Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

Một Bài Đối Thoại Về Phục Sinh Ông Đỗ Mạnh Tri Truyền Đạo Về "Ngôi Mộ Trống"

Phê bình bài của ông Đỗ Mạnh Tri
  Trong Thư Mời Viết Cho Tin Nhà, Tin Nhà đề nghị khi trả lời 5 câu hỏi Tin Nhà đề ra, các tác giả giới hạn trong 2 trang cho mỗi câu hỏi (trang IX).  Có lẽ ông Đỗ Mạnh Tri là người chủ xướng cho nên ông ta không cần phải theo đề nghị của Tin Nhà.  Do đó ông ta đã viết hơn 16 trang để trả lời câu hỏi số 1, từ trang 165 tới trang 181.  Nhưng ông ta viết không phải là để trả lời câu hỏi mà để quảng cáo cho cái đạo Giê-su của ông ta qua những lý luận thần học lắt léo, lạc dẫn, lỗi thời, chứa đầy mâu thuẫn, và không mấy lương thiện.   
Ông Đỗ Mạnh Tri Truyền Đạo Về "Ngôi Mộ Trống"
 Để trả lời câu hỏi đầu tiên, "Theo bạn, đâu là nhược điểm lớn nhất và ưu điểm lớn nhất của Giáo hội công giáo hoàn vũ hiện nay?",  ông Đỗ Mạnh Tri mở đầu bằng câu chuyện giáo hoàng John Paul II đi hành hương Jerusalem, ngồi bên ngôi mồ trống..  Rồi ông Tri bắt đầu truyền đạo Giê-su như sau: 
   "Trống vì Giêsu đã chết.  Trống vì Người đã thắng sự chết.  Theo chân Giêsu vẫn là chết đi và sống lại.   Nếu Giêsu không sống lại thì đức tin Kitô giáo hoàn toàn huyễn hoặc.  Nếu sự sống không thắng sự chết, thì đạo Kitô là một sự bịp bợm". 
Một bức ảnh minh họa ngôi mộ trống
Sống lại như thế nào?  Ông giải thích:
   "Trả lời câu hỏi đó  là tất cả đức Tin Cậy Mến của người Kitô hữu.   Cuộc sống khác ấy mắt chưa từng thấy, tai chưa từng nghe và tâm trí con người chưa từng mường tượng: vì "Nước ta không ở thế trần".
   Chuyện "ngôi mồ trống" là nhược điểm hay ưu điểm của "giáo hội công giáo hoàn vũ"?  Đều không phải, vì đó chỉ là một huyền thoại để đáp ứng sự ước mong của những dân Do Thái mê tín ngày xưa, cách đây đã 20 thế kỷ, như tôi sẽ chứng minh sau đây. Mừng cho ông Đỗ Mạnh Tri, ông đã một bước nhảy vọt về 20 thế kỷ trước, vì ông đã tin vào điều trong Thánh Kinh: "Phúc cho những kẻ nào không thấy mà tin".  Những người mù hẳn là có phúc nhiều nhất. 
   Nhưng tôi có một thắc mắc: Nếu "Cuộc sống khác ấy mắt chưa từng thấy, tai chưa từng nghe và tâm trí con người chưa từng mường tượng" thì  "đức Tin Cậy Mến của người Kitô hữu" đặt vào đâu?  Không có chỗ để đặt, có phải không?  Phải chăng câu trên chỉ là những lời hoa mỹ trống rỗng để lòe bịp những đầu óc vốn không bao giờ dùng đến khả năng suy luận?  Phải chăng mọi đức tin thuộc loại "mù lòa tin bướng tin càn" đều như vậy cả?
   Một thắc mắc thứ hai: nếu ông ham hố một "cuộc sống khác" và cuộc sống đó ở trong một nước "không ở thế trần" thì ông tiếp tục sống ở trên thế trần làm gì?  Tại sao từ giáo hoàng của ông cho tới những tín đồ như ông vẫn tìm cách hoãn càng lâu càng tốt cái "cuộc sống khác không ở thế trần" đó, tận dụng những dịch vụ thế trần như bác sĩ, nhà thương, bảo hiểm sức khoẻ v..v.. và những tiện nghi thế trần như nhà, xe, bơ, sữa, sâm banh, và cái "popemobile"?  Có phải là những lời truyền đạo như trên chỉ là những lời giả dối trên đầu môi chót lưỡi, đầy tính đạo đức giả hay không?  Tại sao ông lại trách cứ mà không cám ơn nhà Nguyễn là đã bách hại tín đồ Ca-tô trong khi nhà Nguyễn chỉ muốn giúp các tín đồ đó mau được hưởng cái "cuộc sống khác không ở thế trần" đó, theo lý luận thần học của chính ông?  Những câu truyền đạo trống rỗng thuộc thời Trung Cổ có tính cách mạ lị đầu óc con người như vậy đâu còn chỗ đứng trong thế giới loài người ngày nay, thế giới của khoa học, của suy lý.
   Thảm họa của thế gian ngày nay là ở trên đời vẫn còn nhiều người như ông Đỗ Mạnh Tri, ngay trong đời sống này, vẫn ngày ngày ăn cơm gạo, bánh mì quốc gia, không dám nhìn thẳng vào những sự thực của cuộc đời là sinh, lão, bệnh, tử, cho nên cứ hi vọng vào một cái bánh vẽ ở trên trời (Từ của Mục sư Ernie Bringas: A Pie-in-the-sky) của dân tộc du mục Do Thái cổ xưa: một cuộc sống khác sau khi chết, một cuộc sống vô nghĩa và chẳng có ích lợi gì cho ai.  Cho nên, càng đọc những nhận định của Mục sư Ernie Bringas và của Linh mục James Kavanaugh trong Chương 2 về thế nào là một tín hữu Ki-Tô, một tín hữu Ca-tô, tôi càng thấy thấm thía, vì chúng thật là chính xác nhưng không khỏi không gây ra niềm thương xót trong đầu.
