Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Nguyễn Hoài Vân - KY TÔ GIÁO VÀ VIỆC CHÍNH TRỊ


Tuy trên mặt tư tưởng thuần tuý, ý niệm TÌNH YÊU phải được coi như trụ cột của Ky Tô Giáo (đọc bài Ky Tô Giáo), nhưng để hiểu vai trò của tôn giáo này trong lãnh vực chính trị, người ta cần chú ý đến hai yếu tố khác:
1        Khái niệm “mặc khải “
2        Và sự tương quan giữa Ky Tô Giáo với đế quốc La Mã thời xưa.

KHÁI NIỆM “MẶC KHẢI” :

Như đã nói ở phần trước, chữ “ Mặc Khải” được dùng để chỉ việc Thiên Chúa hoặc sứ thần của ngài trực tiếp truyền dạy chân lý cho một vài người được chọn, gọi là “tiên tri” . Do Thái Giáo, Ky Tô Giáo và Hồi Giáo đều là những tôn giáo được truyền giảng bởi các “tiên tri”.
Khi nói đến mặc khải, người ta buộc phải phân ra hai hạng người:
- Những người nắm giữ chân lý, tức các tiên tri và những kẻ nối tiếp vai trò của các tiên tri sau này.
- Và những người không nắm giữ chân lý, tức tuyệt đại đa số nhân loại.

Vừa phân ra hai loại người như trên, lại vừa quan niệm chỉ có một chân lý tuyệt đối, duy nhất, không thể nghi ngờ, không được bàn cãi (vì do chính Thiên Chúa truyền lại), người ta quan niệm ngay được những hệ thống quyền hành tập trung, trong đó kẻ nắm “chân lý” hoàn toàn chỉ huy nhưng người còn lại. Quyền chỉ huy này có tính cách tuyệt đối vì đến thẳng từ Thiên Chúa. Người nắm quyền hành ấy đã được Chúa chọn và mọi quyết định của người này đều phản ánh ý Chúa. Kết quả là một hệ thống trong đó người ta không mấy chấp nhận việc mỗi người tự lực đi tìm chân lý theo con đường thích hợp với mình, phù hợp với những nhân duyên của cuộc sống riêng. Vì thế, những khuôn khổ khắt khe đã được đặt ra với những biện pháp chế tài, trừng phạt, nhiều khi rất nghiêm ngặt, để giữ cho “chân lý” chỉ đến từ một nguồn gốc duy nhất.

Thuyết mặc khải đã phải chịu một số thay đổi trong thời gian:

Ở thới kỳ đầu của Do Thái Giáo, thuyết này được áp dụng gần như hoàn toàn. Thật vậy, suốt nhiều thế kỷ, quyền hành tôn giáo lẫn chính trị đều trực tiếp nằm trong tay các tiên tri. Sau đó, kể từ thế kỷ XI trước Công Nguyên, dân Do thái được cai trị bởi một chế độ quân chủ cha truyền con nối, nhưng các tiên tri vẫn gián tiếp can thiệp vào việc chính trị. Thậm chí họ có thể lập hẳn lên một triều đại, hay ngược lại, vận động lật đổ một giòng vua bị coi là phản lại Thiên Chúa. Quyền lực chính trị của các vị này rất mạnh, dù cho họ đứng về phía chính quyền hay ở từ thế đối lập. Sau thời gian bị lưu đầy ở Babylone, dân Do thái dựng nước trở lại và các tiên tri cũng từ từ thưa thớt dần trước khi biến mất. Malachie (Thế kỷ V trước Công Nguyên) thường được Do Thái Giáo coi như vị tiên tri quan trọng cuối cùng. Khi ấy, quyền lực của các tiên tri được “bàn giao” cho một hệ thống giáo quyền. Trong giai đoạn người Do Thái còn có một quốc gia, thì một trong những bổn phận trọng yếu của giáo quyền này là bảo vệ tính chất đồng nhất trong việc giải thích “ý Chúa “đã được các tiên tri truyền lại, hay nói cách khác bảo vệ sự thống nhất tư tưởng (*).

