Q uan điểm của tôi về cuộc chiến Ukraina là một cuộc giết nhau giữa các Ky tô hữu, Thiên Chúa Vatican phía Tây đấu Thiên Chúa Matxcơva phía Đông không được bạn đọc giáo dân chia sẻ. Họ vẫn nghe theo giọng điệu diễn xuất của Giáo hoàng, bị khống chế tư tưởng bằng học thuyết Casaroli, không thể nhìn qua lớp ngụy trang của các bên trong cuộc chiến.
Nhưng sự thật sẽ giải thoát các giáo dân đó (lấy ý từ một câu Kinh Thánh).
Xin mời vào xem video youtube mới của VietCatholic News có nhan đề “Chiến tranh Nga-Ukraine liên quan đến tôn giáo như thế nào.”
Đây là một video YouTube đặc biệt của VietCatholic News. Video YouTube không đưa tin như thường lệ mà đọc ba bài nghiên cứu về việc “Chiến tranh Nga – Ukraina liên quan đến tôn giáo như thế nào.”
Một số lớn các quan điểm, nhận định của tác giả Minh Thạnh trình bày trong các bài viết Vaticanology từ trước đến nay đều có trong video “Chiến tranh Nga – Ukraina liên quan đến tôn giáo như thế nào.” Chỉ có điều các học giả Vatican nhắc tới Công giáo Tây Ukraina nói chung, chứ không vạch rõ lực lượng CGHĐ_CAS Tây Ukraina như tác giả Minh Thạnh.
Quan điểm của các học giả Vatican có chênh với tác giả Minh Thạnh một chút nhỏ, rất nhỏ. Các học giả Vatican vẫn coi chính quyền Nga dưới sự lãnh đạo của Putin và Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nga là hai lực lượng phối hợp với nhau.
Trong khi đó, quan điểm của tôi là dưới thời Putin, vào những năm gần đây, chính quyền Nga và Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Tòa thượng phụ Matxcơva và Toàn Nga đã tiến đến cấp độ đồng nhất. TỔNG THỐNG PUTIN THỰC TẾ CŨNG ĐÃ LÀ NGƯỜI ĐIỀU HÀNH GIÁO HỘI CHÍNH THỐNG GIÁO NGA. Và ngược lại, Giáo hội Chính thống giáo Nga coi họ là một phần không tách rời chính quyền Nga, chính quyền Nga, quân đội Nga là phần cứng của Cơ đốc Chính thống giáo Nga, trong học thuyết “Thế giới Nga”.
Tổng thống Putin và Đại giáo chủ Kirill,
Đây chính là một bước trong quá trình khôi phục Đế chế Nga Chính thống giáo như đã từng tồn tại trong lịch sử.
Video YouTube của VietCatholic News không nói rõ hẳn Vatican là một bên trong cuộc chiến, nhưng điều đó người xem cảm nhận được rất rõ. Nhất là vai trò của Tòa thượng phụ Constantinople, của Thượng phụ Bartholomew như một mũi tấn công tiền tiêu của Vatican.
Đại giáo chủ Bartholomew và Giáo hoàng Phanxicô,
Một bạn đọc, có lẽ là nick của một linh mục, có am hiểu nhất định về tôn giáo học, khi phản hồi bài “Ky tô hữu lại giết nhau: Vatican lo ngại cho “Giáo hội nhà nước” ở Ukraina. (Bài 2: Thuộc hạ phía Đông của Vatican) có cho rằng “Danh hiệu Thượng phụ Đại kết” là danh hiệu của Chính thống giáo tôn những người đồng hàng”.
Bạn đọc đưa một thông tin đó đúng về mặt học thuật, nhưng cách đưa phản hồi mang phong cách CGHĐ_CAS hạ đẳng và côn đồ.
Điều được nói trên ai cũng biết, nhưng Vatican luôn đề cập đến đại kết theo chiều kích quan hệ với Vatican, cũng gọi bằng từ đại kết.
Bài viết “Với chiến tranh ở Ukraina, bối cảnh tôn giáo toàn cầu sẽ thay đổi” theo video nói trên mà VietCatholic News đọc như một quan điểm bán chính thức của Vatican cũng đề cập đến Thượng phụ Đại Kết trong mối quan hệ với Giáo hoàng, tức hiểu chiều kích đại kết theo hướng gắn với Vatican, không phải chỉ đại kết các giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo ngang hàng.
Các bài nghiên cứu được đọc trong video YouTube của VietCatholic News hướng về khả năng Vatican kiếm chác nhiều hơn trong mục tiêu phân hóa Cơ đốc Chính thống giáo Đông Âu, Trung Đông, Châu Phi..., tức là nhiều đại kết hơn.