   Ông Đỗ Mạnh Tri viết rất đúng, vì chỉ có đức Tin Cậy Mến của người Kitô hữu, những người có đầu óc khuyết tật như Mục sư Ernie Bringas đã mô tả ở trên, hay những mẫu người Ca-tô mà Linh mục James Kavanaugh đã đưa ra, mới có thể tin được chuyện "ngôi mộ trống" trong Thánh Kinh.  Tuy nhiên, có một điều chắc là, không phải Kitô hữu nào cũng có đức Tin Cậy Mến như ông Tri.  Chúng ta thấy không thiếu gì Kitô hữu, kể cả người Ca-tô trí thức Việt Nam, đã từ bỏ đức Tin Cậy Mến không có chỗ đặt của thời Trung Cổ.  Tại sao lại từ bỏ?  Vì họ đã đọc kỹ Thánh Kinh và đã theo kịp sự tiến bộ trí thức của nhân loại.  Có vẻ như ông Tri chưa từng đọc Thánh Kinh, hay có đọc thì cũng chỉ đọc theo lời dạy của giáo hội phải đọc như thế nào.  Vậy đọc kỹ Thánh Kinh chúng ta biết được những gì về "ngôi mồ trống"  chứng tỏ sự sống lại của Giê-su?
   Trước hết, chúng ta cần biết rõ một sự kiện: Thư đầu của Paul (Phao Lồ) cho dân Corinth (Cổ Linh) được viết sớm nhất, vào khoảng 20 năm sau khi Giê-su chết.  4 Phúc Âm của Mark, Matthew, Luke, và John được viết sau Paul trong khoảng từ 20 đến 50 năm.  Đây là một sự kiện không ai có thể phủ nhận.
   Trong 1 Corinthians, 15: 3-7, Paul viết:
   "Đấng Kitô chết cho tội lỗi của chúng ta, theo như  Thánh Kinh (Thánh Kinh đây là Cựu Ước vì khi đó Tân Ước chưa được viết ra. TCN); ông ta được chôn đi; rồi ông ta sống lại vào ngày thứ ba, theo như Thánh Kinh; rồi ông ta hiện ra trước Cephas (nghĩa là Peter (Phêrô), và sau đó hiện ra trước 12 tông đồ.  Rồi ông ta hiện ra trước trên 500 người anh em chúng ta một lượt, hầu hết hãy còn đang sống, tuy một số đã chết.  Rồi ông ta hiện ra trước James, và sau đó trước tất cả các tông đồ."
   (Christ died for our sins, in accordance to the Scriptures;  that he was raised to life on the third day, according to the Scriptures; and that he appeared to Cephas, and afterwards to the Twelve.  Then he appeared to over five hundred of our brothers at once, most of whom are still alive, though some have died.  Then he appeared to James, and afterwards to all the apostles.)
   Điều rõ ràng ở đây là Paul đã mượn câu chuyện hoang đường trong Cựu Ước: Jonah nằm trong bụng cá ba ngày ba đêm rồi sống lại, để rao giảng thuyết Giê-su sống lại mà Paul nhắc lại những lời đồn đại đương thời để đáp ứng niềm tin của một số dân Do Thái thời bấy giờ.  Paul chưa bao giờ gặp Giê-su, trước cũng như sau khi Giê-su chết, chỉ "thấy" Giê-su trong một viễn tượng (vision) và rao truyền sự sống lại của Giê-su theo những lời đồn đại của một số người Do Thái trong thời đó. Không có một sự hiện ra nào của Giê-su được mô tả trong 4 Phúc Âm của Matthew, Mark, Luke, và John phù hợp với sự mô tả của Paul.  Mặt khác, Paul không hề nhắc đến câu chuyện "động trời" khi đó về "ngôi mồ trống".
Tuy Paul cố thuyết phục những tín đồ Kitô ở Corinth rằng Giê-su đích thực đã sống lại, ông ta không bao giờ nhắc đến cái bằng chứng có tính cách thuyết phục nhất là ngôi mồ trống.  Tại sao vậy?   Vì một lẽ rất giản dị: chuyện ngôi mồ trống chưa được các tác giả của 4 Phúc Âm phịa ra, phịa ra sau thư của Paul từ 20 đến 50 năm.  Paul viết là Giê-su hiện ra trước Phê-rô (Peter) đầu tiên.  4 Phúc Âm viết Giê-su đầu tiên hiện ra trước từ 1 đến 3 người đàn bà.   Paul viết sau đó Giê-su hiện ra trước 12 tông đồ.  4 Phúc Âm viết Giê-su hiện ra trước 11 tông đồ.  Hiển nhiên Paul không biết đến chuyện "Judas phản Chúa" và Judas đã thắt cổ tự tử chết (Matthew 27: 5), hay ngã sổ ruột ra mà chết (Acts 1: 18).  Chuyện  "Judas phản Chúa" rõ ràng cũng lại là một chuyện khác được phịa ra về sau trong 4 Phúc Âm. Paul viết Giê-su hiện ra trước 500 người, nhưng ngoài Paul ra không có ai trong số hơn 500 ngưởi này kể lại câu chuyện Giê-su hiện ra.  Và còn nhiều mâu thuẫn nữa.
