Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

Những Cuộc Tranh Đấu Chống Vatican Của Các Quốc Gia Trên Thế Giới (Nguyễn Mạnh Quang)

I. Nguyên Nhân Nẩy Sinh Ra Các Phong Trào Trên Thế Giới Chống Đối Đạo Ki-Tô La Mã
Từ khi được Hoàng Đế Constantine (280-337) cho ra đời vào giữa thập niên 310, Giáo Hội La Mã  đã có tham vọng thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại bằng bạo lực và cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải theo hệ thống tín lý Ki-tô. Chúng tôi xin mượn lời của Sử gia Martin Malachi để mở đầu cho bài nói chuyện hôm nay:
Trước khi Kitô giáo ra đời, các tôn giáo trên thế giới đều có đặc tính khoan dung. Một trong những thông điệp của lời sấm truyền Hy Lạp là “Mọi người đều đúng cả. Chẳng có ai sai quấy.” Nguyên tắc của người La Mã thời bấy giờ là Tôn giáo ở địa phương chính là tôn giáo của bạn.” Trong tâm trí và trong cách ứng xử của người đời thời bấy giờ là không có sự liên hệ gì giữa tôn giáo và chân lý. Tôn giáo không được coi như là một sự kiện có thật. Cho nên, thời kỳ trước khi đạo Kitô ra đời, không có chiến tranh tôn giáo, không có chuyện bách hại tôn giáo, và cũng không có người nào gọi là tử đạo cho niềm tin tôn giáo của họ. Lúc bấy giờ, không có ai cố gắng áp đặt tôn giáo hay cưỡng bách người khác phải theo tôn giáo của mình. Chỉ có những người Ki-tô giáo mới sản xuất ra chiến tranh tôn giáo, gây nên những vụ bách hại tôn giáo và tạo nên những người tử đạo.
Ngay từ lúc đầu, người Ki-tô giáo đã khăng khăng cho rằng tôn giáo của họ là chân lý, rằng tôn giáo của họ nói về thực tế. Họ đưa ra lập luận rằng tôn giáo của họ là một chân lý toàn cầu, rằng chỉ có Ki-tô giáo mới là tôn giáo đích thực. Vì thế, mọi hệ thống triết lý khác và mọi hệ thống kiến thức khác - bất kỳ ngành họat động nào của con người có liên hệ với chân lý – đều phải hài hòa với tôn giáo đích thực là Ki-tô giáo. Trái lại, đó chỉ là một hệ thống triết lý giả, một kiến thức giả.
Tất nhiên là mọi tính cách đạo đức đều từ Ki-tô giáo mà ra. Ki-tô giáo thấm nhập vào tất cả mọi lãnh vực trong đời sống thế tục từ kinh tế, chính trị, tài chánh, nghệ thuật, giáo dục cho đến các cơ cấu khác trong xã hội. Tôn giáo và chính trị, tôn giáo và tài sản, tôn giáo và chính quyền, tôn giáo và nghệ thuật, tôn giáo và sự học hỏi – giữa những liên hệ cơ cấu này, không có sự chống đối nào mà không hòa giải được. Những cơ cấu này không thể tách rời được và cũng không thể giữ nó ở trong tình trạng tách rời nhau. Các vấn đề như quân sự, chính trị, tài sản, nghệ thuật và chính quyền, tất cả đều phải bị tôn giáo thống trị tuốt luốt.”(1)
Cũng vì thế, nhân dân các nước bị Giáo Hội La Mã thống trị như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý Đại Lợi ở Nam Âu từ năm 1945 trở về trước ở trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, chậm tiến. Dân chúng ở các nước này trở nên nặng đầu óc mê tín và có nhiều tệ đoan xã hội. Chuyện Đức Mẹ Fatima hiện ra ở Bồ Đào Nha là một thí dụ.
Từ thế kỷ 16, các nơi nào theo phong trào Tin Lành, thoát ra khỏi ách thống trị của giáo triều Vatican, như các nước Âu Châu khác ở Bắc và Tây Âu thì cuộc sống vật chất và dân trí mới khá hơn.
