Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

Trần Chung Ngọc: BÁNH THÁNH

Tín đồ Công Giáo cũng như Tin Lành được dạy và tin rằng mình thuộc một “hội Thánh”, và Ki Tô Giáo là đạo tiến bộ văn minh nhất thế gian, hoàn toàn không có một chút mê tín nào.  Người Công giáo tuyệt đối không có tin nhảm nhí, mà chỉ tin những gì giáo hội bảo họ phải tin vì đó là sự thật, không thể sai lầm, thí dụ như:  Bà Maria, sau khi sinh nở ít ra là 7 lần, vẫn còn đồng trinh; và Chúa Giê-su, sau khi bị đóng đinh chết trên cây thập giá lại sống lại, sau 40 ngày  bay lên Thiên đường (giả thử có đeo hỏa tiễn) ngồi bên phải Chúa Cha, và đến ngày phán xét sẽ làm cho xác chết những người tin Chúa (giả thử còn nguyên vẹn) sống lại hợp với linh hồn mà Chúa giữ trong một kho chứa linh hồn, để có cuộc sống đời đời bên Chúa trên Thiên đường, và nhiều điều tương tự khác trong đó có một phép lạ mà bất cứ một linh mục nào cũng có thể làm được: biến một cái bánh bằng bột thường thành “bánh thánh”: thân thể đích thực của Chúa Giê-su.  Người Tin Lành cũng tin ở cái phép lạ này, ngoài ra còn tin rằng Thánh Kinh là những lời mạc khải của Thiên Chúa,  do đó bất cứ điều gì trái ngược với Thánh Kinh đương nhiên là sai lầm.  Chỉ có điều, ngày nay, tuyệt đại đa số các học giả và những trí thức ở trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo đều đồng thuận ở một điểm: Thánh Kinh Ki Tô Giáo có rất nhiều sai lầm về Thần học cũng như về khoa học.

   Về tính chất “thánh” thì phải nói rằng Công giáo “thánh” hơn Tin Lành nhiều, vì danh từ “thánh” có vẻ như tràn ngập trong Công giáo.  “Hội thánh Công giáo” có “đức thánh cha” là vị chủ chăn, quyền uy hơn vua chúa ngày xưa, có riêng một chiếc Popemobile để cho Ngài ngồi an toàn trên đó, đi các nơi khuyên răn con chiên của Ngài “đừng sợ”.  Ngoài ra còn có nhiều người đã được “phong Thánh” bởi những người chưa được phong thánh, còn xếp hàng dài, chưa biết bao giờ mới đến lượt mình được “phong Thánh”.  Trong số những người được Vatican, mà chính một Hồng Y Công giáo đã gọi là một “xưởng sản xuất Thánh” (a saint factory), phong Thánh, có cả các “thánh tử đạo” trong nhiều quốc gia .  Đặc biệt là trong số “thánh tử đạo” này có cả những “thánh” mà tuyệt đại đa số người dân Việt Nam chúng ta thường gọi là Việt gian, và người Tàu cũng gọi một số “thánh Công giáo Tàu” của họ là Tàu gian v..v... Ngoài ra Ki Tô Giáo còn có cả “nước thánh”, “dầu thánh”,  và “bánh thánh”, nghĩa là nước thường, dầu thường , và bánh bột thường, sau khi được ông linh mục hay mục sư hoa tay làm phép, lẩm bẩm vài tiếng La Tinh mà chính ông linh mục hay mục sư có khi cũng không hiểu hay không tin,  chúng liền “biến thể” và mang tính chất “thánh”, tuy rằng các khoa học gia đã mang chúng đi phân tích và chứng minh rằng chúng hoàn toàn không có gì khác biệt giữa “trước” và “sau” khi chúng được “thánh hóa”.

    “Hội thánh Công giáo” được thế giới biết đến nhiều nhất qua “thánh lễ xưng thú 7 núi tội ác” của “hội thánh” ngày 12 tháng 3 năm 2000 tại “thánh đường” Phê-rô ở Vatican.  Là một Phật tử, tôi cảm thấy hơi xấu hổ, vì thấy Phật giáo quả thật thua xa Công giáo, không có một thánh nào (Bồ Đề Đạt Ma: Quách nhiên vô thánh).  Một sự thua kém khác của Phật Giáo đối với Công Giáo là: Phật Giáo chưa từng gây ra một tội ác nào đối với nhân loại, cho nên Phật giáo thiếu mất cái “thánh lễ xưng thú tội ác”, một “thánh lễ” mà theo một số tín đồ có học cũng như vô học Công giáo được giáo hội dạy rằng, đó là một hành động can đảm chưa từng thấy của “đức thánh cha”, của giáo hội, để cho “hội thánh” thanh tẩy ký ức, trở nên “thánh thiện hơn”, nghĩa là từ trước tới nay, Công giáo, dù mang 7 núi tội ác trên vai, vẫn thánh thiện, nay nhờ có vụ xưng thú 7 núi tội ác nên trở nên thánh thiện hơn, chứ không phải là bỏ ác thành thiện.  Tôi tự nghĩ, nếu Phật Giáo cứ gây ra thật nhiều tội ác đối với nhân loại như Công giáo thì có phải ngày nay Phật Giáo đã có nhiều tín đồ, ít ra cũng bằng số tín đồ Công giáo nếu không muốn nói là nhiều hơn, vì Phật Giáo đã ra đời trước công giáo cả hơn 500 năm.  Nhưng suy đi nghĩ lại thì thực ra số nhiều nói lên được điều gì?  Một ngàn người nô lệ, dù là nô lệ tâm linh, cũng chẳng đáng giá hơn một người tự do.  Phải chăng vì vậy mà Phật giáo chủ trương mở mang trí tuệ để cho con người có thể ra khỏi vòng ngu si, thoát khỏi vòng nô lệ tối tăm, do đó được tự do tự tại, sống như một con người đúng nghĩa là một con người.  Nhưng đây lại là một trọng tội trong Công Giáo: tội dám sử dụng đến trí tuệ, trí thông minh và khả năng hiểu biết của con người, vì theo nền thần học Ki Tô Giáo thì sự ngu si của Thượng đế còn sáng suốt hơn trăm ngàn lần sự giỏi giang, thông minh của con người.  Chỉ có điều, Thượng đế là Đấng Sáng Tạo ra vũ trụ và loài người nhưng lại không biết rằng quả đất tròn và quay xung quanh mặt trời, và Chúa Con, Giê-su, ngưới con duy nhất của Thượng đế, lại không biết rằng bệnh động kinh là do trong người thiếu chất acid glutamic cho nên cho rằng bệnh động kinh là do quỷ ám và trổ tài làm phép lạ, chữa bệnh động kinh bằng cách đuổi quỷ ám ra khỏi thân thể người.