   
Trong cuốn Đức Tin Công Giáo, Giao Điểm xuất bản năm 2000,  chương II, tôi đã trích dẫn từ Tân Ước chuyện sống lại của Giê-su theo Mark và theo Matthew và vạch rõ là chúng hoàn toàn khác nhau, nhiều khi đối nghịch hẳn nhau với nhiều chi tiết rất mâu thuẫn.  Vậy chúng ta phải kết luận làm sao?  Tin Paul, tin Mark, hay tin Matthew?  Căn cứ vào đâu mà tin ai?  Có lẽ đối với ông Đỗ Mạnh Tri, chỉ cần có Tin Cậy Mến không có chỗ đặt là đủ.  Sự suy luận của trí óc có vẻ thừa. 
   Để cho vấn đề được rõ ràng hơn, có lẽ chúng ta cũng nên biết ngày nay giới trí thức, ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Kitô, nghĩ gì về huyền thoại "ngôi mộ trống" và sự sống lại của Giê-su. 
   Trước hết là một người Catô trí thức Việt Nam tỉnh ngộ, ông Charlie Nguyễn, nguyên là một thẩm phán thời VNCH và là một người đạo gốc, với tác phẩm Công Giáo: Huyền Thoại Và Tội Ác, Giao Điểm xuất bản, 2001.  Trong tác phẩm này, ông Charlie Nguyễn đã để ra nguyên một chương, chương 6, để viết về Huyền Thoại Phục Sinh.  Chúng ta có thể đọc vài đoạn như sau:
   "..Đặc biệt trong mùa Phục Sinh năm 1996, cả ba tờ tuền báo lớn nhất nước Mỹ là Time, Newsweek và U.S. News and World Report đều đồng loạt ra ngày 8.4.96 với hình bìa in ảnh Chúa sống lại và những bài báo nảy lửa tố cáo chuyện Phục Sinh của Chúa như một chuyện bịp lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
    Hầu hết các sách và các hội nghị khoa học về Chúa Ki Tô đều phủ nhận sự phục sinh của Ngài.  Ngay những nhà truyền giáo Tin Lành cũng phải nhìn nhận sự phục sinh của Chúa đã trở thành một gánh nặng (a burden) cho tín lý đạo Kitô, vì nó đã là một trở ngại lớn nhất cho việc truyền giáo trong giới trí thức hiện nay...
   Vì quá tin vào Lời Chúa trong Phúc Âm của John, hầu hết tín đồ Ki tô giáo thường ít thắc mắc về những điều vô lý trong tín điều Phục Sinh cũng như trong các tín điều khác, bởi vì không thấy mà vẫn cứ tin bừa thì mới có phúc thật.  Câu nói: "Phúc cho kẻ nào không thấy mà tin" đã trở thành nền tảng trong hai ngàn năm qua cho một thứ Đức Tin Mù (The blind faith) - một thứ đức tin của loài người bán khai vì nó hoàn toàn không cần xử dụng tới cái dụng cụ quý giá nhất ở con người thông minh là lý trí.."
    Đức Tin Cậy Mến của ông Tri thuộc loại nào, nay chúng ta đã rõ.   Chúng ta cũng đã biết trong một phần trên: theo Mục sư Ernie Bringas thì ngày nay "Đa số các học giả coi những chuyện trong Tân Ước và bảy giáo lý  giáo hội đưa ra đều là huyền thoại".  Một trong bảy giáo lý này chính là huyền thoại "ngôi mồ trống" hay huyền thoại "sống lại" của Giê-su.
   Trong cuốn Giê-su Là Ai? (Who is Jesus), khi được hỏi về Ngày Chủ Nhật Phục Sinh (Easter Sunday), linh mục John Dominic Crossan, giáo sư danh dự về môn khảo cứu Thánh Kinh (Professor Emeritus of Biblical Studies) trong 26 năm tại đại học Depaul, Chicago, đã trả lời như sau:
   Khi thảo luận về chuyện Giê-su bị đóng đinh trên thập giá, tôi đã luận rằng câu chuyện Giê-su được các bạn của ông ta chôn sau khi chết hoàn toàn không đúng với lịch sử.  Nếu ông ta có bị chôn, thì không phải là do bạn của ông chôn mà là do các kẻ thù của ông.  Và không phải ở trong một nấm mồ được đục trong đá, mà là một nấm mồ nông nơi đó thây của Giê-su sẵn sàng làm mồi cho những con thú hoang.  Đó là những kết luận không sáng sủa gì, nhưng tôi không thể không kết luận như vậy.
   Với câu chuyện Phục Sinh, chúng ta có đứng vững trên phiến đá của sự kiện lịch sử không?  Hay, nếu không, làm sao chúng ta giải thích được sự sống sót của niềm tin vào Giê-su?  Và nếu chúng ta quyết định là chúng ta không thể đọc những chuyện về Phục Sinh theo như được viết trong Thánh kinh thì chúng ta phải đọc chúng như thế nào?  Tôi nêu lên những câu hỏi này không chỉ vì, đối với một số người trong thế kỷ 20, khái niệm về một sự sống lại không đáng tin.  Tôi nêu lên những câu hỏi này vì những điều viết trong Tân Ước bắt buộc tôi phải nêu chúng lên. Matthew, Mark, Luke, và John kể câu chuyện về Phục sinh thật là khác nhau - đúng vậy, quá khác nhau, cho nên chúng ta không thể hòa hợp chúng với nhau.  Do đó chúng ta phải đặt vấn đề về ý định và ý nghĩa của chuyện Phục sinh.
