TS: Điều lầm lẫn to tát nhất là nhiều người ở Việt Nam cứ ngỡ rằng ở một xã hội tự do như Hoa Kỳ thì con người cũng được văn minh tân tiến, ít nhất là trong lãnh vực khoa học. Nhưng, chính cái cơ chế tự do đã phải gánh cả sự tồn tại của những thế lực chống lại khoa học, văn minh, đã làm cho xã hội này lúc nào cũng ở trong sự tranh đấu giữa ánh sáng khoa học và bóng che của những cây cổ thụ tôn giáo.
Thuyết Tiến Hóa của Darwin (1809-1882) là một trong những khám phá lớn nhất trong lịch sử khoa học. Quyển “On the origin of species” (“Nguồn gốc của các loài sinh vật”) của Darwin xuất bản ngày 24 tháng 11 năm 1859 là một công trình nghiên cứu sinh học nổi tiếng và đặt nền tảng cho thuyết tiến hóa của ông. Thuyết Tiến Hóa có ảnh hưởng to lớn không những trong khoa sinh học mà còn ở nhiều phương diện khác như tư tưởng, tôn giáo, tâm lý, triết học trong sự phát triển ở xã hội con người. Về Thuyết Tiến Hóa, mời đọc thêm bài CHARLES DARWIN và THUYẾT TIẾN HÓA của GS Trần Chung Ngọc.
Khám phá khoa học này đã làm cho Thuyết Sáng Tạo cả hai ngàn năm nay của đạo Chúa trở nên bẽ bàng và lạc lõng. Trước sự thật khó thể chấp nhận và đương đầu như thế, giáo hội La Mã đã tìm mọi cách chống trả, ngăn chận không để cho Thuyết Tiến Hóa được phổ biến rộng rãi. Bài viết sau đây của Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang sẽ giúp độc giả nhìn thấy rõ vấn đề này. (SH)
۞
1.- TẠI SAO VATICAN NGĂN CHẶN, KHÔNG CHO PHỔ BIẾN THUYẾT TIẾN HÓA?
Các nhà sử học đều cho rằng Giáo Hội La Mã có chủ trương thâu tóm tất cả các quyền lực thần quyền và thế quyền vào trong tay rồi dùng quyền lực có sẵn để thi hành những sách lược dưới đây để chống lại nhân loại hầu thỏa mãn những dục vọng bất chính:
1.- Dùng những thủ đoạn gian dối để phỉnh gạt và lừa bịp người đời bằng những chuyện hoang đường trong thánh kinh và nhiều điều hoang đường khác do chính giáo hội bịa đặt ra.
2.- Cấu kết chặt chẽ với các cường quyền và đế quốc thực dân xâm lược để củng cố quyền lực và mở rộng vùng ảnh hưởng.
3.- Cưỡng từ đoạt lý, sử dụng những ngôn từ ngược ngạo, bất chấp cả lẽ phải trong việc sử dụng (a) những từ hay lời lẽ tốt đẹp, cao cả và sang trọng nhất trong ngôn ngữ lòai người để nói về bất cứ cái gì của hay thuộc về giáo hội, và (b) những từ hay lời lẽ xấu xa, tồi tệ và hèn hạ nhất để gán ghép hay nói về những cái gì của hay thuộc về các tôn giáo hay nền văn hóa khác và những cá nhân hay tập thể mà Giáo Hội cho là thù địch.
4.- Phóng tay cướp đoạt tài nguyên đã lọt vào tay kiểm soát của Giáo Hội, bóc lột tín đồ và nhân dân dưới quyền đến tận xương tận tủy, vơ vét và tích lũy của cải cho đầy túi tham.
5.- Khích động và nuôi dưỡng lòng tham và ích kỷ của tín đồ và người dân dưới quyền để biến họ thành những người tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực, rồi dùng những miếng mồi vật chất (đã bóc lột được của tín đồ và cướp đoạt được của các dân tộc nạn nhân), cùng những chức vụ trong giáo hội, trong chính quyền và ngòai xã hội để câu nhử và lôi cuốn họ “theo đạo lấy gạo mà ăn” và “theo đạo để tạo danh đời” hầu đưa họ vào cái tròng (Catholic loop) rồi siết cổ họ, lợi dụng họ, dùng họ làm công cụ phục vụ cho mưu đồ bất chính của Giáo Hội.
6.- Hù dọa và khủng bố tinh thần những người yếu bóng vía còn tỏ ra nghi ngờ những lời rao truyền láo khóet của Giáo Hội.
7.- Đoàn ngũ hóa tín đồ địa phương và tổ chức họ thành
a.- Một màng dưới gián điệp đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của vị tu sĩ quản nhiệm họ đạo tại địa phương để thâu thập tin tức tình báo cung cấp cho Giáo Hội sử dụng,
b.- Các đội quân trong lực lượng xung kích nằm hờ chờ sẵn đợi lệnh để khởi công thi hành lệnh của Giáo Hội.
8.- Dùng chính sách ngu dân và nhồi sọ để biến tín đồ và người dân dưới quyền thành những người hoàn toàn bị điều kiện hóa, chỉ còn biết nghe theo những lời rao giảng và lệnh truyền của Giáo Hội. Những người bị điều kiện hóa là những người bị làm cho không biết sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật, tức là không thể phân biệt được sự khác nhau giữa ý kiến (opnions) và sự kiên (facts), giữa đúng và sai, giữa phải và trái, giữa cao đẹp và xấu xa. Ở vào trường hợp như vậy, người ta không thể nhìn ra những thủ đoạn gian dối, phỉnh gạt và lừa bịp của Giáo Hội như đã nói ở trên.
9.- Nhục mạ, chửi rủa và tàn sát tất cả những người bị nghi ngờ là không thực lòng tin tưởng vào tín lý Ki-tô, hoặc là bất khuất, không chịu thần phục Giáo Hội, hoặc là chống đối Giáo Hội bằng bất cứ hình thức hành động nào.
10.- Nếu có quyền lực, Giáo Hội tàn sát tất cả những thành phần bị nghi ngờ hay đã có thái độ hoặc hành động bất khuất không chịu thần phục hay chống đối giáo hội.
v.v…
Tất cả những sách lược trên đây đều là gian dối và ngược ngạo và cũng vừa là nguyên nhân, vừa là yêu tố cấu thành những rặng núi tội ác chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua trong đó gần 300 triệu nạn nhân bị sát hại bởi bàn tay máu của Giáo Hội. Vấn đề này đã được trình bày khá đầy đủ với nhiều chi tiết trong Chương 8, Mục III, Phần II trong bộ sách Lịch Sử Hồ Sơ và Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.
