Thứ Hai, 2 tháng 12, 2024

5 Lý Do Không Trang Hoàng Noel Trong Các Trường Công

 Ý kiến: Trang trí ngày lễ không phù hợp với lớp học — Chấm hết.

Trang trí ngày lễ NOEL không phù hợp trong lớp học ở trường công. Không phải vì tôi ghét sự vui vẻ và niềm vui mà vì một loạt lý do chính đáng.

1. Không phải ai cũng ăn mừng Giáng sinh.

Chắc chắn, tôi biết rằng việc nhìn vào một cây thông xanh xinh đẹp sẽ không gây hại cho những đứa trẻ theo đạo Hồi, Do Thái hay vô thần của bạn. Nhưng những đứa trẻ đó đã bị tấn công bởi đồ trang trí Giáng sinh và quảng cáo hàng năm. Chúng liên tục được nhắc nhở rằng đức tin của chúng không phải là đức tin thống trị về mặt văn hóa ở đất nước này. Ngoài ra, nếu bạn có những đứa trẻ theo đạo Nhân chứng Giê-hô-va, thì việc không ăn mừng Giáng sinh là một vấn đề khá quan trọng trong tôn giáo của họ. Đồ trang trí Giáng sinh của bạn thực sự có thể xâm phạm đến quyền tự do tôn giáo của họ và chắc chắn sẽ khiến họ cảm thấy không thoải mái.

2. Bạn không thể ăn mừng tất cả các ngày lễ theo cách có ý nghĩa trong lớp học.

Tôi muốn dạy trẻ em về các tôn giáo trên thế giới. Nhưng việc đặt một cây đèn menorah bên cạnh một ông già Noel bơm hơi không mang lại nhiều sắc thái. Trừ khi bạn thực sự dạy toàn bộ chương trình giảng dạy về các tôn giáo, nếu không, nơi đó sẽ biến thành du lịch tôn giáo!

Hơn nữa, hãy cân nhắc xem việc dạy về nhiều ngày lễ nhưng vẫn giữ nguyên phong cách trang trí lớp học theo chủ đề Giáng sinh sẽ như thế nào. Bạn có nguy cơ truyền tải thông điệp rằng các ngày lễ khác là những lựa chọn thay thế cho Giáng sinh (nhưng kém hơn), bất kể bạn nhấn mạnh đến mức nào về thực tế là trẻ em Do Thái được tặng quà trong TÁM NGÀY.

3. Kỳ nghỉ lễ là khoảng thời gian khó khăn đối với nhiều trẻ em.

Những đứa trẻ mới mất đi người thân, những đứa trẻ bị trầm cảm, những đứa trẻ luôn thiếu thốn về tài chính, những đứa trẻ trong các trung tâm nuôi dưỡng hoặc nhà tạm trú cho người vô gia cư… Tất cả những đứa trẻ này đều ở trong lớp học của chúng ta và chúng có thể cần nghỉ ngơi sau mùa lễ may mắn và hạnh phúc nhất. Việc liên tục nhắc nhở rằng chúng phải vui vẻ và tươi sáng có thể khiến thời gian vốn đã khó khăn càng trở nên khó khăn hơn.

4. Nếu bạn thực sự quan tâm đến việc mang lại niềm vui ngày lễ, thì có nhiều cách có ý nghĩa hơn để thực hiện.

Cho dù bạn ăn mừng Giáng sinh, Hanukkah hay Kwanzaa (hoặc cả ba), bạn có lẽ sẽ đồng ý rằng ý nghĩa của ngày lễ không chỉ dừng lại ở cảnh tuyết giả và các hoạt động thương mại. Thời điểm này trong năm là thời điểm giúp đỡ người khác, biết ơn, cho đi, hòa bình và trở thành một phần của điều gì đó lớn lao hơn chính chúng ta.

Tin mừng là: Bạn vẫn có thể làm TẤT CẢ những điều đó trong lớp học!

Hãy để học sinh của bạn tham gia vào một dự án dịch vụ giúp đỡ cộng đồng của các em. Tiết thứ năm của tôi là tổ chức một buổi bán bánh nướng vào tuần này, và sử dụng số tiền thu được để mua bộ đồ dùng vệ sinh cho trẻ em tại một nơi trú ẩn dành cho thanh thiếu niên, họ sẽ giao những món đồ đó cùng với những lời động viên. Chúng ta không cần phải nói về Giáng sinh để điều đó có ý nghĩa đối với học sinh của tôi.

5. Và tất nhiên, còn có Hiến pháp (Hoa kỳ).

Hiến pháp không “loại bỏ Chúa ra khỏi trường học của chúng ta”. Hiến pháp không nói rằng trẻ em không được cầu nguyện ở trường, hoặc tin vào Chúa, hoặc ăn mừng Giáng sinh với bạn bè. Sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước có nghĩa là chúng ta, với tư cách là đại diện chính thức của trường công và là những người có thẩm quyền trong hệ thống đó, không thể dẫn dắt những lời cầu nguyện đó, khuyến khích những niềm tin đó hoặc tổ chức những lễ kỷ niệm đó. Bởi vì ngay cả khi—đặc biệt là nếu—hầu hết học sinh của bạn ăn mừng cùng những ngày lễ và có cùng niềm tin như bạn, vẫn có một số em không làm như vậy.

Và sống ở một quốc gia có tự do tôn giáo có nghĩa là đức tin của chúng, hoặc việc thiếu đức tin, phải được bảo vệ khỏi sự xâm phạm của các tổ chức công.

Đừng lo lắng; con bạn sẽ không quên rằng hôm nay là Giáng sinh chỉ vì bạn không có đồ trang trí. Chúng vẫn sẽ ăn mừng theo cách chúng ăn mừng, nhưng bạn sẽ không phải lo lắng về một vụ kiện tụng hoặc tệ hơn là loại trừ một đứa trẻ vào thời điểm mà chúng có thể đã cảm thấy bị bỏ rơi.

Vì vậy, trong mùa lễ này, tôi hy vọng bạn sẽ có một mùa Giáng sinh vui vẻ, Hanukkah, Kwanzaa hoặc bất kỳ ngày lễ nào khác mà tôi đang thiếu. Mong rằng những ngày của bạn sẽ vui vẻ và tươi sáng, và mong rằng lớp học của bạn sẽ tập trung vào các tiêu chuẩn và phù hợp với hiến pháp. Tin tôi đi: Bạn sẽ cảm ơn tôi khi bạn không phải dành toàn bộ học kỳ thứ hai để hút sạch các dây kim tuyến (do trang hoàng cây thông).

Báo Giáo Viên (Mỹ)

Nguồn: báo We Are Teachers ngày 04 tháng 12, 2023

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2024

Giáo Lý Kitô Giáo Khiến Chúa Jesus Ăn Thịt Chính Mình - Đồng Trần Tử

 Như tôi đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, căn bản giáo lý của Kitô giáo là việc "Chúa Jesus xuống thế làm người chịu nạn chịu chết chuộc tội cho nhân loại." Nhưng vấn đề là Chúa Jesus chuộc tội với ai? Xin thưa là chuộc tội với chính mình. Vì con người phạm tội với Chúa, nên Chúa chịu chết để chuộc tội cho con người. Chỉ cần hiểu được chỗ rối rắm này sẽ hiểu được đạo Chúa nhảm tới mức nào.

Trước tiên ta phải quay lại với Do Thái giáo cổ đại, vì theo thần học của giáo hội, tất cả những gì diễn ra trong cuộc đời Chúa Jesus đều có nền tảng từ Cựu ước, tức là nó đã được tiên tri từ trước.

Trung Đông vốn là vùng đất khô cằn không thể trồng trọt, nên chăn nuôi là lựa chọn gần như duy nhất của xứ này. Người Do Thái cũng không ngoại lệ, toàn bộ lịch sử của họ có thể nói là lịch sử của dân du mục, đặc biệt là giai đoạn trước khi lập quốc khoảng hơn 4000 năm trước.

Ngay từ thời sơ khai, con người ở vùng đất này đã có xu hướng dùng thú vật để chuộc tội lỗi mà mình đã gây ra. Ví dụ: ở thời đó nếu tôi phạm tội vô ý đánh chết đứa con người hàng xóm, thì có thể phải đền mạng mình hoặc dàn xếp bằng cách đem một số vật nuôi trả cho người hàng xóm để chuộc tội. Cho nên lúc này thay vì tự đổ máu, tôi bắt con vật nuôi đổ máu thay mình. Dần dần xu hướng này áp dụng cho cả tôn giáo.

Khi một tín đồ phạm tội, tùy theo mức độ mà anh ta sẽ đem một cặp bồ câu trống, chiên đực hoặc bò đực...tất cả phải là con đầu lòng còn tơ, không bệnh tật đến đền thờ hoặc nơi hoang vắng, có sự chứng kiến của thầy Thượng tế hoặc các Kỳ lão, rồi hiến tế chúng cho Chúa để chuộc tội mình gây ra. 29 "Nó sẽ đặt tay trên đầu lễ vật tạ tội và sát tế lễ vật tạ tội ở nơi sát tế lễ vật toàn thiêu. 30 Tư tế sẽ dùng ngón tay lấy máu con vật và bôi lên các góc cong của bàn thờ dâng lễ toàn thiêu, 31 rồi đổ tất cả máu còn lại xuống chân bàn thờ. Tư tế sẽ cử hành lễ xá tội như thế cho người ấy, và người ấy sẽ được tha" (Lê-vi ký chương 4, 27-31).