   Nói ngắn gọn, đây là những kết luận của tôi: Thứ nhất, chuyện Phục Sinh không phải là về những biến cố xảy ra trong một ngày, mà là phản ánh sự tranh đấu trong nhiều năm tháng của những người tin theo Giê-su để giải thích ý nghĩa của cái chết của Giê-su cùng ảnh hưởng của Giê-su vẫn tiếp tục ngự trị trong họ.  Thứ nhì, những chuyện về sự xuất hiện của một Giê-su sống lại trước nhiều người khác nhau không phải là những "cái thấy thực sự" mà chỉ thuộc loại "văn chương giả tưởng" bắt nguồn từ sự tranh đấu của các tông đồ với mục đích giành giật vai trò lãnh đạo của giáo hội sơ khai.  Thứ ba, sự sống lại chỉ là một - và chỉ là một - trong những ẩn dụ để biểu thị ý nghĩa Giê-su vẫn tiếp tục hiện diện trong đám tín đồ và bạn hữu của ông ta.
   Câu chuyện về "ngôi mộ trống" có phải là một sự kiện lịch sử không?  Không đâu.  Tôi đã từng giải thích tại sao tôi không tin rằng có một ngôi mộ của Giê-su.   Tôi không tin rằng bất cứ ai trong đám người theo ông biết ông chôn ở đâu - nếu thực sự ông ta được chôn cất.  Và những người viết Phúc Âm lại không thỏa thuận với nhau về những điều họ kể lại.  Do đó tôi tin tưởng rằng chuyện sống lại được viết ra theo những động cơ riêng tư chứ không phải là đúng với lịch sử.
   Ngoài ra, Paul là người viết sớm nhất về chuyện sống lại - những bức thư của Paul được viết ra trước những Phúc Âm lâu - và không có chỗ nào chúng ta thấy là ông ta đã biết về chuyện ngôi mộ trống.  Điều này thật là khó hiểu, nếu chuyện ngôi mộ trống là sự kiện lịch sử nền tảng của chuyện phục sinh.
(In discussing the cruxifixion, I argued that the story of Jesus' burial by his friends was totally unhistorical.  If he was buried at all, he was buried not by his friends but by his enemies.  And not in a tinb hewed out of stone, but in a shallow grave that would have made his body easy prey for scavenging animals.  Those are grim conclusions, but I cannot escape them.
   With the Easter stories, are we standing on the solid rock of historical fact?  Or, if not, haw are we account for the survival of faith in Jesus?   And if we decide that we cannot read the Easter narratives literally, then how are we to read them?  I raise these questions not just because for some twentieth-century people the notion of resurrection from the dead seems incredible on the face of it.  I raise these questions also because the New Testament record forces me to raise them.  Matthew, Mark, Luke, and John tell the Easter story quite differently - so differently, in fact, that we simply cannot harmonize their versions.  So we have to ask questions of intention and meaning.
   In a nutshell, these are my conclusions:  First, the Easter story is not about the events of a single day, but reflects the struggle of Jesus' followers over a period of months and years to make sense of both his death and their continuing experience of empowerment by him.  Second, stories of the resurrected Jesus appearing to various people are not really about "visions" at all, but are literary fiction prompted by struggles over leadership in the early Church.  Third, resurrection is one - but only one - of the metaphors used to express the sense of Jesus' continuing presence with his followers and friends...
   Is the story of the empty tomb historical?  No.  I've already explained why I doubt there was any tomb for Jesus in the first place.  I don't think any of Jesus' followers even knew where he was buried - if he was buried at all.  And the gospel writers don't come close to agreeing with each other on what they report.  So my conviction is that motives other than just history writing are clearly at work here.
   By the way, Paul is the earliest writer we have on resurrection - his letters are much earlier then the gospels - and he nowhere shows awareness of having heard an empty tomb story.   That's hard to understand, if an empty tomb was supposed to be the bedrock historical fact of Easter.)
  
 Trong cuốn Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con (Putting Away Childish Things), Uta  Ranke-Heinemann, người phụ nữ đầu tiên trên thế giới chiếm được ngôi vị Giáo sư về nền Thần học Ca-tô (The first woman in the world to hold a chair in Catholic theology), đã viết về chuyện Phục sinh của Giê-su như sau, trang 131:
   "Chuyện ngôi mộ trống vào ngày chủ nhật phục sinh là một truyền thuyết.  Điều này được lộ rõ trong sự kiện là Paul, người rao giảng quan trọng nhất về sự sống lại của Giê-su, ngoài ra cũng là người viết trong Tân Ước sớm nhất, không nói gì về ngôi mộ trống.  Đối với Paul, chuyện này không hề xảy ra.  Điều này chẳng có ý nghĩa gì đối với Paul, nghĩa là, một ngôi mộ trống chẳng có ý nghĩa gì đáng kể đến cái chân lý sống lại mà ông ta tuyên bố  một cách quyết định.   Cứ cho là như vậy, đối với Paul tất cả Ki Tô Giáo tùy thuộc sự sống lại của ông Ki-tô - "Nếu ông Ki-tô không sống lại thì sự giảng đạo của chúng ta là vô ích và đức tin của các ngươi cũng vô ích" (1 Cor. 15:14).  Nhưng theo quan điểm của Paul, điều này chẳng ăn nhằm gì tới ngôi mộ trống.  Rõ ràng là ông ta không có một ý kiến nào về một ngôi mộ trống như vậy.   Nếu Paul đã từng nghe chuyện ngôi mộ trống, không bao giờ ông ta lại không nhắc đến.  Vì ông ta nhặt chung lại với nhau và nói về mọi bằng chứng về sự sống lại của Giê-su mà ông ta biết (1 Cor. 15), chắc chắn là ông ta thấy chuyện ngôi mộ trống đáng được nhắc tới.  Vì ông ta không hề nhắc tới chuyện ngôi mộ trống, điều này chứng tỏ là chẳng làm gì có ngôi mộ trống và do đó chuyện này về sau mới được đặt ra.