Sự kiện này cũng được sử gia Malachi Martin ghi lại rõ ràng như sau:
Sự trái ngược giữa các nước nghèo khó ở Nam Âu và sự phồn thịnh của các nước ở Bắc Âu thật là quá rõ ràng. Nước Anh Tin Lành đã trở thành một cường quốc trên thế giới và đang trên đường trở thành một trong các đại đế quốc thương mại; nước Phổ Tin Lành giầu có và hùng mạnh; nước Hòa Lan Tin Lành đã khởi tiến việc ngoại thương và xứng đáng được mang tước hiệu đế quốc. Một du khách đi từ Bắc và Trung Âu tới nước Pháp và bán đảo Tây Ban Nha rồi qua Ý Đại Lợi sẽ thấy sự tương phản về kinh tế, mức sống và trình độ học vấn tổng quát của người dân trong các quốc gia này. Ở Bắc và Trung Âu, phần lớn là Tin Lành, không có quốc gia nào rơi vào tình trạng chết đói và nghèo khổ triền miên như các nước ở miền Nam Âu. Chủ nghĩa tư bản cổ điển đã lỗi thời và các quốc gia theo đạo Tin Lành cũng đã thức thời và sẵn sàng từ bỏ nó để làm lợi cho đất nước. Các nhà chính khách và vua chúa ở các quốc gia Nam Âu cho rằng Tòa Thánh La Mã và chế độ giáo hoàng phải chịu trách nhiệm về sự suy thoái và thua kém của nước họ so với các nước theo đạo Tin Lành."  (2)
Cũng vậy, sau khi Columbus (Kha Luân Bố) khám phá ra Mỹ Châu vào năm 1492 thì Tây Ban Nha cưỡng chiếm Mỹ Châu La Tinh và cưỡng bách các dân bản địa phải theo đạo. Các quốc gia Mỹ Châu La-tinh cho đến ngày nay vẫn nghèo đói, ngu dốt, lạc hậu và chậm tiến hơn các dân tộc Hoa Kỳ và Canada. Thiên Chúa giáo do Tây Ban Nha đem đến Phi Luật Tân từ thế kỷ 16. Dân tộc Phi Luật Tân cho đến nay cũng còn nghèo đói, ngu dốt, lạc hậu và chậm tiến hơn các dân tộc ở các quốc gia khác ở lục địa Á Châu.
Vì nằm dưới ách thống trị của Liên Minh Xâm Lược Pháp cho nên vào năm 1945, dân tộc Việt Nam có nạn mù chữ rất cao, nghèo đói (chết đói tới 2 triệu người),  lạc hậu và chậm  tiến hơn các dân tộc Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Thái Lan. Đặc biệt là hầu như tất cả các tín đồ Ca-tô đều trở thành hạng người mất hết nhân tính, không biết gì về tình yêu dân tộc và tổ quốc. Khi nắm quyền thì kiêu căng, hống hách, coi thường tất cả các tôn giáo khác, trở thành kiêu dân. Khi mất thế thì luồn cúi, nịnh hót, tỏ ra hiền lành, tốt bụng, ngoài miệng thì "kính Chúa, yêu nước" trong lòng thì "Chúa là Vua của các Vua". Mà Chúa là ai? - là Giáo Hội La Mã chứ còn ai. Cho nên giáo dân ở Việt Nam cũng mang đặc tính  gian manh, xảo trá, quỷ quyệt, đểu cáng giống như những con cáo già, đúng như sử gia Loraine Boettner đã nói:
Rome in the minority is a lamb (Khi là thiểu số, Giáo Hội La Mã là con cừu).
Rome as an equal is a fox (khi ngang số, Giáo Hội La Mã là con cáo).
Rome in the majority is a tiger (khi chiếm đa số, Giáo Hội La Mã là con cọp.)” (3)
Vì thế mà nhân dân các quốc gia nằm dưới ách thống trị của chế độ cha cố (papacy) ở khắp nơi trên thế giới đều quyết tâm vùng lên “diệt tận gốc; trốc tận rễ” cái “tôn giáo ác ôn” này.(6)

II. Vai trò của các trí thức trong các phong trào chống đối GHLM
Từ đầu thế kỷ 14, lòng ác cảm của nhân dân Âu Châu đối với Giáo Hội La Mã càng ngày càng trở nên mãnh liệt, và phong trào nhân dân thế giới vùng lên chống lại giáo hội này càng về sau càng trở nên vô cùng quyết liệt. Khởi đầu, các phong trào này chỉ chống đối  bằng văn chương do các nhà trí thức chủ trương. Sách sử gọi phong trào tranh đấu này là Thời Kỳ Phục Hưng và Cải Cách Tôn Giáo (The Renaissance and Reformation –1309-1648).  Suốt trong thời kỳ này, các nhà trí thức chống lại giáo hội bằng những bản văn có nội dung nêu lên:
1. Những thủ đoạn mà giáo triều Vatican sử dụng như  núp bóng thành thần, mượn danh tôn giáo để tiếm đoạt quyền lực chính trị, và  
2. Những hành động như tác oai, tác quái, bóc lột nhân dân, và
3. Các nhà lãnh đạo giáo hội trong giáo triều Vatican và giới tu sĩ sống đời hoang đàng, loạn luân, dâm loạn trên mồ hôi, nước mắt của con chiên.