Tóm lại qua đoạn kinh thánh này, ta thấy Chúa quy định cho con người được dùng máu con vật để chuộc tội với Chúa. Quay lại trường hợp của Jesus, sự xuất hiện của ông được cho là mở ra một kỷ nguyên mới cho những kẻ tin Chúa, và kể từ đây Do Thái giáo khép lại nhường chỗ cho Kitô giáo.

Thời đại mới thì tất nhiên sự việc cũng phải mới, Kitô giáo tin rằng Chúa Jesus xuống thế trước tiên là dẹp bỏ niềm tin cũ mà Cha của ngài (cũng chính là ngài) thiết lập với người Do Thái, niềm tin này từ đây về sau được gọi là "Cựu ước" tức là giao ước cũ đã lỗi thời của Chúa. Và chính Chúa Jesus sẽ thiết lập với nhân loại một giao ước mới (Tân ước) cũng là giao ước vĩnh cửu.

Theo giao ước mới này, Chúa sẽ dẹp bỏ việc hiến động vật, thay vào đó sẽ TỰ HIẾN TẾ CHÍNH MÌNH làm chiên vượt qua, có nghĩa là tội lỗi của con người thay vì rửa bằng máu của thú vật như trước đây, thì bây giờ sẽ rửa bằng máu của chính Chúa Jesus. Chúa Jesus là hiện thân của Chúa Cha, mà Chúa Cha là kẻ buộc tội loài người và bắt họ phải đem thú vật thế mạng. Nhưng rồi có lẽ chán ngửi mùi thơm của thú vật nên ổng quyết định sẽ ngửi mùi thơm thịt nướng của chính mình. Thế là ông ta xuống thế làm người sửa lại giao ước, không cho con người hiến tế thú vật nữa, mà hãy bắt "phiên bản phụ" của ông ta hiến tế cho "phiên bản gốc" của ông ta ở trên trời. Và sự việc này được gọi là "Bí Tích Thánh Thể" nó phải được lặp lại hàng ngày trong các nhà thờ, tức là thánh lễ hay lễ Misa mỗi ngày trong nhà thờ hiện nay.

Dưới đây là tóm lược thánh lễ Chủ nhật trong nhà thờ hàng tuần.

Đầu mỗi thánh lễ, giáo dân sẽ đọc các kinh nguyện ăn năn tội lỗi, nhằm dọn mình chuẩn bị cho hy lễ quan trọng mà linh mục sắp cử hành. Sau khi hát thánh ca thì linh mục sẽ bước vào nhà thờ hành đạo, lúc này ông ta sẽ được gọi là "Chủ Tế" (bình thường gọi là Chủ chăn) việc đầu tiên là ông ta sẽ cúi xuống hôn lên chiếc bàn lớn trên cung thánh, vì nó tượng trưng cho thân thể Chúa Jesus đang nằm đó. Bắt đầu nghi thức tế lễ là việc "c.ắ.t c.ổ" Jesus lấy máu rải khắp đầu giáo dân một lượt. Đó chính là cảnh tượng linh mục cầm ly nước thánh đi rải một lượt lên đầu giáo dân khắp nhà thờ. Nước này chính là máu Jesus đổ ra rửa tội cho họ.

Tiếp theo họ sẽ đọc kinh thánh ôn lại cuộc đời của Chúa Jesus, lời dạy của ông...xong xuôi linh mục sẽ trở lại bàn thờ tiếp tục "làm thịt" Jesus, lúc này các em giúp lễ sẽ đem rượu nho (số máu Jesus còn lại) ra đặt lên bàn, còn linh mục sẽ đích thân lấy "mình thánh Chúa" (thịt Jesus) từ tủ thờ trên cung thánh ra và bắt đầu "chế biến" bằng cách nâng lên xuống và khấn lầm thầm trong miệng, còn giáo dân ở dưới sẽ hát thánh ca.

Khi linh mục đọc tới câu "đây chiên Thiên Chúa, đây đấng xóa tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự tiệc chiên Thiên Chúa", đó là lúc ông ta đã "chế biến" xong và cúng thịt Jesus cho Chúa Cha ăn trước, rồi tới lượt ông ta tự ăn uống, xong rồi giáo dân chuẩn bị lên "rước lễ", tức là cảnh tượng xếp hàng rồng rắn lên cung thánh để ăn thịt Jesus. Xong đâu đấy linh mục ban chúc bình an cho mọi người thì tan lễ.

Đó là tất cả nội dung "thánh lễ" hằng ngày của hệ thống Kitô giáo khắp thế giới, tính luôn Chính Thống giáo và Anh giáo thì có không dưới 1 triệu thánh lễ diễn ra trong 1 ngày. Điều này có nghĩa là linh mục "đồ tể" sẽ làm thịt Jesus khoảng hơn 1 triệu lần mỗi ngày để cúng cho Chúa Cha (cũng chính là Chúa Jesus) sau khi ổng ăn xong thì linh mục và giáo dân chia nhau ăn. Như vậy chúng ta đã hiểu được vì sao giáo lý Kitô giáo đã buộc Chúa Jesus lại tự ăn thịt mình rồi.

Xét về hình thức thì Kitô giáo không phải giết thịt thú vật để cúng như Do Thái giáo và Hồi giáo, thay vào đó họ giết Jesus một cách tượng trưng, tưởng tượng. Điều này đỡ phản cảm về mặt hình thức, nhưng ghê gợn hơn về mặt ý nghĩa, vì đã tiến lên cấp độ hiến tế người thay vì hiến tế thú vật. (Thật ra toàn bộ nghi lễ này tuy kế thừa việc hiến tế chuộc tội của Do Thái giáo, nhưng cũng chịu ảnh hưởng không ít từ nghi thức hiến tế người trong tín ngưỡng thờ bò của người Babylon)

Chúng ta đừng tưởng rằng giáo hội La Mã chỉ ăn thịt Jesus trên mặt tinh thần trừu tượng mà họ buộc tín đồ phải tin rằng họ đang ăn thịt và uống máu thật của Chúa Jesus. Và họ đã cố chứng minh điều này bằng các bài gọi là "phép lạ thánh thể", thí dụ trong youtube video sau đây, tựa đề "8 Phép Lạ Thánh Thể Nhãn Tiền Mới NHất - Nghe Để Thấy Tình Yêu Của Chúa" ngày 24 tháng 8, 2024.

Tóm lại, việc đổ máu chuộc tội, hiến tế rồi ăn thịt Chúa của mình như trường hợp của Kitô giáo, hay thú vật như Do Thái giáo và Hồi giáo đều là những tư tưởng, hành vi man rợ của thời bán khai, cần phải gấp dẹp bỏ sự mê tín phi nhân này ra khỏi xã hội loài người càng sớm càng tốt.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2024

Phương pháp cưỡng bức cải đạo sang Công giáo La mã

 Phương pháp cưỡng bức cải đạo sang Công giáo (được Công giáo sử dụng)


Đây là một chiếc mặt nạ do Tòa án Dị giáo tạo ra, dùng để đâm khoét vào mắt những người không chịu cải đạo sang Công giáo.


Sau chưa đầy 500 năm ra đời Công giáo phát triển để chinh phục, tra tấn và giết người theo những cách ghê tởm nhất.

"Tòa thẩm giáo" còn gọi là "Thánh thẩm" là tổ chức chống lại những thành phần được cho là dị giáo không theo Giáo hội Công giáo.

Chỉ riêng hồ sơ của Toà thẩm giáo Công giáo tại Tây Ban Nha liệt kê 44.674 vụ, có 826 vụ hành quyết trực tiếp và 778 vụ hành quyết gián tiếp bằng nhiều hình thức.

William Monter ước tính có 1.000 vụ hành quyết trong khoảng thời gian 1530–1630 và 250 vụ từ năm 1630 đến năm 1730. Hồ sơ của toà Toledo ghi 12.000 bị cáo ra xét xử. Trước năm 1530, Henry Kamen ước tính có khoảng 2.000 vụ hành quyết của các toà Công giáo tại riêng Tây Ban Nha, chưa tính tại các quốc gia châu Âu và châu Mỹ khác.

Bạn thực sự không biết nhiều về Công giáo là tôn giáo của mình, bạn chỉ biết những gì người ta nói với bạn... Chúa có nên vô tội không?

Nguồn ảnh của Tây.

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2024

Ky Tô Hữu Lại Giết Nhau

 Q uan điểm của tôi về cuộc chiến Ukraina là một cuộc giết nhau giữa các Ky tô hữu, Thiên Chúa Vatican phía Tây đấu Thiên Chúa Matxcơva phía Đông không được bạn đọc giáo dân chia sẻ. Họ vẫn nghe theo giọng điệu diễn xuất của Giáo hoàng, bị khống chế tư tưởng bằng học thuyết Casaroli, không thể nhìn qua lớp ngụy trang của các bên trong cuộc chiến.

Nhưng sự thật sẽ giải thoát các giáo dân đó (lấy ý từ một câu Kinh Thánh).

Xin mời vào xem video youtube mới của VietCatholic News có nhan đề “Chiến tranh Nga-Ukraine liên quan đến tôn giáo như thế nào.”

Đây là một video YouTube đặc biệt của VietCatholic News. Video YouTube không đưa tin như thường lệ mà đọc ba bài nghiên cứu về việc “Chiến tranh Nga – Ukraina liên quan đến tôn giáo như thế nào.”

