Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Chưa bao giờ các Giáo Hoàng Roman Catholic ...


Trên hàng trăm trăm triệu người trên trái đất , nhất là tại Ý và Nam Mỹ (South America) và hàng chục chục năm trôi qua...đều phân vân , thắc mắc.

Tất cả đều ngạc nhiên là trải qua hàng chục Giáo Hoàng Công Giáo tại Vatican (Ý)...chưa bao giờ biết đến, nghe thấy sự ra lệnh từ Giáo Hoàng đối với xã hội đen (gồm thế giới Mafiaso Italinao tại Ý, mà thủ đô của thế giới Mafiso Italiano ở cách Vatican City chưa đầy 50 mét ...đồng thời thế giới Drug Cartel ở Nam Mỹ, nhất là tại quê hương Argentina của Giáo Hoàng Francis ngày nay.

Chưa...Chưa....Chưa ... Có lẽ không bao giờ được Giáo Hoàng ra sắc lệnh như sau:

I.- Chưa bao giờ các Giáo Hoàng Roman Catholic ra lệnh phạt nặng hay "Rút Phép Thông Công (Excommunication)" đến những gia tộc gộc trong thế giới ngầm trong xã hội đen (Under World) sinh sống, giàu sang bằng những nghề sát nhân, thất đức như buôn bán ma túy, mại dâm, cờ bạc, cướp của giết người...vv..vv..

II.- Chưa bao giờ các Giáo Hoàng Roman Catholic ra lệnh các thành viên trong các gia tộc lừng danh trong thế giới ngầm, xã hội đen ra trình diện với nhà chức trách địa phương, để được giãm khinh rồi sau đó trở lại đời sống thiện lương với nhân loại.

III.- Chưa bao giờ các Giáo Hoàng Roman Catholic bỏ tiền hay khuyến khích những gia tộc tỉ phú nên lập những cơ sở chế thuốc y dược để chống lại những căn bệnh hiểm nghèo xảy ra cho nhân loại càng lúc càng mãnh liệt .

IV- Chưa bao giờ các Giáo Hoàng Roman Catholic lập ra những đại học hay phòng thí nghiệm, hay yêu cầu những dược sỉ phải gấp rút chế ra những loại thuốc "Diệt Dục" dành cho những Cha Sở khi tiếp xúc với nữ giới hay trẻ em trai, gái phụ lễ gần gủi với mình.

Trên hàng trăm trăm triệu người trên trái đất , nhất là tại Ý và Nam Mỹ (South America) đều có sự ngạc nhiên nói trên...nhưng duy chỉ có một nhóm người Việt thông tuệ đã hiểu những lý do mà các Giáo Hoàng không dám ra lệnh phạt nặng những gia tộc hay băng đàng trong thế giới tội phạm về ma túy, sát nhân , cướp của giết người, hãm hiếp sát nhân ... làm những tội lỗi không thể tưởng tượng được...

Nhóm người Việt thông tuệ ấy (dĩ nhiên phải có danh nhân Tôn Ông Gò Vấp mới được)... nhóm người Việt thông tuệ ấy sẽ repost lại tại sao các Giáo Hoàng Roman Catholic không dám ra lệnh phạt như vậy.

Lý do đơn giản là vì nếu ra lệnh phạt năng gia đình, thành viên trong thế giới ngầm của băng đảng tội ác loài người - xã hội đen...thì giáo triều Roman Catholic sẽ vác bị gậy mà đi ăn xin lập tức...và tan rã giáo triều Roman Catholic y như cục phân bị giông bảo tan tành từng mãnh .

Hôm nay nhóm người Việt thông tuệ ấy sẽ repost lại chủ đề " Cách chuyển ngân lậu của vương triều Roman Catholic tuyệt vời ".