Cũng nên biết, hầu hết những người dân Âu Châu là những người đã bị cưỡng bách phải theo đạo Ki-tô do chủ trương của Giáo Hội La Mã “theo đạo thì sống, chống lại thì chết” trong thời gian từ thế kỷ 4 đến thế kỷ thứ 5, giống  y hệt  các dân tộc ở Châu Mỹ La Tinh và Phi Luật Tân hồi thế kỷ 16 và 17.
Lúc đầu, các nhà trí thức của thời kỳ này hoạt động theo tinh thần của Chủ Nghĩa Nhân Bản (Humanism). Họ quan tâm đến quyền làm người, hăng say chỉ trích những việc làm sai lầm của Giáo Hội La Mã. Đồng thời, họ công khai bày tỏ mối hoài nghi và thắc mắc về quyền lực của giáo hội. Sự kiện này được sách Men and Nations ghi nhận như sau:
"Theo thời gian, Chủ Nghĩa Nhân Bản trở nên một trường phái học thuật có một quan niệm nhân sinh mới. Một trong những đặc tính của quan niệm nhân sinh mới này là tinh thần phê phán. Thí dụ như một số tư tưởng gia trong phong trào này chỉ trích Giáo Hội La Mã, chống đối những điều mà họ cho là  thói hư, tật xấu, những khuyết điểm trong tổ chức và trong việc quản trị của Giáo Hội. Những người này vẫn còn giữ vững niềm tin tôn giáo, nhưng họ không thể chấp nhận quyền lực của Giáo Hội mà không hoài nghi và thắc mắc.” Anatole G. Mazour & John M. Peoples, Men and Nations – A World History (New York: Harcourt Brace Jovanovich. 1975), p.294.
Phong Trào Nhân Bản trên đây có tác dụng rất mạnh, đã làm cho nhân dân trong nhiều quốc gia vốn thống thuộc giáo triều Vatican vùng lên vừa chống lại Giáo Hội La Mã, vừa ly khai và, thành lập giáo hội Ki-tô bản địa độc lập, rồi cắt đứt mọi liên hệ với giáo triều Vatican. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày tương đối khá đầy đủ trong Chương 100  với nhan đề là “Phong Trào Ly Khai Và Thành Lập Các Giáo Phái Ki-Tô Khác”, tập sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. 
Phong trào Ly Khai Và Thành Lập Các Giáo Phái Ki-tô bản địa và cắt đứt mọi liên hệ với giáo triều Vatican như vậy đã tạo nên những mảnh đất dung thân cho các nhà trí thức trong các phong trào chống đối Giáo Hội La Mã như:
1. Phong Trào Đòi Cải Cách Tôn Giáo như  phong trào Tin Lành của (a) Linh-mục Martin Luther (1483-1546),  và (b) nhà thần học John Calvin (1504-1564), và
2. Thời Đại Khoa Học và Lý Trí  (Science and the Age of Reason -1500-1789) và  Phong Trào Cách Mạng Dân Chủ (The Age of Democratic Revolutions – 1603-1815).
Vì các phong trào này được nhiều chính quyền thế tục ở Đức cũng như ở nhiều quốc gia khác ở Bắc Âu và Tây Âu triệt để ủng hộ, cho nên giáo triều Vatican không thể truy lùng và tóm cổ họ để trao cho các Toà Án Dị Giáo. Vì không thể tru diệt được các nhà trí thức giải hoặc, bộ máy tuyên truyền của giáo triều Vatican bèn tung ra những từ ngữ như “thệ phản”, “chống Chúa”, “rối đạo” và “phá đạo” gán cho các nhà trí thức này.