Sự kiện này cho chúng ta thấy từ những ngôn từ trong thánh kinh và lời dạy tín đồ cho đến những suy tư, thái độ và hành động của Giáo Hội đều hoàn toàn trái ngược với các nền văn hóa nhân bản của các dân tộc Đông Phương và nhiều nền văn hóa khác. Với tình trạng như vậy, tất nhiên là bất kỳ cá nhân hay tập thể nào nhìn ra sự thật này cũng đều khinh bỉ, ghê tởm, nếu không tìm cách khử diệt cũng tìm cách lánh xa Giáo Hội như lánh xa một thứ bệnh nan y khủng khiếp bất khả trị. Đây là một sự thật. Sự thậy này đã được sách sử ghi lại rõ ràng như sau:
“Giáo Hội Công Giáo Rôma La-tinh trong thời cực thịnh kinh bang tế thế, đội vương miện cho các hoàng đế, tung hoành dọc ngang, làm mưa làm gió, thâu tóm cả thiên hạ trong tay, tiền rừng bạc biển, đã không biết tự chế, không học bài học khiêm hạ rửa chân, tự cao tự đại, coi bàn dân thiên hạ như cỏ rác… hôm nay hối bất cập, lịch sử còn nằm trơ ra đó. Người Âu Châu khiếp sợ Giáo Hội tránh xa như tránh hủi! Người Á Châu có thành kiến ghép Giáo Hội vào ông Tây thực dân và chống thực dân! Người Mỹ Châu La-tinh đồng hóa Giáo Hội vào đại họa diệt chủng! Và người Trung Đông làm sao quên được 250 thánh chiến tàn bạo hãi hùng! v.v… .” [2]
Tội ác sinh đẻ ra tội ác. Vì bị nhân dân thế giới khinh rẻ ghê tởm như vậy, Giáo Hội lại phải tìm cách che giấu những sự thật này bằng cách vừa dùng bạo lực để khủng bố, mạt sát, chửi rủa và tàn sát những người nằm trong vùng kiểm soát dám nói hay viết lên những sự thật về những hành động gian dối, tham tàn và bạo ngược của Giáo Hội cũng như về vịệc Giáo Hội bị nhân dân thế giới thù ghét và ghê tởm, vừa tìm cách bưng bít, xuyên tạc và bóp méo tất cả những tác phẩm lịch sử nói về những việc làm bất chính của Giáo Hội. Đây là cuộc chiến mà Giáo Hội phát động với chủ đích chống lại những sự thật lịch sử để bưng bít những rặng núi tội ác của Giáo Hội trong gần hai ngàn năm qua. Cuộc chiến này được Giáo Hội trao cho một bộ phận tổ chức mà các nhà sử học gọi là bộ máy tuyên truyền. Bộ máy này được đặt dưới quyền điều khiển của Thánh Bộ Đức Tin trong giáo triều Vatican. Như vậy là ngoài việc đặc trách công việc truyền giáo cũng như phát động và điều khiển các cuộc chiến tiêu diệt các tôn giáo hay nền văn hóa khác, Thánh Bộ Đức Tin còn có nhiệm vụ điều khiển cuộc chiến chống lại những sự thật lịch sử bằng những thủ đoạn che giấu, bóp méo và xuyên tạc những sự thật lịch sử. Theo các nhà nghiên cứu về Giáo Hội La Mã, thì những thủ đọan này của Giáo Hội quả thật là vô cùng tinh vi và hết sức siêu việt. Đặc tính và mức độ siêu việt của nó được học giả Ca-tô Phan Đình Diệm ghi lại như sau:
“Hàng ngàn năm, để bưng bít và che dấu 7 chương tội đối ngọai và 1 chương tội đối nội là tám, nghệ thuật tuyên truyền của Giáo Hội Roma phải đạt đến chỗ cực kỳ ảo diệu, thiên biến vạn hóa, một nghệ thuật tuyên truyền thần thánh, một nghệ thuật tuyên truyền nhồi sọ tuyệt vời: Giáo Hội là Thánh, Giáo Hội là Mầu Nhiệm, Giáo Hội là Bí Tích, Giáo Hội là Hiền Thê của Đức Giê-su, Giáo Hội là Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền, Giáo Hội là Vương Quốc của Thiên Chúa... Giáo Hội tự nhận cho mình hết tất cả những khái niệm cao cả thánh thiện, vừa linh thiêng siêu hình, vừa hữu hình thế tục, chẳng bỏ sót một phạm trù nào! Ngòai nghệ thuật tuyên truyền, Giáo Hội vẫn phải xây "vạn lý trường thành đức tin" và buông bức "màn sắt thần học" lên đầu đoàn chiên. Mỗi tòa giảng là một cái loa tuyên truyền, dựa vào khoa thần học phù phép, ảo thuật "núi tội thành con chuột" , "kẻ cướp mặc áo thày tu" và "quỷ Satan có diện mạo ông thánh." [3]
Phần trình bày trên đây cho thấy rằng vì sợ sự thật (sự thật lịch sử) bị phơi bày ra trước công luận và hậu thế mà từ khi Hội Nghị Nicaea khởi nhóm vào ngày 20/5/325, Giáo La Mã đã bắt đầu phát động cuộc chiến chống lại tất cả những học thuật, tư tưởng, triết thuyết và những phát minh khoa học không phù hợp với hệ thống tín lý Ki-tô, và áp đặt chế đô tôn giáo trị (papacy) ở bất kỳ nơi nào mà quyền lực của Giáo Hội vươn tới để thi thành chủ trương thần quyền chỉ đạo thế quyền và chính sách bất khoan dung đối với các tôn giáo và nền văn hóa khác. Kể từ đó, từng bước và từng bước, tùy theo hoàn cảnh lịch sử, tùy theo quyền lực của Giáo Hội và tùy theo con số tín đồ của Giáo Hội tại địa phương bị Giáo Hội chiếu cố, cuộc chiến này hoặc là được tiến hành âm thầm như ở Việt Nam trong thời kỳ 1553-1858, hoặc là tích cực và công khai như ở Âu Châu trong thời Trung Cổ, ở Châu Mỹ La Tinh và ở Phi Luật Tân từ đầu thế kỷ 16 trở về sau, ở Việt Nam từ năm 1858 cho đến ngày 30/4/1975, rồi lại bộc phát từ tháng 11/1994, khi Linh Mục Nguyễn Văn Lý công bố “Tuyên ngôn 10 điểm về vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam.”[4] với bằng chứng là hiện nay Linh-mục Nguyễn Văn Hữu (chánh xứ) và Linh-mục Nguyễn Văn Liên (phó xứ) vẫn còn đang kích động và xúi giục giáo dân trong xóm đạo Đồng Chiêm gây bạo loạn tại Núi Chẽ mà họ gọi là Núi Thờ, một địa điểm ở gần xóm đạo này.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy tằng, dù cho có những phép mầu, phép lạ, các phép bí tích, có Thiên Chúa Toàn Năng và các thiên thần trợ giúp, thì Giáo Hội La Mã cũng vẫn phải lùi bước trước sức mạnh của lẽ phải và lương tâm của nhân lọai qua các phong trào Nhân Bản (xuất hiện vào đầu thế kỷ 14), Phục Hưng (xuất hiện đồng thời với Phong Trào Nhân Bản), Phong Trào Đòi Cải Cách Tôn Giáo (1309-1648), nhất là trong các Thời Đại Khoa Học và Lý Trí (1500-1789), Thời Đại Cách Mạng Dân Chủ (1603-1815), và Phong Trào Phản Kháng Xã Hội (1800-1900) cùng những phát minh mới về khoa học từ thời Phục Hưng (đầu thế kỷ 14) cho đến ngày nay. Rõ ràng là sự thật lịch sử và khoa học như ánh sáng và những luật pháp nghiêm minh, còn tôn giáo thì giống như bóng tối và tội ác. Ánh sáng và luật pháp nghiêm minh đi đến đâu thì ở đó bóng tối và tội ác phải lùi bước và chạy trốn.
Nếu người dân không bị chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Nhà Thờ làm cho lý trí bị tê liệt, và nếu như không còn có một số đông người còn triền miên trong cơn mê mơ về nước Chúa, thì có lẽ Giáo Hội La Mã đã không còn đất sống trên đia cầu này. Nói cho rõ hơn, qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông và học đường để công bố và phổ biến những sự thật lịch sử và việc giảng dạy các tư tưởng tiến bộ về học thuật và khoa học là những bản án từ hình dành cho Giáo Hội La Mã. Cũng vì thế mà Giáo Hội đã cương quyết chống lại và chống lại đến cùng.