Một số lớn các quan điểm, nhận định của tác giả Minh Thạnh trình bày trong các bài viết Vaticanology từ trước đến nay đều có trong video “Chiến tranh Nga – Ukraina liên quan đến tôn giáo như thế nào.” Chỉ có điều các học giả Vatican nhắc tới Công giáo Tây Ukraina nói chung, chứ không vạch rõ lực lượng CGHĐ_CAS Tây Ukraina như tác giả Minh Thạnh.

Quan điểm của các học giả Vatican có chênh với tác giả Minh Thạnh một chút nhỏ, rất nhỏ. Các học giả Vatican vẫn coi chính quyền Nga dưới sự lãnh đạo của Putin và Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Nga là hai lực lượng phối hợp với nhau.

Trong khi đó, quan điểm của tôi là dưới thời Putin, vào những năm gần đây, chính quyền Nga và Giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo Tòa thượng phụ Matxcơva và Toàn Nga đã tiến đến cấp độ đồng nhất. TỔNG THỐNG PUTIN THỰC TẾ CŨNG ĐÃ LÀ NGƯỜI ĐIỀU HÀNH GIÁO HỘI CHÍNH THỐNG GIÁO NGA. Và ngược lại, Giáo hội Chính thống giáo Nga coi họ là một phần không tách rời chính quyền Nga, chính quyền Nga, quân đội Nga là phần cứng của Cơ đốc Chính thống giáo Nga, trong học thuyết “Thế giới Nga”.

Tổng thống Putin và Đại giáo chủ Kirill,

Đây chính là một bước trong quá trình khôi phục Đế chế Nga Chính thống giáo như đã từng tồn tại trong lịch sử.

Video YouTube của VietCatholic News không nói rõ hẳn Vatican là một bên trong cuộc chiến, nhưng điều đó người xem cảm nhận được rất rõ. Nhất là vai trò của Tòa thượng phụ Constantinople, của Thượng phụ Bartholomew như một mũi tấn công tiền tiêu của Vatican.

Đại giáo chủ Bartholomew và Giáo hoàng Phanxicô,

Một bạn đọc, có lẽ là nick của một linh mục, có am hiểu nhất định về tôn giáo học, khi phản hồi bài “Ky tô hữu lại giết nhau: Vatican lo ngại cho “Giáo hội nhà nước” ở Ukraina. (Bài 2: Thuộc hạ phía Đông của Vatican) có cho rằng “Danh hiệu Thượng phụ Đại kết” là danh hiệu của Chính thống giáo tôn những người đồng hàng”.

Bạn đọc đưa một thông tin đó đúng về mặt học thuật, nhưng cách đưa phản hồi mang phong cách CGHĐ_CAS hạ đẳng và côn đồ.

Điều được nói trên ai cũng biết, nhưng Vatican luôn đề cập đến đại kết theo chiều kích quan hệ với Vatican, cũng gọi bằng từ đại kết.

Bài viết “Với chiến tranh ở Ukraina, bối cảnh tôn giáo toàn cầu sẽ thay đổi” theo video nói trên mà VietCatholic News đọc như một quan điểm bán chính thức của Vatican cũng đề cập đến Thượng phụ Đại Kết trong mối quan hệ với Giáo hoàng, tức hiểu chiều kích đại kết theo hướng gắn với Vatican, không phải chỉ đại kết các giáo hội Cơ đốc Chính thống giáo ngang hàng.

Các bài nghiên cứu được đọc trong video YouTube của VietCatholic News hướng về khả năng Vatican kiếm chác nhiều hơn trong mục tiêu phân hóa Cơ đốc Chính thống giáo Đông Âu, Trung Đông, Châu Phi..., tức là nhiều đại kết hơn.

Đối với Vatican, với sức mạnh cứng của Cơ đốc Chính thống giáo Nga – quân đội Nga trong chiến cuộc hôm nay, thì việc cải đạo trở nên khó khăn hơn ở Ukraina là điều không bàn tới nữa, mà cốt làm sao triển khai thủ đoạn cải đạo thông qua đại kết ở các nước ngoài Ukraina.

Trong bài viết trước đây về Ukraina, Tổng thống Putin có nói đến việc cải đạo bằng bạo lực của đạo Vatican nhằm vào tín đồ Cơ đốc Chính thống giáo Nga thời Công quốc Litva. Video của VietCatholic News cũng đưa ra ghi nhận y như vậy về việc cải đạo.

Mấu chốt của chiến tranh rốt lại vẫn là vấn đề cải đạo. TỪ CẢI ĐẠO MÂU THUẪN DÂNG CAO THÀNH XUNG ĐỘT, ĐẢO CHÍNH EUROMAIDAN VÀ CUỐI CÙNG LÀ CHIẾN TRANH.

Video của VietCatholic News cũng đề cập đến vấn đề giáo hội nhà nước của Cơ đốc Chính thống giáo Ukraina. Học giả Vatican phân biệt cựu Tổng thống Poroshenko của Ukraina theo chủ nghĩa dân tộc tôn giáo khi thành lập giáo hội nhà nước, còn tổng thống Zelensky tìm kiếm đại kết tôn giáo.

Giáo hội nhà nước Cơ đốc Chính thống giáo Tây Ukraina theo quan điểm Poroshenko hay đại kết các tôn giáo chống Nga cũng đều là phục vụ lợi ích của Vatican, phục vụ lực lượng CGHĐ_CAS Tây Ukraina phát xít mới.

Lãnh đạo chính quyền Ukraina CGHĐ_CAS Tây Ukraina phát xít mới nhấn mạnh đến những hoạt động tùy thời điểm, tùy hoàn cảnh. Nhưng tựu trung thì ở bề sâu của cuộc chiến, vấn đề tôn giáo chi phối của chiến tranh, mà Vatican là một bên trong cuộc chiến.

Sau khi bạn đọc xem video “Chiến tranh Nga – Ukraina liên quan đến tôn giáo như thế nào.” và đối chiếu với loạt bài Vaticanology liên hệ đến Nga và Ukraina của tác giả Minh Thạnh, bạn đọc sẽ thấy khoa học Vaticanology ở Việt Nam tiến triển như thế nào.

Các học giả Vatican “post -hocview”, biết rồi mới nói, trong khi một tác giả Vaticanology Việt Nam đã nghiên cứu trước các vấn đề liên hệ, dự báo chính xác về cuộc chiến tranh. Dự báo chính xác đến từng chi tiết như hoạt động ngoại giao hóa giải xung đột của châu Âu sẽ thất bại vì “chén nước đổ rồi làm sao hốt lại.”

Với quan điểm về sự kết hợp đồng nhất giữa Cơ đốc Chính thống giáo Nga và chính quyền Nga, khi nghiên cứu về hoạt động chính trị Cơ đốc Chính thống giáo Nga, tôi sẽ xếp các bài viết này trong khoa “Kremlinology” – “Khoa học về Điện Kremlin”.

Cấp độ thống nhất của Điện Kremlin và Tòa thượng phụ Matxcơva hiện nay đạt mức cao nhất trong lịch sử nước Nga. Đây là điều mà các học giả Vatican chưa thể đạt đến tầm nhìn toàn diện.

Cứ theo tư duy của các học giả Vatican thể hiện trong video của VietCatholic News, bây giờ đã được trình bày không khác tư duy của Minh Thạnh, thì để giải quyết cuộc chiến Nga – Ukraina không phải Tổng thống Ukraina Zelensky đi gặp Tổng thống Putin, không phải các nhà lãnh đạo phương Tây Pháp, Đức gặp tổng thống Putin, mà phải là Hồng y Quốc vụ khanh của Vatican Parolin đi gặp Putin.

Hồng y Parolin,

Chính Vatican đã gây nên cơ sự khi phá vỡ trật tự Yalta, trật tự đã giữ cho châu Âu bình yên từ 1945 đến 1991. Chiến tranh tôn giáo bùng phát ở châu Âu tại Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Liên Bang Nam Tư sau khi trật tự Yalta sụp đổ và bây giờ đến Chiến tranh tôn giáo ở Ukraina. Hãy xem video của VietCatholic News và suy nghĩ về vấn đề chiến tranh “liên quan đến tôn giáo như thế nào.

Chiến sự Ukraina.
(Hình ảnh minh họa là tư liệu từ internet)

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2024

NGƯỜI LA MÃ ĐÃ CƯỚP CHÚA TRỜI CỦA NGƯỜI DO THÁI NHƯ THẾ NÀO ?

 ( Sự khác nhau giữa Cựu ước Tân ước và kinh Koran dẫn đến mâu thuẫn không thể cứu vãn của 3 tôn giáo độc thần Abraham) 

Đạo Do Thái ban đầu vốn là tín ngưỡng đa thần, tới thời Abraham hơn 4000 trước thì chuyển thành độc thần, khoảng 2000 năm trước Kitô giáo xuất hiện lại biến nó thành đa thần đội lốt độc thần để rồi 1400 năm trước Hồi giáo xuất hiện khôi phục lại thuyết độc thần của người Do Thái theo phong cách của riêng họ đẩy mâu thuẫn giữa 3 tôn giáo lên tới cực điểm không cách gì cứu vãn được nữa. 

