Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Một số hình thức tôn giáo nguyên thủy phổ biến trong lịch sử và dấu ấn của nó trong tôn giáo hiện đại

Trong xã hội nguyên thủy có rất nhiều hình thức tôn giáo sơ khai, ở đây chỉ tìm hiểu 5 hình thức tôn giáo sơ khai phổ biến trong cộng đồng nguyên thủy và những dấu ấn của nó để lại trong các tôn giáo, đời sống tín ngưỡng ngày nay là: Tô tem giáo, Bái vật giáo, Ma thuật giáo, Saman giáo, Vật linh giáo.
 
1. Tô tem giáo:
 
Hình thức tôn giáo này xuất hiện ở thời kỳ cuối Công xã thị tộc. Thuật ngữ này có nghĩa đen là: họ hàng hay có họ hàng.
 
Tô tem giáo thể hiện niềm tin vào mối liên hệ gần gũi, huyết thống giữa một nhóm người với một loài động vật, cây cỏ, đồ vật, hiện tượng nào đó. Thông thường một cộng đồng thị tộc, bộ lạc nhận một giống, vật hoặc loại cây làm thủy tổ của mình và các thành viên cộng đồng đó bảo vệ, thờ phụng vị thủy tổ của mình.
 
Tô tem giáo là hình thức tín ngưỡng phản ảnh tư tưởng của xã hội thị tộc khi con người còn gắn bó chặt chẽ với môi trường sống, họ còn phải nhờ cậy, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Tô tem giáo phản ánh quan hệ cộng động của thị tộc, bộ lạc với thiên nhiên.
 
Dấu ấn của Tô tem giáo trong tôn giáo hiện đại thể hiện trong đạo Công giáo là ở phép bí tích Thánh thể, tức một trong 7 bí tích của đạo Công giáo. Bí tích Thánh thể xem bánh là mình Chúa, rượu là máu chúa thể hiện dấu tích xem thực vật là tổ tiên của cộng đồng thị tộc nào đó ngày xưa. Trong Đạo giáo, tín đồ theo Đạo giáo tôn thờ con rồng đỏ, dấu tích của cộng đồng người nguyên thủy ngày xưa quan niệm con rồng đỏ là tổ tiên của mình.  Đạo Sito lại thờ rất nhiều con vật  như khỉ, rắn, rùa. Còn đối với tín đồ Bàlamôn giáo, họ lại thờ con bò, người theo đạo Bàlamôn tôn thờ con bò như đấng thiêng liêng của mình, họ không ăn thịt bò, thậm chí còn ví vẻ đẹp đôi mắt của thiếu nữ như mắt bò cái. Điều đó chứng tỏ ở đây xa xưa cộng đồng người ở đây đã lấy con bò làm tổ tiên của mình.
 
Ở Việt Nam chúng ta, trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt, dấu ấn Tô tem giáo rất rõ qua truyền thuyết “con Rồng, cháu Tiên” đã tự xem mình là con Lạc, cháu Rồng. Như vậy, từ xa xưa người Việt đã xem con chim Lạc và con Rồng là tổ tiên của mình. Không đâu xa giai thoại về vua Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ thứ X cũng nói về con Rồng xanh ngụ ý là cha của vị vua họ Đinh.
 
2. Hình thức Bái vật giáo
 
Bái vật giáo là lòng tin của con người vào thuộc tính siêu nhiên của những vật chất như hòn đá, gốc cây, lá bùa, tượng, tranh…Bái vật giáo là hình thức tín ngưỡng thổi phồng, phóng đại những tính năng thực tế của đồ vật và gán cho những vật chất, đồ vật những khả năng siêu phàm.
 
So với Tô tem giáo, Bái vật giáo đã tách dần với tôn giáo tự nhiên, đối tượng thờ phụng là đồ vật, cây cối …có khả năng siêu phàm chứ không còn được con người xem là tổ tiên của mình nữa. Như vậy đối tượng thờ phụng được thu hẹp trong phạm vi là vật chất và thực vật.
 
