách đặc biệt là lý tưởng và
phạm vi công cộng: rất là không thích hợp rằng, dưới lý do khoa học,
quyền hành của Giáo hội bị nghi ngờ, và vấn đề là tái xác nhận một
cách mạnh mẽ quyền hành đó. Trái lại, việc tố tụng vừa khởi đầu,
nhắm vào cá nhân Galilée và tìm cách, bằng một sự hạ nhục đầy đủ và
hoàn toàn, làm thỏa mãn giáo hoàng, Ngài, một phần, coi như bị chơi
xỏ, phần khác cần phải được đánh bóng lại. Lần này, phải đánh vào
chính con người chứ không phải học thuyết, để cho thấy một dấu hiệu
mạnh rằng Rô-ma vẫn còn khả năng bảo vệ chính thống của đức tin và
rằng, vì thế, Rô-ma không thể vì nể bất cứ cái gì, bất cứ ai, danh
tiếng hay giá trị: Galilée là nạn nhân chỉ định cho một sự hy sinh
mà tầm vóc vượt qua sự tranh cãi học thuyết và phải có - và sẽ có -
một tiếng dội quốc tế.
Ngày 12 tháng Tư, vào buổi
sáng, Galilée đi tới lâu đài nổi tiếng buồn thảm của Tòa Thánh. Ông
sẽ bị giam giữ ở đó, trong sự cô đơn gần như tuyệt đối trong suốt
thời gian thẩm vấn. Tổng ủy viên, cha Maculano, hỏi ông rất lâu. Sau
phần nghi thức và tuyên thệ, quan tòa Ca-tô hỏi ông có biết vì lý do
gì ông bị đòi tới đây không. Galilée trả lời, ông nghĩ rằng việc này
có liên hệ tới quyển sách vừa mới phát hành của ông. Tiếp theo sau
đó là một vài câu hỏi khác, rồi quan tòa Ca-tô đột ngột xoay qua hỏi
tới vụ án năm 1616, mở đầu cho một chiến dịch bới móc có dụng ý lừa
gạt. Đó là chiến lược của tòa án Ca-tô: hoặc là tòa án có thể chứng
minh rằng Galilée đã vi phạm lệnh mà ông nhận được của hồng y
Bellarmin năm 1616, hoặc là lập trường của nhà bác học rất khó tấn
công, một khi mà sách đã được phát hành vói sự cho phép của hàng
giáo phẩm. Người ta có thể tu chính, sửa đổi và cấm tác phẩm, nhưng
không thể trừng phạt tác giả một khi tác giả đã hoàn toàn chấp nhận
những thể thức kiểm soát của Giáo hội.
Đã có một mâu thuẫn căn bản
lớn: dù cho Galilée có vi phạm lệnh đã nhận được, thì sự kiện là
sách Dialogo dei massimi sitemi đã được đọc và xem xét bởi các quan
tòa Ca-tô, sách đó đã được chấp thuận, và không có một lập trường tà
giáo nào có thể tìm thấy trong đó. Nhưng sự mâu thuẫn ấy chỉ làm gia
tăng thêm ý chí muốn trừng phạt, bằng một hành động vũ lực và quyền
hành tàn bạo, cái người đã thành công trong việc đặt Giáo hội vào
một hoàn cảnh như thế, và đặc biệt là giáo hoàng. Đã có thể có một
lối ra, nhưng nó đã bị loại bỏ năm 1616: không mở hồ sơ truy tố,
không làm gì cả và tỏ vẻ khoan dung và cởi mở, nói tóm lại, tránh
không để cho sự việc xảy ra. Nhưng bây giờ thì quá trễ và quá nguy
hiểm, bởi vì sự căng thẳng gây xáo trộn ở những nước Ca-tô lên cao,
và những lời kết tội dữ dội về sự yếu đuối được tung ra bởi hồng y
Borgia, đại sứ của vương quốc Tây-ban-nha, bên cạnh Urbain VIII.
Giăng bẫy.
Cuộc thẩm vấn đầu tiên bắt
đầu ngày 12 tháng Tư, Galilée chọn một chiến lược bào chữa có phần
cởi mở và thành thực, gần như là thân thiện. Câu hỏi chính liên quan
tới lời cảnh cáo mà ông nhận được từ Bellarmin: "Ông đã quyết định
ra sao?" Nhà bác học trả lời: "Vào tháng 2, 1616, hồng y Bellarmin
thông báo cho tôi biết rằng quan niệm của Copernic, hiểu theo nghĩa
tuyệt đối, trái với Kinh Thánh và không thể tin cũng không thể bào
chữa, và chỉ có thể coi như là một giả định đơn thuần [hay như là
một giả thuyết để làm việc]." Ông thêm rằng, ông có nhận được giấy
chứng nhận của hồng y theo ý nghĩa đó. Nhưng cái mà cha Maculano,
như là tổng ủy viên của Tòa Thánh, quan tâm không phải là nội dung
mà là những điều kiện và bản chất của lệnh mà Galilée đã nhận được,
và cha nói với Galilée rằng câu văn nêu trên ra lệnh cho Galilée
không được "bằng bất cứ cách nào (quovis modo), gìn giữ, bảo vệ hay
giảng dạy" học thuyết "copernicienne". Những phân biệt ấy sẽ là cái
chìa khóa cho việc xử án như đi trên lưỡi dao cạo: mỗi một chữ và
mỗi một sự giải thích, mỗi một kỷ niệm và mỗi một khác biệt nhỏ nhoi
là một yếu tố quyết định.