Hơn 4000 năm trước, người Do Thái chỉ gồm các bộ tộc du mục sống lang thang ở khu vực Lưỡng Hà, tức vùng Iraq, Syria và bắc Ả Rập Xê Út ngày nay. Do ảnh hưởng của văn minh Babylon nên tín ngưỡng của họ là tín ngưỡng đa thần, bằng chứng là trong kinh thánh cựu ước quyển đầu tiên là Sáng Thế ký Chúa trời tự xưng là " Chúng ta " để nói chuyện với nhau. Điều này khẳng định chắc chắn rằng Chúa trời không phải là duy nhất mà ít nhất phải có 2 người trở lên. Có thể các bạn Kitô giáo sẽ cho rằng vì Chúa trời có 3 ngôi nên xưng " Chúng ta " khi nói chuyện với nhau là hoàn toàn hợp lý. 

Nhưng sự thật không phải vậy, vì sau chương đầu quyển Sáng thế ký Chúa trời không bao giờ xưng mình là " Chúng ta " nữa mà luôn khẳng định mình là " Ta " một thực thể duy nhất mà thôi. Bằng chứng là điều răn thứ nhất trong 10 điều răn mà Chúa trời truyền cho ông Moses là: " Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi cảnh nô lệ. Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta." Ngoài việc khẳng định Ta là duy nhất thì suốt bộ Cựu ước Chúa trời không hề đề cập đến khái niệm Chúa ba ngôi mà Kitô giáo sau này luôn khẳng định. 

Vậy thì lý do nào khiến người Do Thái từ tín ngưỡng đa thần chuyển sang độc thần? 

Theo tôi được biết thì ít nhất có 3 lý do

Thứ nhất: theo quyển Home sapiens thì tác giả là người Do Thái cho rằng tổ tiên họ vì nhiều lý do đã trở nên yêu mến thần Elohim tới mức quyết định chỉ thờ duy nhất một mình ông ta mà thôi.

Thứ hai: điều kiện sống trong sa mạc của dân du mục cực kỳ khó khăn nên thờ càng ít thần linh càng đỡ khó khăn mệt nhọc.

Thứ ba: tình trạng đánh nhau thường xuyên của các bộ tộc để tranh giành nguồn nước, gia súc và phụ nữ khiến họ không muốn thờ chung một vị thần với kẻ thù, vì vậy có xu hướng chọn ra vị thần mà họ yêu thích nhất để làm thần hộ mệnh của riêng mình. 

Trên đây là 3 lý do khả dĩ hơn khiến cho dân Do Thái quyết định chuyển từ tín ngưỡng đa thần sang độc thần, chỉ thờ vị thần duy nhất tên là Elohim dưới dạng một con bò đực, hoặc nửa người nửa bò mà sau đó họ gọi là Yahweh hoặc Jehovah để tỏ lòng tôn kính đặc biệt với vị thần bò này. 

Theo Cựu ước người đầu tiên đưa ra quyết định này là tổ phụ Abraham của họ. Ông này bởi nghe theo tiếng gọi của Chúa trời nên quyết định đập bỏ hết các thần linh mà cha ông đã tôn thờ để thờ duy nhất thần Elohim gọi tắt là El như đã nói. Theo kinh thánh ông này ký kết một giao ước vĩnh viễn với thần El, theo nội dung bản giao ước thì ông và con cháu ông sẽ công nhận và tôn thờ thần El là thần duy nhất của toàn vũ trụ, sẽ cắt bao quy đầu làm tin và tuân thủ luật lệ của vị thần này đặt ra đến muôn đời. Đổi lại thần El sẽ ban cho Abraham số lượng con cháu nhiều như sao trời cát biển, ông sẽ là tổ phụ của họ, và quan trọng nhất Chúa sẽ chọn họ là " dân riêng " của ngài và chỉ bảo vệ và yêu quý duy nhất họ. 

Đó là giao ước muôn đời giữa Chúa trời và ông Abraham. 

Đạo gia nói " sinh sinh chi vị dịch " (tất cả luôn luôn biến dịch) nhà Phật nói " sát na vô thường " (thay đổi là một dòng chảy chưa bao giờ dừng lại) cũng vậy lời giao ước " vĩnh cửu " của Chúa trời và dân Do Thái cũng có hạn sử dụng. 

Hơn 2000 năm sau kể từ ngày ký giao ước, một nhân vật lỗi lạc của dân tộc Do Thái xuất hiện, đó là Jesus Nazareth. Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, cả dân tộc đang chịu sự cai trị của người La Mã, còn đạo Do Thái niềm an ủi duy nhất của nhân dân cũng hết sức mục nát. Để cứu vãn tình thế này Jesus đã đi khắp nơi giảng đạo hi vọng chấn hưng lại tinh thần Do Thái giáo làm điều kiện đánh đuổi người La Mã giành độc lập. Do năng lực bản thân có hạng lại ảo tưởng vào quần chúng nhân dân quá nhiều và có nội gián bán đứng, kết quả cuối cùng ai cũng biết đó là sự thất bại hoàn toàn của Jesus. Ông đã thất bại trong việc chấn hưng Do Thái giáo và đánh đuổi quân xâm lược nhưng lại thành công lớn trong việc đặt nền tảng cho một tôn giáo mới, đó là hệ thống Kitô giáo hiện nay. 

Sau khi kết hợp với một số lãnh đạo cấp cao Do Thái giáo tử hình xong Jesus thì người La Mã phải bận tâm đối phó với tàn dư những người ủng hộ Jesus trên khắp đế quốc, tình trạng này kéo dài gần 300 năm. Người La Mã lúc này đã quyết định chuyển từ đàn áp sang lợi dụng Kitô giáo làm công cụ thống trị tinh thần dân chúng cái mà họ đang thiếu.  Kitô giáo lúc này vốn đang phân hóa vì tranh cãi về thân phận thật của Jesus. Vậy là năm 324 hoàng đế La Mã Constantine đã triệu tập các lãnh đạo Kitô giáo trên khắp đế quốc tại Nicaea để thống nhất quan điểm ủng hộ việc tôn Jesus là Chúa cứu thế. 

Vấn đề giải quyết lúc này là làm sao thuyết phục mọi người tin rằng Jesus, một người đàn ông sinh ra hơn 300 năm trước cũng là Thiên Chúa duy nhất đã xuống thế làm người chịu nạn chịu chết chuộc tội cho nhân loại. Cách duy nhất là cố gắng đồng hóa Jesus vào làm một với ông thần El. Tất nhiên người Do Thái không đồng ý thuyết này vì nó trái với truyền thống hàng ngàn năm tin tưởng Chúa trời là duy nhất của họ không hề có bạn đồng hành, cộng sự hay con cái.

Rất may trong kinh thánh cựu ước có nhắc đến đấng Messiah là một anh hùng xuất thân từ dòng dõi vua David sẽ đứng lên quy tụ lãnh đạo dân Do Thái giành độc lập và xây dựng xã  hội thịnh vượng muôn đời. Người La Mã cướp ngay thuyết này cho rằng Jesus chính là đấng Messiah mà dân tộc Do Thái đã chờ đợi từ lâu. Thật ra đây là một việc làm gượng ép vì thuyết về đấng Messiah này ra đời trong hoàn cảnh dân tộc Do Thái suốt từ sau thời tổ phụ Abraham, họ thường xuyên sống trong hoàn cảnh nô lệ, lần lượt ở Ai Cập, Babylon, Ba Tư, Hi Lạp và La Mã. Chính vì sống trong cảnh không có ngày mai nên họ luôn mơ về một đấng cứu độ sẽ đưa họ thoát cảnh nô lệ lập lại thời thái bình cường thịnh của triều đại David và Salomon ,2 vị vua vĩ đại nhất của họ. 

Hơn 2000 năm sau khi mỏi mòn chờ đợi thì Jesus ra đời nhưng người Do Thái không chấp nhận ông, vì ông không đáp ứng được 3 điều kiện để làm đấng Messiah của họ ,đó là phải xuất thân dòng dõi David, phải tập hợp được dân Do Thái lưu vong khắp thế giới về Jerusalem và phải xây dựng được nền thái bình vĩnh cửu, và điều quan trọng là đấng Messiah tuy là người được chọn nhưng không phải là Thiên Chúa xuống thế làm người, mà chỉ đơn giản là người sinh ra trong dòng dõi vua David được xức dầu tấn phong mà thôi.

Chính vì không đáp ứng được tiêu chuẩn nào nên Jesus bị từ chối. Vì là dân riêng của Chúa nên tiếng nói người Do Thái rất quan trọng, nếu họ đã không công nhận Jesus là đấng Messiah thì chỉ còn cách là loại bỏ vai trò " dân riêng " của họ.

 Thế là người La Mã đã nghĩ ra và nhét vào miệng Jesus " dụ ngôn tiệc cưới " Trong câu chuyện này Jesus đã hàm ý tuyên bố kể từ thời đại của ông, bản giao ước mà tổ phụ Abraham ký với Thiên Chúa đã không còn giá trị khi người Do Thái không còn xứng đáng với hồng ân của Thiên Chúa nữa, mà lúc này hồng ân đó sẽ giành cho tất cả mọi người. Đây sẽ bản giao ước mới, giao ước vĩnh cửu " mà chính ông đại diện Chúa cha ký với loài người sẽ được gọi là " Tân ước " .Giao ước này dùng máu của chính ông đổ ra trên thập giá để cam kết với loài người rằng họ sẽ được cứu rỗi nếu tin ông là đấng cứu độ trần gian.