Ky Tô Giáo thừa hưởng di sản của Do Thái Giáo. Tuy nhiên, ở thời kỳ đầu của Giáo Hội Công Giáo, cơ cấu tổ chức giáo quyền chưa được chặt chẽ nên sự thống nhất tư tưởng chưa hoàn chỉnh lắm. Một thí dụ đã được nói ở bài trước là những tranh luận quanh việc Đức Ky Tô vừa là người vừa là Chúa, với nhiều trường phái đối nghịch nhau(xem bài Ky Tô Giáo). Dần dần hệ thống giáo điều được quy định một cách rõ ràng và chỉ còn một cách duy nhất để giải thích “Lời Chúa” : đó là cách giải thích chính thức của toà thánh La Mã. Đức Giáo Hoàng được coi như đại diện của Đức Ky Tô ở trần gian, và chính Thánh Thần Thiên Chúa phát biểu qua Ngài.

Khi có một số người Ky Tô Giáo đòi được tự do hiểu “Lời Chúa” tức từ bỏ nguyên tắc thống nhất tư tưởng, thì liền xảy ra một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Tự do giải thích “Lời Chúa” không tránh khỏi cho ra đời nhiều giáo phái (người mình gọi là "Tin Lành") tách rời khỏi Giáo Hội La Mã, từ chối sự lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng. Điều này đã đưa đến những cuộc thánh chiến với vô số người thiệt mạng và nhiều biến chuyển chính trị quan trọng.

Nhưng rồi tư tưởng cho phép tự do hiểu lời Chúa, qua nhiều thế kỷ, cũng đã len lỏi được vào chính giáo quyền La Mã. Có thể coi như sự chuyển hướng này đã được chính thức hoá t Công Đồng Vatican II (1962 -1965 ). Quan niệm “không có sự cứu rỗi ngoài Giáo Hội” dần dần lùi bước. Không những Giáo Hội La Mã không còn chủ trươngném xuống hoả ngục tất cả tín đồ của các Giáo Phái Tin Lành, tức những người anh em Ky Tô Giáo khác, mà Giáo Hội cũng “tha” luôn cho cả những người ngoài Ky Tô Giáo, không tin nơi Đức Ky Tô, miễn là họ sống một cuộc đời thánh thiện, nhân ái. Và trong khi Toà Thánh lập ra những tiểu ban để trao đổi trên mặt tư tưởng và giao hảo với hầu hết các Tôn Giáo từ Đông sang Tây, thì các nhà Thần Học đề ra quan niệm “Phần Hồn của Giáo Hội” bao gồm mọi người sống theo tinh thần của s giảng dạy của Đức Ky Tô mà không cần biết đến Đức Ky Tô, đối lại với “phần xác của Giáo Hội” tức những người Công Giáo thực thụ.

Tới đây, ta có thể nhận định rằng: thuyết mặc khải và những di sản của nó đã phải lùi bước với thời gian. Tuy không có thì giờ nghiên cứu sâu xa, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng tư tưởng Đông Phương đã đóng một vai trò quan trọng trong sự lùi bước này.

Gần đây, ông Salman Rushdie, một tác giả tự nhận mình là người Hồi Giáo, trong tác phẩm The Satanic Verses, có đề ra một quan điểm về s mặc khải như sau:

Nhân vật Mahound (được coi như tượng trưng cho tiên tri Mahomet) lên núi vào một hang đá để đón nhận lợi Chúa. Ông tự đặt mình vào một tư thế đặc biệt rồi cảm thấy từ người ông có một cái gì đó thoát ra ngoài, trước mặt ông : đó là thiên thần Gabriel, hiện đến truyền dạy cho ông lời Chúa. Có lần ông bị lừa, và thay vì thiên thần Gabriel ông lại thấy ác quỷ Satan hiện ra, đọc cho ông ghi lại những “câu kinh của Ác Quỷ” (Satanic Verses). Trong diễn tiến câu chuyện, tác giả cho ta hiểu không những Thiên Thần Gabriel là Mahound, mà cả Ác Quỷ Satan cũng là Mahound nốt. Tất cả đều chỉ là Mahound và chỉ có Mahound tĩnh tâm trong động đá mà thôi chứ không có quỷ thần nào cả (ông Rushdie lại còn cắc cớ cho câu chuyện Mahound chỉ là những giấc mộng của một anh tài tử điện ảnh Ấn Độ chuyên đóng vai Thần thánh, và hơi…điên !)  Mặc khải ở đây có thể được hiểu như một sự giác ngộ theo nghĩa của nhà Phật. Salman Rushdie với ảnh hưởng tư tưởng Ấn Độ phải chăng đã muốn đẩy lùi khái niệm mặc khải trong Thiên Chúa  Giáo ? (xin nhắc lại là Hồi Giáo cũng là một trong ba nhánh chính của Thiên Chúa Giáo).