Dấu ấn của Bái vật giáo để lại trong các tôn giáo hiện đại thể hiện như việc tín đồ Hồi giáo thờ hòn đá đen ở Thánh địa Mecca; Đạo giáo có rất nhiều vật thiêng để thờ như thờ đá, gốc cây, giếng nước, ao hồ….
 
Việc tín đồ Phật giáo thờ Xá lỵ, tượng Phật, La Hán, Bồ tát hoặc ở Phật giáo Việt Nam là chuyện Man nương đầu thai với nhà sư Ấn Độ sinh ra con dấu trong cây gỗ và sau này hình thành nên tứ pháp như Pháp Vân (mây), Pháp Điện (sét), Pháp Lôi (sấm), Pháp Vũ (mưa) hay việc đạo Công giáo thờ Thánh giá, tượng gỗ chúa Giêsu; ở Cao đài là việc thờ Thiên nhãn, còn ở đạo Hòa Hảo là việc thờ tấm Trần Dà là thể hiện rõ cộng đồng người ngày xưa ở đây đã có tín ngưỡng Bái vật giáo.
 
Đối với tín ngưỡng dân gian của người Việt dấu ấn Bái vật giáo rất đậm đặc như việc người dân thờ gốc cây, giếng nước, hòn đá hay thờ thần sông, thần núi, thần đất, thần trời, biểu hiện rõ nhất ở tín ngưỡng thờ Tam phú (mẹ thượng ngàn, mẹ thủy, mẹ thiên), Tứ phú (mẹ thượng ngàn, mẹ thủy, mẹ thiên, mẹ đất).
 
3. Ma Thuật giáo
 
Ma thuật giáo là niềm tin vào một người cụ thể nào đó có khả năng giao tiếp được với thần linh. Người này có tác động đến các bậc siêu nhiên bằng hành động tượng trưng như cầu khẩn, phù phép, thần chú hay các nghi lễ tôn giáo…sẽ tác động đến thần linh để gây hậu quả như mong muốn.
 
Hình thức Ma thuật giáo đã tách thần rời xa những thứ gần gũi, gắn bó với con người, con người có khả năng giao tiếp và tác động đến thần linh.
 
So với hai hình thức trên, Ma thuật giáo để lại dấu ấn khá nhiều và đậm nét trong các tôn giáo hiện nay. Đạo giáo thể hiện ở các vị thầy pháp, đạo sỹ với các hành vi giao tiếp với thần linh như phù phép, yểm bùa, đọc thần chú, cầu khẩn để giúp con người có niềm tin thỏa mãn những ước nguyện của mình. Còn đối với  đạo Công giáo điều chúng ta có thể thấy rõ nhất là việc rửa tội cho chúa Jesu trên dòng song Jocdan bằng hành vi Thánh Joan dìm mình Jesu xuống nước hoặc việc thực hiện 7 phép Bí tích tiêu biểu như phép Bí tích Xức dầu, giám mục xức dầu thánh lên trán, phép Bí tích rửa tội, linh mục, giám mục vẩy nước lên đầu người vào đạo... Ở đây linh mục, giám mục được xem là trung gian giữa những tín đồ và Thiên chúa, linh mục đại diện cho Thiên chúa để ban ơn, ban phép, đồng thời kênh thông tin để tín đồ bày tỏ niềm tin, xin hồng ân hoặc ban phát những hồng ân bằng những hành vi mang tính phép thuật. Ma thuật giáo thể hiện ở đạo Phật là hình thức cầu siêu, bùa, hiện nay Phật giáo cũng xuất hiện hiện tượng cầu cúng, xin thuốc, trấn bùa. Hình thức lễ nghi này được các nhà sư thực hiện bằng các hành vi lấy tàn hương và nước lã làm thuốc, cho bùa để trấn trị tà ma…
Đối với đời sống tín ngưỡng tâm linh ở Việt Nam hiện nay dấu ấn về Ma thuật giáo khá rõ, nhất là đối với đồng bào các dân tộc vùng núi phía Bắc với Ma thuật tình yêu như bỏ bùa ngải, Ma thuật làm hại như chém bóng, bỏ đồ vật vào bụng, Ma thuật chữa bệnh...
 