Nội dung dụ ngôn theo Kinh thánh Tân ước Matthew 22: 1 -14 thuật lại dụ ngôn Jesus nói với dân chúng về việc vị vua nọ mở tiệc cưới cho con trai. Theo đó những vị khách đặc biệt được mời lại không chịu đến, nhiều người trong số họ còn làm nhục và giết sứ giả, quá tức giận vị vua cho quân đi tru diệt tất cả khách mời. Sau đó để lấp đầy bữa tiệc ông cho lính ra đường gặp ai cũng đưa vào cung dự tiệc, khi phòng tiệc đầy thì ông đi kiểm tra từng bàn một thì phát hiện một người không ăn mặc lễ phục liền cho trục xuất người này. 

Đây là một dụ ngôn có ý nghĩa đặc biệt mà ít người để ý. Nội dung của nó nói rằng người Do Thái là khách mời đặc biệt của nhà vua, song họ đã từ chối ông. Đoạn này Jesus muốn nói rằng dân tộc Do Thái là dân riêng được Chúa chọn lựa đặc biệt trong tất cả dân tộc trên thế giới nhưng trải qua mấy ngàn năm họ đã lờn mặt với Chúa, khước từ ơn cứu độ của Chúa để sống đời tội lỗi, vì vậy Chúa đã gạt bỏ họ bằng hình ảnh sai quân tru diệt. Thay vào đó từ nay ơn cứu độ sẽ dành cho các dân tộc còn lại, đó là hình ảnh những người đi đường xa lạ được ngẫu nhiên đưa vào tiệc cưới. Nhưng chớ vội mừng vì tuy tất cả mọi dân tộc đều được chọn cho phép vào hưởng ơn cứu độ của Chúa, nhưng chỉ có những ai có chuẩn bị " quần áo đẹp " tức là gia nhập đạo thì mới được hoan nghênh, còn những kẻ ngoại đạo không chịu chuẩn bị như kẻ ngồi giữa tiệc không mặc quần áo đẹp thì cũng bị Chúa đuổi ra ngoài. 

Qua dụ ngôn này người La Mã đã trắng trợn cướp Chúa trời của riêng người Do Thái làm Chúa của họ, nhân đó biến Do Thái giáo từ tôn giáo ao làng trở thành tôn giáo toàn cầu phục vụ cho tham vọng của đế quốc La Mã. Điều này cũng giống như người Việt Nam ta xưng là " Con rồng cháu tiên " đã lâu bỗng dưng người Trung Quốc đẻ ra lý thuyết mới cho rằng Lạc Long Quân và Âu Cơ đã từ bỏ dân Việt Nam và chọn dân Trung Quốc làm con nuôi, theo đó yêu cầu dân Việt Nam dọn đi chỗ khác để họ xác nhập đất nước ta vào TQ, vì ông tổ nước ta đã chuyển quyền sở hữu nước Việt Nam cho họ rồi. Chuyện này nực cười thế nào thì chuyện người La Mã cướp Chúa của người Do Thái cũng nực cười như vậy.

Thói đời nhân nào thì quả nấy, 200 năm sau một người đàn ông tên Muhammad ở bán đảo Ả Rập đã bắt chước ý tưởng này. Ông ta đi khắp nơi rao giảng rằng kinh thánh Tân ước của người La Mã sau 600 đã có nhiều tam sao thất bản không còn đúng với lời Thiên Chúa nữa, theo đó Thiên Chúa mặc khải lại cho ông ta lần này là lần cuối cùng, từ đây về sau nếu ai còn xưng là kẻ thuật lại lời Thiên Chúa nữa thì chắc chắn nó là kẻ giả mạo và mọi người đều có bổn phận giết nó đi mà không mắc tội với Chúa. 

Nội dung mặc khải mới của Chúa khẳng định " Allah là đấng toàn năng tạo thành trời đất, nhân từ và vĩnh cửu, người chẳng sinh ra ai, chẳng ai sinh ra người, chẳng ai đồng đẳng với người bởi vì người là đấng tối cao duy nhất. " Qua đoạn tuyên bố mở đầu này của kinh Koran vai trò Ngôi Hai Thiên Chúa của Jesus đã bị Muhammad dẹp bỏ, thay vào đó là khẳng định lại tuyên bố của Cựu ước là chỉ có một Thiên Chúa duy nhất và chỉ thờ lạy một mình ngài mà thôi. 

Nhưng người Do Thái chớ vội mừng vì người Ả Rập không có ý định trả lại Chúa cho họ hay công nhận họ là dân riêng duy nhất hưởng ơn Chúa, mà thay vào đó có cả người Ả Rập nữa. Họ dựa vào việc tổ phụ Abraham có người con riêng với tì nữ Hagar sinh ra Ishmael theo đó lẽ ra Ishmael sẽ là người thừa kế Abraham, nhưng do sự ghen tuông của vợ cả là bà Sarah nên Abraham đã đuổi 2 mẹ con Hagar đi, và họ đến vùng đất hoang tương ứng với Ả Rập ngày nay định cư trở thành tổ tiên của người Ả Rập, hậu duệ trực tiếp của Abraham kế thừa giao ước với Thiên Chúa. 

Xét theo quan niệm của người Ả Rập thì Thiên Chúa có 2 dân riêng, một là người Do Thái thuộc nhánh của Issac và còn lại là người Ả Rập thuộc nhánh của Ishmael. Khác với người Do Thái luôn khẳng định Chúa là của riêng họ không dành cho bất kỳ dân nào khác thì người Ả Rập lại phóng khoáng hơn, họ cho rằng việc tôn thờ Thiên Chúa là bổn phận của toàn thể nhân loại, vì tất cả mọi người đều là con cái Chúa tạo ra, chỉ cần mọi người tuân giữ 6 trụ cột đức tin và 5 nghĩa vụ tín đồ cùng với việc tuân giữ chặt chẽ thánh luật Sharia thì tất cả đều được Chúa chấp nhận. Ngay tên gọi tôn giáo của họ là " Islam " có nghĩa là tuân theo Chúa. 

Tất nhiên người La Mã không chấp nhận điều này vì như vậy có nghĩa là tự hủy diệt mình. Thế là Thập tự chinh, Thánh chiến xảy ra từ đó đến nay, mối thù hận bắt đầu từ xung đột giáo lý giành giật Thiên Chúa này sẽ không bao giờ tháo gỡ được trừ khi 1 trong 2 bên từ bỏ giáo lý của mình để chấp nhận đối phương. 

Tóm lại như chúng ta thấy đạo Do Thái ra đời khẳng định rằng Chúa là của riêng họ, họ là dân riêng của Chúa, Chúa chỉ nghe lời cầu nguyện và giúp đỡ họ mà thôi. Rồi tới người La Mã họ dựng một người đàn ông tên Jesus làm Chúa, đồng hóa làm một với Chúa của người Do Thái rồi tước bỏ đặc quyền (tưởng tượng) của họ để ban phát Chúa cho tất cả mọi người hòng khiến tất cả mọi người phải lệ thuộc vào Chúa cũng là lệ thuộc vào họ. Tới lượt người Ả Rập họ tuyên bố tất cả người Do Thái và La Mã đều sai lầm, vì thời gian đã khiến tất cả kinh sách bị méo mó, và Muhammad xuất hiện để khẳng định lại lần cuối cùng, qua đó cũng định nghĩa lại Thiên Chúa, không phải là sở hữu riêng của người Do Thái, không có 3 ngôi như của người La Mã mà theo các tiêu chí của người Ả Rập là tự hữu, duy nhất, nhân từ, vĩnh cửu và dành cho tất cả mọi người...nếu ai không tin con đường duy nhất này đều phải bị tiêu diệt. 

Rất rõ ràng Hồi giáo ra đời là để tiêu diệt Kitô giáo và Do Thái, Kitô ra đời là để tiêu diệt Do Thái giáo và Hồi giáo, còn sự tồn tại của Do Thái giáo là để khẳng định Kitô giáo và Hồi giáo là sai lầm hoàn toàn. Thiết nghĩ cái vòng luẩn quẩn này không ai có thể gỡ rối được, chỉ có cách duy nhất là dẹp bỏ mà thôi.

Cuối cùng mượn lời của Baron de Montesquieu (1689-1755), Viện sĩ Hàn Lâm Viện Pháp để kết thúc bài viết này: "Không có vương quốc nào phải chịu đựng nhiều nội chiến như là vương quốc của Chúa Ki-Tô... Lịch sử có đầy những cuộc chiến tranh tôn giáo; nhưng, chúng ta phải nhận xét cẩn thận, không phải vì có nhiều tôn giáo mà có nhiều chiến tranh, mà vì tinh thần không khoan nhượng trong một tôn giáo nghĩ rằng mình có quyền thống trị."

P/s: Cứ oánh nhao để tranh ngôi bá chủ th.ần th.ánh đi "Mười thần ch.ết bảy còn ba, ch.ết hai còn một mới ra thái bình" nè. Vì ch.ết hết trơn hổng còn ai để cãi để oánh nữa thì phải thái bình thôi. ka ka ka😂😂😂

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2024

[VATICANOLOGY] Tại Sao Họ Trở Thành Đa Số? Chính Quyền Vatican Tập Họp Lực Lượng Vaticanese Action (Công Giáo Hành Động) Như Thế Nào?

Hiện nay, học sinh mẫu giáo ở các trường thuộc Chính quyền Vatican sở hữu điều hành một số không nhỏ trở thành dạng “bán tín đồ” (đã là tín đồ phân nửa) đạo Vatican, khi về nhà buộc cả cha mẹ anh chị em đọc kinh, làm dấu thánh trước bữa ăn. 

GẦY DỰNG NHÀ THỜ THÀNH LÒ DẠY VÕ?