TƯƠNG QUAN GIỮA KY TÔ GIÁO VÀ ĐẾ QUỐC LA MÃ THI XƯA:

Nếu “Mặc Khải” có thể được lấy làm căn bản cho chủ trương thống nhất tư tưởng với quyền uy tuyệt đối của một giáo quyền triệt để bảo vệ một chân lý duy nhất, khái niệm này vẫn chưa đủ để giải thích phương thức tổ chức trung ương tập quyền của Giáo Hội La Mã. Một số yếu tố khác cần được chú ý, đặc biệt là mối quan hệ giữa Ky Tô Giáo và Đế Quốc La Mã thời xưa.

Đế Quốc La Mã thường phải đối đầu với hiểm hoạ những địa phương nổi lên chống lại quyền hành trung ương. Đế Quốc lại vốn đa thần, theo ảnh hưởng của cổ Hy Lạp (và khối văn hoá Ấn Âu). Khổ nỗi, việc những  phe nhóm, giai cấp hay địa phương thờ những thần linh khác nhau chỉ làm cho nguy cơ tan rã của Đế Quốc càng thêm trầm trọng. Ý thức được điều ấy, trong nhiều năm dài, người ta đã cố sức suy tôn Hoàng Đế La Mã lên địa vị thần linh, bắt mọi người  phải phụng thờ, như một tín ngưỡng duy nhất trên toàn Đế Quốc. Tuy nhiên, ai cũng biết điều này chỉ có giá trị hình thức, ít kẻ nào ngây thơ đến độ coi đó như một tôn giáo thực thụ. Vì thế, đến một lúc nào đó, cần một “mô hình“ tâm linh khác để giúp cho Đế Quốc khỏi tan rã. Hoàng Đế Constantin (280 – 337 ) đã tìm ra mô hình này: chỉ cần thay thế tín ngưỡng đa thần cũ  bằng một tôn Giáo độc thần có sức hấp dẫn mạnh. Tôn Giáo Độc thần này, trong bối cảnh lịch sử thời đó, không gì hơn Ky Tô Giáo. Dưới lá cờ thập tự giá, các đạo binh của Constantin đã có một lý tưởng mới, một khí thế mới, để chinh phục lại những vùng đất không phục tùng Hoàng Đế,  bắt mọi “sứ quân” phải quy thuận về một mối, nhân danh Thiên Chuá toàn năng và “lòng lành vô cùng” (!). Một sự ngẫu nhiên đáng được ghi nhận là khi Constantin triệu tập công đồng Nicea để thống nhất tư tưởng Ky Tô Giáo (xin đọc bài Ky Tô Giáo), loại bỏ các trường phái bị kết án là “lác giáo”, thì ông cũng vừa thực hiện được sự thống nhất Đế Quốc khi đánh bại kẻ địch cuối cùng của ông là Licinius. Contantin đã gắn liền Giáo Hội Công Giáo với Đế Quốc La Mã.

Rồi, Đế Quốc La Mã như mọi Đế Quốc khác, cũng phải sụp đổ. Giáo Hội La Mã không những không sụp đổ theo mà còn bành trướng mạnh, mở rộng b cõi của Đế Quốc cũ đến những chân trời mới, có khi rất xa xôi …Có thể nói, dưới một khía cạnh nào đó, Giáo Hội Công Giáo  đã nối tiếp sự nghiệp của Đế Quốc La Mã.

