Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2022

TỔ CHỨC XÓM ĐẠO

 BIẾN XÓM ĐẠO THÀNH MỘT QUỐC GIA TRONG QUỐC GIA VỚI NHỮNG TỔ CHỨC GIÁO DÂN…

 

Sau khi đã gom giáo dân vào sống chung với nhau trong một khu vực biệt lập được gọi là “xóm đạo” hay “làng đạo”, các nhà truyền giáo liền thi hành các kế sách biến mỗi xóm đạo thành một quốc gia trong quốc gia. Tiểu quốc gia này nằm dưới quyền lãnh đạo tối cao của vị linh mục hay nhà truyền giáo quản nhiệm và nhận lệnh trực tiếp tù vị giám mục cai quẩn địa phận hay vi khâm sứ đại diện Tòa Thánh Vatican tại địa phương. Đồng thời, giáo dân được từ 9 hay 10 tuổi trở bất luận là nam hay nữ đều được tổ chức thành những đoàn thể như Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Hội Thánh Giuse Lao Công, Hội Con Đức Mẹ, Đạo Binh Xanh, Hội Các Bà Dòng Ba, Ca Đòan Trầm Mạc, v.v…. Tất cả các tổ chức đoàn thể đều được hành động theo chỉ thị của viên linh mục quản nhiệm của   xóm đạo và đều được giao cho một tín đồ cuồng tín mẫn nắm giữ chức vụ đoàn trưởng hay hội trưởng. Với những danh xưng như trên, người ta có thể lầm tưởng rằng các hội đoàn này chỉ là những đoàn thể được lập ra để phục vụ cho mục tiêu duy nhất là tôn giáo. Nhưng trong thực tế, mục đích chính của các đoàn thể này được lập ra để thi hành những nhiệm vụ sau đây:

 

Thứ nhất: làm công cụ cho vị linh mục quản nhiệm trong việc theo dõi tín đồ trong xóm đạo. Một trong những phương cách theo dõi này là đôn đốc tín đồ trong xóm đạo phải siêng năng đi nhà thờ và dành hầu hết thì giờ trong ngày cho việc cầu nguyện. Mục đích của việc làm này là kèm giữ họ  và làm cho họ không có thì giờ rành rỗi để suy nghĩ đến bất cứ một chuyện gì khác và chỉ biết và nghĩ đến những gì Giáo Hội đã và đang dạy dỗ họ. Việc làm này của Giáo Hội được nhà văn Da-tô Nguyễn Ngọc Ngạn ghi lại đầy đủ trong cuốn Xóm Đạo với nguyên văn như sau:

Toàn trại này, dường như ai cũng sùng đạo như nhau, và sự sùng đạo ấy được thể hiện qua việc cầu nguyện và đi lễ. Buổi sáng, năm giờ chuông đổ lần thứ nhất, họ đã lục tục đánh thức cả nhà cùng dậy. Việc đầu tiên khi chưa bước chân xuống đất, là phải làm dấu thánh giá và đọc vài kinh nhật tụng. Sau đó, đánh răng rửa mặt, thay quần áo đi lễ. Trên đường đến nhà thờ, họ không bỏ phí thì giờ, lấy tràng hạt ra vừa lần chuỗi vừa cầu xin. Vào nhà thờ đọc kinh chung cả tiếng đồng hồ rồi mời tham dự thánh lễ mà dường như vẫn chưa thấy đủ, họ còn quì nán lại đọc kinh thêm cho đến lúc tới giờ đi làm. Buổi trưa, đúng giờ ngọ, chuông nhà thờ lại cất lên, nhắc họ dù đang làm gì, dù đang ở đâu, cũng phải tạm ngưng tay để làm dấu thánh giá và cầu nguyện. Tối về, cơm  nước xong lại vội vã đến nhà thờ. Và khoảng 9 giờ tối, trước khi đi ngủ, mọi gia đình đều tụ tập trước bàn thờ để đọc thêm một loạt kinh nữa trước khi lên giường! Nói chung, một ngày không biết bao nhiêu lần nhớ đến Chúa. Ăn củ khoai cũng làm dấu thánh giá. Nửa đêm mất ngủ cũng ngồi lên lần tràng hạt! Vui cũng cám ơn Chúa, mà buồn cũng coi là thánh giá Chúa trao cho mình gánh vác! Niềm tin mãnh liệt như thế, cho nên chẳng lạ gì….” (1)