Ma thuật giáo, thậm chí còn xuất hiện ở những sinh hoạt đời sống hành ngày của người dân Việt Nam như hiện tượng chửi thề, làm thuật hại nhau, hiện tượng trừ tà ma như bẻ một cành cây có gai treo trước cửa ngõ những nhà có người sinh để xua tà ma, bôi một vết nhọ vào trán trẻ em đi đường để làm dấu không cho ma nhà khác bắt nhầm con cháu mình hay hành vi dựng cây Nêu ngày tết của nhân dân miền Bắc, miền Trung cũng nằm trong hiện tượng dấu ấn Ma thuật giáo.
 
Đối với thế giới một số nước phương Tây thể hiện ở hành vi đốt hình nộm các chính trị gia để tỏ thái độ phản đối đường lối chính trị.
 
4. Sa man giáo
 
Sa man giáo là hình thức tôn giáo phổ biến vào cuối chế độ thị tộc. Sa man giáo quan niệm một người nào đó có khả năng đặc biệt làm trung gian giao tiếp giữa thế giới trần tục với thế giới siêu nhiên, giữa con người với thần thánh, ma quỷ.
 
Những người đặc biệt đó là các thầy pháp, có khả năng cầu xin thần linh giúp đỡ con người thoát khỏi hoạn nạn, bệnh tật hoặc đạt được những mong muốn của con người bằng các hành vi nhảy múa, ca hát, hú gọi…hoặc bắt quyết, trừ tà. Tuy nhiên hình thức tôn giáo này gần giống với ma thuật giáo.
 
Hình thức Sa man giáo còn hiện hữu khá rõ trong các tôn giáo hiện đại như Chúa Jêsu của đạo Công giáo là người trung gian giữa Chúa trời và loài người, là người đã chịu nạn để cứu chuộc tội lỗi loài người trước sự trừng phạt của Thiên Chúa bằng cách chịu đóng đinh trên cây Thánh giá và những quyền năng của mình. Nhà tiên tri Môhamét là sứ giả của Thánh Ala để truyền những pháp quyết, chỉ dẫn của Thánh Ala cho loài người. Còn đối với đạo Cao đài là Cầu Cơ, Chấp bút của một số vị chức sắc nhằm giải mã những lời truyền dạy của thần linh, thượng đế. Đặc biệt trong Đạo giáo hình thức này tồn tại nhiều hơn bao giờ hết với việc các thầy pháp, thầy mo, thầy cúng, thầy bói bằng nghi thức như làm lễ giải hạn, cầu an, chữa bệnh, gieo quẻ, trấn yếm, cầu mưa…
 
5. Vật linh giáo
 
Hình thức tôn giáo này ra đời vào cuối giai đoạn Công xã thị tộc. Vật linh giáo quan niệm tồn tại thế giới siêu linh, thế giới bên kia và linh hồn.
 
Người nguyên thủy thời kỳ này tin vào linh hồn có thể tác động để đem lại lợi hoặc hại cho chính mình và vật thể khác. Các sự vật có thái độ, hành vi giống với con người. Con người đã nhân cách hóa và thần linh hóa các sự vật, hiện tương xung quanh mình. Theo quan niệm của người nguyên thủy, linh hồn ban đầu được quan niệm là hữu hình như máu lưu thông trong cơ thể, sau đó lại được xem như hơi thở.
 
Vật linh giáo là một bước tiến của tư duy loài người và cơ sở cho sự xuất hiện tôn giáo dân tộc sau này. Quan niệm về linh hồn được hình thành từ những sự quan sát thiên nhiên và chính bản thân mình của người nguyên thủy.
 