Chính quyền Vatican từ Trung ương đến các địa phương tại Việt Nam vẫn đang yêu cầu cho phép mở lại hoạt động giáo dục hướng ra xã hội?

Khi tìm hiểu mục tiêu này của Chính quyền Vatican, chúng ta phải xem xét vấn đề một cách toàn diện? Nếu Chính quyền Vatican chỉ gói gọn mục tiêu của họ trong mong muốn cống hiến năng lực của họ cho hoạt động giáo dục như một trách nhiệm xã hội, thì hoạt động giáo dục là trong tầm tay họ? Các giáo dân Vaticanese có thể đứng tên xin phép mở các loại trường tư thục, rồi tuyển dụng giáo viên là các giáo dân Vaticanese, tu sĩ, linh mục một cách kín đáo, Vatican hoá những trường học tư thục, đồng thời mở các cơ sở lưu học xá tập trung thường xuyên và dài hạn sinh viên, học sinh các trường học kể cả trường công lập?

Nhưng không? Chính quyền Vatican nằng nặc đòi mở lại những trường học do Chính quyền Vatican trực tiếp sở hữu, điều hành, quản lý học sinh, trường học là cơ sở tôn giáo, tiến hành song song hoạt động tôn giáo?

Hiện nay, học sinh mẫu giáo ở các trường thuộc Chính quyền Vatican sở hữu điều hành một số không nhỏ trở thành dạng “bán tín đồ” (đã là tín đồ phân nửa) đạo Vatican, khi về nhà buộc cả cha mẹ anh chị em đọc kinh, làm dấu thánh trước bữa ăn.

Nhưng các trường mẫu giáo do Chính quyền Vatican sở hữu điều hành không thể cung cấp nguồn tuyển chọn tập họp thanh thiếu niên vào các lực lượng Catholic action (Công giáo hành động, các quan chức Chính quyền Vatican dịch tránh từ “hành động” thành “tiến hành”?) Chính quyền Vatican cũng không thể cải đạo học sinh mẫu giáo?

Nhưng xa hơn, khi Chính quyền Vatican mở lại được hệ thống trường học hướng ra xã hội các cấp học, học sinh sinh viên còn là đối tượng để dự nguồn tuyển chọn thanh niên tài năng để đào tạo thành tu sĩ, linh mục? Nắm trực tiếp trong tay thanh niên sinh viên, học sinh, Chính quyền Vatican không chỉ đào luyện tín đồ trẻ, hình thành lớp tín đồ kế cận, mà còn nắm được nguồn thu hút tuyển chọn lực lượng giáo dân Vatican nòng cốt và tu sinh tu sĩ? Các quan chức Chính quyền Vatican có cái nhìn sâu sắc và vượt tầm?

Họ nhìn thấy ở giáo dục lợi ích sâu xa cho Chính quyền Vatican, chứ không chỉ là một hoạt động tạo nguồn thu, hay có chỗ làm việc cho linh mục, tu sĩ, bớt phụ thuộc vào tài chính giáo hội?

Hiện nay chưa được phép mở giáo dục chính khoá, thì Chính quyền Vatican chăm lo mở mang giáo dục ngoại khoá?

Trong khi quan chức các hệ phái Phật giáo tại Việt Nam tập trung tài chính tín đồ đóng góp xây dựng chùa to Phật lớn, hy hữu lắm thì xây dựng các dạng trường học tu viện hoá, thì Chính quyền Vatican xây dựng trường lớp mở rộng đối tượng theo học theo hướng cộng đồng xã hội, tức là tập họp luôn cả thanh thiếu niên chưa phải là giáo dân Vaticanese? Chính quyền Vatican liên tiếp xây dựng các trung tâm mục vụ to lớn, bề thế cũng là vì mục tiêu tập họp thanh thiếu niên học sinh, sinh viên? Mục tiêu này được quán triệt từ trên xuống, quán triệt không chỉ ở các giáo xứ mà ở các dòng tu? Có tập họp được giới trẻ trên phạm vi toàn xã hội, thì Chính quyền Vatican mới có được đối tượng “loan báo tin mừng”?

Quan niệm như vậy nên họ trở thành đa số?

Còn nếu ngược lại, thì cơ sở tôn giáo chỉ toàn các ông bà già, hay chỉ người phái nữ? Còn trình độ tu sĩ thì thấp kém, vì không có nguồn tuyển chọn, ai có duyên thì đi tu, không phải tìm kiếm, thúc đẩy, bồi dưỡng, tuyển lựa người có tài?

Hiện nay, các trung tâm mục vụ chưa thành các trường tư thục của giáo phận, giáo xứ, nhưng đã là các nhà văn hoá, câu lạc bộ thanh thiếu niên, hoạt động sinh hoạt thanh thiếu niên không kém các trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên địa phương? Các linh mục tổ chức theo dõi, quản lý chặt chẽ các thanh thiếu niên sinh viên học sinh tham gia các loại hình sinh hoạt, tiếp cận, chăm sóc, đào tạo những tài năng trẻ, tạo nguồn lực lượng Vaticanese action nòng cốt và “ơn gọi” tu sĩ, linh mục?

Bài báo giới thiệu bài đăng báo Công giáo và Dân tộc dưới đây mang đến bạn đọc thông tin về các lớp dạy võ ở nhà thờ? Đã lâu, có nghe nói đến một chùa mở lớp dạy võ, nay không thấy nói đến nữa? Còn để so sánh, thì đề nghị bạn đọc tìm đọc trọn vẹn bài báo được giới thiệu?

Trước đây, xem kênh An Viên BTV9, người xem cũng có thấy giới thiệu những võ đường, nhưng đó chỉ là những sinh hoạt văn hoá, thể thao không gắn với các hệ phái Phật giáo? Có những võ sinh học võ múa thương, kiếm, mã tấu, chắc chắn không phải đem những vũ khí đó vào chùa, nhưng ở nhà thờ có không? Mời bạn đọc tìm hiểu thực tế? Tôi ít đi ra ngoài, không thể có kết luận, nhưng vẫn nghe từ một số nhà thờ vang rền mạnh mẽ, không hiểu là tiếng hô nhà võ, hay lực lượng Vaticanese hành động hô khẩu hiệu tổ chức?

GIỚI THIỆU BÀI BÁO

Bài báo được giới thiệu có tên “Khi giáo xứ có sân học võ cho trẻ”, tác giả Minh Hải, đăng báo Công giáo và Dân tộc số 2446, tuần lễ từ 07.6 đến 13.6.2024, trang 18 -19.

Bạn đọc mua báo giấy Công giáo và Dân tộc để đọc trọn bài báo. Dưới đây là những đoạn trích tường thuật giới thiệu (đoạn tường thuật thứ nhất là sa-pô của bài báo):

Các lớp ngoại khóa về vẽ, nhạc, ngoại ngữ… cho thiếu nhi trong khuôn viên thánh đường đã không quá xa lạ, nhưng lớp võ thì lại chưa nhiều. Liên quan đến hoạt động thể chất là chính, những lớp võ ở nhà thờ mang đến một bầu khí sôi nổi đặc trưng. Một vòng quanh các xứ đạo, chúng tôi thấy rằng có lớp võ chỉ mới khai giảng từ đầu hè, nhưng cũng có giáo xứ đã duy trì được một thời gian dài...

- Còn nhiều nữa những lớp võ nơi khuôn viên nhà thờ được hình thành từ những mong muốn mang đến sức khỏe, niềm vui, tính kỷ luật…, thể hiện sự quan tâm đến thiếu nhi như thế. Các lớp học này sẽ giúp nhiều em nhỏ hình thành thói quen rèn luyện thể chất, GẮN BÓ VỚI NHÀ THỜ TỪ NHỎ… (hết tường thuật, những từ nhấn mạnh là do người tường thuật).

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2024

ĐƠN TỐ CÁO Số 5: Thả Sói về tàn sát đàn chiên

 Kính gửi: Ngài Marek Zalewski- đại diện Tòa Thánh tại Việt nam

Người tố cáo: Ma ria Phan thị Kim Thoa

Địa chỉ liên lạc:

Số điện thoại

CCCD:

Người bị tố cáoPhêrô Huỳnh văn Hai- Giám mục giáo phận Vĩnh Long.

Nội dung tố cáo: Thả Sói về tàn sát đàn chiên.

P.x Lê văn Liêm là 1 Linh mục đồng tính với thành tích nhiều lần lạm dụng tình dục các em giúp lễ ở giáo xứ Cái Mơn và bị tình nhân tố cáo với những chứng cứ cụ thể.

Theo giáo lý công giáo (2357) thì giáo hội cho rằng hành vi đồng tính là hành vi đồi bại thác loạn nghiêm trọng. Đối với những chủng sinh chưa nhận được chức thánh thì không được phong chức. Đối với những người đã trót phong chức thì giáo hội quy định đương sự đó nghịch với điều răn thứ 6 gây gương mù nên sẽ bị huyền chức. Nếu sau khi bị huyền chức mà vẫn tiếp tục tái phạm thì hình phạt sẽ tăng lên cho đến khi bị khai trừ ra khỏi hàng giáo sĩ (c. 1395)

Nhưng Phêrô Huỳnh văn Hai- Giám mục giáo phận Vĩnh Long chỉ huyền chức Linh mục Lê văn Liêm 1 thời gian ngắn đã cho hắn ta về làm cha Phó của cả 6 nhà thờ. (Thành Triệu, Phú Túc, Quới Thành, Tiên Thủy, Phú đức, Tân Phú). Trong thời gian này F.x Lê văn Liêm tiếp tục đời sống sa đọa của mình. Đương sự cho xây biệt phủ riêng rồi hàng ngày đón các tình nhân về đó thác loạn. Tình nhân của hắn ta phần lớn là các thầy giúp xứ và các chủng sinh ham tiền được hắn chu cấp rộng tay. Người dân xung quanh biệt phủ hàng ngày ngồi đếm số tình nhân của hắn chở về đó như 1 đề tài giải trí. Giáo dân bỏ nhà thờ gần hết. Tôi đã báo tình trạng trên cho đức cha Hai nhưng Ngài chẳng những không đi điều tra mà còn cho cha Liên lêm làm chánh xứ 2 nhà thờ Quới Thành và Tiên Thủy.