Từ thuở chưa có trí khôn, cũng giống như bao nhiêu người Công Giáo khác, anh (Thông) đã được nuôi dưỡng trong bầu không khí thượng tôn tín ngưỡng, bằng những giáo điều bất di bất dịch, theo thời gian ngấm dần vào trí óc anh, khiến anh làm cái gì cũng sợ tội, sợ Chúa trừng phạt.”  (2)

 

Với tình trạng như trên, sớm hay muộn, giáo dân cũng sẽ bị điều kiện hóa đến độ không còn khả năng sử dụng lý trí vào việc phân tách và lý luận để tìm hiểu sự việc, chỉ biết tuyệt đối tin tưởng vào Tòa Thánh Vatican, triệt để vâng lời và tuân hành lệnh truyền của các đấng bề trên,  hết sức tin tưởng vào những giá trị và sự linh nghiệm của những tín lý quái đản trong đạo Kitô. Nếu hành xử được như vậy,  là họ được Giáo Hội phỉnh nịnh là những tín đồ Gia-tô “thuần thành” hay “ngoan đạo” của Giáo Hội và có hy vọng sẽ được Giáo Hội đưa lên nắm giữ một chức vụ quan trọng trong chính quyền tay sai của Giáo Hội. Vi sẵn có bản chất háo danh, tham lợi và thèm khát quyền lực, khi được Giáo Hội phỉnh nịnh như vậy, giáo dân cảm thấy như đời đã lên hương, hồn phách bay lên tới chín từng mây. Cũng vì thế mà lúc nào cũng lăng xăng nghĩ đến đi nhà thờ và sẵn sàng triệt để tuân hành những lệnh truyền của nhà thờ.

 

Thứ hai: Tiếp tay với các điệp viên nằm dưới quyền của vị linh mục  quản nhiệm xóm đạo trong việc (a) canh chừng xem có người lạ xâm nhập vào trong xóm đạo thi báo cáo cho đoàn trưởng hay hội trưởng biết, và (b) theo  dõi hay dò xét ở  các vùng kế cận để thâu thập những tin tức mà các đấng bề trên của họ đã chỉ thị cho họ. Nhờ có những hoạt động do thám của các đòan thể  này, các ông giáo sĩ mới  có thể thâu thập những tin tức tình báo chiến lược  báo cáo về Tòa Thánh Vatican để làm tài liệu mang sang Thủ Đô Paris vận động chính quyền Pháp cấu kết với Giáo Hội và xuất quân đánh chiếm Việt Nam. Thành tích họat động gián điệp của các ông truyền giáo người Âu Châu tại Việt Nam là một sự kiện lịch sử không ai có thể phản bác hay phủ nhận được. Bản báo cáo của Linh-mục Dòng Tên Alexandre de Rhodes về Tòa Thánh Vatican trong thập niên 1640 là bằng chứng hiển nhiên cho sự kiện này. Nói về họat động gián điệp của ông Linh-mục này, nhà viết sử Avro Manhattan, ghi lại trong cuốn  "Vietnam: Why Did We Go?" như sau:

 

"Linh-mục Dòng Tên Alexandre de Rhodes đến Đông Dương vào năm 1610 (Có lẽ là năm 1624 thì mới đúng - NMQ)). Một thập niên sau,  ông gửi về Vatican và Pháp một bản báo cáo miêu tả rất chính xác về tiềm lực thương mại, chính trị và chiến lược. Dòng tên Pháp lập tức tuyển mộ nhân sự gửi sang Đông Dương giúp ông ta thực hiện hai việc: cải đổi dân bản địa theo đạo Gia-tô và bành trướng thương mại. La Mã và Ba Lê xem những hoạt động này như là những bước đầu dẫn đến việc đánh chiếm và thống trị các quốc gia này cả về chính trị lẫn quân sự." ["Nguyên Văn: Jesuite priest Alexandre de Rhodes arrived in Indo-china in 1610. A decade later he sent back to the Vatican and to France a very accurate description of the commercial, political and strategic potential. French Jesuits were promptly recruited and sent to help him in his double work of converting to Catholicism and commercial expansion. Rome and Paris considered these activities as inseparable stepping stones leading to eventual political and military occupation of these countries.") (3)