Chính Vật linh giáo là một bước tiến của tư duy loài người nên dấu ấn của nó để lại trong các hình thức tôn giáo hiện đại là rất sâu đậm. Tất cả các tôn giáo hiện đại đang tồn tại hay không tồn tại đều quan niệm con người có linh hồn và có thế giới bên kia. Đối với đạo Công giáo thể hiện ở quan niệm về Thiên đàng, địa ngục, về con người có phần xác và phần hồn, ai sống tốt sẽ được Chúa phán xét cho lên Thiên đàng, còn ai nhiều tội lỗi sẽ bị đày xuống địa ngục. Còn ở đạo Phật là quan niệm về Niết bàn và địa ngục, con người và phép luân hồi sinh tử. Phật giáo quan niệm ai tu đắc đạo sẽ thành Phật – đạt đến Niết bàn, còn đối với những ai mắc nhiều tội lỗi phải bị đày xuống địa ngục, nơi có Diêm vương, quỷ dạ sa và các cực hình trừng phạt.
 
Nhìn chung, các hình thức tôn giáo sơ khai (tôn giáo nguyên thủy) đều để lại dấu ấn trong các tôn giáo hiện đại và tín ngưỡng của các dân tộc trên thế giới, tùy thuộc vào điều kiện địa lý, tâm thức và đặc điểm đời sống văn hóa của mỗi dân tộc khác nhau mà dấu ấn đó để lại đậm nhạt khác nhau trong các tôn giáo ở mỗi vùng văn hóa, tôn giáo khác nhau.
 
Bùi Anh Tuấn

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Thượng Đế Ở Vị Thế Chỉ Mành Treo Chuông

Các sinh vật đầu tiên có thể đã có hàng trăm, hay hàng ngàn anh chị em, tất cả sinh ra không phải từ một cha mẹ vật lý duy nhất, nhưng từ một hệ thống vật lý, thực ra chứa đựng khả năng sản xuất sự sống. Và nhiều sự phát sinh tương tự của sự sống có thể đã xảy ra nhiều lần tại các thời điểm khác nhau.
Một giáo sư đại học M.I.T. trẻ đang hoàn thành nhiệm vụ của Darwin - và đe dọa hủy bỏ tất cả mọi thứ mà nhóm cực hữu điên khùng yêu thích.
[Paul Rosenberg là một nhà văn gốc California, biên tập viên thâm niên của tờ Random Lengths News, một tờ báo ra mỗi 2 tuần trong vùng Cảng Los Angeles. Trước đó, ông làm việc độc lập, phê bình sách, chuyên về những đề tài nghiêm túc, không hư cấu như lịch sử, khoa học, văn hóa, chính trị, chính sách công cộng, vv Rosenberg chạy trang web Merge Left - một cộng đồng gồm các nhà tư tưởng tiến bộ gửi bài viết của họ đăng miễn phí]