Biết rõ sự thực như vậy, cho nên, Nhà Thờ Vatican phải cố gắng giẫy giụa để tự tồn. Một mặt, họ dồn hết nỗ lực vào việc thi hành chính sách ngu dân và nhồi sọ ở những vùng mà họ còn có thể làm được để kìm hãm nạn nhân mãi mãi ở trong tình trạng ngu dốt, hầu có thể dùng họ làm thế lực tựa lưng. Mặt khác, họ dùng những thủ đoạn bất chính vận dụng và lôi kéo chính quyền về phe họ (vì ngày nay không còn có những chính quyền đạo phiệt làm tay sai cho Vatican nữa) để ngăn chặn không cho phổ biến những sự thật về lịch sử và về tất cả những học thuyết hay những khám phá mới về khoa học có thể gây bất lợi cho hệ thống thần học Ki-tô và đường lối hay chính sách điều hành cái tồ chức kinh doanh buôn thần bán thánh của họ, cái tổ chức mà học giả Henri Guillemin gọi là “cái giáo hội khốn nạn”. Có như vậy nhà thờ mới có thể tồn tại. Vì lẽ này mà Giáo Hội La Mã mới phát động những cuộc chiến chống lại sự thật, trong đó có cuộc chiến chống lại khoa học mà các nhà sử học gọi là cuộc chiến giữa khoa học và tôn giáo.
2.- CUỘC CHIẾN GIỮA KHOA HỌC VÀ TÔN GIÁO
Trong cuốn “Thấy và Tin” (Seeing and Belivieing), tác giả Jerry A. Coyne viết:
“Những ý tưởng khiến học thuyết của Darwin quá cách mạng chính là những cái đã gây khó chịu phần lớn người Mỹ ngoan đạo, bởi vì các ý tưởng này ám chỉ rằng muôn loài chúng ta, không phải hề có vai trò thiêng liêng theo như kinh thánh trong tấn tuồng của cuộc đời mà là một kết quả của sự tiếp diễn và tình cờ trong một tiến trình hoàn toàn tự nhiên.
Vì thế những cuộc chiến tranh về văn hóa vẫn tiếp tục xảy ra giữa khoa học và tôn giáo. Một mặt chúng ta có một nền khoa học và một hệ thống luật pháp quyết định cho trẻ em được học về thuyết tiến hóa hơn là thần thoại học về tôn giáo, một mặt vẫn nhiều người Mỹ nhiệt thành chống lại các nỗ lực đó.
Thật là một thực tại đáng buồn là trong khi 74 phần trăm người Mỹ tin vào sự hiện hữu của các loại thiên thần, chỉ có 25 phần trăm chấp nhận là chúng ta đã tiến hóa từ những tiền nhân tương tự như loài dã nhân. Chỉ có một phần tám trong số chúng ta nghĩ rằng thuyết tiến hóa nên được giảng dạy trong lớp học về sinh vật học mà không kèm theo một lựa chọn về thuyết sáng tạo luận. Khi khảo sát ba mươi bốn quốc gia Tây phương về sự chấp nhận thuyết tiến hóa, Hoa Kỳ đứng hàng ba mươi ba, chỉ vừa ở trên Thổ Nhĩ Kỳ.
Trải khắp đất nước chúng ta, các hội đồng giáo dục đang tìm cách giảm bớt chương trình dạy thuyết tiến hóa hoặc lén đưa thuyết sáng tạo luận dạy kèm bên cạnh. Và các đối thủ của chủ thuyết Darwin không chỉ giới hạn trong những snake-handler từ vòng đai kinh thánh; họ có cả những người mình quen biết nữa. Như Karl Giberson ghi chú trong Saving Darwin, “Mỗi người Mỹ đều có một láng giềng tin rằng quả đất này mười ngàn năm tuổi.” [5]
Trong cuộc chiến giữa một bên là khoa học và một bên là tôn giáo, chúng ta thấy:
a.- Bên phía các nhà khoa học miệt mài nghiên cứu những đề tài của họ trong phòng viết, trong thư viện và trong các phòng thí nghiệm để tìm ra những lý giải chứng minh cho luận thuyết của họ. Nếu thành công, luận thuyết của họ sẽ được mọi người công nhận và nó sẽ phơi bày những nhược điểm và những điều bất khả tín của tôn giáo. Thí dụ như các nhà khoa học (1) tìm ra trái đất này đã xuất hiện từ nhiều triệu năm trước đây, (2) trái đất có hình tròn giống như một trái cầu, và (3) mặt trời là một định tinh, trái đất là một hành tinh tự xoay chung quanh với một chu kỳ là 24 giờ và di chuyển chung quanh mặt trời theo một qũy đạo với một chu kỳ là 365 ngày và 6 giờ. Những khám phá này đã phơi bày một số nhược điểm hay sai lầm trong Cựu Ước Kinh.
b.- Trong khi đó thì bên phía tôn giáo chỉ miệt mài trong phòng viết, ngồi nặn óc tìm ra những lý giải mới để biện minh cho luận thuyết thần học bất khả tín của họ bằng một hình thức mới mà thực chất chỉ là “bình mới ruợu cũ” mà thôi. Thí dụ, họ sử dụng một danh xưng mới là “Thuyết Thiết Kế Thông Minh” thay thế “Thuyết Sáng Tạo”, nhưng nội dung thì không có gì thay đổi cả. Họ làm như vậy chỉ có một mục đích duy nhất là lạc dẫn những người do nặng lòng mê tín mà không biết sử dụng lý tri để tìm hiểu và phân tách sự vật.
Điều tệ hại xấu xa ghê tởm về phía bên tôn giáo là những người biện hộ cho tôn giáo luôn luôn đưa ra những bản văn với những lời nguyền rủa cay đắng độc địa đối với những lý thuyết khoa học và tác giả của những lý thuyết này. Tệ hơn nữa là họ còn luôn luôn tìm cách dựa vào quyền lực của nhà nước, thiết lập các “Tòa Án Dị Giáo” để hãm hại các tác giả của các luận thuyết khoa học. Những vụ án xử tử ông John Huss (1372-1415), Savoarola Girolamo (1452-1498), Giordano Bruno (1548-1600), Galileo Galilei (1564-1642), v.v… là những bằng chứng bất khả phủ bác cho sự kiện này. Ngày nay, dù rằng không còn quyền lực ở trong tay và cũng không còn có thể dựa vào quyền lực của các chính quyền đạo phiệt tay sai để hãm hại các nhà khoa học có những luận thuyết gây bất lợi cho tôn giáo như trước kia, nhưng Giáo Hội vẫn còn tìm cách dựa vào chính quyền bằng nhiều cách để thi hành những thủ đoạn ngăn cấm, không cho phổ biến và không cho đưa vào trong chương trình học ở bậc trung học những luận thuyết khoa học nào xét ra bất lợi cho tôn giáo của họ. Phần trình bày dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ những thủ đoạn gian manh này của Giáo Hội La Mã.