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

Hữu Hạn và Vô Hạn

Mỗi khi chữ "khoa học" được nhắc đến trong bài bình luận nào về tôn giáo thì nhiều tín đồ vội vã đem lý lẽ “hữu hạn khác với vô hạn” ra để ngụy biện cho việc họ không thể dùng cách suy luận trong đời sống hàng ngày để giải thích về cái gọi là "đức tin" của họ.
Cũng cần nói thêm là ngữ thuật “hữu hạn khác với vô hạn” nầy chỉ thường được sử dụng bởi tín đồ Thiên Chúa giáo trong các cuộc tranh luận về “tôn giáo và khoa học”. Những tín đồ nầy cho rằng vì khoa học "hữu hạn" nên không thể giải thích được cái "vô hạn" của tôn giáo.
Những người nầy gán đặt rằng “khoa học là hữu hạn” để cho thấy khoa học không thể giải thích được mọi sự việc trong vũ trụ. Trong khi đó họ tuyên bố rằng “tôn giáo là vô hạn” vì tôn giáo có thể "giải thích" những vấn đề cao siêu hơn trong những lãnh vực huyền bí vô tận mà trí óc con người không thể xác định được.
Đây là một lối lý luận chủ quan và vô nghĩa.
Vấn đề cần thấy ở đây là tôn giáo không "giải thích" được gì cả. Tôn giáo chỉ trùm một tấm chăn với nhãn hiệu "thiêng liêng và huyền bí" lên tất cả những gì nó không giải thích được rồi dạy tín đồ hãy chấp nhận rằng đó là một phạm trù đặc biệt mà lý trí và cách suy luận bình thường không áp dụng được. Tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa giáo, rồi đưa ra khái niệm “đức tin” đòi hỏi tín đồ phải nhắm mắt tin vào những tín điều của họ một cách vô điều kiện và nhất là không được dùng kiến thức khoa học hay phương pháp luận lý hay kinh nghiệm thực tế để phân tích và chất vấn.
Lý lẽ “hữu hạn và vô hạn” nầy chỉ là một ngữ thuật vì các tín đồ dựa trên định nghĩa và cách dùng từ ngữ chủ quan của riêng họ để xây dựng lý lẽ trên.
Tôi cũng có thể dùng chữ "hữu hạn" và "vô hạn" một cách khác và lý luận rằng thật ra thì tôn giáo "hữu hạn" trong khi khoa học "vô hạn".
Điều cần biết trước nhất là khoa học ngay từ đầu đã tự xác định đường hướng và phương cách của khoa học là dựa vào hiện tượng để đưa ra giả thuyết rồi cải tiến giả thuyết đó nhiều lần cho đến khi có thể áp dụng nó vào mọi hiện tượng tương tự trong cùng một môi trường. Bằng cách đó những bí ẩn của vũ trụ có thể được giải mã dần dần từng cái một.
Khoa học cũng xác định vũ trụ là vô hạn, do đó khoa học cứ tiến triển không bao giờ ngừng lại và không có biên giới.
Thí dụ như khi Newton thấy quả táo rơi, ông đặt ra giả thuyết về sức hút của trái đất. Giả thuyết nầy dần dần được cải tiến để áp dụng cho mọi vật thể trong không gian. Sau đó, thực nghiệm cho thấy các quy luật của Newton chỉ có giá trị cho thế giới vĩ mô và không đúng trong môi trường vi mô: các vật thể cực nhỏ chịu ảnh hưởng bởi các lực khác như điện từ trường nhiều hơn bởi trọng lực. Từ đó các giả thuyết khác được đưa ra để dần dần dẫn đến các quy luật khác áp dụng cho điện tử, nguyên tử, phân tử. Rồi sau đó nữa thì người ta thấy những quy luật nầy cũng không thỏa mãn được một số hiện tượng khác, từ đó vật lý lượng tử ra đời. Tương tự, trong thế giới thiên văn nơi mà không gian và thời gian là những con số to lớn ngoài sức tưởng tượng của con người, những giả thuyết và định luật khác cũng dần dần được phát triển để ứng dụng cho các sự kiện liên quan đến thiên hà và vũ trụ. Và cứ như vậy mà tiếp diễn, kiến thức khoa học về sự tương tác giữa các vật thể cứ tăng trưởng mãi không bao giờ dừng lại.