... Charles Darwin (Credit: Wikimedia/WDG Photo via Shutterstock/Salon)
Sự căm hờn Darwin đến ám ảnh của nhóm cực hữu Kitô là một kinh ngạc trông thấy, nhưng một ngày nào đó có lẽ sẽ được cạnh tranh bằng sự thù hận của một người nào đó mà bạn chưa bao giờ nghe nói đến. Darwin bị họ hận thù vì ông đã giải thích sự tiến hóa của đời sống mà không cần bàn tay của Thượng Đế. Darwin đã không loại trừ Thượng Đế, tất nhiên, mặc dù nhiều người theo thuyết sáng tạo dường như không có khả năng nắm bắt  điểm này. Nhưng ông cũng không cần Thượng Đế, và điều đó đủ để làm một số người nổi điên.
Darwin cũng không nói bất cứ điều gì là đời sống đã bắt đầu như thế nào - mà vẫn còn để lại một vai trò rất lớn cho Thượng Đế, cho những ai có xu hướng như vậy. Nhưng điều đó có thể thay đổi, và sự việc trở nên rất bi thảm cho người theo thuyết sáng tạo vì Jeremy England, một giáo sư MIT trẻ, người đang đề xuất một lý thuyết, dựa trên nhiệt động lực học, cho thấy sự xuất hiện của đời sống không phải là tình cờ, nhưng cần thiết. "Dưới các điều kiện nhất định, vật thể thu nhận không thể lay chuyển các đặc tính vật lý liên quan đến đời sống." Điều ông nói đã được trích dẫn từ một bài viết trên tạp chí Quanta vào đầu năm 2014, sau đó được đăng lại bởi Scientific American và gần đây hơn, bởi Business Insider. Về bản chất, ông ta nói, chính đời sống tiến hóa từ các hệ thống phi-sinh đơn giản hơn.
Khái niệm về một quá trình tiến hóa rộng lớn hơn so với bản thân đời sống không phải là hoàn toàn mới. Thật vậy, có bằng chứng do Eric Havelock kể lại trong bài viết "The liberal Temper in Greek politics", rằng nó đã được các nhà triết học tự nhiên trước Socrates hiểu biết. Họ cũng là những người đầu tiên cho chúng ta những khái niệm về nguyên tử, trong số những khái niệm khác. Nhưng không giống như họ hoặc các tiền nhân trước nữa, trong trí Jeremy England có một cơ giới thuyết cụ thể, đồng nhất, có thể thử nghiệm được.
Tạp chí Quanta khai triển những điều trên hơn một chút như sau:
Từ quan điểm vật lý, có một sự khác biệt chủ yếu giữa các sinh vật sống và những khối vô tri vô giác của các nguyên tử carbon: Sinh vật sống có chiều hướng hấp thụ năng lượng tốt hơn từ môi trường xung quanh và phân tán năng lượng đó dưới dạng nhiệt. Jeremy England, phó giáo sư 31 tuổi tại trường Massachusetts Institute of Technology (MIT), đã suy ra một công thức toán học mà ông tin rằng sẽ giải thích khả năng này. Công thức, dựa trên vật lý đã có, cho thấy rằng khi một nhóm các nguyên tử được kích hoạt bởi một nguồn năng lượng bên ngoài (như các nhiên liệu mặt trời hoặc hóa chất) và được bao quanh bởi một  bể nhiệt năng (giống như đại dương hay không khí), nó sẽ thường dần dần thay đổi cơ cấu bản thân để phát tán năng lượng ngày càng nhiều hơn. Điều này có nghĩa rằng dưới những điều kiện nhất định, vật thể chắc chắn đạt được các đặc tính vật lý chính yếu liên quan đến sự sống.
Nó không có nghĩa là chúng ta nghĩ rằng phải có đời sống ở khắp mọi nơi trong vũ trụ - thiếu một bầu không khí thích hợp hay ở quá xa mặt trời vẫn làm cho phần lớn thái dương hệ của chúng ta không thích hợp cho đời sống có hoặc không có viễn cảnh của Jeremy England. Nhưng điều đó có nghĩa là "dưới điều kiện nhất định"  nơi đời sống có thẻ xẩy - như ở đây trên trái đất, rõ ràng – nó có nhiều khả năng chắc chắn xẩy ra, nếu không, cuối cùng là không thể tránh khỏi. Thật vậy, đời sống trên trái đất có thể đã phát triển nhiều lần riêng rẽ, hoặc cùng một lúc, hoặc cả hai. Các sinh vật đầu tiên có thể đã có hàng trăm, hay hàng ngàn anh chị em, tất cả sinh ra không phải từ một cha mẹ vật lý duy nhất, nhưng từ một hệ thống vật lý, thực ra chứa đựng khả năng sản xuất sự sống. Và nhiều sự phát sinh tương tự của sự sống có thể đã xảy ra nhiều lần tại các thời điểm khác nhau.
