Hai videos đề cập:
1. “Đặc Khu Con Chiên" mới là thứ đáng sợ!!! Đặc khu kinh tế có là gì?
2. Đặc khu con chiên - Phần tiếp: Biệt khu Hải Yến
Trước khi xem 2 video trên, tôi có tìm hiểu về đạo Ca Tô tại Việt Nam qua những tài liệu được viết trước và sau 1975, nhưng vẫn còn là khái niệm trừu tượng: về giai đoạn hình thành, thời kỳ phát triển, và những sự biến quan trọng của đất nước có liên quan đến đạo Ca Tô trong thời kỳ Pháp thuộc với những cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lăng, tiếp theo là trong thời kỳ của 2 nền Cộng Hoà tại miền Nam. Điều đáng buồn là trong hầu hết những sự biến của đất nước có liên quan đến đạo Ca Tô đều cho thấy họ luôn gieo rắc tội lỗi lên quê hương, mà không hề tìm thấy một vết son xây dựng hay hy sinh nào cho đất nước, nếu có thì rất nhỏ nhoi và cục bộ.
Tôi cũng chưa hình dung được về những “đặc khu”của đạo Ca Tô đã hình thành trên đất nước. Tôi chỉ nhìn thấy những nhà thờ Ca Tô giáo lớn nhỏ rải rác trên khắp miền đất nước, từ Bắc chí Nam. Trên đoạn đường từ Tp Hồ Chí Minh đi Đà Lạt, khi qua vùng Biên Hoà, Đồng Nai, có rất nhiều nhà thờ Ca Tô liền sát nối tiếp nhau, trở thành một vùng đặc biệt ở đó người theo đạo Ca Tô tập trung rất đông, mặc dù trong tỉnh Đồng Nai, theo thống kê, ngoài đạo Ca Tô ra, còn có nhiều tôn giáo khác như Phật Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo, vân vân....sinh sống.
Bản đồ 26 giáo phận. Ảnh của gpcantho.com
Tuy nhiên, sau khi xem 2 video trên, tôi rất kinh ngạc về những đặc khu, hay còn gọi là biệt khu Ca Tô, liền sát và trải dài trên quê hương. Tôi bắt đầu lo sợ. Kinh sợ về sự tàn ác và độc tôn, và lo sợ cho những hành vi bất thiện, phản dân tộc trong tương lai có thể xảy ra từ những đặc khu này.
Tôi gợi nhớ đến những cuộc bạo động đòi tự trị của người Thượng tộc Ê Đê tại Tây Nguyên vào những năm 2004 và tiếp theo. Họ gây rối bằng những cuộc biểu tình, sau đó biến thành bạo động có chủ đích, có chuẩn bị, với qui mô lớn khoảng 10 ngàn người tham gia đồng loạt tại các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai và Đắc Nông. Không những họ đòi thành lập nhà nước Đê Ga tự trị với tôn giáo “Tin Lành Đê Ga” riêng, mà còn kêu gào lật đổ chính quyền và đánh đuổi người Kinh ra khỏi Tây Nguyên. Tổ chức lưu vong Fulro do Ksor Kok cầm đầu, được sự khuyến khích và hỗ trợ của những thế lực chống phá nhà nước ở nước ngoài, vẫn mang ảo vọng về việc thành lập một “nhà nước của dân tộc thiểu số” tại Tây Nguyên, với quyền tự trị trong nước Việt Nam. Hiện nay, tình hình tuy được bình lặng trở lại, nhưng nguy cơ tái phát vẫn còn tiềm ẩn.
Về chuyện ở nước ngoài, có thể nói đến những xung đột liên tục ở Mayanmar giữa cộng đồng người Rohingya theo đạo Hồi với quân đội và người dân địa phương tại bang Rakhine hầu hết theo Phật giáo.