Sự tổ chức của Giáo Hội Công Giáo, từ thời Hoàng Đế Constantin, nhằm mục đích tập trung quyền hành về một mối. Chiều hướng này vẫn được giữ gần như y nguyên sau khi Đế Quốc La Mã sụp đổ. Cách tổ chức trung ưong tập quyền khiến Giáo Hội có được điều kiện thuận lợi để đóng một vai trò chính trị quan trọng, trong suốt dòng lịch sử.

VÀI TRÒ CHÍNH TRỊ CỦA KY TÔ GIÁO TRONG THỜI ĐẠI CHÚNG TA:

Hầu hết các quốc gia theo truyền thống Ky Tô Giáo hiện nay đều chủ trương tách rời tôn giáo khỏi chính trị. Vai trò chính trị của Ky Tô Giáo hiện nay chỉ còn dựa trên uy tín và sức mạnh ngoại giao của hệ thống giáo quyền, đặc biệt là của Đức Giáo Hoàng và toà thánh Vatican. Vai trò này có thể được tăng cường trong tương lai, cùng với khuynh hướng "tr về truyền thống" (fondamentalisme) tại một số nơi.

Sự mất tin tưởng nơi thuyết Cộng Sản cũng có thể khiến một số người nghèo khổ trên thế giới đến với Giáo Hội. Những hình thức chuyển tiếp, như sự kiện một số giáo quyền và giáo dân bày tỏ lập trường thiên tả, có thể là một trong những dấu hiệu của điều này. Việc các Đức Giáo Hoàng gần đây, đặc biệt là đức Gioan Phao Lồ đệ nhị,không ngừng đến thăm các nước nghèo nhất trên địa cầu cũng rất đáng được chú ý.

Chúng ta cũng cần phải hiểu rằng s kiện một tôn giáo mang một vai trò chính trị không đương nhiên là không tốt . Nếu vai trò chính trị này phục vụ một mục tiêu tốt thì s kiện ấy vẫn …tốt. Cái khó là khi người ta không đồng ý được với nhau trong sự lựa chọn cái nào tốt cái nào xấu. Dân chủ có thể là một cách giải quyết khó khăn này, với điều kiện là mọi người chịu chấp nhận dân chủ.

Phải công nhận là Giáo Hội Công Giáo hiện nay vẫn còn giữ truyền thống trung ương tập quyền, từ chối dân chủ đa nguyên trong nội bộ của mình, nhưng trên lĩnh vực chính trị phổ quát, thì mọi phát biểu chính thức của Toà Thánh Vatican, và của các Đức Giáo Hoàng gần đây đều hoàn toàn ủng hộ lý tưởng dân chủ.

CÔNG GIÁO VÀ VIỆC NƯỚC VIỆT NAM :

Giai đoạn thực dân :


Công Giáo đã phát triển ở nước ta trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt. Trong một bài viết khác, chúng tôi đã đề nghị một trong những nguồn gốc của nạn phân hóa của xã hội VN : đó là sự đụng chạm của văn minh sắt thép Tây Phương với cái bình quý Á Đông. Cái bình quý đã phải chịu tan vỡ, mỗi mảnh vụn văng đi một nơi, để rồi không còn bao nhiêu mảnh biết ý thức mình là thành phần của cùng một cái bình quý. Kết quả là những mảnh vụn ấy quay ra thù hằn nhau, giết hại nhau. Ky Tô Giáo đã phát triển trong giai đoạn đầu của sự đổ vỡ này, lúc “tâm tư quốc dân bị bỏ ngỏ”. Tâm tư quốc dân bị bỏ ngỏ vì họ đã mất tin tưởng ở sở học truyền thống của tiền nhân trước uy dũng của văn minh cơ khí Tây Phương ...

Một trong những duyên cớ được thc dân Pháp nêu ra để biện minh cho s đánh chiếm nước ta là việc triều đình Việt Nam bắt bớ, giết hại người Công Giáo. Pháp đã vào Việt Nam qua ngưỡng cửa Giáo Đường, và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam “bị“ vào lịch sử qua họng súng của thực dân. Đây không phải là lỗi của người Công Giáo Việt Nam. Trong số họ có nhiều người đã anh dũng hy sinh cho độc lập và tự do của dân tộc.

