Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Vatican Ủng Hộ Các Cuộc Không Kích Của Hoa Kỳ Tại Iraq

Source:Jean-Louis De La Vaissiere/ Agence France-Presse 


Lo sợ các tín đồ Ki-tô giáo bị thảm sát, Vatican tán thành các cuộc không kích của Hoa Kỳ tại Iraq - một chính sách ngoại lệ hiếm hoi đối với giải pháp hòa bình nhằm giải quyết xung đột.
Tổng Giám Mục Silvano M. Tomasi, Đại sứ của Tòa Thánh, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh (Vatican) tại Văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 05 tháng 5 năm 2014. Ảnh của Salvatore di Nolfi / EPA
VATICAN - Lo sợ các tín đồ Ki-tô giáo bị thảm sát, Vatican tán thành các cuộc không kích của Hoa Kỳ tại Iraq - một chính sách ngoại lệ hiếm hoi đối với giải pháp hòa bình nhằm giải quyết xung đột.
Vào ngày cuối tuần, đại sứ của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, Silvano Tomasi, ủng hộ các cuộc không kích của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn sự tiến công của các chiến binh thuộc Nhà nước Hồi giáo người Sunni tại Iraq và các chiến binh Syria (ISIS). Ông kêu gọi "can thiệp ngay bây giờ, trước khi quá muộn".
Ông nói:  "Hành động quân sự có thể là cần thiết".
Trong khi Vatican lên tiếng phản đối chiến dịch do Mỹ đứng đầu ở Iraq năm 2003 và kế hoạch không kích Syria năm 2013 – do lo sợ cả hai động thái trên có thể làm cho tình hình tồi tệ hơn đối với các tín đồ Ki-tô giáo đang sống tại đó, cũng như lo ngại người Hồi giáo thanh lọc sắc tộc nên buộc phải thay đổi chính sách.
Tiếp theo sau lời yêu cầu của Tomasi là lời cảnh báo từ các nhà lãnh đạo Giáo Hội tại Iraq rằng cuộc đàn áp đang trở thành một tội ác diệt chủng, cần thiết có sự giúp đỡ khẩn cấp để bảo vệ các tín đồ Ki-tô giáo và người Yazidi ở phía bắc của đất nước, nơi hàng chục ngàn người đã bị buộc phải chạy trốn để bảo toàn tính mạng.
Rabban al-Qas, giám mục Chaldean (Canđê) của Amadiyah, nói với đài phát thanh Vatican rằng việc hỗ trợ quân sự là cần thiết "để ngăn chặn loài sói xông vào giết hại đàn chiên, ăn thịt và tiêu diệt",
Tomasi khẳng định "những người cung cấp vũ khí và nguồn tài chính cho các trào lưu chính thống, (và) các quốc gia ngấm ngầm hỗ trợ cho họ, phải được đưa ra ánh sáng", trong khi Giám Mục Rabban al-Qas chỉ tay vào Ả Rập Saudi.
Những người khác, như Louis Sako, người đứng đầu giáo hội Ca-tô giáo Canđê tại Iraq, kêu gọi sự can thiệp sâu rộng hơn, nói rằng các cuộc không kích của Hoa Kỳ không tạo nhiều hy vọng sẽ làm cho các chiến binh thánh chiến bị đánh bại.
Sako nói "vị thế của Tổng thống Obama của Mỹ chỉ hỗ trợ quân sự để bảo vệ thành phố Arbil thật là thất vọng". Sako là người đã cố gắng thuyết phục đàn chiên của mình chống lại những nỗ lực đẩy họ ra khỏi Iraq, và từng từ chối lời đề nghị được cấp chiếu khán nhân đạo đến Châu Âu.
'Điều gì có thể tồi tệ hơn?'
Tòa thánh Vatican đã bị chỉ trích vì phản ứng chậm chạp, Giáo Hoàng Francis tự kiềm chế việc kêu gọi một giải pháp hòa bình, vào ngày Chủ Nhật rồi, ông phát biểu rằng ông "thất vọng và mất niềm tin" đối với bạo lực và kêu gọi một "giải pháp chính trị hiệu quả".
Hội đồng Giám mục của Vatican về Đối thoại Liên tôn hôm thứ Ba, ngày 12 tháng Tám, kêu gọi các nhà lãnh đạo Hồi giáo lên án sự tàn bạo của các chiến binh ISIS, và cho rằng không có lời biện hộ nào là có thể  đối với "tội ác không thể tả" của họ.
Hội đồng cho biết các chiến binh quốc gia Hồi giáo đã phạm tội ác  "có hành vi chặt đầu đối thủ một cách tàn ác, đóng đinh và bêu xác họ nơi công cộng", và nhấn mạnh rằng "không có lý do, dứt khoát không phải là tôn giáo, có thể biện minh cho sự man rợ như vậy".
Các nhà quan sát tôn giáo nói Tomasi ủng hộ các cuộc không kích không có nghĩa là có sự thay đổi trong chính sách của Vatican về chiến tranh được cầm đầu bởi một ông Francis hiếu chiến.
"Không có sự thay đổi trong suy nghĩ. Vatican cho rằng thực tế hiện tại nằm trong sách Khải huyền và không có sự lựa chọn", chuyên gia Vatican John Allen, người viết cho tờ Boston Globe cho biết.
"Họ tin rằng sự lật đổ Saddam Hussein trong năm 2003 hay Bashar al-Assad vào năm 2013 sẽ làm cho mọi việc tồi tệ hơn đối với các tín đồ Ki-tô giáo. Ông nói trong năm 2014 này, còn gì tồi tệ hơn đối với họ nếu như Nhà nước Hồi giáo chiến thắng?"
Giáo lý của Giáo Hội Ca-tô giáo xác định khái niệm về một "chiến tranh chính nghĩa", trong đó bao gồm việc phòng chống nạn diệt chủng một trong số các loại tội ác chiến tranh khác.
Đối với Sandro Magister, người viết cho La Stampa’s Vatican Insider, cuộc khủng hoảng đã gợi ra một lập trường mạnh mẽ hơn của Giáo Hoàng về vấn đề Iraq.
Ông nói "Phản ứng rụt rè của ông (giáo hoàng) rất đáng ngạc nhiên. Ông ta nói về cuộc đàn áp các tín đồ Ki-tô giáo tại Iraq như thể nó là một loại thiên tai, không chỉ ra cụ thể những ai là người có trách nhiệm".
SG, 15-8-2014
Chuyển ngữ: Nguyễn Trí Cảm

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

BI_MAT_AM_SAT_TONG_THONG_KENNEDY

BI_MAT_TOA_AN_DI_GIAO_A_PHIEN-BACH_PHIEN

BI_MAT_TOA_AN_DI_GIAO_HIROSHIMA-NAGASAKI

TAN_SAT_TRE_THO_VO_TOI_THEO_KINH_THANH

CHIEN_TRANH_TRUNG_AU_BA_MUOI_NAM

XAM_NHAP_TON_GIAO_VAO_TRUNG_QUOC

XAM_NHAP_TON_GIAO_VAO_AYUTTHAYA

XAM_NHAP_TON_GIAO_VAO_NHAT_BAN

XAM_NHAP_TON_GIAO_VAO_PHILIPPINES

XAM_NHAP_TON_GIAO_VAO_GOA

XAM_NHAP_TON_GIAO_VAO_MALACCA

DOAN_QUAN_CHU_THAP_AN_THIT_NGUOI