Làm sao không tự hỏi, một
lần nữa? Galilée đã không thực sự bị xét xử năm 1616, và tên của ông
cũng như những sách của ông không có trong danh sách cấm của sắc
lệnh cuối cùng, ông cũng không bị kết án. Chính lời cảnh cáo đó, mà
bây giờ người ta đem ra hỏi ông, không bao giờ được chính thức thông
báo cho ông (thực ra, lệnh của giáo hoàng gửi cho Bellarmin, ngày 25
tháng 2, 1616 tiên liệu rằng hồng y khuyến khích Galilée từ bỏ học
thuyết "copernicienne" và chỉ trong trường hợp mà nhà bác học không
chịu vâng lời, thì mới ra lệnh chính thức cho ông phải từ bỏ học
thuyết ấy; và, cuối cùng, nếu nhà bác học không chịu thi hành lệnh
ấy, thì phải đem bắt nhốt. Ngoài ra, Bellarmin xác nhận với hội đồng
của các quan tòa Ca-tô thánh, ngày 3 tháng 3, 1616, rằng Galilée
ngay lập tức đã đồng ý từ bỏ học thuyết "copernicienne". Sự tuân
lệnh ngay tức khắc loại trừ nhu cầu chính thức ra lệnh).
Người ta có thể nhận thấy
rằng sự Chứng nhận của hồng y Roberto Bellarmino, ngày 26 tháng 5,
1616, do chính Galilée yêu cầu, không nói đến một hình phạt nào, mà
chỉ có nghĩa là "học thuyết coper-nicienne, trái với Kinh Thánh,
không thể gìn giữ cũng không được bảo vệ"; sự xác nhận này tuy nhiên
không ngăn cấm sử dụng học thuyết ấy như là một giả thuyết lý
thuyết. Chính sự thông báo đó mà Galilée gọi một cách nhầm lẫn là
"giới luật". Nhưng Tòa án Ca-tô, để hỗ trợ cho sự kết án, đã sử dụng
một tài liệu đề ngày 26 tháng 2, 1616, với nhan đề Cảnh cáo của hồng
y. Roberto Bellarmino gủi cho Galilée, tài liệu này tuy nói đến cùng
một vấn đề, nhưng lại có nội dung hoàn toàn khác: tài liệu ấy kể
rằng Galilée bị kêu tới văn phòng của hồng y, "cha uỷ viên bắt buộc
và ra lệnh cho ông [...] hoàn toàn từ bỏ quan niệm được nêu ra [...]
và không những thế, không được ủng hộ, giảng dạy hay bảo vệ bằng bất
cứ cách nào (quovis modo), hoặc bằng lời nói hoặc bằng lời viết
[...] Galilée đã chấp nhận lệnh đó, và hứa tuân lệnh (cui praecepto
idem Galileus acquievit et parere promisit)."
Tài liệu ấy, không được một
vị chưởng khế hay nhân chứng nào ký nhận (có lẽ đó chỉ là bản ghi
nhận một sự thông báo miệng và không chính thức), gây ra rất nhiều
nghi ngờ, bởi vì nó vừa mâu thuẫn với những tài liệu chính thức
khác, vừa thiếu mạch lạc: làm thế nào mà, sau khi cảnh cáo nghiêm
ngặt như thế, Bellarmin lại có thể gửi ngay ít lâu sau đó cho
Galilée một bản chứng nhận trấn an và khoan dung? Đó là lý do tại
sao, trong lần thẩm vấn ngày 12 tháng Tư, quan tòa Ca-tô nhấn mạnh
tới những sự khác biệt nhỏ, những khác biệt này chứng tỏ là nguy
hiểm về sau này. Nhưng Galilée không xác nhận nội dung của tài liệu
ngày 26 tháng 2 này trong lần hỏi cung đầu tiên ("tôi không nhớ rằng
lời huấn giới ấy có chứa đựng những từ ngữ nec docera ["không được
giảng dạy"] và quovis modo ["bằng bất cứ cách nào"], bởi vì tôi
không nghĩ rằng những từ ngữ đó có ghi trong tài liệu vừa nói đến
[lời xác nhận của Bellarmin], mà tôi nhận được và giữ trong trí
nhớ"). Cái câu bằng bất cứ cách nào (quovis modo) mà quan tòa Ca-tô
Maculano nhấn mạnh tới rất nhiều trong việc hỏi cung của ông là một
giới hạn quá căn bản để có một giá trị nào. Nhất là tài liệu ấy,
được tái tìm ra "một cách thật tình cờ" bởi những quan tòa, hình như
đã được thảo ra căn cứ vào những sự kiện nhận xét được để hỗ trợ cho
chiến dịch kết tội của tòa án trong vụ xử án năm 1633, chứ không
phải là kết luận hợp lý của giai đoạn 1616. Nhiều công trình nghiên
cứu đã phân tích nội dung của tài liệu ấy: sắp trang, cách hành văn
và lối viết đã cung cấp nhiều yếu tố thiên về giả mạo.