Kể đến những chuyện này, tôi không khỏi nhớ đến một Giáo sư Việt Văn của tôi lúc còn trung học, là ông Bùi Quang Nga (từng làm dân biểu đệ nhất cộng hoà). Ông hay đọc cho học trò nghe một bài biểu bằng chữ Hán của một linh mục Việt Nam dưới thời chiến tranh Việt Pháp vào thế kỷ 19, đề nghị nhà vua lập nên những Đạo Quân “Gia Tô” để đánh Pháp. Thày tôi nhấn mạnh : “Người Công Giáo Việt Nam trước tiên là người Việt Nam!”

Còn vai trò của các giáo sĩ Pháp ?

Khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ đệ nhị viếng nước Côte d’Ivoire, ngài  đã đến khánh thành Thánh Điện Yamoussoukro. Thánh điện vĩ đại này được xây cất theo mô hình của Thánh Điện Saint Pierre ở Vatican, với những chi phí khổng lồ trong bối cảnh một xã hội bần cùng, nghèo đói. Nhiều nhà bình luận  Pháp gọi đó là một di tích của “thực dân tín ngưỡng” (colonialisme religieux). Thật vậy ở thời thực dân, đương nhiên là một số lớn giáo sĩ Tây Phương đã có những chủ trương kiểu như “đem Phúc Âm đến mọi nơi, bằng mọi cách”, và trong số họ không khỏi có kẻ bị cám dỗ lợi dụng thể lực của chính quyền thực dân để chèn ép những tôn giáo “bản xứ” hầu đưa Ky Tô Giáo lên ngôi vị độc tôn. Có những chứng liệu của giáo sĩ Pháp khuyên chính quyền thực dân nên nỗ lựcdiệt Nho học vì tinh thần Nho Phong Sĩ Khí là một mầm mống chống đối quan trọng,có hại cho người Pháp lúc đó, và cả cho Giáo Hội.

Sau thời Pháp thuộc :

Tuy nhiên, để cho công bằng, cũng phải nghĩ đến các giáo sĩ Tây Phương đến nước ta làm việc thiện, giúp đỡ những kẻ tật nguyền, đau, yếu, nghèo khổ, và bên cạnh các ông cố đạo thực dân hung hăng kiêu hãnh, ta cũng có vô số thí dụ tốt. Tôi nghĩ đến những người như Đức Cha Cassaigne, t bỏ chức Tổng Giám Mục Sài Gòn đến sống ở một trại cùi, phục vụ người cùi, rồi mắc bềnh cùi như họ, và chết trong sự quên lãng của mọi người. Tôi cũng nghĩ đến một vị linh mục thuộc dòng "Tiểu Đ", được gặp trong đám khách của nhà dòng Châu Sơn (đọc bài Ky Tô Giáo). Ông rất thông thái, nhưng từ bỏ tất cả, sống trong một căn chòi, làm việc lao động cực nhọc suốt ngày giữa những người Việt nghèo khổ. Tôi còn nghĩ đến một nữ tu con nhà quý phái, có nhan sắc lộng lẫy, sau khi dạy học một thời gian ở Sài Gòn, xin đến làm việc ở một trại cùi…và còn nhiều thí dụ khác.

Sau thời Pháp thuộc, đương nhiên là ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo từ từ giảm đi:

Ảnh hưởng ấy còn mạnh mẽ trong thời Đệ nhất Cộng Hoà, rồi nhường chỗ cho Phật Giáo trong vài năm sau cuộc đảo chánh 1963, để lại từ từ tăng trưởng trở lại với một số phong trào chính trị khá quy mô.

Sẵn dịp xin kể lại một giai thoại như sau:

Trước khi có những dấu hiệu cho biết ông Ngô Đình Diệm sẽ ra làm thủ tướng, một cộng sự viên của ông Trần Văn Ân là ông Hồ Hán Sơn có việc đến gặp ông Ngô Đình Nhu tại toà báo Xã Hội, đường d’Ypres Sài Gòn. Ông Nhu lúc ấy điều khiển tờ báo này. Trong cầu chuyện, ông Nhu mở tờ Xã Hội ra, đặt cạnh tờ Đời Mới của ông Ân, và nói:

“Anh coi, dù cho tất cả bài vở trong Đời Mới có hơn hẳn bài vở trong báo Xã Hội của chúng tôi, rốt cuộc rồi chúng tôi cũng sẽ cầm quyền, chứ không phải các anh”.