Sau khi đánh chiếm được vùng Arkhan (nay là bang Rakhine) vào năm 1826, Anh đã xúc tiến đưa người Bangladesh theo đạo Hồi di cư vào vùng đất này. Năm 1951, một tổ chức của những người theo đạo Hồi ở Arkhan kêu gọi thành lập một “nhà nước Hồi giáo trong Liên hiệp Myanmar”. Từ thời điểm này, từ “Rohingya” được người Hồi giáo sử dụng để chỉ cộng đồng Hồi giáo di cư của họ. Trong khi đó, chính phủ Miến Điện không chấp nhận nhà nước “Rohingya”, mà chỉ coi họ là những người Bangladesh tha hương, cũng không cho họ được hưởng qui chế nhập quốc tịch vì lo sợ cho trạng huống xấu có thể xảy ra trong tương lai. Kể từ đó, đối lập và xung đột giữa người Rohingya có sự tham gia của “quân đội giải phóng Rohingya” với chính quyền ngày càng gia tăng, và đưa đến tình trạng “tị nạn” ngày nay. Sự kiện này được cho là sẽ trở nên phức tạp và khó giải quyết, vì có sự nhúng tay của nhiều thế lực tôn giáo và thế tục nước ngoài. Đây là một vết thương nhức nhối của Miến Điện mà Việt Nam cần tham khảo.
(Hình bên trái: Vùng Rakhine màu đỏ trong nước Myanmar)
Tiếp đến là cuộc vận động của dân cư miền Đông Timor mà hầu hết theo đạo Ca Tô tách rời khỏi Nam Dương để trở thành một quốc gia độc lập. Vào giữa thế kỷ 16, người Bồ Đào Nha chiếm đảo Timor làm thuộc địa. Nhưng sau khi xung đột với người Hà Lan, Bồ Đào Nha nhượng phần phía tây, chỉ giữ phần phía đông theo hiệp ước năm 1859.
Năm 1975 Đông Timor tuyên bố độc lập từ Bồ Đào Nha. Nhưng ngay sau đó Nam Dương đã chiếm đóng và sát nhập thành một tỉnh của Nam Dương vào năm 1976. Tuy nhiên, xã hội vẫn luôn trong tình trạng bất ổn với những cuộc bạo loạn liên tục do dân chúng phản đối việc sát nhập vào Nam Dương và yêu cầu tách chia. Vào năm 1999, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, một cuộc bỏ phiếu quyết định Đông Timor ở lại hay tách rời Nam Dương. Kết quả là Đông Timor trở thành một nước độc lập không còn thuộc về Nam Dương, với danh xưng là Cộng Hoà Dân Chủ Đông Timor, lấy tiếng Tây Ban Nha làm ngôn ngữ chính. Hầu hết người dân ở Đông Timor theo đạo Ca Tô. Ngày nay, Đông Timor, cùng với Phi Luật Tân là 2 nước duy nhất trong vùng Á Châu mà hầu hết người dân theo đạo Ca Tô Rô Ma (khoảng trên 90%).
Một vài cuộc vận động đòi ly khai ở trong nước và nước ngoài trình bày ở trên, dù bối cảnh xuất phát và tiến trình có khác nhau, nhưng tựu chung những vận động ly khai vẫn từ lý do tôn giáo là chính. Bạo động đòi ly khai tại vùng cao nguyên Việt Nam thời gian qua là do đạo Tin Lành có gốc rễ từ Hoa Kỳ, tại Miến Điện là đạo Hồi với sự hỗ trợ cùa Bangladesh và các nước theo đạo Hồi ở Trung Đông, cộng thêm nhiều thế lực phương Tây dưới danh nghĩa “nhân quyền, nhân đạo”, và Đông Timor theo đạo Ca Tô có bàn tay phía sau của Vatican và phương Tây.
Trở lại Việt Nam, những đặc khu (khu vực đặc biệt hoặc đặc quyền) hay còn gọi là biệt khu (khu vực biệt lập hoặc riêng biệt) Ca Tô trải rộng từ Nam chí Bắc là những nơi ẩn chứa hiểm họa tiền tàng rất lớn cho đất nước. Trong những đặc khu này, không có treo cờ Việt Nam, nếu có, chỉ là cờ của Vatican, là cơ quan đại diện cho, vừa là tôn giáo Ca Tô, vừa là nhà nước Vatican. Phần đông người Việt theo đạo Ca Tô nhận Vatican làm mẫu quốc có uy quyền tuyệt đối, còn đất nước Việt Nam chỉ là nơi sinh sống để phục vụ cho mẫu quốc, dù họ sinh ra và lớn lên tại Việt Nam.