Bìa sách của Galilee: Đối thoại giữa hai thế giới quan; Dialogue Concerning the Two Chief World Systems, link: http://en.wikipedia.org/wiki/Dialogue_Concerning_the_Two_Chief_World_Systems
Lý Trí bị lung lay.
Dù sao đi nữa, vụ án này mang một hình thức "chính trị" tỏ ra quá quan trọng trong chiến lược của Urbain VIII và giáo hoàng Triều nên không thể phó thác cho may rủi, hay một sự kiểm soát chính xác và thành thực những dữ kiện. Ngoài ra, như ta đã thấy, những tòa án Ca-tô, cũng như phần nhiều công lý hình sự của thời đại, đặt trên căn bản người ra tòa bị coi là có tội.
Galilée cảm thấy không còn lối thoát. Phải đương đầu với môt tài liệu mà ông không biết sự hiện hữu của nó và có những điều xác nhận mà ông đoán là rất nguy hiểm cho ông, ông lựa chọn bỏ cuộc và không bảo vệ bài viết "Cuộc đối thoại của những hệ thống vĩ đại" mà ông coi như là một tác phẩm quan trọng nhất của ông: ông còn đi đến một thái độ mâu thuẫn khi xác nhận rằng mục đích của tác phẩm không phải để bào chữa mà là để bác bỏ học thuyết "copernicienne"! Đó là một cách bảo vệ gần như thô kệch, bởi vì đã hiển nhiên là sách của ông tách ra từng phần và nhạo báng những học thuyết "ptolémaiques" và rõ ràng thiên về học thuyết lấy Mặt Trời làm trung tâm. Thái độ của Galilée có lẽ được giải thích bởi ý muốn sớm chấm dứt sự vụ này và thoát ra khỏi cái bẫy đang xiết chặt vào người ông. Nhưng sự xác nhận thiếu khôn ngoan đã ngay lâp tức bị cải chính ngay bởi hội đồng gồm ba nhà thần học có nhiệm vụ xem xét tác phẩm bị kết tội; ngày 17 tháng Tư, họ đưa ra một bản nhận định mà ở trong đó họ kết luận là Galilée đã không trình bày học thuyết Copernic như là một giả thuyết đơn thuần, nhưng đã chấp nhận và chứng minh nó là thật. Bây giờ họ có thể dễ dàng chứng minh là người ta tìm cách lừa gạt họ ?
Nhà bác học xứ
Pise, có lẽ bị tổng ủy viên Maculano thuyết phục trong một cuộc
nói chuyện bên ngoài tòa án, lựa chọn con đường thú tội và chấp
nhận là có tội. Đó là thời điểm của một sự đau buồn khủng khiếp mà
ở đó người ta chứng kiến sự thoái vị của lương tâm và những giá
trị của lương tâm và sự lung lay của lý trí, dưới sức nặng của một
vụ tấn công mãnh liệt, và có lẽ không thể chống đỡ được.
Ngày 30 tháng Tư, ông đưa ra bản cung khai trong đó ông nhìn nhận
đã cung cấp những lập luận rất hữu hiệu thiên về những học thuyết
lấy Mặt Trời làm trung tâm và đã quá liên hệ vào việc bảo vệ cho
một học thuyết mà ông không có cách nào tin nó là thực và dự định
tìm cách bác bỏ. Để giải thích những sai lầm của ông, ông phải nhờ
tới những lý do tâm lý, như:
[...] Lòng tự ái đương nhiên mà mỗi người cảm thấy đối với những kiến thức của chính mình, và lòng ham muốn tỏ ra khôn khéo hơn những người bình thường làm cho họ bịa đặt ra những học thuyết sai, những lập luận gần như thật, khôn ngoan và đáng ca tụng.
Nhà bác học sau đó, trong lúc quá nhiệt tâm một cách bệnh hoạn, xin được phép thêm hai ngày để sửa lại sách Đối Thoại, mà ông hứa:
[...] soạn lại những lập luận đã trình bày có lợi cho quan niệm sai và bị kết án, và để bác bỏ nó bằng cách nào hữu hiệu nhất mà ông cầu xin ơn trên Thượng Đế ban cho ông nguồn cảm hứng.