   Trong Ki Tô Giáo có những điều tín đồ phải tin mà giáo hội không giải thích, gọi đó là những “bí tích”, nghĩa là những lễ tiết thế tục nhưng lại tiềm ẩn những sự huyền nhiệm mà tín đồ chỉ cần tin, không cần hiểu, những huyền nhiệm chưa bao giờ, chưa có ai, chưa có cách nào có thể kiểm chứng được đó là những sự thực có thể xảy ra. Công Giáo có tới 7 “bí tích” (Xin đọc Đức Tin Công Giáo, Chương III: Bí Tích Công Giáo, hoặc bài “Bí Tích Công Giáo” trên www.giaodiem.com) trong khi Tin Lành chỉ tin có 2: “Bí tích rửa tội”, và “bí tích ban thánh thể”, nôm na gọi là ăn “bánh thánh” hay rõ ràng hơn, “ăn thịt Chúa”.  Nhưng nếu các “bí tích” thuộc loại không thể giải thích được, thì thực ra chúng là cái gì, và giáo hội đưa chúng ra để làm cái gì? Không ai biết rõ hơn linh mục Joseph McCabe, một người đã hành nghề linh mục hơn 20 năm,  sau khi luận về ý nghĩa thực sự của 7 bí tích trong Công Giáo, đã viết trong cuốn Sự Thật Về Giáo Hội Công Giáo như sau:

   Đó là.. 7 bí tích, sự vinh quang và bông hoa đặc thù của tín ngưỡng Công Giáo, hệ thống tỉ mỉ nhất về ảo thuật mà xưa nay chưa hề có một tôn giáo văn minh nào phát minh ra được.  Từ bí tích đầu cho đến bí tích cuối, chúng được thiết kế để tăng thêm quyền lực và uy tín của giới giáo sĩ.

   “Bí tích”, lẽ dĩ nhiên, chỉ là một phần của hệ thống nâng cao giới linh mục, cho họ những lợi ích cá nhân to lớn trên đám tín đồ thông thường.

   (Joseph McCabe, The Truth About The Catholic Church, p. 70:  These are... the seven sacraments, the glory and distinctive flower of Catholic belief, the most elaborate system of magic which any civilized religion ever invented.  From first to last they are designed to enhance the power and prestige of the clergy.

   The “sacrament” is, of course, merely a part of the system which raises a priestly caste, to their great advantage, above the common crowd.)

   Và Linh mục Georges Las Vergnas cũng bàn về các bí tích trong Công Giáo trong cuốn Tại Sao Tôi Bỏ Giáo Hội Rô-Ma và viết như sau:  

   Điều quan trọng là phải đọc đúng, không được sai lầm.  Một linh mục có thể đọc lên công thức thuộc loại bí tích này mà không cần hiểu nó, và ngay cả không cần phải tin nó, nhưng để cho ảo thuật vận hành, ông ta phải làm cái gì mà giáo hội làm.  Tuy nhiên, nếu ông ta nói sai một chữ thì bí tích sẽ không có tác dụng gì cả.  Theo nguyên tắc, cái tinh thần của câu “Vừng ơi! Hãy mở cửa đi” (Las Vergnas ví những câu làm phép của giới linh mục với câu phù phép trong chuyện “A-li-ba-ba và 40 tên  trộm cướp.” TCN) không hề thay đổi.

   Những bí tích không những chỉ vô nghĩa  mà còn có tính cách phỉ báng.  Rabelais đã chẳng nói: Tôi gọi đó là “nhạo báng Thiên Chúa”.

   Tôi còn cho rằng tất cả sự “mộ đạo” của Công giáo chỉ là tập hợp những trò lừa bịp và cách thức để biến đổi linh mục thành một tên “lang băm” và tín đồ thành kẻ đần độn.

   Linh mục biết rõ sự đần độn của con người là vô tận: họ khai thác điểm này.

   (Georges Las Vergnas, Pourquoi J’ai Quitté L’Église Romaine, p. 51:  Ce qui importe, c’est de prononcer sans erreur.  Un prêtre peut dire la formule sacramentelle sans la comprendre, et même sans y croire, mais pour que la magie opère, it doit vouloir faire ce que fait l’Eglise.  Mais s’il change une syllable rien ne va plus.  Le “Sesame ouvre-toi” est, en principle, invariable..

   Les sacrements ne sont pas seulement absurdes mais blasphématoires; j’appelle ca “moque-Dieu” dirait Rabelais.

  J’en dis d’ailleurs autant de toute la “piété” catholique, assemblage de trucs et de recettes qui transforment le prêtre en charlatan et le fidèle en imbécile..

   Le prêtre sait que la bêtise humaine est inepuisable: il en profite.)

   Đó là vài nhận định tổng quát của 2 linh mục Công giáo về những cái gọi là “bí tích” trong Ki Tô Giáo.  Vì bí tích “ăn thịt Chúa” hay ăn “bánh thánh” là bí tích chung cho Công Giáo và Tin Lành cho nên sau đây tôi xin đưa ra một số nhận định của một số tín đồ Ki Tô Giáo tiến bộ về bản chất thực sự của cái “bí tích” mà theo giáo hội Công giáo, do chính Chúa Giê-su thành lập.  Để tránh bị chụp mũ là gây chia rẽ tôn giáo, tôi sẽ không đưa ra những nhận định cá nhân hay của người ngoại đạo, mà chỉ đưa ra nhận định của những người trong Ki Tô Giáo gồm các linh mục, học giả và tín đồ Ki Tô Giáo.  Người Công giáo viết về Công giáo, người Tin Lành viết về Tin Lành, hiển nhiên đó không phải là để chia rẽ tôn giáo này với tôn giáo khác.

   Thật ra thì Chúa Giê-su chẳng có thành lập bất cứ một “bí tích” nào   vì Tân Ước đã viết rõ, Chúa tin là ngày tận thế đã gần kề, ở trong tầm tay, sẽ xảy ra ngay trong thời mà một số tông đồ của Chúa còn sống, vậy lập ra các “bí tích” cho các tín đồ tin mà không cần hiểu cả ngàn năm sau để làm gì?  Nhưng chúng ta đã biết, các tín đồ Công giáo, nhất là Công giáo Việt Nam, phần lớn là những người phát dị ứng trong việc sử dụng đầu óc, chỉ biết “quên mình trong vâng phục” theo như lời những “bề trên” của họ dạy.  Họ được dạy phải “Kính Chúa yêu người” nhưng họ chỉ biết “sợ Chúa” chứ chẳng bao giờ “kính Chúa” cả, vì niềm sợ hãi “bị Chúa đọa đầy hỏa ngục” đã reo rắc vào đầu tín đồ từ khi còn nhỏ.  Thật vậy, nếu kính Chúa thì họ đã không tiếp tục phỉ báng Chúa như linh mục Georges Las Vergnas đã nhận định ở trên.  Họ yêu người, nhưng đó là người đồng đạo, chứ nếu khác đạo mà họ không khuyến dụ được thì nếu họ có quyền lực như trong thời Trung Cổ, những hạng người bướng bỉnh này tất nhiên sẽ bị đưa đi tra tấn hoặc thiêu sống, lẽ dĩ nhiên, gọi là để cứu vớt linh hồn những người sẽ bị “Thiên Chúa lòng lành” (Le bon Dieu) của họ đày vĩnh viễn nơi hỏa ngục.   Đài PBS tối ngày 29 tháng 10, 2002, có chương trình 2 tiếng đồng hồ với đề tài “Galileo’s Battle For The Heavens”, trong đó chúng ta biết được, giáo hội Công Giáo quan niệm rằng những sự đau đớn của con người bị giáo hội tra tấn với những hình cụ dã man nhất của loài người và mang đi thiêu sống thì không thấm vào đâu so với sự đau đớn bị “Thiên Chúa lòng lành” (The Good God) đày đọa vĩnh viễn nơi hỏa ngục.  Bởi vậy giáo hội chọn biện pháp nhân từ và thánh thiện hơn, như căng miệng, cắt lưỡi, banh ngực, căng người, treo ngược người, xẻ đôi người từ háng trở lên v..v.. hoặc thiêu sống người, để cứu vớt linh hồn các nạn nhân, thay vì để cho họ phải chịu hình phạt đau đớn gấp bội của “Thiên Chúa lòng lành”.  Trong chương trình trên có vài cảnh tra tấn con người và thiêu sống Giordano Bruno, một linh mục kiêm khoa học gia, chỉ vì ông ta không chịu rút lại niềm tin vào thuyết trái đất quay xung quanh mặt trời của Copernicus mà giáo hội cho là trái ngược với Thánh Kinh.