   Đây là quan điểm của nhà thần học Ca-tô nổi danh nhất của thế kỷ này, linh mục dòng tên Karl Rahner: " Chuyện "ngôi mộ trống" nên được xét như một biểu thị của một niềm tin vững chắc đã từng được truyền bá trong dân gian vì các lý do khác".  Niềm tin vào sự sống lại đã có trước niềm tin về ngôi mộ trống lâu rồi.  Đức tin vào sự  Phục sinh không phải là hệ luận của ngôi mộ trống mà cái truyền thuyết về ngôi mộ trống được đặt ra từ niềm tin vào sự Phục sinh.  Nó chỉ là một sự thêu dệt sùng tín về một biến cố mà người ta muốn tưởng tượng theo một nghĩa cụ thể...
   Những người Ki Tô đã hiểu lầm sự sống lại của Giê-su ngay từ lúc đầu.  Đánh đồng ngôi mộ trống với sự sống lại của Giê-su, họ đã lẫn lộn cái này với cái kia.  Họ nhìn vào ngôi mộ trống như là hậu quả của sự sống lại, và họ cho đó là bằng chứng của sự sống lại.  Nhưng một ngôi mộ trống có thể trống vì nhiều lý do khác nhau, và nó không bao giờ có thể chứng minh là một sự sống lại nào đã xẩy ra.  Ngược lại, một người chết chắc chắn là nằm trong mồ: sự kiện này không cản trở niềm tin về sự sống lại của hắn, vì sự sống lại khác với chuyện một người chết trở lại đời."
 (The empty tomb on Easter Sunday morning is a legend.  This is shown by the simple fact that the apostle Paul, the most crucial preacher of Christ's resurrection, and the earliest New Testament writer besides, says nothing about it.  As far as Paul is concerned, it doesn't exist.  Thus it also means nothing to him, that is, an empty tomb has no significance for the truth of the resurrection, which he so emphatically proclaims.   Granted, for Paul all of Christianity depends upon the resurrection of Christ - "If Christ has not been raised, then our preaching is in vain and your faith is in vain" (1 Cor. 15:14).  But in Paul's view, that has nothing to do with an empty tomb.   He manifestly has no idea of any such thing.   If Paul had ever heard of the empty tomb, he would never have passed over in silence.  Since he gathers together and cites all the evidence for Jesus' resurrection that has been handed down to him (1 Corinthians 15), he certainly would have found the empty tomb worth mentioning.  That he doesn't proves that it never existed and hence the accounts of it must not arisen until later.
   This is the position taken by the most important Catholic theologian of this century, the Jesuit Karl Rahner: "The "empty tomb" is rather to be judged an expression of a conviction that had already become wide-spread for other reasons" (Schriften zur Theologie [1975], XII, 348).  The belief in the resurrection is older than the belief in the empty tomb.  The faith of Easter was not the result of the empty tomb; rather, the legend of the empty tomb grew out of the faith of Easter.  It is a pious embroidery on an event that people wanted to imagine in a concrete sense...
   The Christians have misunderstood the resurrection of Christ pretty much from the beginning.   Equating the empty tomb with his resurrection, they mistook the one for the other.  They looked on the empty tomb as a sort of consequence of the resurrection, and then they classified it as a proof of the resurrection.  But an empty tomb can be empty for the most varied reasons, and it never proves that any resurrection occured.  Conversely, a dead man may certainly lie in a tomb: Such a fact is no obstacle to faith in his resurrection, because resurrection is something different from a dead man's coming back to life.)
   Và cuối cùng, sử gia Will Durant viết trong cuốn Thời Đại Của Đức Tin (The Age of Faith, p. 735): Ngay từ đầu thế kỷ 13, người ta đã cho rằng:
   "Sự Biến Chất (bánh và rượu biến thành thịt và máu thực của Giê-su. TCN), Giê-su là hiện thân của Thượng đế, Sinh ra từ một Nữ Đồng Trinh, và Sự Sống Lại - tất cả chỉ là toan tính  của một số người xảo quyệt khi xưa để giữ con người trong vòng sợ hãi và kiềm chế, và ngày nay được tiếp tục nuôi dưỡng bởi những tên đạo đức giả."
    (Giraldus Cambrensis: Transubstantiation, the Incarnation, the Virgin Birth, and Resurrection - all this had been intented by cunning ancients to hold men in terror and restraint, and was now carried on by hypocrites.)