 

Trong lá thư gửi cho người viết đề ngày 30/5/2003,  Giáo-sư Võ Thành Long viết:  

"Trong cuốn Vietnam's will to live (tạm dịch Ý Chí  Quyết Sống Của Việt Nam), trang 38-39, Tiến-sĩ Helen B. Lamb trích một đoạn trong cuốn  Le Phénomène National Vietnmien: De l'Indépendance Unitaire à l'Indépendance Fractioné, 1961, p. 85 của tác giả Paul Isoart để chứng dẫn giấc mộng thuộc địa hóa Việt Nam của giáo sĩ điệp viên Alexandre de Rhodes:

"Alexandre de Rhodes held to his dream that France should play the key role in colonizing Vietnam: "I believed that France, as the most pious of all kingdoms, would furnish me with soldiers who would find the means would undertake the conquest of the whole Orient, and that I would find the means for obtaining bishops and priests who wrer Frenchmen to man the new churches. I went to Rome with this plan in mind on Septempber 1, 1652."

 

“Alexandre de Rhodes ôm ấp niềm mơ ước rằng nước Pháp sẽ đóng vai trò chính trong việc thuộc địa hóa Việt Nam:

 

"Tôi tin rằng nước Pháp, một vương quốc sùng đạo nhấ trong số các vương quốc hiện nay, sẽ cung cấp cho tôi binh lính để đảm nhiệm việc chinh phục tòan cõi Đông Phương, và tôi sẽ tìm cách  có được một số giám mục và giáo sĩ người Pháp để cung ứng cho các ngôi nhà thờ mới cất. Tôi đến La Mã với kế sách này trong đầu vào ngày 11 tháng 9 năm 1652.")  

 

Để thực hiện mưu đồ biến Việt Nam thành một vương quốc Kitô, giáo sĩ gián điệp Rhodes tích cực tuyển mộ một số lớn giáo sĩ để họat động ở Việt Nam và đạt được sự ủng hộ của Giáo Hội Pháp, ông quyên tiền từ giới quý tộc Pháp để thực hiện kế họach của mình và tìm được phương tiện vận chuyển từ các nhóm trông mong vào phần ăn chia của Pháp ở dịch vụ mậu dịch ở Á Châu (After Rhodes had enlisted a great number of priests for work in Vietnam and had gained the support of the French Church, he also raised the money for his project from the aristocracy and secured the means of transportation from the circles on the lookout for a French share in the Aisan trade.) Joseph Buttinger, The  Small  Dragon (New York:   Frederick . Praeger, 1967), p.217].

 

Ông cũng vận động bằng cách khích động đầu óc cuồng tín  của giới lãnh đạo tôn giáo Pháp và lòng tham vật chất của đám con buôn đầu sỏ Pháp, ông vẽ vời rằng nước Việt Nam đã đến lúc chín mùi cho việc cải đạo [người Việt] thành Kitô hữu và ông mô tả nước Việt Nam như là một El Dorado (một xứ tưởng tượng có nhiều vàng) với tài nguyên vô tận.. (To succeed, however, he would have to persuade French  religious and commercial leaders to undewrite his project.Thus he lobied with both [the French religious and commercial leaders], depicting Vietnam as ripe for Christiam conversion and portraying it as an Eldorado of boundless wealth...[Stanley Karnow, Viet Nam: A History (New York" Voking Press, 1983) p. 60].  

 

Trong cuốn Divers Voyages et Missions (Hành Trình Truyền Giáo) ấn hành ở Ba Lê vào năm 1653, Rhodes viết rằng người Việt Nam giầu lắm vì đất đai phì nhiêu, rằng họ có các mỏ vàng, rất nhiều hồ tiêu, và quá nhiều tơ lụa đến nỗi họ dùng nó làm giây lưới cá và dây buồm. (The Vietnamese, he wrote, were very rich, because the earth in Vietnam was fertile. They had gold mines. he added, and quantities of pepper, and so much silk that they used it even for their fishing lines and sailing cords." [Joseph Buttinger. Ibid., pp. 216-217]..