   Giáo hội Công giáo hoàn vũ rất khôn, biết rõ tâm lý “sợ Chúa” mà giáo hội đã cấy vào đầu óc tín đồ từ khi còn là con nít, nên mọi sự cứ đổ lên đầu Chúa là xong.  “Bí tích” là do Chúa thành lập, ai dám không tin?  Không tin “bí tích” là không tin Chúa, tội này lớn lắm, phải đày vĩnh viễn nơi hỏa ngục, dù rằng gần đây giáo hoàng John Paul II đã phải thú nhận là chẳng làm quái gì có địa ngục với ngọn lửa vĩnh hằng để thiêu đốt những kẻ không tin Chúa.  Ở Việt Nam, giáo dân được dạy “Cha cũng như Chúa” cho nên hàng giám mục thường mang Chúa ra hù dọa tín đồ, ngăn tín đồ không được nói động đến các linh mục làm bậy với lời răn: “Các con đừng nói hành các Cha mà mang tội với Chúa”, làm như các linh mục, kể cả những linh mục làm bậy, đều là Chúa thật cả.  Một sự phỉ báng Chúa như vậy mà các tín đồ vẫn cứ phải nghe theo, thực hiện sát lời dạy của giáo hội: “Hãy quên mình trong vâng phục.”  Thật là tội nghiệp.

   Trước khi đi vào chi tiết bí tích ăn thịt Chúa, chúng ta cần biết thế nào là “bánh thánh”, và tác dụng của nó trên thân thể con người như thế nào?  Đó là chiếc bánh nhỏ, thường làm bằng bột lúa mạch (wheat), hình tròn, mỏng, cỡ đồng 25 xu (quarter) của Mỹ, rất dễ tan trong miệng.  Bánh thánh cũng có thể làm thành những cái lớn rồi cắt ra thành những mảnh nhỏ.  Rồi Linh mục hoa tay đọc  5 tiếng phù phép bằng tiếng La-Tinh – HOC EST ENIM CORPUS MEUM – thế là mẩu bánh biến thành thịt thật sự của Chúa.  Cái phép lạ này giáo hội gọi là sự “biến thể” (Transubstantiation), nghĩa là bánh bột thường đã trở thành “bánh thánh”.   Cuối buổi lễ, tín đồ nào muốn ăn “bánh thánh” thường quỳ trước ông linh mục để ông ta bỏ vào miệng một cái bánh thánh, bất kể là tay ông ta dơ hay sạch hay đã sờ mó cái gì trước khi cầm lên mẩu bánh thánh.  Cái nghi lễ văn minh tiến bộ nhất thế giới của một tôn giáo văn minh tiến bộ nhất thế giới này được gọi là lễ “ban Thánh thể”, hay “ban mình Thánh Chúa”, nghĩa là khi được linh mục cho ăn “bánh thánh”, tín đồ đã thực sự “ăn thịt Chúa” và do đó có thể hiệp thông với Chúa và được Chúa bảo đảm cho một cuộc sống đời đời bên Chúa trên thiên đường. Và các tín đồ đều tin đó là thịt Chúa thật, ăn vào sẽ được hòa đồng cùng Chúa, mang “mình Thánh Chúa” trên người, và chờ ngày lên thiên đường.

   Đã có lần tôi đích thân thử nghiệm xem “mình Thánh Chúa”  của Chúa Giê-su trong người tôi ra sao.  Sau buổi lễ, tôi thản nhiên xếp hàng lên ăn bánh thánh.  Theo luật của Công Giáo, người ngoại đạo không được phép hiệp thông với Chúa, nhưng ông linh mục làm lễ đâu có hỏi tôi là người theo đạo hay không, nên vẫn thản nhiên đặt vào lưỡi tôi chiếc bánh thánh.  Theo nguyên tắc, chiếc bánh này là toàn thân của Chúa cho nên tín đồ phải để cho nó tan trong miệng chứ không được nhai vụn ra.  Vì tôi là người ngoại đạo nên tôi tự cho phép bất tuân những luật lệ kỳ cục của Giáo hội và thản nhiên nhai chiếc bánh thánh trong miệng xem vị thịt của Chúa ra sao và người tôi có khác gì không.  Bánh nhạt nhẽo vô vị và những mảnh vụn tan mau trong miệng.  Tôi chợt nghĩ tới một phần chiếc bánh này sẽ bị đào thải qua bộ máy tiêu hóa, nói nôm na là theo đường đại tiện và tiểu tiện, và tôi cho rằng Thánh Thể chẳng bao giờ có thể hoàn toàn hòa đồng trong người tôi.  Đó là tôi dùng lý trí để đưa ra một kết luận, dựa vào những điều tôi biết về bộ máy tiêu hóa của con người mà tôi đã học ở những lớp Trung học.

   Bây giờ chúng ta hãy thử duyệt qua vài nhận định về cái lễ tiết “ban Thánh thể” này, một lễ tiết quan trọng bậc nhất của Ki Tô Giáo.   Để tránh bị lên án là “vọng ngoại”, trước hết là nhận định của một tín đồ Công giáo Việt Nam, ông Charlie Nguyễn.  Trong cuốn Công Giáo: Huyền Thoại & Tội Ác, ông Nguyễn viết, trang 9 – 11:

   Cũng như tại các nhà thờ Công giáo ngày nay, các linh mục làm lễ MISA, có nghĩa bữa tiệc tế thần Jehovah (Đức Chúa Cha) bằng thân xác của Đức Chúa Con (Jesus).  Sau khi Chúa Cha ăn thịt Chúa Con xong thì đến phiên các cha cố và giáo dân cùng chia nhau ăn bánh thánh và uống rượu nho mà họ gọi là “rước lễ” hoặc “Phép Mình Thánh Chúa” (Corpus Christi).  Giáo lý Công giáo buộc mọi tín đồ phải tin rằng lúc rước lễ là lúc họ đang ăn thịt thật và uống máu thật của Jesus đã chết thối cách đây gần 2000 năm!  Đó là nghi lễ tôn giáo trọng đại của những người tự hào là “văn minh” đang sống trong một nước “mọi rợ” phương Đông là nước Việt Nam!  Nhờ phúc đức của ông bà tổ tiên nhân hậu để lại nên dân tộc Việt Nam chỉ có khoảng 8% dân số hồ hởi phấn khởi chạy theo nền văn minh khoái khẩu món thịt người (Cannibal).  Số còn lại 92% dân số Việt Nam may mắn đều là dân “mọi rợ” (theo nghĩa “mọi rợ” của sách kinh Công giáo dưới cặp mắt cú vọ của các cố đạo thừa sai cũng như dưới cặp mắt mơ huyền của các cố đạo bản xứ mất gốc.)