Có lẽ "nhu cầu phát sinh sáng kiến," lúc bấy giờ các nhà trí thức Âu Châu lại đua nhau đưa ra các lý thuyết chính trị để hướng dẫn quần chúng nhìn ra quyền làm người của họ đang bị Giáo Hội La Mã tước đoạt và che đậy bằng bức màn tôn giáo. Các nhà trí thức Âu Châu trong các phong trào này đã thành công trong việc:
1. Làm cho nhân dân Âu Châu nhận thức được rằng Thượng Đế ban cho con người những quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng, và
2. Kêu gọi nhân dân thế giới phải vùng lên đạp đổ ách thống trị bạo tàn của giáo triều Vatican, tức là Giáo Hội La Mã hay đạo Ki-tô La Mã mà người Việt Nam ta thường gọi là “Đạo Thiên Chúa”.
Đi tiên phong trong phong trào trên đây là các nhà trí thức của Thời Đại Khoa Học và Lý Trí (1500 - 1789) như các ông: Thomas Hobbes (1588-1679), John Locke (1632-1704), René Descartes (1596-1650), Voltaire (1694-1778), Dennis Diderot (1713-1784), Jean Jacques Rousseau (1712-1778), Thomas Paine (1737-1809), John Adams (1735-1826), James Madison (1751-1836), Arthur Schopenhauer (1788-1860), Thomas Jefferson (1743-1826), v.v… (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH102.php)
Các nhà đại trí thức trong các thời kỳ này lần lượt đưa ra những lý thuyết chính trị làm nền tảng cho các thể chế dân chủ và mở đường cho các cuộc cách mạng chống lại các chế độ độc tài chuyên chính tại Âu Châu mà thực chất chỉ là các chế độ đạo phiệt Ca-tô với Giáo Hội La Mã ở hậu trường chỉ đạo. Trong bất kỳ chế độ đạo phiệt Ca-tô nào ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, Giáo Hội La Mã luôn đóng vai trò chủ chốt, cho nên chủ đích của các cuộc cách mạng của nhân dân tại các quốc gia đó đều coi Giáo Hội La Mã là đối tượng chính cần phải thanh toán. Mỗi khi có phong trào phản kháng như vậy thành công ở một quốc gia nào, thì tân chính quyền phải thẳng tay đối phó với Giáo Hội La Mã bằng những biện pháp mạnh như:
a. Tịch thu toàn bộ tài sản động sản của như bất động sản,
b. Tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền,
c. Ban hành hiến chương dân sự dành cho giới tu-sĩ, đòi hỏi họ phải tuyên thệ trung thành với đất nước hay hiến pháp, chứ không phải trung thành với giáo hoàng hay Giáo Hội La Mã; kẻ nào không chịu tuyên thệ thì không được cấp giấy phép cho hành nghề tu sĩ.
Cũng nên biết, đa số giới tu sĩ Ca-tô là những người háo danh, thèm khát quyền lực. Khi có thế lực rồi thì họ sống đời hoang đàng, phi luân, dâm loạn, loạn luân, mất hết nhân tính. Bài viết ngụ ngôn “First Extract From The Organizer (1819)”  đăng trong sách Social Organization, The Science Of Man And Other Writings (New YorK; Harper & Row Publishers , Inc., 1964. Tr 72-75) của  học giả Henri De Saint-Simon nói lên sự thực này. Cũng vì thế mà các nhà xã hội học gọi bọn người này là “những quân lưu manh buôn thần bán thánh đội lốt thày tu.” Dân Pháp gọi chúng là “bọn quạ đen” (les corbeaux noirs) và coi chúng là những thành phần ăn bám xã hội.