3.- NHÀ THỜ DỰA VÀO CHÍNH QUYỀN ĐỂ LỌAI BỎ THUYẾT TIẾN HÓA RA KHỎI CHƯƠNG TRÌNH HỌC
Vào đầu tháng 12/2007, các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ loan tin chính quyền Tổng Thống George W. Bush cho nghỉ ngang xương tới 7 ông tòa liên bang. Được biết, trước đó không lâu, cũng đã có một ông tòa liên bang bị chính quyền Tổng Thống Bush cho nghỉ ngang xương như vậy. Có tin cho hay các ông tòa nạn nhân này đều là những người có tinh thần cấp tiến. Có thể vì thế mà họ bị Nhà Thờ và phe bảo thủ không ưa và muốn thay thế họ bằng những ông tòa có tinh thần bảo thủ hay là người của phe họ. (Cũng nên biết là Đảng Cộng Hòa và đặc biệt là Tổng Thống Bush (con) có liên hệ chặt chẽ với nhà thờ và phe bảo thủ.) Sự kiện các ông tòa liên bang bị chính quyền TổngThống Bush cho nghỉ ngang xương được Wikipedia, the free encyclopedia ghi nhận như sau:
“Ngày 7/12/2006, Bộ Tư Pháp cho biết việc cho nghỉ việc 7 vị thẩm phán tòa án liên bang được cứu xét sau khi Tổng Thống Bush đã quyết định họ phải từ chức. Một người nữa là ông Bud Cumminns cũng đã được thống báo trước đó là sẽ bị cho nghỉ việc vào tháng 6/2006 và ông này cũng đã tuyên bố sẽ từ chức vào ngày 15/12/2006. Việc từ chức của ông có hiệu lực vào ngày 20/12/2006.” [6]
Việc làm này bị đưa ra Quốc Hội điều tra. Ủy Ban Tư Pháp tại Thượng Viện đã tìm ra đủ bằng chứng cho thấy rằng hành động cho các ông tòa liên bang trên đây nghỉ việc ngang xương như vậy là không có cơ sở pháp lý. Hậu quả là ông Tổng Trưởng Tư Pháp Alberto Gonzales (gốc Mễ, tín đồ Ca-tô) buộc phải đệ đơn xin từ chức vào ngày 17/9/2007.
Thiết tưởng mọi người chúng ta đều thắc mắc TẠI SAO chính quyền của Tổng Thống Bush lại có hành động thay thế những ông tòa (liên bang) cấp tiến bằng những người của phe bảo thủ (đúng hơn là của Nhà Thờ)?
Để có thể hiểu rõ vấn đề khúc mắc này, trước hết chúng ta cũng nên biết mấy điều sau đây:
1.- Chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ có chủ trương thi hành chính sách giáo dục tự do, khai phóng và đại chúng.
2.- Việc làm luật về giáo dục, việc làm chương trình giáo dục, việc tuyển mộ giáo chức, tuyền mộ nhân viên nhà trường và quản trị nhân viên trong ngành giáo dục được giáo phó cho các nha học chánh (school districts) trong các tiểu bang, nhưng các luật về giáo dục không được trái với Hiến Pháp Hoa Kỳ đã qui định.
3.- Tại các nha học chánh, việc chọn môn học và biên sọan chương trình học được giao phó cho các tiểu ban chuyên môn đặc trách, nhưng phải được sự chấp thuận của hội đồng giáo dục của Nha Học Chánh (Board of School District).
4.- Hội đồng giáo dục của các nha học chánh địa phương thường thường gồm khoảng 5 người do các phu huynh học sinh tuyển chọn từng nhiệm kỳ (từ hai đến 3 năm tùy theo từng địa phương) qua một cuộc bầu cử.
Đã từ lâu, không biết từ bao giờ, các chương trình giáo dục của các nha học chánh tại các địa phương đều dạy thuyết tiến hóa (theory of evolution hay evolutionism) của nhà bác học Charles Robert Darwin (1809-1882). Rồi từ năm 1960, lại có luật cấm, không cho các trường công lập được dạy các tín lý Thiên Chúa Giáo. (Nếu dạy tín lý Ki-tô là vi hiến vì đi ngược với tinh thần của Tu Chính Hiến số 1.)
Ai cũng biết rằng thuyết Tiến Hóa làm vô hiệu hóa thuyết sáng tạo (creationism), cái xương sống của hệ thống tín lý Ki-tô. Vì thế mà Nhà Thờ rất bức bội và hết sức tức giận. Do đó, họ tìm cách chống lại việc cấm dạy giáo lý Thiên Chúa Giáo và chống luôn cả việc dạy thuyết tiến hóa.
Họ chống lại bằng cách nào?
Bằng nhiều cách, và phương cách chống cũng tùy theo hoàn cảnh hay tình hình chính trị hoặc thế đứng của Nhà Thờ Vatican trong xã hội hay đối với chính quyền (là con cừu, con cáo hay con cọp). Dưới đây là mấy phương cách khác nhau mà Nhà Thờ Vatican đã sử dụng để đạt được mục này của họ:
A.- Tại Hoa Kỳ
Ở Hoa Kỳ, nhà Thờ Vatican vừa là con cừu và cũng vừa là con cáo. Một mặt, họ tìm cách sửa đổi cái vỏ bề ngoài của thuyết sáng tạo hay thuyết tạo dựng (creationism) thành một thuyết mới có danh xưng là Thiết Kế Thông Minh (Theory of Intelligent Design) (Bình mới rượu cũ). Mặt khác, họ vận động các nhà làm luật tại các tiểu bang và nhân viên trong hội đồng giáo dục tại các nha học chánh địa phương để loại bỏ thuyết tiến hóa ra khỏi chương trình học và thay thế vào đó bằng thuyết Thiết Kế Thông Minh. Thủ đọan này đã giúp cho họ thành công ở một vài tiểu bang, nhưng bị một số đông phụ huynh, giáo chức dạy môn khoa học, các hội khoa học chống lại và nộp đơn kiện các tiểu bang đã cho phép dạy thuyết Thiết Kế Thông Minh hay đã cấm, không cho dạy thuyết tiến hóa. Tất cả các vụ kiện như vậy đều phải được đưa lên tòa án Liên Bang phân xử. Nếu các ông tòa Liên Bang là người của phe Nhà Thờ, thì cán cân công lý sẽ nghiêng về phe Nhà Thờ. Nếu các ông tòa Liên Bang không phải là người của Nhà Thờ, thì kết quả của các vụ án này sẽ tùy thuộc vào sự sáng suốt và vô tư của các ông tòa. Vì thế mà phe Nhà Thờ (cũng là phe bảo thủ) cần phải có các ông tòa Liên Bang là người của họ.
Trong quá khứ đã xẩy ra nhiều vụ kiện như vậy. Tình trạng này được Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ ghi lại bằng một bản văn khá đầy đủ với nguyên văn như sau:
“Ở Mỹ này, nhiều người theo Thiên Chúa Giáo cũng đã nhìn thấy cái nguy cơ. Họ cho rằng Darwin với thuyết Tiến Hóa đã làm giảm thiểu quang huy của Chúa trong sự tạo dựng, đã muốn “hạ bệ Thiên Chúa”, và đã hàm ngụ rằng trong vòng 2000 năm nay, những người theo Thiên Chúa Giáo đã bị lừa bịp bởi một lời nói láo vĩ đại.
Những người triệt để theo truyền thống cũ (fundamentalists) thuộc giáo phái Tin Lành, trong nhiều tiểu bang đã đứng ra bài xích khoa học và thuyết Tiến Hóa. Họ đã dùng ảnh hưởng của họ để bắt nhiều tiểu bang tìm cách ngăn chặn cấm đoán không cho dạy thuyết Tiến Hóa trong các trường trung tiểu học công cộng. Họ biết rằng nước Mỹ cấm, không cho dạy đạo giáo trong các trường từ năm 1960 trở đi. Họ kêu gọi những học giả, những nhà khoa bảng thành lập những hội nghiên cứu Thuyết Tạo Dựng theo khoa học. Những hội mệnh danh là Tạo Dựng Khoa Học đó có thể liệt kê như sau:
The American Scientific Affliation (ASA), thành lập năm 1941, gồm 3000 hội viên.