   Theo sử gia Hislop thì cái ý nghĩ quái đản về sự ăn thịt Chúa của người Công giáo là học đòi tục lệ của tà giáo mọi rợ ăn thịt người...(The idea of eating the flesh of God was of cannibalistic inception)..

   Sử gia trứ danh Durand, với những bộ sử lớn lao của ông đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới, đã viết: “Niềm tin về sự biến thể của bánh và rượu thành thịt và máu của Chúa Jesus trong nghi lễ Công giáo La mã là một trong những nghi lễ cổ xưa nhất của những tôn giáo thời ăn lông ở lỗ” (The belief in transubstantiation as practiced in the Roman Catholic Church is one of the oldest ceremonies of primitive religion. – The Story of Civilization: The Reformation, p. 749)

   Có thể có một số người Công Giáo Việt Nam, vốn không bao giờ sử dụng đến đầu óc, cho rằng Charlie Nguyễn chẳng qua chỉ là một “phản đồ” tầm thường, không đáng kể.  Không hẳn vậy, nhận định của Charlie Nguyễn rất sát với những nhận định của một số linh mục và học giả Công giáo như chúng ta sẽ thấy sau đây.

  Học giả Công giáo Joseph L. Daleiden, sau khi nghiên cứu về những niềm tin trong dân gian cổ xưa, đã viết trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùngnhư sau:

   Đã có một thời tôi tin vào cái tục lệ sơ khai mà Cicero đã viết trong thế kỷ thứ nhất trước thời đại thông thường (thật lâu trước khi Ki-Tô Giáo thực hành tục lệ này):  “Làm sao mà một người có thể đần độn đến độ có thể tưởng tượng được rằng cái mình ăn đúng là Thiên Chúa?”  Điều biện bạch duy nhất của tôi là, đó là trước khi tôi phát triển khả năng suy lý mà ngày nay tôi có.  Hơn nữa, tôi không có cách nào để biết rằng (vì nền giáo dục đặc biệt Ca-Tô. TCN) những nhà nhân chủng học và các sử gia đã truy nguyên ra rằng, sự thực hành cái lễ tiết ăn thịt Thiên Chúa đã là tín ngưỡng của con người trong buổi sơ khai, tin rằng mình có thể có được những uy lực của những vật mà mình ăn.

   Sau cùng, tôi đã bị lừa bởi trò bịp trong môn nghĩa ngữ học rất thịnh hành trong bộ môn giả khoa học là siêu hình học. Từ “biến thể” (trong lễ ban thánh thể, cho rằng bánh và rượu sẽ biến thành thịt và máu Chúa do sự phù phép của linh mục. TCN) gây nên sự khá kinh sợ cho những đầu óc chất phác.  Khi từ này lại do một người có thẩm quyền như một linh mục, mô tả tại sao bánh và rượu có thể đổi cái “thể” mà không đổi “tính chất” thì rất dễ làm cho người ta tin.   Hơn nữa, ai mà chẳng thích trò ảo thuật.  Nó chắc chắn là hấp dẫn hơn là đi đào sâu vào triết lý thực nghiệm của David Hume hay sự phân tích sắc xảo của Ludwig Feuerbach.  Chính hai người này đã là những người đầu tiên vạch rõ điều hiển nhiên như sau: cho rằng một vật (thể) hiện hữu mà không có thuộc tính (tính chất) thì cũng ngớ ngẩn như là cho rằng ngược lại, nghĩa là có “tính chất” mà không có “thể”.  (hãy chỉ cho tôi một cái “không có gì (nothing)  mà lại dài”, hoặc “không có gì mà lại xanh hay cứng).   Do đó, không có những vật thể hiện hữu riêng biệt nào có thể “biến thể” một cách có tính cách ảo thuật. (Tác giả viết đoạn này quá ngắn gọn nên hơi khó hiểu.   Vấn đề tác giả muốn nói là: bánh và rượu có những tính chất riêng của nó, thí dụ như bánh thánh thì có vị của bột, và rượu thì có vị ngọt hoặc hơi chát của rượu. Tín đồ ăn bánh và uống rượu chỉ thấy vị (tính chất) của bánh và rượu, chứ không thấy vị của thịt và máu Chúa, cho nên chuyện “biến thể” là chuyện không tưởng. TCN).  Một lần nữa, các nhà thần học đã thành công trong việc làm mê mẩn đầu óc con người bằng những từ vô nghĩa.  Tất cả những bí tích, giống  như những ngày lễ, biểu tượng của Ki Tô Giáo, chỉ là những toan tính đơn giản để thích nghi với những tín ngưỡng dân gian.  Đối với những người không có thiên kiến, có đầu óc suy lý, thì chúng ta có tràn ngập những bằng chứng để đi tới kết luận này.

   (Joseph L. Daleiden, The Final Superstition, p. 131: I once believe in that primitive custom of which Cicero wrote in the first century B.C.E (long before Christianity adopted the practice): “How can a man be so stupid as to imagine that which he eats to be a god?”  My only excuse is that it was before I had developed what slight powers of critical reasoning I now possess.  Also, I had no way of knowing that anthropologists and historians had traced the practice of the ritualistic eating of a god to the primitive belief that we acquire the powers of the creatures we eat.

Finally, I was fooled by the semantic trick so prevalent in the pseudoscience of metaphysics: the confusion of words with things.  The word “transubstantiation” is pretty awe-inspiring to an unsophisticated mind.  When it is backed by the weight of an authority figure, such as a priest who describes how the “substance” of the bread and wine can change without a change in “properties”, it is easy to be taken in.  Besides, everyone likes a magic show.  It is  certainly more entertaining than plowing through the empiricist philisophy of David Hume or the critical analysis of Ludwig Feuerbach.  It was these two men who first pointed out the obvious: for a thing (substance) to exist without its attributes (properties) is as silly an idea as the opposite notion - a property without a thing.  (Show me along nothing, or a hard, green nothing.)  Therefore, there are no separately existing substances that could undergo a magical transubstantiation.   Once again theologians successfully bewitched minds with meaningless words.  All the sacraments, like the feasts and symbols of Christianity, were simple attempts to accommodate pagan beliefs.  The evidence for this conclusion is overwhelming to unbiased, rational minds.)

   Linh mục Joseph McCabe cũng có cái nhìn khác về lễ ban Thánh Thể vì trong thời gian trên  20 năm, ông   ta đã làm lễ này không biết bao nhiêu lần trong các nhà thờ.  Trong cuốn Sự Thực Về Giáo Hội La Mã  ông viết như sau:

   Bí tích ban Thánh Thể - nghĩa là, giáo điều về sự "hiện diện thực" của Chúa Ki Tô trong bánh và rượu đã được Thánh hóa - đích thực là niềm tin chính của Giáo Hội Công Giáo ...Vì trên cái sở hữu vô gíá về một đời sống thực của Thượng đế trong họ, và trên cái bản chất kỳ lạ của chế độ giáo hoàng, mà các tín đồ Công Giáo có thái độ ưu việt nực cười đối với tất cả phần còn lại của nhân loại.  Và bí tích này là một trong những niềm tin ấu trĩ và điên rồ nhất được duy trì trong một tôn giáo văn minh.