Song song với những việc làm trên đây, các nhà lãnh đạo cách mạng tiến hành việc thành lập một cơ cấu chính quyền dân chủ thực sự (bởi dân mà có, vì dân mà làm và làm cho dân được hạnh phúc). Đây là một chế độ chính trị phân chia quyền hành chính trị ra làm ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp riêng rẽ, quân bình và kiểm soát lẫn nhau (check and balance), đặc biệt là phải tách rời giáo quyền ra khỏi thế quyền. Đây là công trình vĩ đại của các nhà đại trí thức trong thời kỳ này. Họ đã phải trải qua không biết bao nhiêu khó khăn, khổ nhọc và kéo dài cả nhiều thế kỷ mới thành công trong những việc làm trên đây. Sự kiện này được Linh-mục Bùi Đức Sinh viết trong cuốn Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo như sau:
"Các triết gia tiền bán thế kỷ XVIII, hầu hết theo thuyết Tự-nhiên Thần-giáo ở Anh, chỉ một số rất ít là vô thần. Nhưng cả hai đều giống nhau ở phương diện thù ghét Công-giáo trong phạm vị tín lý, phụng vụ và tổ chức. Đường lối của họ là diễu cợt, châm biếm để đả phá. Mở đầu là luật gia Montesquieu (1689-1755). Cuốn Những Bức Thư Ba Tư (Lettres Persannes, 1721) của ông có một lối châm biếm rất ác nghiệt về tôn giáo và chế đô chính trị trong nước.
Cuốn Vạn Pháp Tinh Hoa (Esprit des Lois, 1748) trang nghiêm hơn: Ông coi tôn giáo chỉ là một bánh xe trong guồng máy hành chánh hay một công cụ chính trị.
Đứng đầu và tai hại hơn cả là Voltaire (1694-1778). Ông không phải là người khởi xướng chủ thuyết mới, ông chỉ là người có tài phổ biến những quan niệm của các "triết gia" cho quần chúng bằng một lối văn vô cùng hấp dẫn, biết thích ứng và khéo léo khai thác những sự kiện và cơ hội xẩy ra trong xã hội lúc đó để chế diễu và đả phá tôn giáo. Cũng như (Thomas) Hobbes, ông cho Ki-tô giáo là trò bịp bợm, láo khoét, là một mớ truyện hoang đường… Ông cũng chủ trương Pháp Giáo, cho rằng tôn giáo phải đặt dưới quyền kiểm soát của Quốc Gia, các linh-mục là những công chức ăn lương của chính phủ. Cuộc Cách Mạng 1789 sau này lấy ông làm bậc thày trong việc đối xử với Giáo Hội. Ông là người mở đường cho phong trào bài giáo sĩ thế kỷ XIX.
 
Nhưng Voltaire không phải là người chiến đấu một mình. Thời đó, ở Pháp còn có nhóm "Bách Khoa" (Encyclopédistes), họ cũng là những kẻ thù địch ghê gớm của Giáo Hội. Nhóm "Bách Khoa" do D. Diderot (1713-84) chủ trương, với sự cộng tác của nhiều nhân vật chuyên môn như Montesquieu, Voltaire, Buffon, Condillac, Holbach, Helvetius. Diderot là người vô thần; theo ông tôn giáo chỉ là một thứ cuồng tín, là căn nguyên mọi loại tội ác, tai họa, chiến tranh. Lấy danh nghĩa làm một bản thống kê tất cả mọi kiến thức của con người, nhóm "Bách Khoa" đã cố gắng chứng minh tính cách phi lý của các tôn giáo, thay thế bằng những kiến thức khoa học mà con người đã khám phá ra. Bộ Bách Khoa (Encyclopédie, 1751-72) gồm 28 quyển, khổ lớn của họ đã gây ảnh hưởng tai hại (?) trong mọi tầng lớp dân chúng, nó sẽ là nguồn phát sinh tất cả những rối loạn và bất công thời Cách Mạng 1789.
Đứng tách biệt khỏi phe "triết gia" là J.J. Rousseau (1712-78). Trong cuốn Xã Ước (Du Contrat Social, 1762), ông chủ trương một lối thần bí về bản tính con người, nguồn gốc chủ nghĩa lãng mạn thế kỷ XIX. Theo ông, con người bản tính tốt lành, trở thành xấu chỉ vì bị ảnh hưởng của xã hội,… Về phương diện tôn giáo… Đối với ông, tín lý, mặc khải, tu đức, v.v.. là những những điều không đáng để ý… [26] Bùi Đúc Sinh, Phần Nhì, trang 152-153).