Ngày 10 tháng Năm, Galilée, đã được phép trở lại nhà vị đại sứ của đại công tước Toscane, được tái kêu gọi tới và đệ trình bản bào chữa mà ở trong đó ông xác nhận sự trong trắng và sự thành thật những ý định của ông, và những lý do tham vọng và kiêu ngạo đã thức đẩy ông đi vào sai lầm. Ông nhấn mạnh sau đó rằng thiện chí của ông được chứng minh bởi sự kiện là ông bị đặt dưới sự kiểm duyệt nghiêm khắc nhất được tiên liệu trên căn bản của sắc lệnh Index (Index, danh sách chính thức những sách cấm mà người Ca-tô không được đọc, được thiết lâp ở thế kỷ XVI, không còn được áp dụng kể từ năm 1966. Đặt người nào vào Index là loại trừ người đó, coi người đó là nguy hiểm). Galilée hy vọng rằng sự chấp nhận của ông và sự thành thực - hay ít ra là sự tích cực - quyết tâm hối cải của ông đủ để tránh cho ông khỏi bị những hậu quả nặng nề hơn và chấm dứt việc tố tụng. Nhưng một vài tuần sau, đích thân giáo hoàng can thiệp vào, làm cho việc tố tụng chuyển sang hướng mới.
Urbain VIII muốn có một sự thắng kiện hoàn toàn, và Ngài không bằng lòng với một sự thú nhận tội, dù chính thức, bởi vì, muốn cho việc tố tụng có tất cả tầm vóc "chính trị" mà Ngài có ý định làm ra như thế, thì bản án phải có một hình thức mạnh, mà diễn tiến cũng như sự kết thúc phải được công bố rộng rãi. Ngày 16 tháng 6, 1633, đích thân giáo hoàng đưa ra những điều kiện mà bản án chống Galilée phải được kết thúc:
Thánh Cha đã quyết định là tên Galileo Galilei phải được hỏi về ý định, kể cả với sự hăm dọa tra tấn. (Le Saint-Père a décrété que ledit Galileo Galilei fut interrogé sur l'intention, y compris sous la menace de la torture.- Page 177).
Phần tiếp theo của tài liệu đòi hỏi một sự từ bỏ long trọng và công khai của Galilée trước Hội Đồng Thánh và một bản án bỏ tù. Một vài ngày sau lệnh của giáo hoàng, người ta tiến tới việc hỏi cung Galilée lần chót. Đó là ngày 21 tháng Sáu. Những câu trả lời của nhà bác học tỏ ra ngắn gọn một cách lạ lùng, và cũng đồng thời tiết lộ một sự suy sụp hoàn toàn và một sự buồn rầu khủng khiếp:
Hỏi.- Ông còn gì để nói?
Trả lời.- Tôi không còn gì để nói.
Hỏi.- Từ khi nào ông tin rằng Mặt Trời ở trung tâm thế giới và Trái Đất không phải, và nó quay tròn, chuyển động mỗi ngày ?
Trả lời.- Đã từ lâu lắm: trước khi có quyết định của Hội Đồng Thánh Index, và trước khi tôi nhận được lời huấn giới [cấm không được bảo vệ học thuyết "copernicienne"], tôi đã vô tình và coi rằng hai quan niệm, một của Ptolémée và một của Copernic, có thể đem ra bàn cãi, bởi vì học thuyết này cũng như học thuyết kia đều có thể đúng trong thiên nhiên; nhưng sau quyết định kể trên, được bảo đảm bởi sự khôn ngoan của các bậc bề trên, tôi chấm dứt mọi sự nghi ngờ và tôi tin, và tôi vẫn coi rằng quan niệm của Ptolémée là thât và chắc chắn, nghĩa là Trái Đất đứng yên và Mặt Trời chuyển động.
Sau phần mở đầu ấy, người ta chứng kiến một sự gia tăng những đòi hỏi và đe dọa: với sự xác nhận nhắc lại nhiều lần của Galilée rằng ông không thực sự tin học thuyết "copernicienne", quan tòa Ca-tô ra lệnh cho ông phải "nói thực ngay tức khắc" (nghĩa là không phải bị bắt buộc bằng những phương tiện như tra tấn). Sau khi nhà bác học nhắc lại rằng ông không tin vào học thuyết Nhật Tâm sau khi có quyết định của các quan chức Ca-tô, người ta bảo ông rằng "nếu ông không chịu nói lên sự thật - quyển sách cuối cùng của ông chứng tỏ ông đã bảo vệ quan niệm bị kết án một thời gian rất lâu sau khi nhận được khuyến cáo của quan chức giáo hội -, người ta sẽ phải đi đến việc sử dụng tất cả mọi phương thuốc được tiên liệu bởi luật pháp".
- Tôi không tin - Galilée trả lời - cũng như đã không tin quan niệm của Copernic sau khi nhận được lệnh phải từ bỏ nó; phần còn lại, tôi ở trong tay quý vị, quý vị muốn làm gì thì làm.
- Phải nói thật, nếu không thì phải đi đến tra tấn.
- Tôi đến đây để tuân lệnh; và tôi đã không còn tin quan niệm đó sau khi có quyết định của các quan chức, như tôi đã trình bày cùng quý vị.
Đó là những lời nói cuối cùng có vẻ như chống đối của Galilée, cho đến khi người ta đe dọa tra tấn ông.
Sự từ bỏ và bản án.