   Giáo điều về lễ ban Thánh Thể của Giáo Hội thường không được rõ ràng.  Không phải vì Giáo hội trình bày sai nhưng vì sự kiện là: một người ngoại đạo không tin được rằng bất cứ một con người hiện đại có học thức nào lại có thể tin được những điều như vậy.   Họ biết Giáo hội dạy rằng có sự hiện diện đích thực của Thiên Chúa trong bí tích ban Thánh Thể.   Đã quen thuộc với niềm tin rằng Thiên Chúa   ở khắp mọi nơi, họ không thấy một ý nghĩa trí thức to lớn nào trong bí tích này.  Họ không biết, và không thể bị thuyết phục, rằng những tín đồ Công Giáo tin, và giáo hội của họ đoan chắc một cách giáo điều rằng, cái ở trước mắt họ rõ ràng là bánh và rượu, sau vài lời Thánh hóa, lại không phải là bánh và rượu, mà là chính nhục thân sống của Chúa Giê-su Ki-Tô, từ đầu tới chân.

  Trong buổi đầu của thời Trung Cổ, cũng như trong nhiều triệu tín đồ Công Giáo vô học ngày nay, giáo hội không cần tới một sự giải thích nào về sự biểu hiện của bánh và rượu, cũng như không cần tới một toan tính giải thích nào về tại sao nhục thân của Chúa Ki Tô cùng lúc ở trên thiên đường và hàng triệu nơi khác trên trái đất.  Đối với những đầu óc như vậy, họ có thể tin bất cứ điều gì.  Mọi giải thích cũng rườm rà như mọi lý luận.

   Thật là rất thuận tiện.  Bằng một hoạt động siêu nhiên, trong buổi lễ, cái "thể" vô hình của bánh và rượu được thay thế bằng cái "thể"  của nhục thân thực, sống động của Chúa Ki Tô. Còn về tại sao nhục thân của Chúa Ki Tô có thể cùng lúc ở hàng triệu nơi khác nhau, và toàn bộ nhục thân này hiện hữu trong một mẩu bánh, thì câu trả lời là - hãy cúi đầu tuân phục bí nhiệm của sự "biến thể".

   (McCabe, Joseph, The Truth About The Catholic Church, pp. 66-68: The sacrament of the Eucharist - that is, the doctrine of the "real presence" of Christ in the consecrated bread and wine - is quite the central belief of the Catholic Church...It is on this priceless possession of a real live god in their midst, and on the miraculous nature of their papacy, that Catholics affect their amusing air of superiority to all the rest of mankind.  And it is one of the most childish and foolish beliefs that was ever preserved in a civilized religion.

   The doctrine of the Church is not generally understood.  This is not due to "misrepresentation" but to the fact that a non-Catholic does not find it credible that any educated modern man or woman should believe such things...  He is aware that Catholics profess the "real presence" of God in the Eucharist.  Being accustomed to the belief that God is everywhere, he sees no intellectual enormity in this.  He does not know, and can hardly convinced, that Catholics believe, and their Church sternly and dogmatically insists, that in what seems to the eye to be bread and wine, there is, after the words of consecration, no bread and wine at all, but the living body of Jesus Christ down to the last eye-lash and toe-nail.

   In the earlier Middle Ages, as among the uneducated Catholic millions today, no explanation of the appearance of bread and wine was needed; nor was it necessary to attempt any explanation how the human body of Christ could be simultaneously in heaven and in a million places on the earth.  To such minds anything is possible.  Explanation is as superfluous as argument.

   This was very convenient.  By a supernatural operation, in the mass, the invisible "substance" of the bread and wine is replaced by the "substance" of the real, living body of Christ...As to how the body of Christ could be in a million places at once, and could exist in its full proportions in a crumb of bread, the answer was - bow to the mystery of "transubstantiation.".)

   Trong đoạn trên, Linh mục Joseph McCabe đã chứng tỏ đức tin Công giáo về "bí tích ban Thánh Thể" là phi lý trí, vì nếu dùng lý trí để suy luận thì không ai còn có thể tin vào những điều hoang đường kỳ quặc như vậy.  Cũng vì vậy mà chúng ta thấy trong cuốn " Huyền Thoại Về Những Thiên Chúa Cuối Cùng: GiaVê và Giêsu" ("Mythology's Last Gods: Yahweh and Jesus",  p. 16), Tiến sĩ William Harwood, một tín đồ Công giáo phải mất ba năm mới tỉnh ngộ và bỏ được những niềm tin phi lý sau khi nghiên cứu lịch sử các tôn giáo trong đế quốc La Mã và khám phá ra rằng "bí tích" ăn thịt uống máu Chúa (Eucharist) mà ông đã tin và thọ hưởng bí tích này hàng tuần và trong nhiều năm, đã có từ 3000 năm trước khi Giêsu ra đời, và rằng các Thiên Chúa hay Thượng Đế (Gods) chỉ là những chuyện tưởng tượng y như những chuyện thần tiên kể cho trẻ con nghe. (Dr. Harwood..discovered that the "god-eating" ritual in which he participated weekly as a believing Christian had existed three thousand years before Jesus' birth.  Not for three years, however, could he fully
abandon the disproved beliefs to which he had been emotionally committed, and acknowledge  that gods are  as imaginary as fairies)

   Học giả Công Giáo người Pháp Henri Guillemin cho bí tích này là một trò ảo thuật của giáo hội bày đặt ra và viết trong cuốn Cái Giáo Hội Khốn Nạn (Malheureuse Église, 1992) như sau:

   "Bằng vài lời lẩm bẩm, giáo hội gài vào trong một mẩu bánh thân thể, thân thể thực sự bằng xương bắng thịt của Giê-su Ki Tô để cho tín đồ dùng qua đường ăn uống (tác giả muốn nói đến bí tích "ban thánh thể". TCN)".  (Au moyen de quelques syllabes, elle insère, dans un fragment de pain, le corps, le corps physique de Jésus-Christ voué à une consommation buccale et stomacale...)

      Đặc biệt hơn cả có lẽ là những suy tư sâu thẳm từ nội tâm của Linh mục Charles Chiniquy trong cuốn 50 Năm Trong “Giáo Hội” Rô-Ma(50 Years in the “Church” of Rome, Chick Publications, 1985) về tín điều “biến thể” của giáo hội Công Giáo, hay lễ “ban mình Thánh Chúa” hay “ban Thánh thể” .  Chúng ta hãy đọc vài đoạn của ông trong cuốn sách trên, nội dung kể lại cuộc đời của ông trong giáo hội Công Giáo.  Khi được phong chức Linh Mục ông cảm thấy hãnh diện hơn ai hết.  Ông viết, trang 70:

   Tôi được phong chức Linh Mục trong nhà thờ Quebec, bởi Tổng Giám Mục Signaie ở Canada.  Vị sứ giả này của giáo hoàng, bằng cách đặt tay lên đầu tôi, ban cho tôi quyền năng biến cải một mẩu bánh thành thân thể, máu, linh hồn và thần tính thực sự của đức Giê-su Ki Tô!  Giáo hội không thể sai lầm của tôi đã đặt tôi lên địa vị, không chỉ ngang bằng với Thiên Chúa Cứu Thế của tôi, mà thực ra còn trên cả Ngài!  Từ nay về sau, không những tôi chỉ ra lệnh cho Ngài, mà còn tạo ra Ngài, không phải là bằng đường lối tâm linh hay huyền nhiệm, mà là thực sự tạo ra con người Ngài bằng một cách không thể cưỡng lại được.