The Creation Research Society (CRS), thành lập năm 1963, ở Ann Arbor, Michigan. Có khoảng 500 họat động hội viên. Điều kiện nhập hội tối thiểu phải có bằng Cao Học về một bộ môn khoa học nào đó, và phải tin rằng Kinh Thánh hoàn toàn đúng, không hề sai lầm; chuyện Chúa tạo dựng nên muôn loài là có thực như Kinh Thánh đã ghi chép; Hồng Thủy toàn cầu là chuyện có thực.
The Creation Science Research Center (CSRC), có địa chỉ liên lạc với khỏang 210 ngàn người. Trong năm 1970, thường tổ chức những cuộc du ngọan thăm viếng núi Ararat, đi tìm lại chiếc tàu Noe. Giá tiền là $1,397 đi từ Nữu Ước.
The Institute for Creation Research (ICR) thành lập năm 1970, có đại bản doanh ở San Diego. Hội này họat động rất hăng say. Đã xuất bản 55 cuốn sách; đã có một nguyệt san là Acts and Facts gửi cho 60 ngàn độc giả. Họ cũng đã tổ chức nhiều chuyện thám hiểm núi Ararat vào những năm 1972, 73, 74, 75, nhưng hoặc thất bại, hoặc bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ ngăn chặn. Họ cho rằng đã có đủ bằng chứng để biết Tàu Noe có dung tích 567 toa xe lửa và có thể chứa khỏang 50 ngàn con vật.
The Genesis School of Graduate Studies ở Gainville, Florida.
The Bible Science Association
Scientific Creationism Association of Southern New Jersey.
The Creation Research Science Education Foundation Inc. ở Ohio.
The Triangle Association for Scientific Creationism in the Research Triangle, ở gần Raleigh, North Carolina.
The Missouri Asociation for Creation.
The Evolution Protest Movement (EPM), 1932, ở Anh.
The Newton Scientific Organisation, 1973, ở Anh, v.v..
Tuy thất bại liên tiếp, nhưng trong vòng mấy chục năm nay họ cố vận động đem thuyết Tạo Dựng Khoa Học vào giảng dạy trong các trường song song với thuyết Tiến Hóa. Cho đến bây giờ, tuy còn thất bại, nhưng họ thường xuyên vẫn dùng thế lực để kiểm soát các sách giáo khoa, không cho dạy thuyết Tiến Hóa một cách lộ liễu.
Chính vì vậy mới có vụ án John Thomas Scopes năm 1925 – mà ta vẫn thường gọi là “vụ án con khỉ.” – Tòa đã tuyên án phạt Scopes 100 ngàn Mỹ kim vì đã vi phạm luật tiểu bang Tennessee cấm giảng thuyết Tiến Hóa trong học đường.
Từ năm 1921 đến năm 1929, họ cũng đã vận động được 37 tiểu bang ban hành những luật chống dạy thuyết Tiến Hóa. Ví dụ như luật Mississipi (1926), Arkansas (1928), Texas (1929). Tuy nhiên, Tòa Án Liên Bang bao giờ cũng chủ trương Nhà Nước tách rời khỏi Giáo Hội, vì thế không cho giảng dạy tôn giáo trong các trường và đã phán các luật tiểu bang cho phép dạy thuyết Tạo Dựng trong các trường trung tiểu học tòan quốc Mỹ là vi hiến.
Về phía khoa học, tức là về phía những người có trách nhiệm sọan thảo chương trình giảng huấn, ta có những cơ quan như sau:
National Science Foundation (NSF).
Biological Sciences Study (BSCS).
Man: A Course of Study (MACOS).
Education Development Center (EDC).
The American Institute of Biological Sciences (AIBS).
National Association of Biological Teachers (NABT).
Biological Sciences Curriculum Study (BSCS).
Ngoài ra, còn có cơ quan American Civil Liberty Union bảo vệ tự cho người dân Hoa Kỳ.
Các chương trình học, các sách giáo khoa được sọan thảo theo tinh thần khoa học, và đều dựa trên thuyết Tiến Hóa. Đôi bên thường xuyên chống đối lẫn nhau. Phe Tiến Hóa nhân danh Khoa Học. Phe Tạo Dựng cũng đội lốt Khoa Học, cũng nhân danh Khoa Học như ai.
Tháng 2/1981, cơ quan American Civil Liberty Union kiện lên tòa án Liên Bang xin hủy luật 590 của tiểu bang Arkansas đã cho phép dạy thuyết Tạo Dựng trong các trường. Tòa án Liên Bang Arkansas tuyên bố luật 590 là vi hiến.
Tháng 8/1972, William Willoughby (phái thủ cựu) kiện National Science Foundation, bắt cơ quan này cũng phải viện trợ cho chương trình Tạo Dựng, cũng y như đã viện trợ cho chương trình xuất bản sách của Biological Science Study (BSCS). Tòa án Liên Bang Washington miễn tố, vì lẽ các sách BSCS là sách “phần đời”. Phe Fundamentalists (bảo thủ) kháng cáo, cũng thua luôn.
Năm 1978, Liên Đòan Các Giáo Chức Giảng Dạy Sinh Lý Học (NABT) kiện tiểu bang Tennessee về đạo luật cho phép dạy thuyết Tạo Dựng trong các trường học. Năm 1980, tòa Liên Bang xử luật đó là vi hiến.
Phái Tạo Dựng lại kiện Hội Đồng Giáo Dục California vì đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của con cái họ. Họ dắt con, dắt cái họ ra tòa, để các em khai là đã được giảng dạy rằng chúng là dòng dõi khỉ. Phía Hội Đồng Giáo Dục đã mời được những nhà khoa học thượng thăng ra để bênh vực và để biện minh cho thuyết Tiến Hóa. Quan Tòa lúc ấy là Irving Pertluss khuyến cáo Hội Đồng Giáo Dục không nên quá cứng rắn giáo điều, và nên tế nhị khi trình bày về nguồn gốc con người trong các sách giáo khoa. Phe Tạo Dựng coi đó là một thắng lợi của họ.
Mới hay, cho đến nay, sự tranh chấp giữa khoa học và tôn giáo vẫn còn rất gay cấn. Chính quyền Liên Bang thì luôn luôn chủ trương tôn giáo tách rời chính trị, tách rời học đường, và sẽ không bao giờ cho phép giảng dạy những gì xa gần có liên quan đến vấn đề tôn giáo trong các học đường. Cho đến bây giờ, tôi cũng không hiểu nổi được tại sao những người mang tiếng là có những bằng cấp khoa học cao như vậy, cho đến này vẫn tin là chuyện Hồng Thủy toàn cầu. Một người bình thường nào đó cũng sẽ nhận ra rằng đó chỉ là một vụ lụt lớn trong vùng Sumeria (thuộc Tiểu Á mà thôi.)” [7]
Bản văn trên đây cho chúng ta thấy rõ Nhà Thờ Vatican đã sử dụng đủ mọi mưu mô, đủ mọi phương cách để ngăn chặn, không cho học đường giảng dạy thuyết tiến hóa của nhà bác học Charles Robert Darwin (1809-1882).
Trong một nước dân chủ tự do như ở Hoa Kỳ, nơi mà các quyền tự do tư tuởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí được Hiến Pháp và luật pháp triệt để bảo vệ, và chính sách giáo dục tự do, khai phóng và đại chúng đã trở thành quốc sách mà Nhà Thờ vẫn còn có những hành động ghê gớm như vậy, huống chi là tại các quốc gia bị áp đặt phải sống theo chế độ đạo phiệt Ca-tô như ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975!
B.- Tại miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975
Đây là thời gian mà nhà Thờ "sống mãi một niềm thương nỗi nhớ" (Hổ Nhớ Rừng).