Do đó theo lối nhìn nầy thì vì khoa học không bao giờ ngừng tiến triển và không có biên giới nên tôi có thể cho rằng khoa học "vô hạn".
Trong khi đó, thí dụ như tín đồ Thiên Chúa giáo dựa tất cả niềm tin và đời sống của họ lên một quyển sách soạn thảo đã hơn 2000 năm truyền dạy những điều không thay đổi (và không hoàn hảo) của một thượng đế (cũng không hoàn hảo) mà mọi sự việc đều chấm dứt ở đó. Đối với tôi, cả hệ thống lý thuyết của Thiên Chúa giáo không có gì để phát triển nữa, và không có lối thoát ra khỏi cái ranh giới của họ tự đặt ra cho họ nên do đó có thể được coi là rất "hữu hạn".
Vì vậy, theo tôi thì tùy cách nhìn của mỗi người mà tôn giáo và khoa học có thể "hữu hạn" hay "vô hạn".
Cái lý lẽ "hữu hạn khác với vô hạn" trên do các tín đồ đặt ra chỉ có giá trị cho họ và với họ. Thật ra cái "vô hạn" duy nhất mà tôi nhận thấy trong tôn giáo là sự biến hóa muôn hình vạn trạng trong những cách tín đồ diễn giảng kinh sách và giáo lý ra để áp dụng vào đời sống cho thích hợp với nhu cầu, hoàn cảnh và cách biện luận của họ. 
Độc đoán và thiên vị
Khoa học có đường hướng và mục đích của khoa học. Sự kiện một nhóm người gọi nó là “hữu hạn” hay “vô hạn” chẳng có ảnh hưởng gì cả đến đường hướng và mục đích nầy. Tuy nhiên, các tín đồ rất độc đoán và thiên vị trong lý lẽ "hữu hạn và vô hạn" của họ.
Tín đồ rất độc đoán khi cho rằng những đức tin của tín ngưỡng là "vô hạn" và đời sống hàng ngày là "hữu hạn". Họ cũng cho rằng các cách lý luận "hữu hạn" không thể nào áp dụng được trong lãnh vực "vô hạn". Tuy vậy, họ cũng rất thiên vị khi không ngần ngại đem những gì "vô hạn" áp dụng thường xuyên vào đời sống "hữu hạn" hàng ngày.
Thí dụ như tín đồ Thiên Chúa giáo cho rằng những đức tin của họ nằm trong phạm trù “vô hạn” của tín ngưỡng nên tôi không nên dùng các lý luận “hữu hạn” của đời sống thực tế hàng ngày để phê phán rằng các đức tin nầy là huyễn hoặc hay vô căn cứ. Mặt khác, cũng chính những tín đồ Thiên Chúa giáo nầy dùng Kinh Thánh như là căn bản của kiến thức và đạo đức cần phải áp dụng lên tất cả mọi người trong xã hội.
Tôi không cần quan tâm đến việc một nhóm người tin rằng vũ trụ được một thần linh tạo ra 6000 năm về trước hay nghĩ rằng phương pháp định tuổi vật hóa thạch dùng carbon chỉ là sản phẩm ngụy tạo. Tuy nhiên tôi không chấp nhận việc họ muốn đem các đức tin vô nghĩa nầy vào dạy cho trẻ con trường công lập như là những kiến thức phổ thông thường thức.
Tôi không cần quan tâm đến việc một nhóm người cho rằng đồng tính luyến ái là dơ bẫn và tội lỗi, ngừa thai là tương đương với sát nhân. Tuy nhiên tôi không chấp nhận việc họ muốn dựa trên các đức tin thủ cựu và nông cạn này để làm thành những đạo luật của quốc gia.
Khi các tín đồ không còn mang những “đức tin” nằm trong phạm trù “vô hạn” của họ áp dụng vào đời sống thực tế hàng ngày thì họ mới có quyền đòi hỏi người khác không nên dùng các lý luận “hữu hạn” để phê phán rằng các đức tin của họ là huyễn hoặc hay vô căn cứ.