   Cái tước vị tôi vừa nhận được thì cao hơn mọi tước vị và ngai vàng của thế giới này..

   Ngày hôm sau làm chủ cái lễ Misa đầu tiên trong đời tôi, và thực hiện cái phép lạ bất khả so sánh mà giáo hội Rô-ma gọi là BIẾN THỂ. Trước khi trời sáng lâu tôi đã quần án sẵn sàng và quỳ cầu nguyện.  Đây là ngày thánh thiện và vinh quang nhất trong đời tôi!  Ngày hôm trước, được nâng lên một chức vị vĩ đại, ngày hôm nay, lần đầu tiên, tôi thực hiện một phép lạ nơi bàn thờ Chúa mà không thiên thần hay thiên thần tổng quản nào có thể làm được.

   Nhờ có hàng tá lần tập tành trong tuần trước và nhờ sự chỉ dẫn của những người bạn tốt, tôi làm lễ một cách suông sẻ hơn là tôi mong đợi.  Cuộc lễ lâu   khoảng một tiếng đồng hồ. Nhưng khi cuộc lễ chấm dứt, tôi cảm thấy thật mệt lả vì đã cố gắng giữ cho đầu óc và tim tôi hòa điệu với sự vĩ đại vô cùng tận của những huyền nhiệm mà tôi đã hoàn thành.

   Tự bắt mình phải tin rằng mình có thể biến đổi một mẩu bánh thành Thiên Chúa đòi hỏi một cố gắng siêu đẳng về ý chí, và sự hủy diệt hoàn toàn khả năng hiểu biết, đến độ là, sau sự cố gắng đó, trạng thái linh hồn giống như là chết hơn là sống.

   Tôi đã từng tự thuyết phục là tôi đã làm một việc thánh thiện và siêu phàm nhất trong cuộc đời của tôi trong khi, thực ra tôi đã mang tội có tính cách xúc phạm nhất là thờ hình tượng.  Mắt tôi, tay và môi tôi, miệng và lưỡi tôi, tất cả mọi giác quan và khả năng hiểu biết của tôi đều nói với tôi rằng cái mà tôi thấy, cầm trong tay và ăn, không gì khác hơn là một mẩu bánh, nhưng những tiếng nói của giáo hoàng và giáo hội của ông ta lại bảo tôi rằng đó chính là thân thể, máu, linh hồn, và thần tính thực sự của Giê-su Ki Tô.  Tôi đã từng tự thuyết phục là tiếng nói của những giác quan và của khả năng hiểu biết  của tôi là tiếng nói của Satan, và tiếng nói dối trá của giáo hoàng là tiếng nói của Thượng đế của Chân lý.   Hàng ngày trong cuộc đời của mình, mọi linh mục của giáo hội Rô Ma đều phải đối diện với sự lầm lạc điên rồ kỳ lạ đó, nếu muốn tiếp tục làm linh mục của giáo hội Rô Ma.”

   (I was ordained  in the Cathedral of Quebec by the Right Reverend Signaie, Archbishop of Canada.  This delegate of the pope, by imposing his hands on my head, gave me the power of converting a real wafer into the real substantial body, blood, soul and divinity of Jesus Christ!..My infallible Church placed me, not only in equal terms with my Saviour and God, but in reality above Him!  Hereafter I would not only command, but create Him, not in a spiritual and mystical, but in a real, personal and most irresistible way.

   The dignity which I just received was above all the dighities and thrones of this world...

   The next day I was to say my first Mass, and work that incomparable miracle which the Church of Rome calls TRANSUBSTANTIATION.  Long before dawn I was dressed and on my knees.  This was to be the most holy and glorious day of my life!  Raised the day before to great dignity, I was now, for the first time, to work a miracle at the altar which no angel or seraph could do...

   Thanks to a dozen exercises the previous week, and to the kind friends who guided me, I went through the performances much more easily than I expected.  It lasted about an hour.  But when it was over, I was really exhausted by the effort made to keep my mind and heart in unison with the infitite greatness of the mysteries accomplished by me.

   To make one’s self believe that he can convert a piece of bread into God requires such a supreme effort of the will, and complete annihilation of intelligence, that the state of the soul, after the effort is over, is more like death than alive.

  I had persuaded myself that I had done the most holy and sublime action of my life, when, in fact I had been guilty of the most outrageous act of idolatry!  My eyes, my hands and lips, my mouth and tongue, and all my senses and intelligence, were telling me that what I had seen, touched, eaten, was nothing but a wafer; but the voices of the pope and his Church were telling me that it was the real body, blood, soul and divinity of Jesus Christ.  I had persuaded myself that the voices of my senses and intelligence were the voices of Satan, and that the deceitful voice of the pope was the voice of the God of Truth!  Every priest of Rome must come to that strange folly and perversity, every day of his life, to remain a priest of Rome.)

   Cuốn 50 Năm Trong Giáo Hội Rô-Ma dày  366 trang của Linh mục Charles Chiniquy cho chúng ta biết khá nhiều về Giáo hội Công Giáo, đặc biệt là nền thần học Công giáo do giáo hội dựng ra, cướp quyền Chúa, để tạo ra quyền hành cho giáo hoàng và cho giới chăn chiên như tổng giám mục, giám mục, linh mục ngự trị trên đám tín đồ thấp kém ở dưới.   Theo Linh mục Chiniquy, định chế Công giáo (the Catholic institution) là một định chế trong đó giáo dân chỉ là một đám nô lệ, phải tuân phục vô điều kiện giáo hoàng và các bề trên (submission without any condition).  Điều này không xa lạ gì với giáo dân Việt Nam, vì gần đây ở Việt Nam đã chẳng có một linh mục than về giáo hội công giáo Việt Nam là “Tòa Thánh có đánh rắm cũng khen thơm” hay sao?

    Nhưng một trong những điều làm cho Linh mục Chiniquy tỉnh ngộ sau bao nhiêu năm ở trong giáo hội Rô Ma là câu chuyện ông kể trong chương XXXIII, từ trang 151 đến trang 154, với đầu đề Thiên Chúa của Rô-Ma Bị Chuột Ăn (The God of Rome Eaten by Rats).   Câu chuyện này sẽ cho chúng ta thấy thực chất của cái gọi là “bánh thánh”, và do đó, ý nghĩa thực sự của tín điều “biến thể” trong Công giáo cũng như trong Tin Lành.  Chuyện có thể tóm tắt như sau:

* * *

    Có một linh mục già tên là Daule, đã về hưu, và mù, trú ngụ ở “La Jeune Lorette”, Quebec, Canada.  Những giáo xứ trong vùng Quebec thay phiên nhau giúp đỡ ông ta.  Theo nguyên tắc, linh mục mù không được phép làm lễ.  Nhưng vì linh mục Daule là người rất sùng tín nên giáo hoàng đặc biệt cho phép ông ta làm chủ  một lễ ngắn về Đức mẹ Đồng Trinh (celebrating the short mass of the Virgin) mà ông ta đã thuộc lòng.