Tại miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, Nhà Thờ Vatican thực sự đã trở thành con cọp vì rằng ở đây, người lãnh đạo và chính quyền hoàn toàn do Liên Minh Mỹ - Vatican dựng nên và các vấn đề nội chính đều do Nhà Thờ Vatican chỉ đạo. Chính quyền có bổn phận phải tuân hành lệnh truyền của Nhà Thờ. Thành ngữ “Nhất Chúa, nhì cha, thứ ba Ngô Tổng Thống” được nhà văn Ca-tô Nguyễn Ngọc Ngạn ghị lại rõ ràng nơi các trang 18 và 37 trong cuốn Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003) nói lên thực trạng này. Vì vậy mà Nhà Thờ mới có thể gần như công khai và trực tiếp cấm không cho giảng lý thuyết này ở trong học đường và cũng không được phổ biến trong nhân dân. Đây là sự thật và sự thật này được tác giả bộ lịch sử thế giới là cụ Nguyễn Hiến Lê kể lại với nguyên văn như sau:
"Đầu niên khóa 1954-55 trong chương trình Trung Học Đệ Nhất Cấp có thêm môn Lịch- sử Thế-giới dạy trong 4 năm. Ông Thiên Giang lúc đó dạy sử các lớp đệ lục, đệ ngũ. Tôi bàn với ông soạn chung bộ sử thế giới càng sớm càng tốt cho học sinh có sách học, khỏi phải chép "cua" (cours). Ông đồng ý. Chúng tôi phân công: tôi viết cuốn đầu và cuốn cuối cho lớp đệ thất và đệ tứ; ông viết hai cuốn giữa cho lớp đệ lục và đệ ngũ. Chúng tôi bỏ hết công việc khác, viết trong 6 tháng xong; tôi bỏ vốn ra in; năm 1955 in xong trước kỳ tựu trường tháng chín. Bộ (Lịch-sử Thế-giới) đó khá chạy, sau tôi nhường cho nhà Khai Trí tái bản.
Một chuyện đáng ghi là vì bộ (sử) đó mà năm 1956 tôi bị một độc giả ở Cần Thơ mạt sát (tôi) là "đầu óc đầy rác rưởi" chỉ vì chúng tôi nhắc qua đến thuyết của Darwin về nguồn gốc loài người. Chẳng cần nói ai cũng biết độc giả đó là người Công Giáo.
Sau đó lại có một linh mục ở Trung yêu cầu bộ Giáo Dục cấm bán và tịch thu hết bộ (lịch sử thế giới) đó vì trong cuốn II viết về thời Trung Cổ, chúng tôi có nói đến sự bê bối của một vài ông Giáo-hoàng. Bộ phái một viên bí thư có bằng cấp cử nhân tiếp xúc với tôi. Ông này nhã-nhặn khen tôi viết sử có nhiệt tâm, cho nên đọc hấp dẫn như đọc bộ sử Pháp của Michelet; rồi nói rằng sách của tôi được bộ Thông Tin cho phép in, lại nạp bản rồi, thì không có lý gì tịch thu, cấm bán được, chỉ có thể ra thông cáo cho các trường đừng dùng thôi: cho nên ông ta chỉ yêu cầu tôi bôi đen vài hàng trên hai bản để ông ta đem về nộp bộ, bộ sẽ trả lời linh mục nào đó, còn bán thì tôi cứ bán, không ngại gì cả. Tôi chiều lòng ông ta. Ông ta lại hỏi lớp mẫu giáo của tôi đã được phép của bộ chưa. Tôi đáp: Đơn nộp cả năm rồi, giấy tờ đủ cả, tôi đã nhắc Sở Giáo Dục thành phố, mà người ta cứ làm thinh, không cho phép mà cũng không cấm. Ông ta chỉ gật đầu. Hồi đó bộ Lịch Sử Thế Giới của tôi chỉ còn một số ít. Tôi hỏi các nhà phát hành, được biết có lệnh cấm các trường ngoài Trung dùng nó, trong Nam thì không. Chỉ ít tháng sau bộ đó bán hết. Tôi không tái bản. Công Giáo thời đó lên chân như vậy. Nghe nói một ông tỉnh trưởng ở miền Tây không dám cho hội Phật Giáo cất chùa trong thị xã và bảo: "Công Giáo cất nhà thờ, bây giờ Phật Giáo cũng xin cất chùa, bộ các người muốn kình với Công Giáo hả?"
Một hôm bà láng giềng của tôi cho hay: "Ít lâu nay tôi thấy ngày nào cũng có một hai người ngồi ở quán cà phê bên kia đường nhìn về phía nhà thầy và nhà tôi như rình cái gì. Hôm qua một người vào nhà hỏi tôi: "Ông Lê ở nhà bên lúc này đi đâu mà không thấy?" Tôi đáp: "Ông ấy đau, nằm ở trong phòng, chứ đi đâu? Thầy cứ vô mà hỏi. Rồi họ đi". Vậy là mật vụ rình tôi mà tôi không biết. Vì tôi là công chức thời Pháp mà tản cư lâu quá, về lại không hợp tác với chính phủ Diệm, hay vì bộ Lịch Sử Thế Giới mà họ theo dõi như vậy? Có lẽ cả hai.
Hơn một chục năm sau, một giáo sư ở Huế vào thăm tôi, hỏi: "Tại sao hồi đó ông không làm đơn trình bày rằng ông đã dùng sách nào để viết về các ông giáo hoàng thời Trung Cổ đó, rồi xin cho bộ sử của ông được dùng trong các trường?" Tôi đáp: "Không khi nào tôi làm việc xin xỏ đó". Sau ngày 30-4-1975, giáo sư đó lại thăm tôi nữa, bảo: "Tôi phục tư cách của ông từ hồi đó". [8]
C.- Tại Kenya ngày nay:
Tại quốc gia này, Nhà Thờ của Vatican không ở thế mạnh như ở miền Nam trong những năm 1954-1975, nhưng lại mạnh hơn ở Hoa Kỳ. Vì thế phương cách của Nhà Thờ cấm không cho phổ biến lý thuyết tiến hóa được thi hành dưới một hình thức đòi hòi một cách ngược ngạo, chứ không thể ra lệnh cấm như ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, và cũng không thể vận động các nhà làm luật để đưa thuyết thiết kế thông minh” vào dạy ở học đường, thay thế cho thuyết tiến hóa, và cũng không thể cấm hay đưa nội vụ ra tòa án xử lý như ở Hoa Kỳ. Sự đòi hỏi ngược ngạo này được các cơ quan truyền thông loan truyền như sau:
"Công Giáo Ở Kenya Muốn Chấm Dứt Triển Lãm Về Tiến Hóa Ở Viện Bảo Tàng
Bản tin Nairobi, Kenya (Wednesday, February 07, 2007)– Ở phía sâu trong những hành lang thiếu ánh sáng và đầy bụi bặm của viện bảo tàng quốc gia xứ Kenya người ta cất giữ một trong những di tích cổ xưa nhất của nhân loại trong một cái tủ đơn sơ. Đó là hài cốt của một em bé ở Turkana, một bộ xương đầy đủ nhất của người tiền sử mới tìm được.
Nhưng lần đầu tiên triển lãm Em Bé Turkana vào cuối năm nay sẽ gây nên một cơn giông tố càng ngày càng dữ dội, cơn bão của những nhà khoa học chống lại Phong Trào Truyền Giáo Đạo Ki-tô rất có thế lực và nổi tiếng ở quốc gia này.