Sau khi làm chánh xứ cha Liêm không bị ràng buộc bởi ai nên đời sống tình dục của ông ta ngày càng tác oai tác quái. Để có nhiều tiền nuôi tình nhân hắn ta không từ bất cử thủ đoạn dơ bẩn nào để đè đầu cỡi cổ giáo dân.

Tôi xin liệt kê những hành vi bỉ ổi và bẩn bựa của Linh mục P.x Lê văn Liêm làm trong thời gian 6 tháng làm cha xứ. Chỉ 6 tháng thôi

1- Hắn buộc giáo dân phải xin lễ với bỗng lễ thấp nhất là 200 ngàn

2- Mỗi gia đình có người thân qua đời phải xin lễ ít nhất là 1 tháng tương đương với 6 triệu

3- Hắn liên kết với các chủ trại Hòm ăn chia phần trăm nên khi đi xức dầu cho người sắp chết hắn buộc gia đình đó phải mua quan tài tại cơ sở mà hắn có ăn chia 10% / 1 com bo trọn gói tang lễ. Gia đình nào không mua quan tài theo hướng dẫn của hắn hắn gây khó khăn đủ điều trong đám tang.

4- Hắn bán cả đất thánh của giáo xứ để lấy tiền. Ngày còn làm cha phó của Thành Triệu hắn quyên góp tiền của giáo dân xây nghĩa đường trong khuôn viên đất thánh của Thành Triệu. Giờ hắn đã chuyển sang xứ khác nhưng mỗi khi giáo dân Thành Triệu qua đời phải tìm hắn để mua phần mộ của mình trên nghĩa đường ấy. Mà giá mua không phải rẻ. Mỗi phần mộ có giá từ 6 triệu đến 20 triệu tùy theo mặt tiền hay trong hẻm. Đất nghĩa đường là đất do giáo dân tạo lập nên. Giờ chết đi phải tìm hắn để mua 1 cái hộc có diện tích bằng 1 miếng gạch men giá đắt hơn đất quận nhất Sài gòn. Thử nghĩ xem còn có sự tàn ác nào hơn không?

5- Tiệc tùng trong giáo xứ hắn đặt nhà hàng giá 1 triệu 2/ bàn thì hắn bắt nhà hàng phải khai khống trong hóa đơn là 1 triệu 8.

6- Tiền giáo dân cho những em múa lân trong xứ hắn cũng gom hết

7- Các Thầy trong xứ khấn trọn hắn thu hết tiền quà tặng của các Thầy không cho các Thầy 1 xu.

8- Từ sự khắc nghiệt và bẩn bựa của hắn giáo dân bỏ nhà thờ gần hết. Hắn mất nguồn thu nhập do không còn ai xin lễ vì vậy hắn lập tức ra quy định giáo dân xứ nào đi lễ xứ ấy không được đi lễ nơi khác.

9- Ngày còn ở Thành Triệu hắn đưa 1 thanh niên tên Luật về làm tình nhân ngay trong giáo xứ núp dưới danh nghĩa là ông biện. Giờ về xứ mới hắn đuổi hết hội đồng giáo xứ cũ đưa 1 thanh niên 20 tuổi về làm ông biện để phục vụ tình dục cho hắn. Việc giáo dân vô tình gặp “ ông trùm” giặc đò lót cho cha xứ trong phòng ngủ của hắn là chuyện thường ngày.

10- Là Linh mục nơi 1 quê nghèo nhưng hăn đi Mỹ như đi chợ. Hắn đã dọn đường sẳn bên Mỹ giờ chỉ cần gom đủ tiền là cao chạy xa bay với tình nhân. Tôi không hiểu đức cha Hai có ân hận không khi đưa 1 con sói khổng lồ về xé nát đàn chiên của mình ra như vậy.

11- Hắn dùng tất cả bí tích mà chế tài giáo dân hòng moi bằng được tiền. Không 1 thủ đoạn bỉ ổi nào mà hắn không làm. Giáo dân ở đây gọi hắn là “ cha xứ quan tài”, là “ thằng ăn mày có môn bài”, “ Thằng ăn cướp không dao” “ thằng ăn xác chết”

Nói đến những điều tác tệ của Linh mục ngày nay có lẽ nói suốt ngày không hết. Nhưng Linh mục đuổi hết hội đồng giáo xứ để đưa trai trẻ điền vào chỗ trống nhằm hợp thức hóa việc trác táng trong nhà thờ thì chỉ có linh mục P.x Lê văn Liêm

Nói đến Linh mục vinh thân phì gia thì trên đất nước Việt nam đâu đâu cũng có nhưng Linh mục xây biệt phủ, mua xe hơi, thác loạn đồng tính trước mắt giám mục mà vẫn được thăng tiến thì chỉ có linh mục P.x Lê văn Liêm. Phải chăng do hắn nhiều tiền?!

Nói đến Linh mục quần dài áo láng sực nức mùi nước hoa nhưng không có mùi chiên thì khoảng 80 % Linh mục Việt nam có tên trong danh sách. Nhưng nói đến Linh mục nâng cằm sửa mũi thì chỉ có linh mục P.x Lê văn Liêm. Giờ chỉ hy vọng đức cha Hai không ra quy định cho Linh mục mặc váy đánh môi son ra đường là tốt lắm rồi.

Các Ngài có xót không. Riêng tôi chỉ là 1 giáo dân bình thường nhưng khi nhìn đàn chiên trong giáo do linh mục P.x Lê văn Liêm quản lý tan tác mỗi người 1 hướng tôi thấy thương họ vô cùng. Đừng lấy lý do thiếu Linh mục. Xưa kia chỉ có 2 thừa sai khác nhau về tôn giáo, văn hóa, màu da, tiếng nói ... nhưng 2 Ngài đã xây dựng 1 gia tài đức tin khổng lồ cho người dân Việt nam. Còn ngày nay, riêng giáo phận Vĩnh Long có gần 300 Linh mục nhưng không đưa nỗi 1 lương dân theo Chúa. Thà rằng không có còn hơn có mà không ra gì

Chúa Giê su khi còn tại thế Người luôn lắng nghe tiếng nhân loại gào thét tìm hạnh phúc. Người tìm tận nơi những kẻ lang thang khốn cùng để cảm nhận được cơn thoi thóp của họ dưới sức đè của vật chất, đam mê và dục vọng để tìm cách cứu họ. Nhưng điều Chúa Giê su thao thức nhất vẫn là đám đông dân chúng nghèo nàn kéo lê đời mình không định hướng như đàn chiên không người chăn dắt. Những con người rũ tượi bên bờ ruộng đời bởi những kẻ dắt đường mù quáng và một truyền thống tôn giáo đang ngày càng sa đọa.

Thiên Chúa luôn tìm các chủ chăn cũng vì yêu thương đàn chiên yếu đuối lầm than. Chúa biết chiên Chúa. Chiên Chúa vốn hiền lành, ngơ ngác và rất dễ sa vào cám dỗ nên rất cần có 1 người chăn dắt. Nhưng có lẽ thất bại nhất của Thiên Chúa là hàng triệu triệu mục tử Chúa chọn từ Cựu Ước đến Tân ước làm đẹp lòng Chúa đếm không đủ trên đầu 10 ngón tay. Còn lại chỉ là những con Sói núp sau tấm áo Chủ chăn để dễ có cơ hội vồ lấy những con Cừu ngon mắt nhất. Họ chẳng những không không chăm sóc chiên mà họ còn lợi dung vào tính hiền lành và dễ nghe của đàn chiên mà vặt sạch lông của họ. Mỗi người 1 cách các chủ chăn ngày nay trở thành những kẻ vặt lông chiên chuyên nghiệp. Trong tim họ không có chỗ cho đàn chiên. Chiên Chúa chỉ nằm trong cái bao tử tham lam không đáy của họ

Câu khẩu hiệu của giám mục Phê rô Huỳnh văn Hai dùng khi được tấn phong làm giám mục là “ Ra khơi thả lưới” vì vậy Ngài sử dụng triệt để câu khẩu hiệu ấy. Lưới của Ngài liên tục được văng ra chỉ khác ở chỗ lưới mà Ngài thả chỉ bắt những con chiên nhiều tiền lắm của còn đàn chiên thật sự của Ngài thì Ngài rước Sói về đánh tan nát.

Rất thao thức tôi viết đơn này đến các lãnh đạo giáo hội. Hy vọng sự cậy trông của tôi không bị quăng vào sọt rác.. Tôi xin chân thành cảm ơn

Vĩnh Long ngày 15.02.24

Trong tình yêu của Thiên Chúa tôi Kính đơn

Maria Phan thị Kim Thoa

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2024

7 sự thật về người Thiên Chúa giáo ở Hoa Kỳ

Cuộc khảo sát tháng 01/2018 cũng phát hiện ra rằng sự phân chia với Đức Giáo hoàng Phanxicô đặc biệt rõ rệt giữa những người Thiên Chúa giáo về quyền Chính trị (ví dụ, trong số những người nhận diện hoặc nghiêng về Đảng Cộng hòa).