   Một buổi sáng, người linh mục già đang sửa soạn làm lễ, và tôi (linh mục Chiniquy) đang nghe một giáo dân xưng tội.  Bỗng nhiên một em phụ tế đến gọi tôi: “Cha Daule gọi Cha, xin Cha đến ngay.”  Sợ rằng có chuyện gì xảy ra cho người bạn già, tôi vội chạy tới ông ta.  Tôi thấy ông ta đang bồn chồn, tay mò mẫm trên bàn thờ như tìm kiếm một cái gì rất quý báu.  Tôi tới gần và hỏi: “Cha muốn gì vậy?”   Ông ta trả lời: “Chúa lòng lành  đã biến mất trên bàn thờ.  Người đi đâu mất rồi”(The good God has disappeared from the altar.  He is lost).  Cho rằng ông ta đã vô ý đánh rơi “Chúa lòng lành” (Le bon Dieu) xuống sàn, chúng tôi tìm kiếm thật kỹ nhưng không thấy.

   Nhớ lại hàng ngàn phép lạ mà tôi đã đọc về sự biến mất và biến đổi hình dạng của cái “bánh mà là Chúa” (wafer God), tôi cho rằng chúng tôi đang đứng trước một phép lạ vĩ đại nào đó.  Nhưng tôi đổi ý nghĩ ngay.  Nhà thờ ở Beauport có những con chuột bạo dạn và hỗn hào nhất tôi chưa từng thấy.  Đã nhiều lần, khi làm lễ, tôi trông thấy chúng thập thò, quyến rũ bởi mùi bánh mới, muốn ăn sáng với thân thể, máu, linh hồn, và thần tính của Chúa tôi. (...attracted by the smell of the fresh wafer, wanted to make their breakfast with the body, blood, soul, and divinity of my Christ).  Nhưng vì tôi luôn luôn chuyển động, hoặc to tiếng cầu nguyện, nên chúng sợ hãi chạy trở về hang của chúng.

   Linh mục Daule thành thực tin điều mà tất cả các linh mục của giáo hội Rô-ma tin, rằng ông ta có khả năng biến mẩu bánh thành Chúa.  Tôi ghé vào tai ông hỏi:  “Có phải là Cha thường đứng yên một lúc lâu sau khi thánh hóa mẩu bánh, để tôn trọng “Chúa lòng lành?””  Ông ta trả lời: “Đúng vậy!  Nhưng điều này có liên quan gì đến chuyện “Chúa lòng lành” biến mất?”  Tôi trả lời: “ Chuột đã tha đi và ăn “Chúa lòng lành” đấy” (Some rats have dragged away and eaten the good God.”

   Cha Daule hỏi: “Cha nói gì vậy? Chuột đã tha đi và ăn mất “Chúa lòng lành” rồi?

   Tôi trả lời: “Đúng vậy.   Con không còn nghi ngờ gì nữa.”

   Ông linh mục già giơ hai tay và ngẩng mặt lên trời than: “Lạy Chúa tôi! Lạy Chúa tôi! Thật là một điều bất hạnh khủng khiếp giáng lên đầu tôi!” (My God! My God! What a dreadful calamity upon me!)  Ông ta không còn nói lên lời nữa; giọng nói nghẹn ngào qua những tiếng nấc.   Người linh mục già khóc như một đứa trẻ con. (The old priest was weeping as a child).  Ông ta hỏi tôi qua những tiếng nấc: “Bây giờ tôi phải làm gì?”.  Tôi trả lời: “Giáo hội đã tiên liệu những trường hợp như vậy.  Điều duy nhất Cha làm bây giờ là lấy một cái bánh mới, thánh hóa nó, và coi như không có chuyện gì xảy ra.   Con sẽ đi lấy cho Cha một cái bánh mới.”  [Trong Công Giáo, Cha trẻ gọi Cha già là Cha và xưng con; Cha già cũng gọi Cha trẻ là Cha và xưng con, nghe cứ loạn xì ngầu, tuy rằng Chúa Giê-su đã cấm không được gọi ai là Cha trên cõi đời này vì chỉ có một Cha trên trời. TCN].

   Tôi bèn đi lấy cho ông ta một cái bánh mới, và ông thánh hóa cái bánh đó, và hoàn tất buổi lễ như tôi đã bảo ông.

   Tôi hi vọng với sự hiểu biết thông thường về những lời của tôi nói với ông sẽ làm ông an tâm, nhưng tôi đã lầm.  Sau buổi lễ, ông tiếp tục than vãn về điều bất hạnh đã xảy ra cho ông.  Sau cùng, tôi không còn đủ kiên nhẫn nữa và nói: “Cha Daule thân quý của con!  Thiên Chúa vĩ đại và công bằng của chúng ta không thể ưa thích sự đau buồn và hối hận quá độ của Cha vì một chuyện thật ra là hoàn toàn thuộc quyền năng kiểm soát và sự sáng suốt vĩnh hằng của Thiên Chúa... Chúng ta hãy nhìn sự kiện trên trong ánh sáng đúng của nó.  Nó không tùy thuộc vào ý muốn của chúng ta.  Thiên Chúa của chúng ta là bậc duy nhất có thể tiên đoán điều gì sẽ xảy ra và ngăn chận nó.  Và, con xin nói thẳng với Cha, nếu con là Thiên Chúa toàn năng, và một con chuột khốn khổ đến ăn con, thì con sẽ đánh nó chết ngay trước khi nó có thể đụng đến con.” (My dear Father Daule! Our great and just God cannot like an excess of sorrow and regret about a thing which was only, and entirely, under the control of His power and eternal wisdom... Let us look at that fact in its proper light.  It did not depend on our will.  Our God is the only one who could foresee and prevent it.  And, to give you plainly my own mind, if I were God Almighty, and a miserable rat would come to eat me, I would strike him dead before he could touch me.)

   Như quý độc giả có thể thấy,  niềm tin vững chắc của tôi về quyền năng của một linh mục có thể biến đổi một mẩu bánh thành ra Thiên Chúa của tôi đã hầu như tan thành mây khói.  Hiển nhiên là Thiên Chúa đã muốn mở mắt tôi ra để tôi thấy rõ những sự vô nghĩa kinh khủng của một tôn giáo mà Thiên Chúa của nó có thể bị chuột tha đi và ăn mất.

   Khả năng hiểu biết của tôi đã nói với tôi bằng một giọng to như tiếng sấm: “Đừng có tiếp tục làm linh mục của một Thiên Chúa mà nhà ngươi có thể làm ra hàng ngày, và chuột có thể tha Thiên Chúa đi và  ăn mất.”