Cuộc tranh luận về thuyết tiến hóa chống lại thuyết sáng tạo trước kia chỉ xẩy ra ở Hoa Kỳ thì bây giờ đã lan sang một quốc gia được coi là cái nôi của nhân loại.
Giám-mục Boniface Adoyo nói: “Bản thân tôi không tiến hóa từ Em Bé Turkana hay bất kỳ cái gì tương tự như vậy. Những thứ quan niệm điên rồ như vậy sẽ giết chết đức tin của chúng ta.” Giám-mục Boniface Adoyo là người đứng đầu 35 hệ phái truyền giáo mà ông cho rằng có tới 10 triệu tín đồ.
Ông ta kêu gọi đàn chiên của ông tẩy chay cuộc triển lãm này và ông đã yêu cầu phải đưa toàn bộ những di tích lịch sử này vào một căn phòng ở đằng sau viện bảo tàng và phải ghi lời chú giải rằng thuyết tiến hóa không phải là một sự kiện, mà chỉ là một trong những lý thuyết.
Chống lại ông giám mục này là ông Richard Leakey, một nhà sưu tầm hóa thạch nổi tiếng. Năm 1984, nhóm của ông đã khai quật được nhiều xương người ở Nariokotome trong vùng phía Tây Turkana, một nơi hoang vắng ở xa về phía Bắc nước Kenya.
Ông Leakey, người lập ra nhóm nghiên cứu người tiền sử của viện bảo tàng này, nói với Liên Hiệp Thông Tấn Xã rằng, "Bất kể là ông giám-muc Adoyo thích hay không thích, Em Bé Turkana có một liên hệ xa với ông ta. Ông giám mục được bắt nguồn từ loài vượn, và những xương hóa thạch đã nói lên việc ông tiến hóa như thế nào.”
Trong số 160 ngàn hóa thạch sẽ được đưa ra triển lãm có bộ xương của một lọai kỳ đà để lại trong đá trầm tích trước đây vào khỏang 200 triệu năm, lúc các lục địa của trái đất mới bắt đầu tách rời nhau.
Những xương hóa thạch của loài khủng long và một cái xương của một người thời tối cổ cách đây 7 triệu năm cũng sẽ được triển lãm cùng với những chiếc xương của loài hươu có cổ ngắn và loài voi có ngà ở hàm dưới.
Các nhà khoa học nói rằng các vật hóa thạch là tài liệu khó cạnh tranh và rõ ràng nhất về thuyết tiến hóa và về nguồn gốc con người.
Nhưng nổi bật nhất sẽ là Em Bé Turkana cao 5 bộ 3 phân Anh, chết vào lúc em 12 tuổi. Bộ xương của em bé này tồn tại trong vùng đầm lầy trước khi được tìm thấy.
Bộ xương này sẽ là tụ điểm của cuộc triển vào tháng 7 ở trong Viện Bảo Tàng Quốc Gia của nước Kenya sau khi Liên Hiệp Âu Châu tài trợ 10.5 triệu Mỹ kim để trùng tu viện bảo tàng này. Liên Hiệp Âu Châu nói rằng họ không quan tâm đến các cuộc triển lãm này, rằng viện bảo tàng có quyền tự do triển lãm những gì theo ý muốn của họ.
Tín đồ của thuyết sáng tạo tin tưởng vào "sự thật" ghi trong sách Sáng Thế Ký (Cựu Ước) nói rằng Chúa tạo ra vũ trụ trong 6 ngày. Giám-mục Adoyo tin rằng trái đất này được tạo ra vào thời điểm cách đây 12 ngàn năm, với con người xuất hiện vào khoảng 6 ngàn năm sau đó. Ông ta nói rằng một ngày trong thánh kinh tương đương với một ngàn năm ở trên trái đất.
Liên minh truyền giáo của Giám-mục Adoyo là nhóm tôn giáo độc nhất nói lên mối quan tâm về cuộc triển lãm này
Ông Leakey sợ rằng cuộc tranh luận về ý thức hệ này có thể gây ra một vụ tấn công vào bộ sưu tập vô giá này, một bộ sưu tập do song thân ông là ông bà Louis và Mary Leaky cũng là các nhà cổ sinh học đã tìm được trong thập niên 1920. Họ đã truyền lại cho ông cái truyền thống sưu tầm những vật hóa thạch.
Viện bảo tàng này hàng năm đã lôi cuốn vào khỏang 100 ngàn người khách viếng thăm, sẽ không hờ hỏng.
Em Bé Turkana sẽ được triển lãm trong một phòng riêng, với một phạm vi tiếp cận giới hạn qua những màn ảnh TV ở đằng sau những tấm kính và có nhân viên an ninh canh gác ở cửa vào.
Tiến sĩ Emma Mbua, giám đốc khoa cổ sinh vật học tại viện bảo tàng này nói: “có nhiều chuyện về vấn đề an ninh. Những hóa thạch này không thể thay thế được và chúng tôi không muốn có một cái gì xẩy ra cho những vật này.”
Bà nói thêm, “Bảo hiểm cho những hóa thạch này lên đến hàng triệu Mỹ-kim.”
Tiến sĩ Mbua là một tín đồ Tin Lành, bà hơi ngạc nhiên về cuộc tranh luận nhưng sẵn sàng dung hòa đức tin của bà với những bằng chứng khoa học.
Bà Mbua đã điều hành phòng cổ sinh học này cho tới nay là 5 năm. Bà nói “Thuyết tiến hóa là một sự kiện. Em Bé Turkana là châu báu của chúng tôi. Lần đầu tiên chúng tôi đưa cái vật hóa thạch của chúng tôi ra một phòng có chấn song sắt trưng bày cho mọi ngươi trên thế giới được biết.” [9]
4.- TẠI SAO CÓ NHIỀU HỌC SINH HOA KỲ KHÔNG HỌC THUYẾT TIẾN HÓA?
Để có thể giải đáp câu hỏi này, thiết tưởng cần phải biết sơ qua về đặc tính phân quyền và chính sách sách giáo dục tự do, khai phóng và đại chúng của Hoa Kỳ.
Chính quyền Hoa Kỳ được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền (chia ra làm các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp) và tản quyền (chia sẻ quyền hành với các tiểu bang (states) và các chính quyền địa phương (local governments), nghĩa là các counties hay cities hoặc là các school districts).
Quyền giáo dục được trao cho chính quyền địa phương nghĩa là các school districts (nha học chánh địa phương). Các school districts được toàn quyền quyết định tất cả mọi vấn đề về chính sách giáo dục, việc làm chương trình giáo dục, việc tuyển mộ giáo chức cũng như nhân viên nhà trường, việc quản trị nhân viên trong ngành giáo dục, việc làm chương trình học cho học sinh ở các bậc trung học và tiểu học nhưng không được trái ngược với chính sác giáo dục tự do, khai phóng và đại chúng đã được chính quyền Liên Bang quy định.
A.- Chính sách giáo đục ở Hoa Kỳ:
Hoa Kỳ theo đuổi chính sách giáo dục tự do, khai phóng và đại chúng có nghĩa là:
1.- Tự do: Tự do ở đây có nghĩa là chương trình học gồm có những môn học rất thích hợp kiến thức của con người trong trào lưu tiến hóa của nhân lọai và thích hợp với cuộc sống thiết thực của con người ở trên cõi đời này mà không bị cưỡng bách phải có những môn học phí lý, viển vông và vô bổ (như môn thần học, giáo lý chằng hạn), tôn trọng quyền tự do của học sinh trong việc chọn các môn học thích hợp với sở thích và phù hợp với ngành chuyên môn để sau khi học xong Cấp III (lớp 12), các em có thể theo học một ngành chuyên môn ở bậc đại học, hoặc là chuyển sang học trường nghề với chương trình ngắn hạn để sớm ra đời kiếm sống.