Giáo dân thực hành Thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Phaolô, nhà thờ Đức Mẹ của Giáo phận Công giáo Pittsburrgh, ngày 15/08/2018. Ảnh: Jeff Swensen/Getty Images

Giáo hội Công giáo tại Hoa Kỳ là một bộ phân của Giáo hội Công giáo Rôma. Với hơn 78 triệu tín hữu, đây là giáo hội Kitô lớn nhất ở Hoa Kỳ, chiếm khoảng 25% dân số quốc gia này. Với số lượng tín hữu đó, Hoa Kỳ cũng là quốc gia đứng thứ tư trên thế giới về lượng tín đồ Thiên Chúa giáo (sau Brasil, México và Philippines). Với hơn 17.000 Giáo xứ phục vụ như một dân số lớn và đa dạng. Mặc dù tầm cỡ và ảnh hưởng lớn, trong những thập kỷ gần đây, nhà thờ phải đối mặt với một số thách thức lớn, từ sự suy giảm thành viên đến việc thiếu các vị Linh mục để tiếp tục mặc khải rằng, một số giáo sĩ Thiên Chúa giáo đã lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên và (trong nhiều trường hợp) bao che những hành động tội lỗi này.

Dưới đây là 7 sự kiện về người Thiên Chúa giáo tại Hoa Kỳ và Nhà thờ của họ:

1. Tại Hoa Kỳ, có khoảng 51 triệu người lớn Thiên Chúa giáo, chiếm khoảng 1% tổng dân số trưởng thành ở Hoa Kỳ, theo Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center) Cảnh quan tôn giáo năm 2014 (analyzed in the 2014 Religious Landscape Study: http://www.pewforum.org/2015/05/12/chapter-2-religious-switching-and-intermarriage/#net-gains-and-losses-by-religious-tradition-unaffiliated-make-big-gains-catholics-suffer-major-losses

Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ người Mỹ theo đạo Thiên Chúa năm 2007 đã giảm từ 24%, trong năm 2014 giảm xuống còn 21%.

2. Thiên Chúa giáo đã trải qua một lỗ hỏng rất lớn do chuyển đổi tôn giáo hơn có bất kỳ truyền thống tôn giáo khác tại Hoa Kỳ. Nhìn chung, 13% của tất cả người Mỹ là cựu giáo – những người nói rằng họ đã được nâng lên trong đức tin, nhưng bây giờ nhận mình là “Không tôn giáo-nones”. Như đạo Tin Lành, hoặc với tôn giáo khác. Ngược lại, 2% người Mỹ trưởng thành đang chuyển sang Thiên Chúa giáo – giờ đây những người được xác định là Thiên Chúa giáo sau khi được nuôi dạy trong một tôn giáo khác (hoặc không có tôn giáo). Điều này có nghĩa là có 6,5 người Thiên Chúa giáo cho mỗi chuyển đổi với đức tin. Không có nhóm tôn giáo nào được phân tích trong Nghiên cứu Cảnh quan Tôn giáo năm 2014 (Chapter 2: Religious Switching and Intermarriage) đã trải qua bất kỳ điều gì gần với tỷ lễ tổn thất này đối với lợi ích thông qua chuyển đổi tôn giáo.

http://www.pewforum.org/2015/05/12/chapter-2-religious-switching-and-intermarriage/#net-gains-and-losses-by-religious-tradition-unaffiliated-make-big-gains-catholics-suffer-major-losses




3. Người Thiên Chúa giáo tại Hoa Kỳ có đa dạng về chủng tộc. Khoảng 6 trong 10 người trưởng thành  da trắng là Thiên Chúa giáo, một phần ba là người La tinh, và những phần nhỏ hơn được xác định là người da đen, người Mỹ gốc Á, hoặc với các nhóm chủng tộc và sắc tộc khác. Dữ liệu cũng cho thấy rằng tỷ lệ người Thiên Chúa giáo tại Hoa Kỳ là người La tinh đang phát triển và cho rằng tỷ lệ này có khả năng tiếp tục tăng. Thật vậy, trong số các thiên niên kỷ Thiên Chúa giáo, có nhiều người gốc Tây Ban Nha như người da trắng. (Để biết thông tin về các đặc điểm nhân khẩu học của Thiên Chúa giáo tại Hoa Kỳ, bao gồm tuổi tác, giáo dục, thu nhập và nhiều hơn nữa, xem “Cảnh quan Tôn giáo của Hoa Kỳ đang thay đổi”)
http://www.pewforum.org/2015/05/12/chapter-3-demographic-profiles-of-religious-groups/



4. So với một số nhóm tôn giáo khác, người Thiên  Chúa giáo khá phân tán khắp cả nước Mỹ: 27% sống ở miền Nam, 26% ở vùng Đông Bắc, 26% ở miền Tây và 21% người Thiên Chúa giáo sống ở miền Trung Tây Hoa Kỳ. Bởi nhiều người Mỹ gốc Tây Ban Nha là người Thiên Chúa giáo, sự tăng trưởng liên tục của cộng đồng này là một phần của dân số Hoa Kỳ đang từng bước chuyển trong tâm địa lý của Thiên Chúa giáo tại Hoa Kỳ từ vùng Đông Bắc và Trung Tây đến Nam và Tây. Thật vậy, ba phần tư người Thiên Chúa giáo gốc Tây Ban Nha sống ở miền Nam hoặc miền Tây, trong khi sáu trong mười người Thiên Chúa giáo không phải gốc Tây Ban Nha sống ở vùng Đông Bắc hoặc Trung Tây. Nhìn chung, tỷ lệ người lớn Mỹ Thiên Chúa giáo sống ở vùng Đông Bắc và Trung Tây giảm điểm 5% từ năm 2007, đến 2014 (từ 53% giảm xuống còn 48%), trong khi tỷ lệ người Thiên Chúa giáo sống ở miền Nam và miền Tây tăng bình đẳng số tiền (từ 47% đến 52%).

http://www.pewforum.org/2015/05/12/chapter-3-demographic-profiles-of-religious-groups/#regional-distribution-of-religious-groups


5. Nhiều người Thiên Chúa giáo tại Hoa Kỳ nói rằng, họ muốn thấy Nhà thờ cũng thay đổi đáng kể. Ví dụ sáu trong mười, họ nghĩ  rằng Nhà thời nên cho phép các vị Linh mục được kết hôn (được có vợ như các vị Mục sư Tin Lành) và cho phép phụ nữ trở thành Linh mục. Và gần một nửa số người Thiên Chúa giáo tại Hoa Kỳ nói rằng, Nhà thờ nên nhận ra cuộc hôn nhân của các cặp vợ chồng đồng tính và đồng tính nữ. Hỗ trợ cho những loại thay đổi này là thấp hơn – mặc dì vẫn còn đáng kể - trong số những người Thiên Chúa giáo tham dự Thánh lễ thường xuyên hơn là trong số những người tham dự Thánh lễ ít thường xuyên hơn.
http://www.pewforum.org/2015/09/02/chapter-4-expectations-of-the-church/#catholic-desires-for-change



6. Các cử tri đăng ký chính trị, Thiên Chúa giáo được phân chia đồng điều giữa những người nhận diện hoặc dựa vào Đảng Dân chủ (47%) và những người ủng hộ GOP (46%).  Trong phần của họ, người Thiên Chúa giáo tại Hoa Kỳ bị phân chia sâu sắc dọc theo chủng tộc và dân tộc. Hầu hết người Thiên Chúa giáo gốc Tây Ban Nha xác định hoặc nghiêng về phía Đảng Dân chủ, trong khi ngày nay 54% người Thiên Chúa giáo da trắng xác định phía GOP.
http://www.people-press.org/2018/03/20/1-trends-in-party-affiliation-among-demographic-groups/#religious-affiliation-and-party-identification

7. Các đại đa số người Thiên Chúa giáo tại Hoa Kỳ đã ngưỡng mộ Đức Giáo hoàng Phanxicô trong suốt nhiệm kỳ của mình, nhưng có những dấu hiệu bất mãn ngày càng gia tăng. Cuộc thăm dò mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center) được tiến hành vào tháng 01/2018 (từ lâu trước những tiết lộ mới nhất về các vụ bê bối lạm dụng tình dục trong Giáo hội Thiên Chúa giáo tại Hoa Kỳ), cho thấy rằng phần lớn người Thiên Chúa giáo tại Hoa Kỳ đã mang đến cho Đức Giáo hoàng Phanxicô những nhãn hiệu “Tuyệt vời” hoặc “Tốt”. Những xì căng đan (Scandal) lạm dụng tình dục trong Nhà thờ thấp hơn 10 điểm vào năm 2018 so với năm 2015 (45% so với 55%).
http://www.pewforum.org/2018/03/06/pope-francis-still-highly-regarded-in-u-s-but-signs-of-disenchantment-emerge/

Cuộc khảo sát tháng 01/2018 cũng phát hiện ra rằng sự phân chia với Đức Giáo hoàng Phanxicô đặc biệt rõ rệt giữa những người Thiên Chúa giáo về quyền Chính trị (ví dụ, trong số những người nhận diện hoặc nghiêng về Đảng Cộng hòa).

Vân Tuyền (Nguồn: Pew Research Center)