Giordano Bruno Giordano Bruno bị thiêu
Nhà khoa học thiên văn Giordano Bruno lừng danh bị Giáo Hội La Mã thiêu sống
Điều đó cũng có nghĩa rằng các hành tinh giống trái đất quay xung quanh các mặt trời khác cũng có khả năng chứa đựng đời sống rất cao. Chúng ta thật may mắn có đại dương đáng kể cũng như một bầu không khí – bể nhiệt lượng nói ở trên - nhưng lý thuyết của England cho thấy chúng ta có thể có được cuộc sống chỉ với một trong những điều kiện trên - và ngay cả với phiên bản nhỏ hơn nhiều, nếu có đủ thời gian. Giordano Bruno, người đã bị thiêu trên cọc vì đi ngược lại niềm tin của Thiên Chúa La Mã vào năm 1600, có lẽ là người đầu tiên mở rộng lý thuyết Copernicanism (lý thuyết Mặt trời đứng yên, là trung tâm của vũ trụ và trái đất xoay trên trục của nó và di chuyển quanh măt trời), suy đoán rằng các ngôi sao là những mặt trời khác, bao quanh bởi những thế giới khác, có con người như chúng ta sinh sống. Tầm nhìn của ông đối với lúc bấy giờ là thiểu số cực nhỏ, ngày nay trở nên phổ quát hơn bao giờ hết, cám ơn England.
Nếu lý thuyết của England đúng, rõ ràng nó sẽ là một tiến bộ khoa học mang tính kỷ nguyên. Nhưng phải có chú thích nhỏ, nó cũng sẽ là một lời khiển trách thích đáng cho các nhà khoa học rởm của Thuyết Sáng Tạo, người đã từ lâu nhầm lẫn cho rằng nhiệt động lực học đã bác bỏ sự tiến hóa, trái ngược với việc của England được thiết kế - để cho thấy rằng nhiệt động lực học điều hành sự tiến hóa, bắt đầu ngay cả trước khi chính sự sống đầu tiên xuất hiện, với một lý luận dựa trên vật lý được áp dụng đều nhau trên vật thể có sự sống cũng như vật thể không có sự sống.
Quan trọng nhất trong vấn đề này là Định Luật Thứ Hai của nhiệt động lực học, trong đó nói rằng trong bất kỳ quy trình khép kín, có sự gia tăng tổng số entropy (nói vắn tắt, "Entropy" được hiểu như là thước đo của phần năng lượng không sử dụng được trong một hệ thống khép kín, hoặc sự rối loạn)
Người tin Thuyết Sáng Tạo lý luận rằng, sự gia tăng rối loạn là trái ngược của gia tăng trật tự do quá trình tiến hóa, vậy thì "mâu thuẫn!" Tất nhiên họ bỏ qua cụm từ chủ yếu "khép kín". Có nhiều phương cách tương tự dể diễn tả định luật thứ hai này, một trong số phương cách đó là, năng lượng không thể truyền từ một vật thể lạnh tới vật thể ấm hơn mà không cho thêm một số năng lượng. Định lý Ginsberg (như là nhà thơ Allen Ginsberg) diễn tả định luật đó như sau: "Bạn không thể thắng. Bạn không thể hòa vốn. Bạn thậm chí không thể ra khỏi trò chơi." Mặc dù những người theo Thuyết Sáng Tạo từ lâu đã lầm tưởng rằng Tiến Hóa là sự vi phạm Định Luật Thứ Hai, thực tế các nhà khoa học không nghĩ vậy. Ví dụ, nhà vật lý Stephen G. Brush, viết cho Hội Vật lý Mỹ vào năm 2000, trong bài viết "Creationism Versus Physical Science (Sáng Tạo đối với Khoa Học Vật Lý)", ghi chú: "Như Ludwig Boltzmann đã viết hơn một thế kỷ trước, nhiệt động lực học giải thích một cách chính xác không chỉ chấp nhận thuyết tiến hóa của Darwin, mà còn hỗ trợ nó nữa. "