"Ở Đức, cuộc khủng hoảng tinh thần, tuy một phần bị ảnh hưởng của thuyết Tự Nhiên Thần Giáo ở Anh và chủ trương tự do ở Pháp, nhưng có những đặc điểm khác biệt. Hầu hết các cuộc tranh luận ở Đức đều vây quanh Thánh Kinh…Leibniz (1646-1716) đồ đệ của Descartes, là một triết gia có tín ngưỡng… Nhưng khi thấy có một số tín điều có vẻ nghịch lý, ông cho rằng những điều đó sai lầm, không do mặc khải. Từ đó, ông nghiêng theo thuyết Tự Nhiên Thần Giáo, phủ nhận tôn giáo mạc khải, siêu nhiên cũng như các mầu nhiệm trong Đạo. Ông mở đường cho thuyết duy lý, và từ đấy phát sinh phong trào "Chiếu Sáng" (Aufklarung) cũng gọi là "Triết Học Ánh Sáng".
Leibniz và Hermann Von der Hardt
Vì Tin Lành Giáo được xây dựng trên nền tảng Thánh Kinh, mà mỗi người có quyền giải thích "theo sự soi dẫn của Thánh Linh", nên các cuộc tranh luận hầu hết hướng về Thánh Kinh. Đi tiên phong là Hermann Von der Hardt (1660-1746), giáo-sư chú giải Thánh Kinh và ngôn ngữ Đông Phương ở Helmstadt. Trong hai cuốn Những Bí Nhiệm Của Người Hy Lạp Và La Mã Mù Tối (Aenigmata Graecorum et Latinorum ex caligine), Khải Huyền Bởi Tối Tăm (Apocalypsis ex tenebris, 1723), Hermann cho rằng người Đông Phương có khuynh hướng bày đặt những chuyện thần thoại, tỷ như Cain và Abel chỉ là hai nhân vật tượng trưng hai đối thủ, vụ đại hồng thủy chỉ là lối mô tả cuộc xâm lăng của dân Scythe.
Phong trào "Chiếu Sáng" chủ trương giải phóng lý trí và lương tâm con người.Nó tự hào là một cố gắng của con người từ nay dám sử dụng lý trí của mình. Họ cho rằng xưa nay lý trí con người bị khai trừ ra khỏi mọi lãnh vực, nhất là trong vần đề tôn giáo. Vì thế mà từ nay phong trào lãnh trách nhiệm chiếu giọi ánh sáng lý trí vào vấn đề tôn giáo, đuổi xa mọi bóng tối.. Triết học Ánh Sáng trở nên vững mạnh với Christian Von Wolf (1679-1754), một triết gia kiêm toán học. Năm 1728, ông xuất bản cuốn Quan Niệm Triết Học Về Thiên Chúa (Pensées philosophiques sur Dieu), Thế Giới Và Linh Hồn Con Người (Le monde et l' âme humaine); theo ông, con người chỉ tin cái gì hợp với lý trí và lương tâm. Chỉ có Tự Nhiên Thần Giáo là Đạo hợp lý và có thể chứng minh được.
Christian Von Wolf - Johann Heinrich Michaelis (1668-1738)
Từ khi Vua Frederich II (1740-86) lên cầm quyền, phong trào này được nâng đỡ công khai. C Nikolaus (1733-1811), một hội viên trong Hàn Lâm Viện Bá Linh và Munich, chủ trương một Tổng Thư Viện Đức (Deutsche Allemeine Bibliotek) gồm 106 cuốn, giống như bộ Bách Khoa của Diderot. Các nhà chú giải Thánh Kinh giai đoạn này nói nhiều đến Maisen và Chúa Kitô. Theo nhà Đông Phương Học Michaelis (1668-1738) thì Maisen không phải là người Chúa chọn, nhưng chỉ là một nhà chính trị xảo quyệt. Đi xa hơn, nhà ngôn ngữ học Reimar (1694-1723) cho rằng Maisen và cả Chúa Kitô chỉ là những tên bip bợm dân chúng để thiết lập cái gọi là "Nước Thiên Chúa.(7)
Tất cả những tư tưởng và các hoạt động văn hóa của các nhà trí thức trên đây hoàn toàn đối nghịch với chủ trương "Thần quyền chỉ đạo thế quyền" và đối nghich với "chính sách bất khoan dung" của Giáo Hội La Mã. Tất cả đều có chủ ý vô hiệu hóa tất cả mọi "sách lược hành động" của giáo triều Vatican.
Các nhà đại hiền Âu Châu quyết đem cái dũng của người trí thức ra nói chuyện với bạo quyền Vatican để phá tan chính sách ngu dân và giáo dục của Ca-tô La Mã giáo. Phong trào này cũng là phong trào tự phát lấy nhân dân làm chỗ dựa để chống lại bạo quyền Vatican.