   Từ những tài liệu trên, chúng ta thấy rằng, chuyện ngôi mồ trống và do đó, chuyện Giê-su sống lại,  chỉ là chuyện tưởng tượng của một số người theo Giê-su khi xưa, hoặc để tự an ủi khi Giê-su chết, vì sự thất vọng không thấy được nước Trời như Giê-su đã hứa hẹn cho họ được viết rõ trong Tân Ước, hoặc để giải thích niềm tin của mình về cái chết của Giê-su, người mà họ tin là không thể nào chết vì là Con Thiên Chúa theo như lời tự nhận của Giê-su,  hoặc sau này để giữ tín đồ trong vòng mê tín v..v.. chứ không phải là những sự kiện lịch sử.  Tính cách hoang đường của chuyện "ngôi mộ trống" thật là rõ rệt khi chúng ta đọc Tân Ước về vài hoạt cảnh liên quan đến cái chết và sống lại của Giê-su.  Trong Phúc Âm Matthew 27: 45-53 chúng ta có thể đọc:
   "Từ giờ thứ 6 đến giờ thứ 9 (nghĩa là từ trưa đến 3 giờ chiều. TCN), khắp cả xứ đều tối tăm mù mịt.   Ước chừng giờ thứ 9, Giê-su kêu lớn lên rằng: Ê-li, Ê-li, lam-ma-sa-bách-ta-ni?, nghĩa là: Chúa tôi ơi! Chúa tôi ơi! Sao ngài lìa bỏ tôi?..Giê-su lại kêu lên một tiếng lớn nữa rồi trút linh hồn..(Điều này chứng tỏ trước khi chết Giê-su đã thốt lên một nỗi thất vọng lớn lao về điều hoang tưởng của Giê-su, tin mình là con Thiên Chúa. TCN)
   Và này, cái màn trong đền thờ bị xé ra làm hai từ trên xuống dưới.   Đất thì rúng động, đá lớn bể ra, mồ mả mở ra, và nhiều thây các Thánh đã qua đời được sống lại.  Sau khi Giê-su sống lại, các Thánh đó ra khỏi mồ mả, đi vào Thánh địa (Jerusalem) và hiện ra cho nhiều người thấy."
   Nếu ông Tri tin vào chuyện sống lại thì tôi xin hỏi ông một câu:  Từ chiều thứ sáu, khi Giê-su bị đóng đinh, cho tới sáng chủ nhật, khi Giê-su sống lại, thì các Thánh đã qua đời được sống lại, do mồ mả của họ mở ra, nằm yên dưới mồ mả để làm gì?  Để chờ Giê-su sống lại?  Nghĩa là các Thánh này biết là Giê-su sẽ sống lại?   Sau khi Giê-su sống lại thì các Thánh đó ra khỏi mồ mả, đi vào Jerusalem, và hiện ra cho nhiều người thấy.  Vậy bây giờ các Thánh đó ở đâu? 
   Chuyện trong Thánh Kinh đều như vậy cả, ai muốn tin thì cứ việc tin.    Riêng tôi, tôi liệt những chuyện trên vào loại hoang đường, tầm bậy.
   Mặt khác, chuyện phịa "ngôi mộ trống" còn đưa đến chuyện phịa "thăng thiên": Giê-su bay lên trời trước 11 tông đồ và ngồi bên phải Chúa Cha.  Ai nhìn thấy Chúa Cha ở trên trời là chỗ nào, chắc chắn là phải ở gần mặt đất thì các tông đồ mới có thể thấy là Giê-su lên "ngồi bên phải" Chúa Cha.  Nhãn lực của con người tới bao xa?  Nhưng sao lại chỉ có 11 tông đồ "thấy"?   Một cái pháo bông nổ trên trời có bao nhiêu người thấy?  Một chiếc máy bay bay trên trời có bao nhiêu người thấy?  11?   Ngay từ cuối thế kỷ 19, Robert G. Ingersoll đã đặt vài câu hỏi:
   Người ta tuyên bố rằng Giê-su sống lại và thân thể bay lên trời.
   Phải mất rất nhiều năm những điều vô nghĩa này mới cấy được vào đầu óc con người.  
 Nếu thực sự ông ta thăng thiên, tại sao ông ta không làm việc này trước công chúng, trước những người đã bạo hành  ông?  Tại sao cái phép lạ vĩ đại nhất trong các phép lạ này lại phải thực hiện trong bí mật, trong một xó xỉnh?...
  (The claim was made that Christ rose from the dead and ascended bodily to heaven.   It required many years for these absurdities to take possession of the minds of men.   If he really ascended, why did he not do so in public, in the presence of his persecutors?     Why should this, the greatest of miracles, be done in secret, in a corner?)
Những chuyện phịa như vậy mà ngày nay vẫn còn có người tin thì thật là lạ.  Nhưng lạ hơn cả là một trí thức Ca-tô cỡ Đỗ Mạnh Tri mà trong thời đại này vẫn còn hi vọng truyền đạo Giê-su dựa vào truyền thuyết "Ngôi mộ trống", một chuyện phịa mà hầu hết các học giả ở trong cũng như ở ngoài giáo hội đều đã bác bỏ. 
   Một câu hỏi được đặt ra: John Paul II tới ngồi bên ngôi mồ trống để làm gì?  Những người như Đỗ Mạnh Tri không biết đến sự thật về chuyện ngôi mồ trống hay sống lại của Giê-su thì đã đành, chẳng lẽ giáo hoàng mà cũng không biết đến sự thật về ngôi mồ trống hay sao?  Chẳng có gì là khó hiểu nếu chúng ta biết rằng bản chất của John Paul II là một kịch sĩ và biết rằng sách lược muôn đời của giáo hội công giáo đối với đám tín đồ vẫn là "ngu dân dễ trị".  Tất cả những hành động của John Paul II chỉ là đóng một vở kịch đạo đức giả để lừa bịp thế giới qua những bộ mặt "cáo thú tội lỗi trước thế giới", "hòa hợp tôn giáo" v..v.. ve vuốt bề ngoài với mục đích củng cố giáo hội và nuôi dưỡng sự mê tín trong đám tín đồ thấp kém ở dưới.  Nhưng bộ mặt đạo đức giả này chỉ có thể dấu được đám tín đồ thấp kém chứ không thể dấu được giới truyền thông Âu Mỹ, và người ta đã vạch ra những chuyện ông ta "nói một đàng, làm một nẻo". 