Nhưng ngày hôm sau, ngày 22 tháng 6, 1633, ông tuyên bố từ bỏ hoàn toàn những sai lầm của ông, trước tất cả Cộng Đông Thánh của Tòa Thánh. Galilée có thực sự bị tra tấn không? Nội dung bản kết tội cho ta thấy phảng phất một nghi vấn về vấn đề ấy:
Xét rằng đối với
chúng tôi có vẻ như anh không nói tất cả sự thật về ý định của
anh, chúng tôi nhận thấy cần phải áp dụng đối với anh biện pháp
"xem xét nghiêm khắc", mà trong khi đó anh đã trả lời có tính cách
Ca-tô, tuy nhiên không gây nguy hại gì cho những điều mà anh đã
thú nhận về ý định của anh, và những điều đó đã được viện dẫn để
chống lại anh, như đã nói ở trên.
(Etant donné qu'il nous a semblé que tu n'avais pas dit toute la
vérité concernant ton intention, nous avons jugé nécessaire d'en
venir contre toi à l'examen rigoureux, au cours duquel tu as
répondu catholiquement, sans préjudice pourtant des choses que tu
as confessées sur ton intention, et qui ont été invoquées contre
toi, comme il est dit ci-dessus.- Page 179).
Thực ra, biện pháp "xem xét nghiêm khắc" ám chỉ sự tra tấn trong danh từ những sách của các quan tòa Ca-tô vào thời đó. Tuy rằng Galilée khi đó đã 70 tuổi, nhưng phương pháp của tòa án Ca-tô tiên liệu một giải pháp kể cả đối với những người nhiều tuổi. Những người này không bị tra tấn bằng dây thừng, phương pháp này làm dập nát những thân hình yếu đuối, vì vậy người ta dùng cách đốt bàn chân bằng lửa đỏ, lấy ê-tô kẹp vào gót chân, hay những tra tấn đặc biệt khác gây đau đớn dữ dội cho thể xác và tinh thần. Ngoài ra bản kết tội Galilée, ám chỉ rõ ràng tới việc tra tấn, sẽ được đọc và phỗ biến khắp Âu-châu, và thật khó mà nghĩ rằng người ta có thể nói sai về một điểm tế nhị như thế, hay xuyên tạc sự thật. (Phần chú thích cho biết, hoặc là Galilée đã thực sự bị tra tấn, hoặc là đã được cho xem những dụng cụ tra tấn dùng để gây ra hoảng sợ, y như bị tra tấn thực sự. Nếu bị cáo thú tội vì sợ hãi, thì sự thú tội ấy theo pháp lý cũng tương đương như thú tội bằng tra tấn).
Ngày 22 tháng Sáu, ở tu viện Santa Maria sopra Minerva, Galilée quỳ gối nghe bản án kết tội vẽ lại một cách tóm tắt tất cả những giai đoạn của cuộc hành trình pháp lý và kết thúc bằng những lời như sau:
[...] Chúng tôi nói, đọc, kết tội và tuyên bố rằng anh, Galilée, bởi những lý do trích ra từ việc tố tụng và rằng anh đã thú tội như trên, anh đã làm cho anh trở thành một nghi can say mê tà giáo trước Tòa Thánh này, vì đã gìn giữ và tin tưởng một học thuyết sai lầm và trái với Kinh Thánh, được biết rằng, Mặt Trời ở trung tâm thế giới và không di chuyển từ đông sang tây, và rằng Trái Đất xoay và không ở trung tâm thế giới, một quan niệm mà người ta không thể tin hay bảo vệ như là có thể, sau khi nó đã được tuyên bố và mô tả như là trái với Kinh Thánh; vì vậy anh đã bị kiểm duyệt và chịu những hình phạt được thiết lập và phổ biến bởi những luật lệ thánh thiện và những luật tổng quát khác chống lại những người phạm luật như thế. Chúng tôi hài lòng rằng anh đã được tha tội, miễn là trước hết, với một trái tim thành thực, và một đức tin không giả dối, anh từ bỏ, nguyền rủa và ghét bỏ trước mặt chúng tôi những sai lầm và tà giáo nêu trên và tất cả những sai lầm và tà giáo khác trái với Giáo hội Ca-tô và tông đồ, bằng cách và dưới hình thức mà chúng tôi sẽ chỉ định cho anh.
Giấc mơ của Tòa án Ca-tô là làm cho tâm của bị cáo hoàn toàn trong suốt, là loại ra khỏi tâm ấy mọi sự che chở, là ngăn cản không cho tâm né tránh con mắt soi mói của quan tòa: sự từ bỏ tiêu biểu, trong ý nghĩa đó, cho điểm cao nhất của chiến lược ấy. Bị cáo đi tới cái độ làm chứng, chống lại mình, cho cái điều mà người kết tội muốn nghe. Galilée chấp nhận sống với cái kinh nghiệm độc nhất tự ý nhượng bộ, đánh mất chính mình, phản bội lại chính lương tâm mình, có lẽ không hoàn toàn ý thức được rằng từ bỏ thực sự nghĩa là gì, và nhượng bộ cho một áp lực mà ông không đỡ nổi, bị bẻ gẫy bởi tra tấn.