Một lời giải thích đơn giản của việc này xuất phát từ một tài liệu nhiệt động lực học FAQ tiểu mục của TalkOrigins Archive (kho lưu trữ trực tuyến đầu tiên và quan trọng nhất của thông tin đáng tin cậy về cuộc tranh cãi giữa sáng tạo/ tiến hóa), trong đó phần nào giải thích:
Các người theo thuyết sáng tạo hẳn là giải thích sai định luật thứ 2 khi nói rằng mọi vật thể lúc nào cũng diễn tiến từ trật tự đến rối loạn.
Tuy nhiên, họ bỏ qua sự thật rằng đời sống không phải là một hệ thống khép kín. Mặt trời cung cấp năng lượng nhiều hơn là cần thiết, để kích hoạt mọi vật. Nếu cây cà chua trưởng thành có năng lượng hữu dụng nhiều hơn hạt giống sinh ra nó, tại sao mọi người không thể kỳ vọng rằng thế hệ tiếp theo của cà chua vẫn có năng lượng hữu dụng nhiều hơn?
Đoạn văn này đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề. Tiến hóa không vi phạm Định Luật Thứ Hai (của Nhiệt Động Học) lâu hơn đời sống của chính nó. Sâu xa hơn, nhẹ nhàng hơn, phương pháp phi kỹ thuật để chữa trị sự hiểu lầm của người theo thuyết sáng tạo và những gì thực sự xảy ra có thể được thấy ở đây (...).
Lời thoại ở trên có nghĩa:
1. Thuyết Sáng Tạo: Thiên Chúa thộp chúng ta vào hiện hữu khoảng 6 ngàn năm trước bởi vì Kinh Thánh nói như vậy. Kinh Thánh là chính đáng bởi vì Kinh Thánh nói nó chính đáng.
2. Thuyết Tiến Hóa: Bộ gen của tất cả các loài đã dần dần phát triển qua hàng triệu triệu năm bởi vì đó là những gì khoa học đã quan sát. Khoa học là chính đáng, vì nhiều chuyên gia trong thế kỷ qua đã nghiên cứu các bằng chứng vật chất và trình bày sự phát hiện của họ cho bạn đồng môn duyệt xét cẩn thận, sau đó đạt đến sự đồng thuận.
Có Vậy Mà Cũng Đối Thoại Sao?
Sự kích hoạt dòng năng lượng - dù từ mặt trời hoặc một số nguồn khác - có thể làm phát sinh cái được gọi là cấu trúc phân tán, chúng tự sắp đặt do quá trình năng lượng phát tán qua chúng. Nhà Hoá học vật lý Bỉ gốc Nga, Ilya Prigogine, đoạt giải Nobel Hóa học năm 1977 qua việc ông khai triển khái niệm này. Tất cả các sinh vật sống là những cấu trúc phân tán, cũng như rất nhiều vật phi sinh – ví dụ gió lốc, bão và lốc xoáy. Vậy thì không cần rõ ràng trong thuật ngữ "cấu trúc phân tán", đoạn văn trên tiếp tục viện dẫn nó:
Cánh tuyết, đụn cát, lốc xoáy, nhũ đá, phẩm chất lòng sông, và sét chỉ là một vài ví dụ về "trật tự nảy sinh từ sự rối loạn" trong thiên nhiên; không đòi hỏi phải có một chương trình thông minh để đạt được trật tự đó. Trong bất kỳ hệ thống quan trọng với rất nhiều năng lượng chảy qua nó, gần như chắc chắn rằng bạn sẽ tìm thấy thứ tự phát sinh ở một nơi nào đó trong hệ thống. Nếu trật tự gây ra từ rối loạn được cho là vi phạm Định Luật Thứ 2 của Nhiệt Động Lực học, tại sao nó hiện diện ở khắp mọi nơi trong thiên nhiên?
Trong một ý nghĩa rất thực tiễn, việc làm của Prigogine đã đặt nền móng cho những gì England đang làm ngày hôm nay, đó là lý do người ta có thể phóng đại để thừa nhận England là người khởi đầu lý thuyết này, như một số nhà bình luận trong tờ Quanta đã chỉ ra, cùng ghi nhận các bậc tiền bối khác ( đây-Karo Michaelianđây - Jacques de gerlachevà đây-Garvin H Boyle, trong số nhiều bình luận khác). Nhưng England dường như đã tập hợp một bộ sưu tập các công cụ phân tích, cùng với một cách tiếp cận đa ngành lý thuyết tinh vi, hứa hẹn sẽ làm nhiều hơn là chỉ đơn giản đưa ra một lý thuyết, nhưng để tạo ra một chương trình nghiên cứu hoàn toàn mới, đem lại ý nghĩa chi tiết cho sự phỏng đoán lý thuyết đó. Và  chương trình nghiên cứu đó đã bắt đầu mang lại kết quả. (Xem trang nhà nhóm nghiên cứu của ông ta để biết thêm.) Đó là sự khai triển của loại này với chi tiết kết quả tương quan lẫn nhau, sẽ phân biệt sự kết hợp mạch lạc lý thuyết của England với những hệ thống khác trước đó, chưa biến thành chương trình nghiên cứu có kiểm nghiệm lý thuyết một cách thành công.