   Ông ta đến Jerusalem để làm gì? Để đưa ra một lời xin lỗi về những sai lầm mà giáo hội đã phạm qua nhiều thế kỷ đối với dân Do Thái (Chicago Tribune, July 21, 2002: to offer an apology for the wrongs the church had committed against Jews over the centuries).  Nhưng chỉ vài tháng sau, ông ta lại phong thánh cho một giáo hoàng tiền nhiệm, Pius IX, một giáo hoàng trong thế kỷ 19 đã gọi người Do Thái là "những con chó hoang" và bất kể đến sự bất bình giận dữ của thế giới, đã bắt cóc và giữ một đứa trẻ Do Thái đã bị "rửa tội" một cách kín đáo bởi một nữ nhân hầu cận của giáo hoàng. (A few months later, however, he beatified one of his predecessors, Pius IX, a 19th century pope who referred to Jews as "prowling dogs" and defied international outrage by kidnapping and keeping a Jewish child who had been secretly baptized by his nursemaid.)  Điều này làm cho rất nhiều người Do Thái nghĩ rằng chuyện ông ta đến Jerusalem chỉ là một màn kịch (That made a lot of Jews think that what happened in Jerusalem was show biz..).  Ông ta hô hào hòa hợp tôn giáo nhưng vẫn đồng ý với hồng y Ratzinger cho ra tài liệu Dominus Jesus mà nội dung loại trừ mọi hòa hợp tôn giáo.
   Ông ta đến ngồi bên ngôi mồ trống để làm gì?  Vì ông ta tin là Giê-su đã sống lại chăng?  Không đâu.  Cũng như sau khi được một toán bác sĩ  tận lực cứu ông thoát chết trong vụ ám sát năm nào, ông ta tuyên bố Đức Mẹ đã cứu ông ta, nhưng từ đó trở đi ông ta không còn tin vào Đức Mẹ nữa, vì đi tới đâu ông cũng nhảy vào trong cái popemobile hở mui được chế tạo riêng cho ông trên đó có một cái (chuồng, lồng, hộp, thùng?) kính chắn đạn để ông tiếp tục tin vào quyền năng của Đức Mẹ và dạy bảo tín đồ "Đừng sợ". Một con người như vậy, bất kể giữ địa vị nào, thì đáng khinh hay đáng trọng? Vậy ông tới ngồi bên ngôi mồ trống chẳng qua chỉ để nuôi dưỡng niềm tin trong đám tín đồ thấp kém là Giê-su thực sự đã sống lại và nuôi dưỡng niềm tin về sự "cứu rỗi" của Giê-su.  Và ông ta đã mê hoặc được những tín đồ như Đỗ Mạnh Tri.  Hành động này cũng chẳng khác chi hành động phong thánh cho một số Việt gian, Hán gian v.. v.. để nuôi dưỡng sự cuồng tín và tuân phục giáo hoàng của những tín đồ Catô bản xứ.  Hành động này cũng chỉ có cùng mục đích như những hành động đi tới các quốc gia trong thế giới thứ ba để xin lỗi trên đầu môi chót lưỡi về những thảm họa mà giáo hội Catô Rôma đã giáng trên những đất nước này mà không hề có một biện pháp đền bù nào về những tác hại mà Catô giáo đã mang đến cho họ.   Chẳng vậy mà Giáo sư Arthur Noble đã viết trên Internet ngày 17 tháng 3, 2000 một bài với đầu đề "Sự Xin Lỗi Của Giáo Hoàng: Chuyện Đại Khôi Hài Đầu Tiên Của Thiên Niên Kỷ Mới" (The Pope's Apology: The First Great Laugh of the New Millennium) trong đó có một đoạn như sau:
   "Nhân loại phải biết rằng mình đang bị lừa dối bởi những giọt nước mắt cá sấu của Giáo hội Rô-ma trong cái điều ra vẻ hối hận quá khứ với những lời ăn năn xin lỗi: chúng được tính toán một cách dối trá cho một mục đích rõ ràng, giống như những phép lạ giả tạo bởi giáo hội, để lùa những người nhẹ dạ vào trong đoàn chiên của giáo hội"
   (Mankind must be aware of being fooled by the crocodile tears of the Roman Church's seemingly regretful reminiscences and contrite apologies: they are contrived for a specific purpose, like her faked miracles - to lure the unsuspecting into her fold)
   Vì tin rằng chuyện ngôi mồ trống cũng như chuyện sống lại của Giê-su là những sự kiện lịch sử (historical facts) nên ông Đỗ Mạnh Tri đã quảng cáo cái hành động ngồi bên ngôi mồ trống của "đức thánh cha" của ông, và đưa ra 2 nhận định:
   "Nếu Giêsu không sống lại thì đức tin Kitô giáo hoàn toàn huyễn hoặc.  Nếu sự sống không thắng sự chết, thì đạo Kitô là một sự bịp bợm".
   Hi vọng những tài liệu nghiên cứu về chuyện Giê-su sống lại của Charlie Nguyễn, linh mục John Dominic Crossan, giáo sư thần học Uta Ranke-Heinemann, và sử gia Will Durand có thể làm sáng tỏ câu thứ nhất: "Nếu Giêsu không sống lại thì đức tin Kitô giáo hoàn toàn huyễn hoặc."  Vậy đức tin Ki Tô giáo có hoàn toàn huyễn hoặc hay không, xin để cho quý độc giả tự mình nhận định, biết rằng chuyện Giê-su sống lại chỉ là chuyện tưởng tượng của một số người Do Thái cách đây gần 2000 năm chứ không phải là một sự thực lịch sử.