Sau khi nghe bản án, ông bắt đầu đọc với một giọng run rẩy bản văn sự từ bỏ của "ông". Ông tái xây dựng lại lịch sử của những sai lầm triết học và thần học của ông, và sau khi ghét bỏ và nguyền rủa tất cả những quan niệm tà giáo trái với Giáo Hội mà ông đã tin một cách sai lầm, ông kết thúc con đường hành hương buồn thảm, vẫn quỳ gối, mặc vào người chiếc áo tù sanbenito, bằng cách đọc công khai một cách long trọng lời tuyên bố từ bỏ tất cả tác phẩm của ông, với những lời kết thúc như sau:
[...] Và tôi tuyên thệ rằng trong tương lai, tôi không bao giờ nói cũng không bao giờ xác nhận, bằng lời nói hay lời viết, những vấn đề có thể làm cho tôi bị nghi ngờ như thế; và nếu tôi biết ai là người tà giáo hay tình nghi tà giáo, tôi sẽ tố cáo với Tòa Thánh, hay quan tòa Ca-tô hay cho vị cai quản giáo xứ chỗ tôi ở [...]. Và nếu tôi làm trái với một trong những điều tôi tuyên thệ hay hứa hẹn, thì xin Thượng Đế ban ơn, tôi chấp nhận tất cả mọi khổ cực hay hình phạt được thiết lập và phổ biến bởi những luật thánh và những luật tổng quát khác và đặc biệt để chống lại những tội lỗi như thế. Xin Thương Đế giúp tôi và những sách Phúc Âm thánh mà tôi để tay lên.
Sau đó ông làm dấu chữ thập, đứng lên và ký vào bản tài liệu.
Tôi, Galileo Galilei, ký tên dưới đây, tôi đã từ bỏ, tuyên thệ, hứa và giao ước như được chỉ dẫn ở trên; với niềm tin ấy, bằng chính tay tôi, tôi đã ký vào giấy từ bỏ này mà tôi đã đọc từng chữ, ở Rô-ma, trong tu viện Minerva, ngày 22 tháng 6, 1633.
Tôi, Galileo Galilei, tôi đã từ bỏ như đươc ghi ở trên, bằng chính tay tôi.
[...] Et je jure qu'à l'avenir, je ne dirai jamais plus ni n'affirmerai, oralement ou par écrit, des choses qui puissent me faire semblablement soupconner; et s'il m'arrive de connaitre quelque hérétique ou suspect d'hérésie, je le dénoncerai à ce Saint-Office, ou à l'inquisiteur ou encore à l'ordinaire du lieu où je me trouverai [...]. Et si je con-trevenais à l'un de mes serments ou promesses, ce qu'à Dieu ne plaise, je me soumets à toutes les peines et châtiments imposés et promulgués par les sacrés canons et autres constitutions générales et particulières contre de semblables délinquants. Que Dieu m'aide et ces saints Evangiles, sur les quels j'appose les mains.
Il fait ensuite le signe de la croix, se redresse et va signer le document.
Moi, Galileo Galilei, soussigné, j'ai abjuré, juré, promis et me suis engagé comme indiqué ci-dessus; en foi de quoi, de ma propre main j'ai signé la présente édule de mon abjuration et je l'ai récitée mot à mot, à Rome, dans le couvent de la Minerve, ce 22 juin 1633.
Moi, Galileo Galilei, j'ai abjuré comme indiqué ci-dessus, de ma main.- Pages 180-81).
Đối diện với cái nhìn lạnh lùng không một chút tình cảm của các quan tòa, Galilée đã đi tới nơi tận cùng của sự nhục nhã: điều mà người ta nhắm đến với sự từ bỏ công khai, không phải là vấn đề thiết lập lại sự thật chính thống mà là sự tiêu diệt một khuôn mặt tiêu biểu hơn cả cho môn khoa học mới về thiên nhiên. Trừng phạt và hạ nhục Galilée, chính là, đối với giáo hoàng triều, đưa ra một dấu hiêu mạnh cho thế giới Ca-tô và cộng đồng khoa học. Bản án và bản văn từ bỏ sẽ được gửi đi cho các giám mục ở tất cả những giáo xứ quan trọng, cho những đại sứ của giáo hoàng và cho các quan tòa Ca-tô, để họ đọc và phổ biến trong mọi khu vực văn hóa, trong các trường đại học, trong số những nhà toán học và vật lý, để làm cho ý nghĩ, như là sợ sệt hay tê liệt, lấy lại tất cả sự kính trọng đối với Giáo hội và học thuyết của Giáo hôi. Sự từ bỏ có thể gây ra một hậu quả sâu đậm hơn mà một sự trừng phạt nêu gương như sự trừng phạt Bruno không làm được, bởi vì lò hỏa thiêu đương nhiên tạo ra một hào quang tín nhiệm xung quanh nạn nhân. Không phải do ngẫu nhiên nếu Bruno chứ không phải Galilée, trong truyền thống sau này, trở thành người tuẫn tiết cho tự do tư tưởng. Sự từ bỏ chứng tỏ sự tàn bạo nó đánh dấu Giáo hội trong chiều sâu, cũng như sự yếu đuối của Galilée, bị tổn thương, nếu không phải là bị hủy diệt bởi việc tố tụng.