2.- Khai phóng có nghĩa chương trình học sẽ bao gồm (1) những khám phá mới về khoa học bất kể là có thể gây ra bất lợi cho niềm tin tôn giáo, (2) tất cả hệ thống tư tưởng hay triết thuyết nào được xem là cao cả tốt đẹp, bất kể là từ tôn giáo hay nên văn hóa nào, bất kể là có đụng chạm đến tôn giáo hay không. (Sự kiện này hoàn tòan khác với cái lối giáo dục ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 mà tín hữu Ca-tô và những người đồng minh chống Cộng của họ cũng cho là nên giáo dục khai phóng, nhưng lại cố tình không đưa học thuyết tiến hóa, học thuyết cộng sản và nhiều tư tưởng cao đẹp khác vào trong chương trình học và kiểm soat gắt gao môn sử thế giới và môn quốc sử, đặc biệt nhất là trong thời cận và hiện đại.)
3.- Đại chúng là mở rộng hệ thống các trường công lập (miễn phí), tạo cơ hội đồng đều cho tất các trẻ em giầu cũng như nghèo, sang cũng như hèn ở trong tuổi đi học từ 5 đến 18 tuổi (có thể du di đến 20 tuổi tùy theo từng school district hay từng tiểu bang). Những gia đình nghèo quá không có đủ tiền tài trợ chi các em đi học, chính quyền sẽ giúp đỡ tiền bạc và phiếu thực phẩm cho các gia đình này. Đồng thời, luật pháp cũng nghiêm cấm tất cả các xí nghiệp thuê mướn các trẻ em dưới 18 tuổi làm việc toàn phần trong thời gian các trường trung và tiểu học hoạt động (trong niên học).
B.- Mục đích của chính sách giáo dục ở Hoa Kỳ:
Mục đích của chính sách giáo dục ở Hoa Kỳ là đào tạo thanh thiếu niên:
1.- Trở thành những công dân tốt của một quốc gia độc lập, dân chủ, tự do,
2.- Có đủ kiến thức tổng quát của thời đại tân tiến hậu cách mạng [có thể hiểu là Cách Mạng Vinh Quang 1688 ở Anh (The Glorious Revolution), cũng có thể hiểu là Cách Mạng Hoa Kỳ 1776, và cũng có thể hiểu là Cách Mạng Pháp 1789 vì rằng cả ba cuộc cách mạng này đều chủ trương khải tử quyền lực của Vatican hay lọai bỏ ảnh hưởng tôn giáo ra khỏi chính quyền, và chỉ khác nhau về biện pháp đối phó với nhà thờ mà thôi] để có thể ý thức được những quyền tự do căn bản bất khả nhượng của con người,
3.- Có đủ khả năng theo học bất kỳ ngành nào chuyên môn nào ở đại học nếu họ muốn,
4.- Có đủ khả năng nghề nghiệp thực dụng tương đối để nếu học sinh không có khả năng hay không muốn học lên đại học thì họ có thể chuyển sang học nghề hay ra đời làm việc để kiếm sống.
C.- Chương trình học ở Cấp III (bậc Trung Học Đệ Nhị Cấp):
Cấp III (Trung Học Đệ Nhị Cấp) ở Hoa Kỳ có 4 lớp 9, 10, 11 va 12 và học theo chế độ lục cá nguyệt giống như ở Middle School. Hoc sinh bắt buộc (required) phải hoàn tất 46 học kỳ theo hệ thống lục cá nguyệt (17 tuần lễ một học kỳ), gồm khoảng 30 học kỳ gọi là bắt buộc (required) và 16 học kỳ gọi là nhiệm ý (selective). 30 hoc kỳ bắt buộc gồm đủ các môn học gọi là academic courses và occupational couses.
Về academic courses, có những môn học như Anh văn, toán, khoa học (vật lý, lý hóa, sinh học, địa chất (earth science), khoa học xã hội (sử, công dân, địa lý thế giới). Riêng về các môn khoa học, học sinh chỉ bị bắt buộc lấy có 4 học kỳ khoa học, thí dụ như 2 học kỳ vât lý và 2 học kỳ lý hóa, hoặc là 2 học kỳ lý hóa, 1 học kỳ earth science và 1 học kỳ lý hóa, Như vậy là đủ cón số học kỳ khoa học do nhà trường bắt buộc học sinh phải hoc.Ở vào trường hợp như vậy, học sinh không cần phải học (lấy) môn sinh vật cũng được coi là hoàn tất chương trình bậc trung học. Có rất nhiều học sinh ở vào trường hợp này.
Về occupational courses, có các môn học như làm mộc, làm gốm, làm nguội, (có thể có cả sửa máy xe hơi) kế toán, vẽ (họa), gia chánh (nấu ăn và may), doanh thương (đánh máy, vi tính), công kỹ nghệ (industrial arts) nhạc, trình diễn như kịch nghệ, v.v...
D.- Những nguyên nhân khiến cho học sinh không học môn sinh học:
1.- Môn học này thuộc lọai khó học vừa cần phải dùng đến trí thông minh để thấu hiểu những nguyên tắc phân hóa và phát triển của các tế bào trong cơ thể của các sinh vật, vừa phải dùng đến trí nhớ để nhớ rất nhiều điều trong môn học này. Vi vậy học sinh thường tìm cách chọn (lấy) các môn khoa học khác như Phyisics, Chemistry, Earth Science, Physiology, miễn sao cho đủ 4 học kỳ khoa học (bắt buộc) mà không cần phải lấy môn biology.
2..- Tín đồ ngoan đạo là giáo viên phụ trách môn học sinh vật học (biology) tìm cách tránh né hay bỏ qua không dạy lý thuyết này. Người viết được biết ông J. J., giáo viên phụ trách dạy môn Biology tại Woodrow Wilson High School là một trong những giáo viên tìm cách tránh né, không dạy thuyết tiến hóa.
3.- Học sinh có lấy môn Biology nhưng không có nhiệt tâm chú ý đến học thuyết này, cho nên sau khi học xong khóa học này rồi, thì “thuyết tiến hóa" vẫn còn chưa quen.
Trên đây là một vài trong những nguyên nhân khiến lại có nhiều người Hoa Kỳ chỉ nghe thấy mà không biết gì về thuyết tiến hóa của nhà bác học Charles Robert Darwin. Ấy là chưa kể đến những người nặng lòng trung thành với nhà thờ. Những người này không những không biết gì về học thuyết này mà còn chống đối cực kỳ mãnh liệt đúng như lòng mong đợi của Giáo Hội La Mã.
Mong rằng với sự trình bày trên đây, độc giả sẽ thấy rõ tình trạng mâu thuẩn xảy ra trong một xã hội dân chủ đã làm cho hơn một nửa người dân vẫn ở trong tình trạng không biết gì về các học thuyết khoa học tân tiến trên thế giới. Hoa Kỳ là quốc gia rất tiến bộ về kỹ thuật, về vũ khí, nhưng các khái niệm tiến bộ về những học thuyết của khoa học lại chỉ thu gọn vào những người nào có tinh thần độc lập, không còn lệ lhuộc vào tôn giáo mà thôi. Trái lại, ở các nước theo chủ nghĩa xã hội, các nghiên cứu về khoa học và những thành quả của nó được quảng bá rộng rãi hơn. Đây là một trường hợp cho thấy chế độ dân chủ nhiều khi tự nó không mang nổi thân mình để bước ra khỏi cánh cửa ngục tù của sự tối tăm, ngày nào mà Vatican còn được hoành hành trong môi trường dân chủ.