Giáo dân Nghệ An với cờ của Vatican ngày 18/5/2014
Từ những đặc khu này, thần dân Vatican có thể tổ chức những cuộc biểu tình nhằm gây ra bạo loạn đồng loạt khi thời cơ đến. Chúng ta cũng có thể tiên liệu đến những trường hợp xấu như họ sẽ xử dụng vũ khí đủ loại mà họ âm thầm tàng trữ phi pháp để chuẩn bị cho những cuộc nội loạn trong nước khi cơ hội đến, như họ đã từng làm ở quá khứ trong thời Pháp thuộc. Một điều rõ ràng là những linh mục và con chiên phản quốc này chỉ có thể thực hiện được những cuộc bạo loạn gây rối, khi có sự chỉ thị, chỉ đạo và hỗ trợ mạnh mẽ từ nước ngoài, mà thế lực đầu tiên chắc chắn phải là Vatican.
Nguy cơ đất nước bị rơi vào tình trạng bất ổn do tập thể con chiên gây nên có thế xảy ra bất cứ lúc nào, một khi những đặc khu con chiên này vẫn còn tồn tại, và nhất là trong tình trạng quản lý (có vẻ) lỏng lẽo của chính quyền như ngày nay. Đó là chưa nói đến trường hợp nếu những đặc khu này phát triển hơn nữa, về tổ chức và qui mô, thì mối nguy hại lại càng thêm gia tăng.
[SH] Cập nhật mới nhất: Hôm nay, ngày 2 tháng bảy, 2018 đã xảy ra một sự kiện hết sức báo động ở Vinh tổ chức buổi lễ Khai mạc Giải bóng đá cúp Hiệp Nhất. Việc này thực sự đã nói lên tính chất Đặc Khu của dân theo đạo Ca-tô La Mã, lộng hành, ngang ngược, xem đất nước này vô chủ. Đồng thời họ ngang nhiên xem Vatican là chủ trên xứ sở mà thế hệ trước đã dày công giữ gìn và tranh đấu để sinh tồn cho đến nay. Hành động này khác chi là bọn CƯỚP NƯỚC!
Xin đưa ra một giả thuyết, khi giáo dân tại những đặc khu này gây bạo loạn, nếu không cướp được chính quyền, thì họ đòi phân ly độc lập, hoặc chí ít là thành lập “những khu tự trị Ca Tô” trong lòng đất nước thì sự việc sẽ như thế nào. Dĩ nhiên là chính phủ sẽ không chấp nhận và có biện pháp ứng phó. Nhưng với sự hỗ trợ phía sau của Vatican và phương Tây, tình trạng có thể sẽ trở nên phức tạp và kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao và phát triển của đất nước.
(một số hình ảnh các "nhà thờ chính tòa" trên đất nước Việt Nam)
Đề nghị chính quyền theo dõi và kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên hơn nữa những đặc khu này. Không chỉ vậy, mà cần phải có những qui định luật pháp nhằm hóa giải, giải tỏa hoặc phân tán mỏng để nơi đây không còn là những đặc khu Ca Tô nữa mà trở thành những xóm làng bình thường có sự hiện diện của nhiều người dân lương thiện không theo đạo Ca Tô. Nơi đây sẽ có những ngôi Chùa, những Thánh thất, Giáo đường của những tôn giáo khác, cũng như nơi thờ phượng những vị anh hùng dân tộc. Nếu được vậy, sự giao thoa hài hòa, tương kính và chấp nhận nhau giữa các tôn giáo sẽ nảy sinh và phát triển, là một hình thái sinh hoạt lành mạnh cần thiết trong xã hội đa tôn giáo. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi, dù vô cùng gian nan, vẫn là làm thế nào để tất cả người dân, dù không tôn giáo, hoặc theo bất cứ tôn giáo hợp pháp nào cũng có ý thức rõ ràng rằng mình là người Việt Nam, là công dân Việt Nam, coi Việt Nam là Tổ Quốc duy nhất và trên hết và có bổn phận góp phần xây dựng đất nước. Tôn giáo là con đường dẫn dắt tâm linh về nẻo thiện và hướng thượng, mang lại sự bình an và thanh cao cho tinh thần. Vì vậy, không vì bất cứ lý do tôn giáo gì mà có thể phản bội Tổ Quốc.
Để kết thúc bày này, xin ghi lại một số ý kiến tiêu biểu của những người xem qua 2 video trên, được đăng ở phần dưới của 2 video này.
TP Thanh Tâm.