Nhà bác học xứ Pise sống những năm cuối cùng của cuộc đời trong thành phố nhỏ Arcetri, mà người ta cho phép ông đến ở, gần tu viện mà con gái ông ở đó, chị (soeur) Maria Celeste, bà đã biết săn sóc ông, an ủi ông trong những lúc cay đắng nhất của cuộc đời. Mau chóng mắc một thứ bệnh mù lòa gần như tuyệt đối, ông vẫn chú tâm vào việc hoàn thành một tác phẩm cuối cùng, có lẽ là vĩ đại nhất, phát hành ở Leyde, năm 1638 : Những bài diễn văn và chứng minh toán học về hai môn khoa học mới, những môn này nghiên cứu về cơ khí và những chuyển động địa phương.
Quan
tài/
Tomb of Galileo Galilei
Galilée mất năm 1642, được
bao quanh bởi một ít người bạn trung thành. Cùng với ông, tắt đi một
khuôn mặt vĩ đại của Phục Hưng Ý, người đã khai sinh ra khoa học
hiện đại, và đã thông báo, nhưng không được ai hiểu, sự nghiên cứu
những luật tổng quát của thiên nhiên, người mở đầu cho kỷ nguyên Ánh
Sáng và khoa học hiện đại.
Nhưng "vấn đề Galilée" không
đóng lại với cái chết của nhà bác học, nó vẫn còn là một vấn đề để
ngỏ, nó đòi hỏi không ngừng một cố gắng tinh thần mới; nó không chỉ
xuất hiện ra như một sự kiện lịch sử trong các sự kiện khác, nhưng
mà như là một trong những khuôn mặt tiêu biểu, những khuôn mặt này
còn đi theo dài dài con đường tâm linh của Tây phương.
-------------------------------------
Chú Thích.
:
Sau khi bị kết tội 359 năm
trước đây, Con Trời G John Paul II đã tuyên bố hôm Thứ Bảy 31 tháng
10, 1992, rằng Galileo đã đúng, và Tòa án Ca-tô Rô-ma sai.
Theo truyền thuyết, trong
khi rời xa những quan tòa Ca-tô kết án ông, Galileo lẩm bẩm nói
"Eppur si muove", "Nó (Trái Đất) dù sao cũng vẫn quay". (Xin coi chi
tiết trong "Phá Ngục Tù" của tác giả, từ trang 370).
Để quý vị hiểu rõ hơn con
người của Giáo hoàng, chúng tôi xin trích dẫn từ sách "Công Giáo
Chính Sử" của Trần Chung Ngọc, trang 247, một chuyện vui về vụ xử án
thời đó:
"Năm 1633, khi Galileo, dựa
trên những dữ kiện khoa học, không thể phủ nhận, đoan quyết trong
một cuốn sách khảo cứu thiên văn của ông: không phải mặt trời quay
xung quanh trái đất mà chính là trái đất quay xung quanh mặt trời,
thì ông bị kéo ra trước tòa án dị giáo của giáo hoàng Urban VIII.
Khi đó ông đã già, gần chết. Giáo hoàng phán: "Trước khi chết, ngươi
hãy sửa lại điều trên vì nó ngược lại với thánh kinh. Bất cứ điều
nào ngược với thánh kinh đều đương nhiên sai lầm, vì thánh kinh là
lời của Thượng Đế.
Galileo là một khoa học gia
vĩ đại, dù đã 80 tuổi, sắp chết, nhưng vẫn còn đầy đủ óc khôi hài
tuyệt vời. Ông nói: Không thành vấn đề, tôi sẽ sửa lại lời tôi viết,
tôi sẽ viết lại trong sách của tôi đúng như lời Thượng Đế đã viết
trong thánh kinh - nghĩa là mặt trời quay xung quanh trái đất. Nhưng
có một điều tôi cần trình ngài rõ: cả trái đất lẫn mặt trời đều
không đọc sách của tôi. Và sự thực thì, trái đất sẽ tiếp tục quay
xung quanh mặt trời.
Nếu ngài nhất định muốn biết
tại sao, thì tôi có đầy đủ bằng chứng. Tôi đã dùng cả đời tôi để
nghiên cứu vấn đề này, và những người có đầu óc khoa học đều tuyệt
đối đồng ý với sự khám phá của tôi. Trước sau gì rồi ngài cũng phải
đồng ý vì không ai có thể chống lại sự thật lâu dài". (Có in lại
trong "John Paul II", trang 487).