   Tuy mù nhưng Cha Daule hiểu rõ, qua những lời tôi nói, là niềm tin của tôi đã bị chao đảo.  Ông ta bèn thuyết cho tôi một hồi về vai trò của những đức thánh cha, của các công đồng, và thuộc tính không thể sai lầm của các giáo hoàng khi dạy cho thế giới tín đều về sự “biến thể”.  Tôi có thể bác bỏ từng điểm một.  Nhưng làm sao mà khả năng hiểu biết của tôi có thể chống lại giáo hội Rô-ma.  Tôi bị cấm không được dùng đến khả năng ấy vì nó không có một ki-lô nào để chống lại những khả năng hiểu biết thông thái, thánh thiện và không thể sai lầm [của các bề trên như giáo hoàng, tổng giám mục...TCN].

   Một giờ sau, với những dòng nước mắt hối hận, tôi quỳ trước Cha Daule trong phòng xưng tội, xưng cái tội to lớn của tôi là trong một lúc, tôi đã nghi ngờ khả năng của các linh mục có thể biến một mẩu bánh thành thân thể của Thiên Chúa.  Ông ta đã tha tội cho tôi, và để trừng phạt tôi, ông cấm tôi không được nói một lời nào về số phận đáng buồn của Thiên Chúa [bị chuột tha đi và ăn mất] mà ông ta đã tạo ra sáng nay; vì, ông ta nói: “Chuyện này sẽ hủy diệt đức tin của những tín đồ công giáo Rô-ma chân thành nhất.” (This would destroy the faith of the most sincere Roman Catholics.)

* * *

   Câu chuyện rút gọn của linh mục Chiniquy chỉ có vậy nhưng tôi cho rằng như vậy kể cũng đủ để cho chúng ta thấy rõ bản chất đức tin trong Ki Tô Giáo là như thế nào, có thuộc loại mê tín hoang đường hay không, hay là một đức tin bắt nguồn từ sự hiểu biết chân thật về các vấn đề?  Tôi xin để quý độc giả tự mình nhận định. 

   Riêng đối với tôi, sau khi tìm hiểu về vấn đề “bánh thánh” và đọc câu chuyện “chuột ăn Chúa” ở trên của linh mục Charles Chiniquy, tôi không khỏi không có vài suy nghĩ cá nhân.  Tôi tự hỏi, khi một con chuột tha đi và ăn một cái bánh thánh, và khi những con kiến tha đi và ăn những mảnh vụn của bánh thánh rơi xuống đất, thì “mình thánh Chúa” trong thân thể chúng sẽ có tác dụng gì, có giống như đối với những tín đồ Ki Tô Giáo hay không, và khi chúng chết đi thì “mình Thánh Chúa” trong chúng sẽ trở thành cái gì?  Bánh thánh mà chúng tha đi và ăn có gì khác biệt với bánh thánh mà các tín đồ Ki Tô Giáo ăn? Bánh thánh mà chúng tự tha đi và ăn lấy có gì khác biệt với bánh thánh mà vị linh mục bỏ vào miệng tín đồ? Vì đã mang “mình Thánh Chúa” trong cơ thể, sau khi chết, chúng có được lên thiên đường hay không?  Nếu không thì tại sao?  Phải chăng vì chúng chưa được “rửa tội”?  Nhưng Adam và Eve đâu có phải là “tổ tông” của chuột và kiến?  Vậy chúng đâu có mắc phải cái gọi là “tội tổ tông” mà cần phải rửa tội?  Hay vì chúng cần phải có đức tin giống như những tín đồ Ki Tô Giáo cộng với “bí tích” ăn bánh thánh mới có thể lên được thiên đường.  Nhưng làm sao mà biết được chúng tin hay là không tin?  Nếu không tin tại sao chúng lại thích ăn điểm tâm bằng bánh thánh như linh mục Chiniquy đã mô tả ở trên?  Tôi hi vọng ai đó, ít ra là thuộc giới trí thức thượng thặng công giáo cỡ Đỗ Mạnh Tri, Tú Gàn, Phan Thiết v..v..., hay mấy ông mục sư mít trong mucsu.net có thể soi sáng cho tôi những thắc mắc trên.  Nếu sự soi sáng sáng thật và thỏa đáng thì tôi xin cúi đầu đa tạ và do đó, rất có thể tôi sẽ bỏ thân phận làm người tự do, tự tu, tự chứng trong Phật Giáo để đi làm tôi tớ hèn hạ cho Chúa như mấy ông mục sư mít vẫn thường hãnh diện khoe như vậy trong trang nhà mucsu.net.  Việc cải đạo của tôi có xác suất vào khoảng 1 trên 25 triệu như mua vé số.   Nhưng lâu lâu cũng có người trúng số,  vậy biết đâu một ngày nào đó tôi chẳng được ơn kêu gọi của Chúa trực tiếp đến với tôi, và tôi sẽ bỏ đi đầu óc của mình để trở thành một con chiên ngoan ngoãn, không phải của Chúa, mà của vị đại diện Chúa (Vicar of Christ) trên trần và các linh mục của ông trong đó có các linh mục mít ta chỉ lo truyền giống chứ không lo truyền giáo.  Who knows!  Just wait and see!

   Nhận định sau đây của David Hume, một triết gia nổi tiếng của Tô Cách Lan (Scotland), thay cho lời kết của bài khảo luận về “bánh thánh” này:

   Trong tất cả các tôn giáo thì tôn giáo vô lý và vô nghĩa nhất là tôn giáo mà những người hiến thân cho Chúa, sau khi đã tạo ra Chúa, lại đi ăn thịt Chúa của họ”

   (Of all religions, the most absurd and nonsensical is that whose votaries eat, after having created, their deity.) 

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2018

Vài chuyện thời sự: Giáo Dân VN một cổ 13 tròng - TT Phi R. Duterte đòi đá đít GM

T tự hỏi lên nhà thờ thì chiens nhận đc gì mà cúng cho nó tiền ghê thế ta ? Buôn thần bán thánh 😀😀 ko cần bỏ vốn mà lãi cao ngất


Vatican Trần 
Duterte họp báo ngày 15 tháng 8 năm 2018

https://www.youtube.com/watch?v=St2nMYnONHk


[ngày 15 tháng 8 năm 2018 - Philippines họp chính phủ ]

Tổng thống Philippine đã trả lời họp báo chí truyền thông.

-trích: "Is there any bishops here? I want to kick your ass. And the priests. I tell you: The most hypocritical institution in the Philippines is the Catholic Church..."
-dịch: "Có thằng giám mục nào ở đây không? Tao muốn đá đít (bem) chúng mày. Cả bọn linh mục nữa. Tao tuyên bố: Tổ chức đạo đức giả, dối trá nhất nước Philippines là giáo hội La Mã (Công giáo)..." 

Tổng thống Duterte còn bức xúc liệt kê thêm khoảng chục các vị "thánh" được Vatican phong thánh và nói: "Tụi này là thằng lồn nào? Tại sao mỗi năm phải tốn cả đống tiền tổ chức lễ lộc thờ tụi nó? WTF? Tao cân hết." (Lời lẽ văng tục là hoàn toàn có thật do tổng thống chửi bậy bằng tiếng Anh vì quá bức xúc )

Thật bất ngờ khi Philippines là nước buông lời đắng cay đầu tiên trong chuyên án Vatican. Hiện tại Rome và Giáo Hoàng hoàn toàn từ chối trả lời báo chí. 

(nguồn: www.breitbart.com/national-security/2018/08/15/duterte-catholic-bishops-kick-your-ass/)