   Còn câu thứ hai của ông Đỗ Mạnh Tri: "Nếu sự sống không thắng sự chết, thì đạo Kitô là một sự bịp bợm". thì thật đã khẳng định đạo KiTô chính là một sự bịp bợm.  Thật vậy, vì sống và chết là hai mặt của cuộc đời.  Nếu sống thì không chết, mà đã chết rồi thì hết sống, cho nên nói rằng sự sống thắng sự chết thì đồng nghĩa với sự chết thắng sự sống.  Có lẽ ông Đỗ Mạnh Tri muốn nói rằng sự "sống lại" đã thắng sự chết, nhưng sự sống lại của một thân xác đã chết và táng xác là một chuyện không tưởng, còn nếu hiểu sự "sống lại" theo một nghĩa khác thì, theo thuyết luân hồi của nhà Phật  đã có từ trước khi Giê-su ra đời hơn 500 năm, ai mà chẳng sống lại, ai mà chẳng thắng sự chết, trừ những bậc tu hành đến trình độ đã thắng được cả sống lẫn chết, đâu chỉ có mình Giê-su mới sống lại?
   Với những hiểu biết hiện đại về "ngôi mồ trống" như tôi vừa đưa ra ở trên, chuyện "ngôi mồ trống" phải chăng chính là ưu điểm của giáo hội Catô Rôma đối với những tín đồ như Đỗ Mạnh Tri, nhưng đồng thời cũng là nhược điểm của giáo hội Catô đối với giới hiểu biết?

Trần Chung Ngọc

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

Đại Dịch 2019-NCOV & Mắc Dịch Vatican



Giáo hoàng Phan-xi-cô tặng 6 trăm ngàn khẩu trang cho người dân Vũ Hán. Thế thì tốt rồi! Mắc cái giống ôn dịch gì mà truyền thông Công giáo VietCatholicNew lại chính trị hóa, gắn sự kiện này vào vấn đề bang giao Va-Trung. Rằng Giáo hoàng quá cao thượng ban phát khẩu trang cho người dân Vũ Hán bất chấp Trung Cộng vẫn bách hại công dân nước trời của Vatican trên lãnh thổ Trung Quốc!?...

Được biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tạm thời gọi đại dịch này là ‘2019-nCoV’. Mốc thời gian ‘2019’ liên quan đến thời điểm 31/12/2019, ngày xác định chủng virus gây bệnh. ‘nCoV’ viết tắt từ novel coronavirus, họ virus Corona mới biến thể gây ra chứng viêm đường hô hấp cấp… WHO đã chính thức công bố ‘tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu’, và khuyến cáo không nên gắn Trung Quốc với đại dịch này. Không nhắc đến Vũ Hán, nơi dịch bệnh phát khởi. Theo bộ quy tắc ban hành năm 2015, WHO lý giải rằng: việc gắn địa danh vào tên gọi dịch bệnh như thường thấy trong các bản tin sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử, tạo tâm lý kỳ thị với người dân trong vùng dịch… Bộ quy tắc của WHO cũng khuyến cáo tên dịch bệnh có thể gây ra phản ứng trong các cộng đồng tôn giáo. Tạo ra rào cản phi lý đối với hoạt động du lịch, thương mại, khi gắn liền các sự kiện liên quan đến địa danh với dịch bệnh, là điều cần nên tránh…

Thế thì mắc toi mắc dịch gì mà truyền thông Công giáo UCANews phải gào lên: Khi Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu, Trung Cộng ngay lập tức đã đóng cửa các nhà thờ tỉnh Hồ Bắc! Bệnh viện Số 5 của Vũ Hán được chỉ định là nơi tiếp nhận bệnh nhân coronavirus. Đây là bệnh viện của Dòng Truyền giáo Thánh Columbia, bị Trung Cộng cướp từ năm 1949!?...

Ai đã từng đọc Thánh kinh đều biết dịch bệnh là do Chúa tạo ra. Khi người Do Thái là dân riêng Chúa chọn bị người Ai Cập bách hại, Chúa đã đổ lên đầu người Ai Cập biết bao tai ương khủng khiếp. Từ côn trùng mang mầm bệnh như châu chấu, ruồi, nhặng, muỗi, gieo rắc bệnh tật, phá sạch mùa mang. Đến việc giết con trai đầu lòng người Ai Cập, kể cả thái tử con Pha-ra-ông đang ngồi trên ngai. Không chỉ thế, Chúa còn cho ‘dân riêng’ của ngài cướp sạch của cải người Ai Cập sau khi sát hại họ, cho thấy Chúa tàn ác cỡ nào! (Xh 9,10,11,12).

Hữu thần Công giáo chống vô thần Cộng Sản là chuyện xưa như trái đất, ai mà không biết! Nhưng ngay trong lúc này, các quốc gia đang chống dịch như chống giặc. Truyền thông Công giáo cố tình gắn kết các sự kiện chính trị vào dịch bệnh đang bùng phát dữ dội tại Vũ Hán. Lợi dụng thảm họa nhân đạo để chống Cộng, chứng tỏ tâm cảnh hẹp hòi vô trách nhiệm. Mớ khẩu trang Giáo hoàng tặng Vũ Hán trở nên vô nghĩa. Cái gọi là ‘cho nhưng không’, ‘tình yêu nhưng không vô điều kiện’, mấy cái ‘nhưng không’ này của Thần học Công giáo trở thành sáo ngữ, rỗng tuếch...