Đối với Vatican, với sức mạnh cứng của Cơ đốc Chính thống giáo Nga – quân đội Nga trong chiến cuộc hôm nay, thì việc cải đạo trở nên khó khăn hơn ở Ukraina là điều không bàn tới nữa, mà cốt làm sao triển khai thủ đoạn cải đạo thông qua đại kết ở các nước ngoài Ukraina.
Trong bài viết trước đây về Ukraina, Tổng thống Putin có nói đến việc cải đạo bằng bạo lực của đạo Vatican nhằm vào tín đồ Cơ đốc Chính thống giáo Nga thời Công quốc Litva. Video của VietCatholic News cũng đưa ra ghi nhận y như vậy về việc cải đạo.
Mấu chốt của chiến tranh rốt lại vẫn là vấn đề cải đạo. TỪ CẢI ĐẠO MÂU THUẪN DÂNG CAO THÀNH XUNG ĐỘT, ĐẢO CHÍNH EUROMAIDAN VÀ CUỐI CÙNG LÀ CHIẾN TRANH.
Video của VietCatholic News cũng đề cập đến vấn đề giáo hội nhà nước của Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina. Học giả Vatican phân biệt cựu Tổng thống Poroshenko của Ukraina theo chủ nghĩa dân tộc tôn giáo khi thành lập giáo hội nhà nước, còn tổng thống Zelensky tìm kiếm đại kết tôn giáo.
Giáo hội nhà nước Cơ đốc Chính thống giáo Tây Ukraina theo quan điểm Poroshenko hay đại kết các tôn giáo chống Nga cũng đều là phục vụ lợi ích của Vatican, phục vụ lực lượng CGHĐ_CAS Tây Ukraina phát xít mới.
Lãnh đạo chính quyền Ukraina CGHĐ_CAS Tây Ukraina phát xít mới nhấn mạnh đến những hoạt động tùy thời điểm, tùy hoàn cảnh. Nhưng tựu trung thì ở bề sâu của cuộc chiến, vấn đề tôn giáo chi phối của chiến tranh, mà Vatican là một bên trong cuộc chiến.
Sau khi bạn đọc xem video “Chiến tranh Nga – Ukraina liên quan đến tôn giáo như thế nào.” và đối chiếu với loạt bài Vaticanology liên hệ đến Nga và Ukraina của tác giả Minh Thạnh, bạn đọc sẽ thấy khoa học Vaticanology ở Việt Nam tiến triển như thế nào.
Các học giả Vatican “post -hocview”, biết rồi mới nói, trong khi một tác giả Vaticanology Việt Nam đã nghiên cứu trước các vấn đề liên hệ, dự báo chính xác về cuộc chiến tranh. Dự báo chính xác đến từng chi tiết như hoạt động ngoại giao hóa giải xung đột của châu Âu sẽ thất bại vì “chén nước đổ rồi làm sao hốt lại.”
Với quan điểm về sự kết hợp đồng nhất giữa Cơ đốc Chính thống giáo Nga và chính quyền Nga, khi nghiên cứu về hoạt động chính trị Cơ đốc Chính thống giáo Nga, tôi sẽ xếp các bài viết này trong khoa “Kremlinology” – “Khoa học về Điện Kremlin”.
Cấp độ thống nhất của Điện Kremlin và Tòa thượng phụ Matxcơva hiện nay đạt mức cao nhất trong lịch sử nước Nga. Đây là điều mà các học giả Vatican chưa thể đạt đến tầm nhìn toàn diện.
Cứ theo tư duy của các học giả Vatican thể hiện trong video của VietCatholic News, bây giờ đã được trình bày không khác tư duy của Minh Thạnh, thì để giải quyết cuộc chiến Nga – Ukraina không phải Tổng thống Ukraina Zelensky đi gặp Tổng thống Putin, không phải các nhà lãnh đạo phương Tây Pháp, Đức gặp tổng thống Putin, mà phải là Hồng y Quốc vụ khanh của Vatican Parolin đi gặp Putin.
Hồng y Parolin,
Chính Vatican đã gây nên cơ sự khi phá vỡ trật tự Yalta, trật tự đã giữ cho châu Âu bình yên từ 1945 đến 1991. Chiến tranh tôn giáo bùng phát ở châu Âu tại Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Liên Bang Nam Tư sau khi trật tự Yalta sụp đổ và bây giờ đến Chiến tranh tôn giáo ở Ukraina. Hãy xem video của VietCatholic News và suy nghĩ về vấn đề chiến tranh “liên quan đến tôn giáo như thế nào.”
Chiến sự Ukraina.
(Hình ảnh minh họa là tư liệu từ internet)