Trước cái nhìn dò hỏi của ông Hồ Hán Sơn ông Nhu nói tiếp:

“Chúng tôi có Vatican ở sau lưng”.

Ông Sơn về thuật lại cho ông Ân, và được nghe trả lời :

“ Dám lắm chứ không phải chơi, vì Âu Mỹ tin người Công Giáo và các cha cố hơn những người Việt khác. Ông Nhu nói Vatican là nói hệ thống Công Giáo có liên lạc với nước ngoài đó”.

Nhận xét này hoàn toàn phù hợp với tâm lý thông thường. Khi ta muốn cộng tác làm ăn với người khác, hay đơn giản hơn là thuê người làm công, thì ta thường chọn những người có cái gì chung với mình, gần với những gì mình quen thuộc. Người Tây Phương cảm thấy thân thuộc với các cha cố hay với những người cùng tín ngưỡng với họ, hơn là với các nhà sư hay người Phật tử. Đó chỉ là “tâm lý bộ lạc” !

Ngày nay Công Giáo đóng vai trò gì trong việc nước Việt Nam ?

Điều chắc chắn là Giáo Hội Công Giáo có một tiềm năng chính trị rất lớn do nhiều yếu tố như:

-  Tổ chức chặt chẽ dựa trên một sự chỉ huy thống nhất và số “cán bộ“ đông đảo, được tuyển chọn và huấn luyện rất kỹ lưỡng (7 năm Đại Chủng viện, chưa kể những năm tập sự và những năm tiểu Chủng Viện).

-  Giáo dân có một truyền thống đoàn kết, nhiều cố gắng vươn lên trong cuộc sống, và một trình độ hiểu biết trung bình tương đối cao, khiến họ có nhiều khả năng trong những lĩnh vực then chốt (đây là những phản ứng thông thường của các tập thể có mặc cảm thiểu số).

- Sự liên lạc quốc tế dễ dàng hơn nhiều tổ chức khác, dựa trên hệ thống giáo quyền và sức mạnh ngoại giao của toà Thánh Vatican.

Tóm lại,

            Công Giáo  đã đang và sẽ là một lực lượng chính trị mạnh ở Việt Nam. Tất cả các nguyên thủ quốc gia Việt Nam từ sau triều Nguyễn, đều hoặc là người Công Giáo, hay người Cộng Sản. Trong bối cảnh phát triển của dân tộc chủ nghĩa cực đoan, nếu người ta không cố gắng làm mọi cách để tránh những thái độ quá khích t cả hai phía, thì người Công Giáo Việt Nam có nguy cơ sẽ trở thành vật tế thần của những thế lực phi nhân.

Việc nhiều giáo sĩ và Giáo dân Công Giáo gần đây hết lòng tuyên dương và phát huy tinh thần dân tộc cũng như nền minh triết của tiền nhân, là một khích lệ lớn trong chiều hướng này.

Bên cạnh đó, người Công Giáo cũng cần phải trở thành những tác nhân mạnh mẽ cho những cải tổ xã hội có ích lợi thực sự cho người dân. Giáo quyền cần nghĩ đến quyền lợi của đất nước nhiều hơn là quyền lợi của một tập thể. Ý thức “Công Giáo như một thành phần mang lại lợi ích cho cộng đồng dân tộc”, cần phải được vun bồi hàng ngày, cần được nuôi dưỡng bằng thiện chí, bằng nỗ lực, bằng dấn thân, và hy sinh.

Nguyễn Hoài Vân
1990


Chú thích :

(*)  Sau khi người Do Thái mất nước và phải sống lưu vong ở nhiều nơi, thì việc bảo vệ một hệ thống giáo điều thuần nhất biến thành nỗ lực duy trì truyền thống lễ nghi, phong tục.
Xem : http://nguyenhoaivan.com/default.asp?do=news_detail&id=634&kind=10