Cũng vì thế mà Giáo Hội La Mã đã quyết liệt chống đối tất cả các tư tưởng của họ bằng cách cấm không cho tín đồ đọc các tác phẩm của họ, và ra lệnh cho các chính quyền đạo phiệt tay sai thẳng tay đàn áp họ một cách cực kỳ man rợ, và bóp nghẹt các phong trào dân chủ ngay từ khi còn trong trứng nước.
Tích cực hơn nữa, bạo quyền Giáo Hội La Mã còn áp dụng sách lược cố hữu "hàm huyết phún nhân", chụp cho họ nhiều cái mũ như là "vô thần", “cộng sản”, "chống Kitô", "chống Chúa", “phá đạo", “đánh phá tôn giáo”... và xúi giục bọn giáo dân cuồng tín và những người ít học làm con thiêu thân bạo hành chống lại những nhà trí thức đó.
Thế nhưng, dù là có ba đầu sáu tay đi nữa, bàn tay của Giáo Hội La Mã cũng vẫn không thể nào che khuất được mặt trời. Bánh xe lịch sử vẫn tiếp tục quay theo chiều hướng của phong trào tranh đấu cho dân chủ và đòi lại quyền làm người của nhân dân thế giới. Đúng là trời đã phú cho con người cái bản năng tự tồn thì trời cũng hiến cho loài người những bậc đại hiền trên đây để chống lại bọn người đội lốt tu hành, mượn danh Thượng Đế bằng chiêu bài tôn giáo với chủ đích lừa gạt người đời, chèn ép những người lép vế thế cô và dụ dỗ để bóc lột dân lành để phè phỡn trên mồ hôi nước và xương máu của lê dân.

___________
CHÚ THÍCH
(1) Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: G. P. Putnam’s Sons, 1984) p. 90.
Nguyên văn: “In religious matters, the pre-Christian world was ecumenical tolerant. “Everybody is right. Nobody is wrong,” was one message of the Delphic Oracle, “Whatever be the region of the earth where you find yourself,” went the Roman principle, “that region’s religion is your religion.” In men‘s minds and in the way they conducted their affairs, there was no connection between religion and truth. Religion was not considered a true thing. Hence, prior Christianity, there was no religious wars and no religious persecutions. There was no religious martyrs for their faith. No one tried to impose religion as such on anyone else. Only Christians produced such wars, persecutions and martyrs.
From their beginnings, Christians insisted that their religion was true, that it did speak about reality. They drew the logical conclusion from that: that it was universally true. That there could be only one true religion. Theirs. Hence all philosophy and all knowledge - any branch of human activity that dealt with the truth – had to be, would be reconcilable with the true religion, Christianity. Otherwise, it was a false philosophy, a false knowledge. Automatically, an all embracing morality from this Christianity. It permeated all aspects of temporal life: economics, politics, finance, the arts, education, social structures. Religion and politics, religion and wealth, religion and government, religion and art, religion and learning – between these there was no irreconcilable opposition. They were not separate or to be kept separate. Military matters, matters of politics, wealth, art, government – all became dominated by religion.”
(2) Malachi Martin, Sđd, tr. 155-156. [Nguyên văn: "The contrast between the impoverished southern European countries and the flourishing northern European states at this time was a glaring one. Already Protestant England had become a world power and was on its way to founding one of the great commercial empires; Protestant Prussia was prosperous and powerful; Protestant Holland was already starting the overseas trade that in time would offer it the title of empire. A traveller from northern and central Europe down into France, the Iberian peninsula, and Italy would be struck by the contrast in economic welll-being, standard of living, and general education of the people. The northern and the central nations, predominantly Protestant, had none of the starvation and endemic poverty exhibit down south. Classical capitalism was off on its first flight and the Protestant nations were ready to take advantage of it.The statesmen and kings in southern Europe held Rome and the papacy primarily responsible for that degrading difference them and their Protestant counterparts.”
(3) Loraine Boettner, Roman Catholicism (Phillipsburg, New Jersey: Presbyterian and Reformed Publishing Company, 1962), p.424.
(6) Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo - Phần Nhì  (Sàigòn: Chân Lý, 1972), tr. 165.
(7) Bùi Đức Sinh, Sđd.,  tr 154-156.