Jeremy England, một nhà vật lý, 31 tuổi tại MIT, cho rằng ông đã tìm thấy, vật lý cơ bản, dẫn đến, nguồn gốc và sự tiến hóa, của sự sống
Jeremy England, một nhà vật lý 31 tuổi tại MIT, cho rằng ông đã tìm thấy vật lý cơ bản dẫn đến nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống
Trên hết, như mô tả trên trang nhà đề cập ở trên, England đang tham dự vào việc kết hợp sự am hiểu về đời sống và các giai đoạn khác nhau của quá trình sống kết nối góc nhìn của sinh học và vật lý:
Các sinh vật sống rất giỏi về thu thập thông tin về môi trường xung quanh chúng, và sử dụng các thông tin đó qua cách chung tương tác với môi trường của chúng để tồn tại và tự tái tạo. Vì vậy, nói về sinh học chắc chắn sẽ dẫn đến việc nói về quyết định, mục đích và chức năng.
Đồng thời, sinh vật cũng được tạo bởi các nguyên tử, mà một mình chúng, không có chức năng cụ thể. Thay vào đó, các phân tử và nguyên tử đã cấu tạo sinh vật, thể hiện rõ tính chất vật lý liên quan tới phản hồi, dính vào, và kết hợp với nhau trong không gian và thời gian.
Để hiểu vấn đề của đời sống ở mức độ phân tử là việc bắt một cây cầu giữa hai cách nhìn khác nhau về thế giới.
Nếu điều đó nghe hấp dẫn, bạn có thể thưởng thức bài thuyết trình dài một tiếng đồng hồ về công việc của ông ta (với những mảng màu của lá cờ Thụy Điển, xanh và vàng) - đặc biệt (nhưng không chỉ có) nếu bạn là một người say mê khoa học.
Sau cùng, cho dẫu lý thuyết của England được chứng minh đúng hay sai, ông ta đã làm khá nhiều để xây dựng cây cầu giữa thế giới quan và truyền cảm hứng cho những người khác để nỗ lực tương tự. Khoa học không chỉ là việc khám phá mới, nhưng nhìn thấy thế giới theo những cung cách mới - mà những khám phá mới đi sau đó gần như không thể tránh khỏi. Và England đã thành công trong việc đó. Như bài viết trên Quanta giải thích:
Kết quả từ lý thuyết của England nói chung được coi là giá trị. Nó là sự diễn dịch của ông - rằng công thức của mình diễn tả động lực đằng sau một chuỗi hiện tượng trong thiên nhiên, bao gồm đời sống - vẫn chưa được chứng minh. Nhưng đã có những ý tưởng là làm thế nào để kiểm tra sự diễn giải đó trong phòng thí nghiệm.
"Ông ấy đang thử nghiệm một việc hoàn toàn khác", Mara Prentiss, một giáo sư vật lý tại Đại học Harvard cho biết đang tính đến một thí nghiệm như thế khi biết về công việc của England . "Như là cái nhìn tổng hợp, tôi nghĩ rằng ông đã có một ý tưởng tuyệt vời. Đúng hay sai, nó sẽ có rất nhiều giá trị cho cuộc tìm hiểu. "
Các nhà theo thuyết sáng tạo thường cho mình là đầy tớ khiêm tốn của Thượng Đế, và vẽ lên hình ảnh các nhà khoa học như là ngạo mạn, biết tất cả, chống đối Thượng Đế. Nhưng, thật không ngạc nhiên, lại một lần nữa, họ hiểu ngược tất cả. Công việc của England nhắc nhở chúng ta rằng chính các nhà khoa học sẵn sàng thừa nhận sự thiếu hiểu biết của họ và đối đầu với nó - chứ không phải che giấu nó – điều đó mở cửa kho chứa những điều kỳ diệu khổng lồ mà chúng ta đang sống trong đó, và cho chúng ta những sự tìm tòi đầy thử thách và thỏa đáng nhất.
Nguyễn Ri gửi