Tuyên bố Galileo đúng thì
cũng như không. Theo như tín điều của Giáo hội Ca-tô, Giáo hoàng là
đại diện Thiên Chúa, đại diện Thiên Chúa mà phong thánh cho ai thì
người ấy được lên Thiên Đàng ngồi bên phải Thượng Đế ("John Paul
II", trang 270). Như vậy thì ai bị Giáo hoàng kết tội, người ấy
đương nhiên phải sa hỏa ngục. Vậy để đền bù cho những năm bị đày đọa
một cách sai lầm trong hỏa ngục bởi một Giáo hoàng tiền nhiệm, Giáo
hoàng bây giờ nên phong thánh cho Galileo để ông lên Thiên Đàng,
ngồi bên phải Thượng Đế.
Nhưng Thượng Đế ở đâu
?
- Cha Gaston Schoonbroodt ở
Bỉ, “Thượng Đế điếc”. (Xin coi chi tiết trong sách "John Paul II"
của tác giả, trang 265-66).
- Cha Eugen Drewermann một
nhà thần học của Giáo hội Ca-tô Rô-ma, “Thượng Đế đã bị biến đổi
thành công chức của Giáo hội”. (S.đ.d., trang 389).
- Joseph J. Sommer, Chủ tịch
hội Nhân văn, “Thượng Đế Kinh Thánh Không Có” (Trang 1162).
- Jean Francois Revel,
“Thượng Đế Không Có” (Trang 605).
- Karen Armstrong, “Thượng
Đế đã chết ở Ausch-witz”. (Trang 514).
- Roland Dorgelès, tác giả
sách Sur La Route Mandarine, “Thượng Đế phục vụ cho tư bản”.
(S.đ.d., trang 542).
Thực ra thì Thượng Đế như
thế nào, ngồi ở đâu? Không ai biết. Họ cứ đem Thượng Đế làm bung
xung để buôn bán, bảo vệ quyền và lợi cho họ. Rồi vì quyền và lợi,
họ nhân danh Thượng Đế xúi giục nước nọ gây chiến tranh với nước
kia, gây ra những tàn sát đẫm máu trong lịch sử, và trong thế kỷ 20
vừa qua ở Croatia, Rwanda, và Việt Nam. Tín đồ của Giáo hội Ca-tô
Rô-ma đã tàn sát rất dã man những người không cùng đạo với họ ở
những nước trên, theo thứ tự là 800.000, 500.000, và 300.000. (Xin
coi chi tiết trong sách "John Paul II" trang 315, 256 và 686).
Nếu Thượng Đế không điếc,
chưa chết, không phải là công chức của Giáo hội, không phục vụ cho
tư bản, mà lại có quyền năng vô biên như người ta vẫn bảo thế, thì
có lẽ bây giờ Ngài cũng nhận ra rằng Ngài có lỗi, vì với quyền năng
vô biên mà Ngài cứ ngồi bình chân như vại, để mặc cho người đại diện
Ngài hạ nhục một nhà bác học vô tội! Ngài nên sám hối và xưng tội.
Nhưng xung tội với ai bây giờ? Không lẽ Ngài lại xưng tội với Ngài
?
Giáo hội của Ngài bảo Ngài
là Cha, Giáo hội là Mẹ, hay nói một cách khác, Ngài là Chồng, Giáo
hội là Vợ. Vợ đã xin lỗi chồng về những tội ác của con cái, như được
trình bày ở trang 1332 và 1333, vậy để cho công bằng, Ngài cũng nên
xin lỗi vợ!
Còn Giordano Bruno, thì chưa
được đả động gì tới. Cha Eugen Drewermann, một nhà thần học của Giáo
hội Ca-tô Rô-ma đã có nhận định như sau:
Galilée (Galileo) chưa bao
giờ tấn công một chút nào vào chân lý tôn giáo, thế mà phải 359 năm
để phục hồi ông. Trường hợp của Giordano Bruno thì trầm trọng hơn,
bởi vì Giáo hội đã thành công trong việc xóa bỏ tên ông trong trí
nhớ loài người, sau khi thiêu sống ông trên giàn hỏa vào năm 1600.
Giáo hội không thỏa mãn khi kết tội, Giáo hội tiêu diệt những ai bị
Giáo hội lên án. (Xin coi thêm chi tiết trong sách "Phá Ngục Tù" nêu
trên, trang 375).
Chúng tôi kêu gọi Giáo hội Ca-tô Rô-ma đối xử công bằng với Giordano Bruno, tuyên bố ông đúng, và Tòa án Ca-tô Rô-ma sai, rồi phong thánh cho ông, để ông lên Thiên Đàng ngồi bên phải Thượng Đế, bên cạnh Galile.
Chúng tôi kêu gọi Giáo hội Ca-tô Rô-ma đối xử công bằng với Giordano Bruno, tuyên bố ông đúng, và Tòa án Ca-tô Rô-ma sai, rồi phong thánh cho ông, để ông lên Thiên Đàng ngồi bên phải Thượng Đế, bên cạnh Galile.
29 tháng 3, 2001, bổ túc ngày 10/5/2001 và 13/12/2012
Trần văn Kha dịch và giới thiệu
Người mà người ta cấm không được nói
(L'homme qu'on a empêché de parler)
Trích dịch từ sách
Le Livre Noir de l' Inquisition
(Sách Nhọ của Tòa án
Dị giáo
Ca-tô Rô-ma)