 

Rhodes không những là một điệp viên thượng thăng đốt lốt giáo sĩ truyền giáo mà còn là một tên đầu sỏ thâm độc, chủ trương hủy diệt nền văn hóa bản địa và áp đặt giáo thuyết Kitô phi dân tộc ở những nơi ông cùng đồng bọn đến truyền giáo. Phương thức truyền giáo ở Việt Nam được thực hiện bằng cách dùng kiến thức về khoa học để gây ấn tượng, dùng bả vật chất để cám dỗ, mua chuộc, dụ dỗ những người dốt nát, nhẹ dạ về một bánh vẽ thiên đàng huyễn hoặc, về sự khiếp sợ bởi sự dọa nạt của Chúa như Ngày Phán Xét kẻ sống người chết, lửa địa ngục, và cuối cùng, bất chấp luật lệ của nhà đương quyền Việt Nam." (4)

 

Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi nhận trong cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm như sau:

“Trong thời gian Pháp xâm lăng Việt Nam, Nhà Chung đóng một vai trò quan trọng như ai cũng biết. Nhà Chung đã tổ chức một hệ thống tình báo hoàn bị, cung cấp tin tức cho biết tất cả những gì liên hệ tới những con người, những công ty, những công cuộc, những hành động và phương án chính trị tại Đông DươngNhà Chung đã đặt được người thân tín của mình vào tất cả các cơ quan, vào hầu hết các xí nghiệp tại các trung tâm lớn cũng như tận cùng những tỉnh xa xôi."

 "Trong một báo cáo mật gửi lên Toàn Quyền Đông Dương, viên Thống-sứ Nam Kỳ đã trình với quan thầy rằng: "Không nên quên rằng từ những năm đầu cuộc chiếm đóng của chúng ta, Nhà Chung đã quan tâm chiếm cho được tại Nam Kỳ những tài sản khổng lồNhà Chung có tất cả 28.500 hecta ruộng, không kể đất đai ở thành thị cũng như các bất  động sản và của cải khác. Tại miền Tây Nam Kỳ, Nhà Chung làm chủ vùng đất lớn rộng  tới ba bốn, hoặc sáu ngàn hecta". [Sàigon 14-12-1934] (5)

 

Đọc các sách sử nói về thời cận và hiện đại Việt Nam, chúng ta sẽ thấy rằng tất cả các   linh mục của Giáo Hội, đặc biệt là những người nắm giữ những vai trò quản nhiệm họ đạo hay xóm đạo đều là những chuyên viên gián điệp nắm giữ vai trò trưởng lưới gán điệp tại họ đạo của họ, và tất cả các giáo dân đều được dạy dỗ làm tai mắt cho các ông linh mục hay các đấng bề trên khác của họ.

 

Thứ ba: Biến thành những đạo quân xung kích khi hữu sự. Đây là một sự thật hiển nhiên đã xẩy ra trong thời lich sử  cận và hiện đại tại Việt Nam. Một trong những bằng chứng là trong hai năm 1886-1887, nhờ đã được đòan ngũ giáo dân vào sống chung với nhau trong các xóm đạo biệt lập với đại khối dân tộc, Linh-mục Trần Lục mới dễ dàng huy động được hơn 5 ngàn giáo dân tiếp viện cho Liên Quân Pháp – Vatican trong chiến dịch tấn công và tiêu diệt lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta tại Chiến Lũy Ba Đình dước quyền chỉ huy của của Đinh Công Tráng[i] (6).

 

Nhờ có những đạo quân thứ 5 này mà các ông linh mục quan nhiệm tại các xóm đạo mới có thể có những đạo quan thập ác tiếp viện mau lẹ cho liên quân xâm lăng Pháp – Vatican trong những chiến dịch hành quân trong  suốt chiều lịch sử từ năm 1858 cho đến năm 1954. 

 

Ghi chú

 

( 1)  Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật: Tân Văn, 2003), tr 148.

(2) Nguyễn Ngọc Ngạn  d., tr 71

(3) Avro ManhattanVietnam: Why did we go? (Chino, CA:Chick Publications,  1984), p. 139.

(4) Thu riêng  đề ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Giáo-sưu Võ Thành Long gửi tác giả.

(5) & (6) Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr 77-78. & Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr 45-46.